Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua

96 295 0
Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với ưu thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và nguồn lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất các loại rau quả mà thị trường thế giới có nhu cầu như chuối, vải, dứa, xoài, nhãn, chôm chôm…và một số loại rau có giá trị kinh tế cao như dưa chuột, khoai tây, cà chua… Những năm trước đây, khi còn thị trường Liên Xô và các nước trong khối SEV, năm cao nhất Việt Nam đã xuất khẩu được khối lượng rau quả tươi và rau quả chế biến trị giá 30 triệu Rúp (năm 1988). Từ khi đất nước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, do thị trường truyền thống bị thu hẹp, thị trường mới còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa ổn định, hơn nữa chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường nên kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt được còn thấp. Nếu so sánh kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam với

Khoá luận tốt nghiệp Lời nói đầu ♦ Tính cấp thiết của đề tài Với ưu thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và nguồn lao động, Việt Nam có tiềm năng lớn về sản xuất các loại rau quả mà thị trường thế giới có nhu cầu như chuối, vải, dứa, xoài, nhãn, chôm chôm…và một số loại rau có giá trị kinh tế cao như dưa chuột, khoai tây, cà chua… Những năm trước đây, khi còn thị trường Liên Xô và các nước trong khối SEV, năm cao nhất Việt Nam đã xuất khẩu được khối lượng rau quả tươi và rau quả chế biến trị giá 30 triệu Rúp (năm 1988). Từ khi đất nước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, do thị trường truyền thống bị thu hẹp, thị trường mới còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa ổn định, hơn nữa chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường nên kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt được còn thấp. Nếu so sánh kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam với một số nước Châu Á có tiềm năng về sản xuất các loại rau quả như nước ta thì kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn rất thấp. Điều đó chứng tỏ tiềm năng lớn về xuất khẩu rau quả chưa được khai thác . Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân hạn chế khả năng xuất khẩu rau quả cho thấy ngoài lý do biến động thị trường xuất khẩu truyền thống thì một nguyên nhân quan trọng khác là chưa có giải pháp hữu hiệu phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất, chế biến, lưu thông xuất khẩu rau quả, chưa đánh giá đúng mức lợi thế của nó trong lĩnh vực xuất khẩu. Do đó, việc nghiên cứu và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả ở Việt Nam để từ đó đề ra những giải pháp hợp lý nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong thời gian tới là rất cấp thiết, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả, góp phần tăng nhanh kim ngạch Đỗ Thị Nhung Trung 2K38F-ĐHNT 1 Khoá luận tốt nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao vị thế của sản phẩm nông nghiệp nước ta trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, phát triển nhanh thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam không chỉ là mối quan tâm của Đảng, Chính phủ, Bộ thương mại, mà đồng thời đây cũng là đòi hỏi bức xúc của người sản xuất kinh doanh xuất khẩu rau quả hiện nay. ♦ Mục tiêu của đề tài Đề tài: Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả ở Việt Nam sẽ nghiên cứu, chỉ ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả và nhân tố nào quyết định năng lực cạnh tranh của ngành rau quả Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp cấp bách trước mắt nhằm thúc đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam. ♦ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khoá luận tập trung nghiên cứu những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua; nghiên cứu về kim ngạch xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu; nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành rau quả Việt Nam; nghiên cứu các giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu một số sản phẩm rau quả chủ yếu có lợi thế ở Việt Nam trong thời gian tới. ♦ Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Thống kê, phân tích-so sánh, tổng hợp, đánh giá, dự báo, bảng biểu, phân tích kinh tế vĩ mô và thu thập thông tin