Cân nặng của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh lý thần kinh của học sinh hệ bổ túc Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc (Trang 46 - 49)

- Trước khi đo, các dụng cụ đều được kiểm tra, người đo được tập huấn

3.2.1.2.Cân nặng của học sinh

Kết quả nghiên cứu cân nặng của học sinh 12 - 15 tuổi được thể hiện trong bảng 3.7 và hình 3.13, hình 3.14.

Các số liệu trong bảng 3.7, hình 3.13 và hình 3.14 cho thấy :

Giai đoạn 12 - 15 tuổi, cân nặng của học sinh tăng liên tục. Cụ thể là cân nặng của học sinh nam lúc 12 tuổi là 30,54 ± 4,06 kg , đến 15 tuổi đạt được 42,58 ± 6,54 kg, tăng thêm 12,04 kg, mỗi năm tăng trung bình 4,01 kg. Cân nặng của học sinh nữ lúc 12 tuổi là 31,30 ± 3,99 kg, đến 15 tuổi đạt được 41,17 ± 2,53 kg, tăng thêm 9,87 kg, mỗi năm tăng trung bình 3,29 kg. Tốc độ tăng cân nặng trung bình của học sinh nam nhanh hơn tốc độ tăng trung bình cân nặng của học sinh nữ.

Tuy nhiên, tốc độ tăng cân nặng của học sinh theo lứa tuổi không đều giữa các năm. Cụ thể, cân nặng của học sinh nam tăng nhanh trong giai đoạn từ 14 - 15 tuổi và tăng nhanh nhất ở 15 tuổi (tăng 5,61 kg), cân nặng của học sinh nữ tăng nhanh ở giai đoạn 13 - 14 tuổi và tăng nhanh nhất ở 14 tuổi (tăng 4,09 kg). Như vậy, thời điểm tăng nhanh cân nặng của học sinh nữ xuất hiện sớm hơn so với của nam khoảng 1 năm. Điều này có thể do học sinh nữ bước sang tuổi dậy thì sớm hơn so với học sinh nam.

Bảng 3.7. Cân nặng của học sinh

Tuổi Cân nặng (kg) X1 -X2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) N X± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 82 30,54 ± 4,06 - 70 31,30 ± 3,99 - -0,76 >0,05 13 81 32,98 ± 4,08 2,44 78 34,29 ± 4,01 2,99 -1,31 <0,05 14 70 36,97 ± 4,27 3,99 79 38,38 ± 6,10 4,09 -1,41 >0,05 15 76 42,58 ± 6,54 5,61 72 41,17 ± 2,53 2,79 1,41 >0,05 Chung 309 35,60 ± 6,62 299 36,33 ± 5,94 -0,73 >0,05

Ở cùng một lớp tuổi, cân nặng của học sinh nam và học sinh nữ cũng không giống nhau. Cụ thể là, từ 12 - 14 tuổi, cân nặng của học sinh nữ có trị số lớn hơn của học sinh nam. Nhưng đến 15 tuổi, cân nặng của học sinh nam lại có trị số lớn của học sinh nữ. Có thể giải thích là do, học sinh nữ bước vào giai đoạn dậy thì sớm hơn so với học sinh nam. Điều này chứng tỏ, ở lứa tuổi 13 - 14, học sinh nữ đã bước sang tuổi dậy thì nên cân nặng phát triển mạnh. Đến 14 - 15 tuổi, học sinh nam mới bắt đầu bước sang tuổi dậy thì nên cân nặng phát triển mạnh và bắt đầu nặng hơn so với học sinh nữ. Sự chênh lệch cân nặng của học sinh nam và nữ ở tuổi 12, 14, 15 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), còn ở tuổi 13, sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng cân nặng của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh lý thần kinh của học sinh hệ bổ túc Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc (Trang 46 - 49)