Vòng ngực trung bình của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh lý thần kinh của học sinh hệ bổ túc Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc (Trang 49 - 52)

- Trước khi đo, các dụng cụ đều được kiểm tra, người đo được tập huấn

3.2.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh

Kết quả nghiên cứu vòng ngực trung bình của học sinh 12 - 15 tuổi được thể hiện trong bảng 3.8 và hình 3.15, hình 3.16.

Các số liệu trong bảng 3.8, hình 3.15 và hình 3.16 cho thấy:

Giai đoạn 12 - 15 tuổi, vòng ngực trung bình của học sinh tăng liên tục. Cụ thể là chiều vòng ngực trung bình của học sinh nam lúc 12 tuổi là 62,02 ± 4,03cm, đến15 tuổi đạt được 69,75 ± 4,32 cm, tăng thêm 7,73 cm, mỗi năm tăng trung bình 2,58 cm. Vòng ngực trung bình của học sinh nữ lúc 12 tuổi là 61,09 ± 4,02 cm, đến 15 tuổi đạt được 68,40 ± 2,64 cm, tăng thêm 7,31cm, mỗi năm tăng trung bình 2,4 cm. Tốc độ tăng vòng ngực trung bình của học sinh năm nhanh hơn tốc độ tăng vòng ngực trung bình của học sinh nữ.

Tuy nhiên, tốc độ tăng vòng ngực trung bình của học sinh theo lớp tuổi không đều giữa các năm. Cụ thể, vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng nhanh trong giai đoạn từ 14 - 15 tuổi và tăng nhanh nhất ở 15 tuổi (tăng 3,38 cm), vòng ngực trung bình của học sinh nữ tăng nhanh trong giai đoạn 13 - 14 tuổi và tăng nhanh nhất ở 14 tuổi (tăng 3,31 cm). Như vậy, thời điểm tăng nhanh vòng ngực trung bình của học sinh nữ xuất hiện sớm hơn so với của

năm khoảng 1 năm. Điều này có thể do học sinh nữ bước sang tuổi dậy thì sớm hơn so với học sinh nam.

Trong tất cả các lớp tuổi, vòng ngực trung bình của học sinh nam luôn cao hơn của học sinh nữ. Mức chênh lệch giữa học sinh nam và học sinh nữ nhiều nhất là lúc 15 tuổi (1,05 cm), ít nhất là lúc 14 tuổi (0,02cm)

Sự chênh lệch vòng ngực của học sinh nam và nữ ở tuổi 12, 13, 14 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), còn ở tuổi 15 sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 3.8. Vòng ngực trung bình của học sinh

Tuổi Vòng ngực trung bình (cm) X1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng N X± SD Tăng 12 82 62,02 ± 4,03 - 70 61,09 ± 4,02 - 0,93 >0,05 13 81 64,12 ± 3,21 2,1 78 63,04 ± 3,84 1,95 1,08 >0,05 14 70 66,37 ± 3,70 2,25 79 66,35 ± 4,07 3,31 0,02 >0,05 15 76 69,75 ± 4,32 3,38 72 68,40 ± 2,64 2,05 1,35 <0,05 Chung 309 65,46 ± 4,32 299 64,75 ± 4,48 0,71 >0,05

Hình 3.15. Biểu đồ thể hiện vòng ngực trung bình của học sinh

Hình 3.16. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng vòng ngực trung bình của học sinh 3.2.2. Mối tương quan giữa các chỉ số hình thái cơ bản với dung tích sống

Kết quả nghiên cứu hệ số tương quan và phương trình hồi quy thể hiện sự tương quan giữa dung tích sống với các chỉ số hình thái cơ bản của học sinh nam và nữ trường THCS Thị Trấn Chờ được trình bày trong bảng 3.9

Bảng 3.9. Mối tương quan giữa các chỉ số hình thái cơ bản

Các chỉ số hình thái cơ bản

Hệ số tương quan (r)

Phương trình hồi quy (y = ax +b) Nam Nữ Nam Nữ Chiều cao đứng – dung tích sống 0,9944 0,8945 y = 0,0689x - 7,0886 y = 0,0342x-2,499 Cân nặng – dung tích sống 0,9872 0,9167 y = 0,0855x + 0,0413 y = 0,0459x+0,9008 Vòng ngực trung bình – dung tích sống 0,9951 0,9184 y = 0,1368x - 5,8717 y= 0,0612x - 1,3912

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh lý thần kinh của học sinh hệ bổ túc Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)