trên 3 hướng chính: *Thông qua tài liệu sẵn có được tích luỹ trong thời gian học tập, kết hợp với những thông tin và tài liệu của một số cơ quan ( Bộ thương mại, Tổ chức nông nghiệp - Lương thực thế giới, Viện kinh tế thế giới, Tổng công ty rau quả Việt Nam, Thư viện quốc gia…) Đỗ Thị Nhung Trung 2K38F-ĐHNT 2 Khoá luận tốt nghiệp *Sử dụng thông tin và kết qủa nghiên cứu trong lĩnh vực về sản xuất nông nghiệp của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. *Tham gia ý kiến đóng góp của các thầy giáo trong trường. ♦ Cấu trúc của khoá luận Khoá luận được trình bày gồm 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Chương 2: Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả ở Việt Nam Chương 3: Phương hướng mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả trong thời gian tới ( 2005-2010) Đỗ Thị Nhung Trung 2K38F-ĐHNT 3 Khoá luận tốt nghiệp Chương 1 Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam 1.1. Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu rau quả của việt nam 1.1.1. Vài nét giới thiệu về ngành rau quả Việt Nam Việt Nam là nước nông nghiệp có khoảng 10 triệu ha đất nông nghiệp. Trong đó khoảng 6 triệu ha cây hàng năm. Nằm trải dài trên 15 vĩ tuyến, có địa hình cao thấp khác nhau tạo ra vùng sinh thái đa dạng: đồng bằng, ven biển, trung du, cao nguyên, miền núi với khí hậu nhiệt đới điển hình và có vùng khí hậu giao thoa giữa các dạng khí hậu. Bảng 1.1: Mét số thông số về thời tiết khí hậu Số giê nắng bình quân trong năm Số giê mưa bình quân trong năm Nhiệt độ trung bình trong năm Miền bắc 1359 1463 23ºC Miền nam 2416 2018 27,5ºC Nguồn : Niên giám thống kê qua các năm Đó là môi trường rất tốt cho việc trồng cây ăn quả và rau mầu nhiệt đới và Á nhiệt đới. Đất đai có nhiều loại rất phong phó, do đó thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Việt Nam nói chung và rau quả nói riêng. Nhờ đó mà sản phẩm rau quả ở Việt Nam rất phong phú, mùa nào vật Êy. Nước ta không chỉ có nhiều giống rau quả nhiệt đới mà còn có nhiều loại rau quả ôn đới. Nhờ có nhiệt độ khá thích hợp, trình độ thâm canh cao, rau quả của Việt Nam có chất Đỗ Thị Nhung Trung 2K38F-ĐHNT 4 Khoá luận tốt nghiệp lượng khá tốt, chưa kể đến các loại quả kén đất đã tạo nên những vùng rau quả đặc sản như vải thiều Hải Hưng, nhãn lồng Hưng Yên… Rau quả nước ta có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành phố với quy mô chủng loại khác nhau. Trải qua quá trình sản xuất lâu dài đã hình thành những vùng sản xuất rau quả có tập quán sản xuất và kinh nghiệm truyền thống trong các điều kiện sinh thái riêng. Từ sau giải phóng, sự chỉ đạo của nhà nước đã thúc đẩy nhiều vành đai rau xanh cung cấp cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM Mấy thập kỷ qua cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam, ngành sản xuất rau quả đã có những bước phát triển quan trọng. Nó đã góp phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam và giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động ở nông thôn, tạo ra một tập quán canh tác qui mô công nghiệp ở những vùng trồng cây xuất khẩu. Tuy nhiên, nhìn chung sản xuất rau quả ở Việt Nam còn mang tính tự cung tự cấp, chưa có những loại chủ lực được đầu tư lớn, chất lượng chưa ổn định, năng suất còn thấp, giá thành chưa cao, chưa áp dụng được tiến bộ khoa học vào qui trình sản xuất và sau thu hoạch, kỹ thuật chế biến bảo quản lạc hậu, chưa tiếp cận được với khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới do đó đã làm ảnh hưởng đến công nghệ chế biến rau quả, rau quả khó có thể cất giữ lâu để bán ở trên thị trường. Tại Việt Nam hầu hết các nhà chế biến rau quả được xây dựng và đã sử dụng 20 đến 30 năm, máy móc thiết bị đã cũ kỹ và lạc hậu, sản phẩm làm ra không đủ sức cạnh tranh về chất lượng và các tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật mà thị trường thế giới yêu cầu. Vì vậy việc xây dựng mới những nhà máy chế biến rau quả là hết sức cần thiết và sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ các loại rau quả, các vùng nguyên liệu một cách hiệu quả và tinh tế nhất. Trong giai đoạn hiện nay, tuy ngành rau quả xuất khẩu không phải là một hoạt động kinh tế mòi nhọn, mang lại sự phát triển vượt bậc cho đất nước Đỗ Thị Nhung Trung 2K38F-ĐHNT 5 Khoá luận tốt nghiệp nhưng nó vẫn đang và sẽ là một hoạt động kinh tế có hiệu