- Trước khi đo, các dụng cụ đều được kiểm tra, người đo được tập huấn
3.1.4. Thể tích khí lưu thông của học sinh
Thể tích khí lưu thông là thể tích khí vận chuyển trong một lần hít vào bình thường hoặc thở ra bình thường.
Thể tích khí lưu thông sẽ quyết định lượng không khí được đổi mới trong mỗi nhịp thở và từ đó quyết định lượng oxi cung cấp cho cơ thể. Vì vậy đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của bộ máy hô hấp.
Kết quả nghiên cứu thể tích khí lưu thông của học sinh 12 - 15 tuổi được thể hiện trong bảng 3.4 và hình 3.7, hình 3.8.
Bảng 3.4. Thể tích khí lưu thông của học sinh
Các số liệu trong bảng 3.4, hình 3.7 và hình 3.8 cho thấy :
Thể tích khí lưu thông trung bình của học sinh nam là 0,51 ± 0,26 (lít), của học sinh nữ là 0,47 ± 0,32 (lít). Với học sinh nam, giai đoạn từ 12 - 14 Tuổi Thể tích khí lưu thông (lít) X 1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng N X± SD Tăng 12 82 0,45 ± 0,25 - 70 0,46 ± 0,27 - -0,01 <0,001 13 81 0,51 ± 0,27 0,06 78 0,48 ± 0,26 0,02 0,03 <0,001 14 70 0,58 ± 0,22 0,07 79 0,49 ± 0,36 0,01 0,09 <0,001 15 76 0,49 ± 0,29 -0,09 72 0,44 ± 0,38 -0,05 0,05 <0,001 Chung 30 9 0,51 ± 0,26 299 0,47 ± 0,32 0,04 <0,001
Tăng trung bình/ năm 0,01
tuổi, thể tích khí lưu thông tăng dần. Cụ thể, thể tích khí lưu thông lúc 12 tuổi là 0,45 ± 0,25 lít, đến 14 tuổi đạt được 0,58 ± 0,22 lít, tăng thêm 0,13 lít. Giai đoạn 14 - 15 tuổi, thể tích khí lưu thông giảm (mức giảm 0,09 lít). Với học sinh nữ, giai đoạn từ 12 - 14 tuổi, thể tích khí lưu thông tăng dần. Cụ thể, thể tích khí lưu thông lúc 12 tuổi là 0,46 ± 0,27 lít, đến 14 tuổi đạt được 0,49 ± 0,36 lít, tăng thêm 0,03 lít. Giai đoạn 14 - 15 tuổi, thể tích khí lưu thông giảm (mức giảm 0,05 lít). Như vậy, thể tích khí lưu thông của học sinh nam và học sinh nữ tăng trong giai đoạn 12 - 14 tuổi, giảm trong giai đoạn trong giai đoạn 14 - 15 tuổi.
Ở cùng một lớp tuổi, thể tích khí lưu thông của học sinh nam và học sinh nữ cũng không giống nhau. Cụ thể là, lúc 12 tuổi, thể tích khí lưu thông của học sinh nữ có trị số lớn hơn của học sinh nam. Nhưng đến giai đoạn 13 - 15 tuổi, thể tích khí lưu thông của học sinh nam lại có trị số lớn của học sinh nữ.
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện thể tích khí lưu thông của học sinh
Sự chênh lệch về thể tích khí lưu thông của học sinh nam và nữ giữa các lớp tuổi đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Các phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa thể tích khí lưu thông (TV - tính bằng lít) với tuổi (A - tính bằng năm) và chiều cao đứng (H - tính bằng mét) của học sinh như sau:
Nam : TV= 1,6755 H + 0,00821A - 1,516 Nữ : TV= 1,1536H + 0,00467A - 1,572
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng thể tích khí lưu thông của học sinh 3.1.5. Dung tích hít vào của học sinh
Kết quả nghiên cứu dung tích hít vào của học sinh 12 - 15 tuổi được thể hiện trong bảng 3.5 và hình 3.9, hình 3.10.
