- Hệ số của chiều cao đứng Hở tất cả các phương trình được nêu đều có
4.3.2.2. Với học sinh nữ
Trong thời kỳ này cơ thể các học sinh phát triển nhanh về chiều cao đứng cũng như khối lượng. Cơ thể trở nên cân đối, mềm mại, thân hình có đường cong do lớp mỡ dưới da phát triển, đặc biệt ở một số vùng như ngực, mông, khung chậu nở rộng hơn. Xuất hiện một số đặc tính sinh dục thứ cấp như hệ thống lông mu, lông nách. Tâm lý cũng có những biểu hiện thay đổi so với trước như xấu hổ khi đứng trước bạn khác giới, hay tư lự và ít nghịch ngợm hơn, ý tứ hơn trong cách cư xử, v.v.
Một dấu hiệu đặc biệt quan trọng đánh dấu học sinh nữ đã dậy thì chính thức đó là xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng. Tất cả những biến đổi về cơ thể, tâm lý và hoạt động của hệ thống sinh sản đều do tác dụng của các hoóc môn hướng sinh dục của tuyến yên và các hoóc môn của buồng trứng. Các dấu hiệu dậy thì ở nữ thường thể hiện rõ rệt hơn ở nam giới.
Tuổi dậy thì không phải là một thời điểm mà là một khoảng thời gian có thể thay đổi theo từng cá thể nhưng thường kéo dài 3 - 4 năm. Thời điểm bắt đầu dậy thì ở nữ thường được đánh dấu bằng biểu hiện tuyến vú bắt đầu phát triển.
Chức năng nội tiết của buồng trứng thể hiện là buồng trứng bắt đầu tiết hoóc môn sinh dục estrogen và progesteron. Dưới tác dụng của 2 hoóc môn này, chuyển hóa của cơ thể tăng, cơ thể phát triển nhanh, dẫn đến chiều cao
Như vậy, trong giai đoạn dậy thì 12 - 15 tuổi, cơ thể học sinh nữ có sự thay đổi mạnh mẽ về chất, các chỉ số hình thái cơ bản như chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình và dung tích sống của học sinh đều tăng dần qua các lớp tuổi. Điều này khẳng định rõ hơn: mối quan hệ giữa dung tích sống và tuổi dậy thì.