Dung tích sống thở mạnh của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh lý thần kinh của học sinh hệ bổ túc Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc (Trang 34 - 39)

- Trước khi đo, các dụng cụ đều được kiểm tra, người đo được tập huấn

3.1.2. Dung tích sống thở mạnh của học sinh

Kết quả nghiên cứu dung tích sống thở mạnh của học sinh 12 - 15 tuổi được thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.3, hình 3.4.

Bảng 3.2. Dung tích sống thở mạnh của học sinh

Tuổi Dung tích sống thở mạnh (lít) X 1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X± SD Tăng 12 82 2,75 ± 0,24 - 70 2,15 ± 0,25 - 0,6 <0,001 13 81 2,83 ± 0,25 0,08 78 2,35 ± 0,26 0,2 0,48 <0,001 14 70 3,89 ± 0,33 1,06 79 2,89 ± 0,23 0,54 1 <0,001 15 76 3,90 ± 0,24 0,01 72 2,99 ± 0,28 0,1 0,1 <0,001 Chung 309 3,55 ± 0,27 299 2,58 ± 0,26 0,97 <0,001

Tăng trung bình/ năm 0,38 0,28

Các số liệu trong bảng 3.2, hình 3.3 và hình 3.4 cho thấy :

Dung tích sống thở mạnh trung bình của học sinh nam là 3,55 ± 0,27 lít, của học sinh nữ là 2,58 ± 0,26 lít. Dung tích sống thở mạnh của học sinh nam tăng từ 2,75 ± 0,24 lít lúc 12 tuổi lên 3,90 ± 0,24 lít lúc 15 tuổi, tăng thêm 1,15 lít, tăng trung bình 0,38 lít/năm. Dung tích sống thở mạnh của học sinh nữ tăng từ 2,15 ± 0,25 lít lúc 12 tuổi lên 2,99 ± 0,28 lít lúc 15 tuổi, tăng thêm 0,84 lít, tăng trung bình 0,28 lít/ năm. Như vậy, từ 12 - 15 tuổi, dung tích sống thở mạnh của học sinh tăng dần theo tuổi, tốc độ tăng dung tích sống thở mạnh của học sinh nam nhanh hơn so với tốc độ tăng dung tích sống thở mạnh của học sinh nữ.

Tuy nhiên, tốc độ tăng dung tích sống thở mạnh của học sinh theo lớp tuổi không đồng giữa các năm. Cụ thể, dung tích sống thở mạnh của học sinh nam tăng nhiều nhất là 1,06 lít ở giai đoạn từ 13 - 14 tuổi, tăng ít nhất là 0,01 lít ở giai đoạn 14 - 15 tuổi. Dung tích sống thở mạnh của học sinh nữ tăng nhiều nhất là 0,54 lít ở giai đoạn 13 - 14 tuổi, tăng ít nhất là 0,1 lít ở giai đoạn 14 - 15 tuổi.

Trong cùng một độ tuổi, dung tích sống thở mạnh của học sinh nam luôn lớn hơn của học sinh nữ. Mức chênh lệch giữa học sinh nam và học sinh nữ nhiều nhất là 1 lít lúc 14 tuổi, ít nhất 0,1 lít lúc 15 tuổi.

Sự chênh lệch dung tích sống thở mạnh của học sinh nam và nữ giữa các lớp tuổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Các phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa dung tích sống thở mạnh (FVC - tính bằng lít), với tuổi (A - tính bằng năm) và chiều cao đứng (H - tính bằng mét) của học sinh như sau:

Nam: FVC= 2,87651H + 0,0065A - 2,6513 Nữ: FVC = 1,9832H + 0,0023A - 2,6732

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng dung tích sống thở mạnh của học sinh 3.1.3. Thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh

Kết quả nghiên cứu thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh 12 - 15 tuổi được thể hiện trong bảng 3.3 và hình 3.5, hình 3.6.

Bảng 3.3. Thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh

Tuổi

Thể tích khí thở ra tối đa giây đầu (lít)

X1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X± SD Tăng 12 82 2,59 ± 0,23 - 70 2,39 ± 0,21 - 0,2 <0,001 13 81 2,68 ± 0,28 0,09 78 2,49 ± 0,27 0,1 0,19 <0,001 14 70 3,76 ± 0,26 1,08 79 2,78 ± 0,31 0,29 0,98 <0,001 15 76 3,78 ± 0,27 0,02 72 2,77 ± 0,34 -0,01 1,01 <0,001 Chung 309 3,21 ± 0,26 299 2,61 ± 0,28 0.6 <0,001

Tăng trung bình/ năm 0,40 0,13

Các số liệu trong bảng 3.3, hình 3.5 và hình 3.6 cho thấy :

Thể tích khí thở ra tối đa giây đầu trung bình của học sinh nam là 3,21 ± 0,26 lít, của học sinh nữ là 2,61 ± 0,28 lít. Với học sinh nam, giai đoạn từ 12 - 15 tuổi, thể tích khí thở ra tối đa giây đầu tăng liên tục. Cụ thể, thể tích

khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nam tăng từ 2,59 ± 0,23 lít lúc 12 tuổi lên 3,78 ± 0,27 lít lúc 15 tuổi, tăng thêm 1,19 lít, tăng trung bình 0,40 lít/năm. Với học sinh nữ, giai đoạn từ 12 - 14 tuổi, thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nữ tăng liên tục, nhưng giai đoạn 14 - 15 tuổi thì thể tích khí thở ra tối đa giây đầu lại có chiều hướng giảm nhẹ. Cụ thể, thể tích khí thở ra tối đa giây đầu tăng từ 2,15 ± 0,25 lít lúc 12 tuổi lên 2,99 ± 0,28 lít lúc 14 tuổi, tăng thêm 0,39 lít. Nhưng đến giai đoạn 14 - 15 tuổi, thể tích khí thở ra tối đa giây đầu giảm từ 2,78 ± 0,31lít lúc 14 tuổi xuống 2,77 ± 0,34 lít lúc 15 tuổi, giảm 0,01 lít. Mỗi năm, thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nam tăng trung bình 0,40 lít/năm, của học sinh nữ tăng trung bình 0,13 lít/năm. Điều này cho thấy, từ 12 - 15 tuổi, tốc độ tăng thể tích khí thở ra tối đa giây đầu trung bình của học sinh nam lớn hơn so với tốc độ tăng thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nữ.

Trong cùng một độ tuổi, thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nam luôn lớn hơn của học sinh nữ. Mức chênh lệch giữa học sinh nam và học sinh nữ nhiều nhất là 1,01 lít lúc 15 tuổi, ít nhất 0,19 lít lúc 13 tuổi.

Sự chênh lệch về thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nam và nữ giữa các lớp tuổi đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh

Các phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa thể tích khí thở ra tối đa giây đầu (FEV1 - tính bằng lít) với tuổi (A - tính bằng năm) và chiều cao đứng (H - tính bằng mét) của học sinh như sau:

Nam : FEV1 = 2,5565 H + 0,02885A - 2,345 Nữ : FEV1 = 1,7653H + 0,02456A - 2,457

Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh lý thần kinh của học sinh hệ bổ túc Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)