Các số liệu trong bảng 3.5, hình 3.9 và hình 3.10 cho thấy :
Dung tích khí hít vào trung bình của học sinh nam là 1,95 ± 0,51lít, của học sinh nữ là 1,75 ± 0,34 lít. Với học sinh nam, dung tích khí hít vào lúc 12 tuổi 1,59 ± 0,39 lít, đến 15 tuổi đạt được 2,19 ± 0,47 lít, tăng thêm 0,6 lít, tăng trung bình 0,01lít/năm. Dung tích hít vào tăng nhanh trong giai đoạn 12 - 13 tuổi (tăng 0,42 lít) và tăng chậm trong giai đoạn 14 - 15 tuổi (tăng 0,19 lít). Dung tích hít vào có chiều hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 13 - 14 (giảm 0,01lít). Với học sinh nữ, dung tích hít vào lúc 12 tuổi 1,56 ± 0,26 lít, đến 15 tuổi đạt được 1,75 ± 0,36 lít, tăng thêm 0,19 lít, tăng trung bình 0,06 lít/ năm.
Dung tích khí vào tăng nhanh trong giai đoạn 12 - 13 tuổi (0,22 lít), tăng chậm trong giai đoạn 13 - 14 tuổi (0,14 lít). Nhưng đến giai đoạn 14 - 15 tuổi dung tích hít vào lại có chiều hướng giảm nhẹ (giảm 0,17 lít). Như vậy, giai đoạn 12 - 13 tuổi, dung tích hít vào của học sinh tăng nhanh (tăng 0,42 lít ở nam, tăng 0,22 lít ở nữ). Dung tích hít vào tăng chậm trong giai đoạn 14 - 15 tuổi ở học sinh nam và giai đoạn 13 - 14 tuổi ở học sinh nữ. Dung tích hít vào giảm nhẹ trong giai đoạn 13 - 14 tuổi ở học sinh nam, giai đoạn 14 - 15 tuổi ở học sinh nữ. Tức là, thời điểm giảm dung tích hít vào ở học sinh nam sớm h\
n so với ở học sinh nữ khoảng một năm.
Mỗi năm, dung tích hít vào của học sinh nam tăng trung bình 0,01lít/năm, của học sinh nữ tăng trung bình 0,06 lít/năm. Điều này cho thấy, từ 12 - 15 tuổi, tốc độ tăng dung tích hít vào trung bình của học sinh nam lớn hơn so với tốc độ dung tích hít vào của học sinh nữ.
Trong cùng một lớp tuổi, dung tích hít vào của học sinh nam luôn lớn hơn của học sinh nữ. Mức chênh lệch giữa học sinh nam và học sinh nữ nhiều nhất là 0,44 lít lúc 15 tuổi, ít nhất 0,03 lít lúc 12 tuổi.
Sự chênh lệch về dung tích hít vào của học sinh nam và nữ giữa các lớp tuổi đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Các phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa dung tích hít vào (IC - tính bằng lít) với tuổi (A - tính bằng năm) và chiều cao đứng (H - tính bằng mét) của học sinh như sau:
IC = 2,4832H + 0,01543A - 1,687 IC = 2,5871H + 0,00329A - 1,563 IC = 2,5871H + 0,00329A - 1,563
Bảng 3.5. Dung tích hít vào của học sinh Tuổi Dung tích hít vào (lít) X1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) N X± SD Tăng n X± SD Tăng 12 82 1,59 ± 0,39 - 70 1,56 ± 0,26 - 0,03 <0,001 13 81 2,01 ± 0,82 0,42 78 1,78 ± 0,37 0,22 0,23 <0,001 14 70 2,00 ± 0,36 -0,01 79 1,92 ± 0,33 0,14 0,08 <0,001 15 76 2,19 ± 0,47 0,19 72 1,75 ± 0,36 -0,17 0,44 <0,001 Chung 309 1,95 ± 0,51 299 1,75 ± 0,34 0,2 <0,001
Tăng trung bình/ năm 0,2 0,06
Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng dung tích hít vào của học sinh