- Trước khi đo, các dụng cụ đều được kiểm tra, người đo được tập huấn
3.1.1. Dung tích sống của học sinh
Dung tích sống là thể tích khí huy động được sau một lần hít vào gắng sức và thở ra hết sức. Nó là thể tích tối đa có thể trao đổi trong một lần hô hấp do đó phần nào thể hiện thể lực của con người.
Chỉ số dung tích sống lớn hay nhỏ phụ thuộc vào sự phát triển, mở rộng của khung xương sườn và sự co giãn của các cơ hô hấp. Chính vì vậy đây là một trong các chỉ tiêu đánh giá chức năng hô hấp nói riêng và tình trạng sức khỏe nói chung.
Kết quả nghiên cứu dung tích sống của học sinh 12 - 15 tuổi được thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.1, hình 3.2.
Bảng 3.1. Dung tích sống của học sinh
Tuổi Dung tích sống (lít) X 1 -X2 P(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X± SD Tăng 12 82 2,59 ± 0,47 - 70 2,39 ± 0,37 - 0,2 <0,001 13 81 2,96 ± 0,51 0,37 78 2,71 ± 0,38 0,32 0,25 <0,001 14 70 3,16 ± 0,53 0,2 79 2,82 ± 0,36 0,11 0,54 <0,001 15 76 3,68 ± 0,55 0,52 72 2,90 ± 0,38 0,08 0,78 <0,001 Chung 309 3,18 ± 0,51 299 2,71 ± 0,38 0,48 <0,001
Tăng trung bình/ năm 0,36 0,17
Các số liệu trong bảng 3.1, hình 3.1 và hình 3.2 cho thấy :
Dung tích sống trung bình của học sinh nam là 3,18 ± 0,51lít, của học sinh nữ là 2,71 ± 0,38 lít. Dung tích sống của học sinh nam tăng từ 2,59 ± 0,47 lít lúc 12 tuổi lên 3,68 ± 0,55 lít lúc 15 tuổi, tăng thêm 0,09 lít, tăng trung bình 0,36 lít/năm. Dung tích sống của học sinh nữ tăng từ 2,39 ± 0,37 lít lúc 12 tuổi lên 2,90 ± 0,38 lít lúc 15 tuổi, tăng thêm 0,51lít, tăng trung bình 0,17 lít/năm. Như vậy, từ 12 - 15 tuổi, dung tích sống của học sinh tăng dần theo tuổi, tốc độ tăng dung tích sống của học sinh nam nhanh hơn so với tốc độ tăng dung tích sống của học sinh nữ.
Tuy nhiên, tốc độ tăng dung tích sống của học sinh theo lớp tuổi không đồng giữa các năm. Cụ thể, dung tích sống của học sinh nam tăng nhiều nhất là 0,52 lít ở giai đoạn từ 14 - 15 tuổi, tăng ít nhất là 0,2 lít ở giai đoạn 13 - 14 tuổi. Dung tích sống của học sinh nữ tăng nhiều nhất là 0,32 lít ở giai đoạn 12-13 tuổi, tăng ít nhất là 0,08 ở giai đoạn 14 - 15 tuổi.
Trong cùng một độ tuổi, dung tích sống của học sinh nam luôn lớn hơn của học sinh nữ. Mức chênh lệch giữa học sinh nam và học sinh nữ nhiều nhất là 0,78 lít lúc 15 tuổi, ít nhất 0,2 lít lúc 12 tuổi
Ở học sinh nam và học sinh nữ đều có thời điểm dung tích sống tăng nhanh. Thời điểm này ở học sinh nữ xuất hiện lúc 12 - 13 tuổi, sớm hơn so với ở học sinh nam 14 - 15 tuổi là hai năm. Mức tăng dung tích sống của học sinh nam ở thời điểm tăng nhanh lớn hơn nhiều so với học sinh nữ. Như vậy, thời điểm tăng nhanh dung tích sống của học sinh xảy ra cùng lúc với thời điểm tăng nhanh về chiều cao đứng của học sinh.
Sự chênh lệch dung tích sống của học sinh nam và nữ giữa các lớp tuổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện dung tích sống của học sinh
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng dung tích sống của học sinh
Các phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa dung tích sống (VC - tính bằng lít) với tuổi (A - tính bằng năm) và chiều cao đứng (H - tính bằng mét) của học sinh như sau:
Nam : VC = 3,9536H + 0,0047A - 2,7324 Nữ : VC = 2,5558H + 0,0034A - 2,8876