quả, phù hợp với nguồn lực hiện có của đất nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập quốc dân, nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 1.1.2. Đặc điểm của ngành sản xuất và xuất khẩu rau quả Sản phẩm rau quả là một mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm hàng thực phẩm và là hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Sản phẩm rau quả rất giàu Vitamin và khoáng chất cung cấp đều đặn cho con người hàng ngày trong cuộc sống. Để đảm bảo những đặc tính của nó thì phải giữ được tươi và tinh chất riêng đầy đủ của mỗi loại, đây là một số vấn đề hết sức khó khăn và nan giải đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển và chậm phát triển như Việt Nam, bởi vì nó đòi hỏi một ngành công nghiệp chế biến và bảo quản tốt thì mới đáp ứng được yêu cầu đó. Trong khi đó nếu không kịp thời thu hoạch bảo quản và chế biến thì chất lượng của hàng hoá sẽ rất nhanh bị giảm sút bởi vì một nhược điểm lớn nhất của mặt hàng này là "sáng tươi - trưa héo - chiều thối". Điều này đòi hỏi sản phẩm sau khi thu hoạch phải có một hệ thống lạnh đồng bộ khi thu hái, xử lý - vận chuyển và tiêu thụ. Đối với sản phẩm rau quả hộp tuy đã giải quyết được vấn đề bảo quản nhưng một vấn đề đặt ra là liệu các sản phẩm rau quả hộp có giữ được độ tươi ngon, tinh chất của rau quả tươi nữa không, thêm vào đó thì các sản phẩm rau quả hộp chỉ được bảo quản trong thời gian dài nhất là 1 tháng, đây là một đặc điểm khác biệt lớn nhất của mặt hàng rau quả đối với các mặt hàng khác. Chính vì vậy mặt hàng rau quả cần được xuất khẩu nhanh, tiêu thụ nhanh. Sản phẩm rau quả khác với các sản phẩm khác là ngay từ khâu chọn và xử lý giống để gieo trồng cho tới khâu cuối là thu hoạch - bảo quản - chế biến - tiêu thụ. Sản phẩm rau quả mang tính thời vụ nên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phải phụ thuộc vào thời điểm, thời gian, tiến độ sản xuất. Nhìn Đỗ Thị Nhung Trung 2K38F-ĐHNT 6 Khoá luận tốt nghiệp chung, các loại sản phẩm rau quả cùng có một đặc điểm là có chu kỳ sản xuất ngắn. Các sản phẩm rau quả được chế biến theo dây chuyền công nghệ ngay trong cùng một phân xưởng, thời gian công nghệ, thời gian chuẩn bị và vận chuyển tính cho một đơn vị sản phẩm là khá ngắn. Như vậy ta có thể rót ra một số điểm quan trọng của mặt hàng rau quả qua các mặt sau: 1.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm Sản phẩm rau quả cũng như các sản phẩm thực phẩm khác được sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người hàng ngày, mà còn để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, cho nên yêu cầu quan trọng nhất đối với sản phẩm này là phải có giá trị dịnh dưỡng cao, tươi ngon, đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó rau quả của ta phải đáp ứng được những yêu cầu chung như màu sắc hình dáng đồng đều, số lượng và chủng loại phong phó. 1.1.2.2. Đặc điểm về vật tư nguyên liệu Mặt hàng rau quả được chế biến với nguyên liệu chính là các loại rau quả khác nhau. Vì vậy các loại rau quả được dùng làm nguyên liệu chính phải đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt, như vậy rau quả chế biến của ta mới đủ sức cạnh tranh với rau quả xuất khẩu của các nước khác. 1.1.2.3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất. Mét yêu cầu đối với mặt hàng rau quả là phải giữ được đặc tính tự nhiên của nó vì vậy khi sản xuất chế biến phải chú ý đảm bảo giảm tới mức tối đa các chất hoá học, phụ gia Các sản phẩm khác nhau được chế biến trên cùng dây chuyền vì vậy phải đảm bảo độ tinh chất tính khoa học trình tự của từng loại rau quả. Ngoài ra mặt hàng rau quả rất dễ thối, cho nên sau khi thu hoạch xong yêu cầu phải có hệ thống bảo quản tốt, với công nghệ bảo quản tiên tiến. 1.1.2.4. Đặc điểm vận chuyển bảo quản. Đỗ Thị Nhung Trung 2K38F-ĐHNT 7 Khoá luận tốt nghiệp Để đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm yêu cầu công tác vận chuyển phải nhanh chóng kịp thời để đưa vào các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ ngay, đồng thời với những sản phẩm chưa tiêu thụ ngay phải tổ chức tốt công tác bảo quản để giữ được đúng tính chất tự nhiên của sản phẩm. Việc vận chuyển bốc dỡ phải đảm bảo không chỉ nhanh gọn mà cần phải chú ý sao cho hàng hoá không bị dập úng. 1.1.2.5. Đặc điểm về giá cả Yêu cầu chung về giá chào bán xuất khẩu hàng rau quả cũng như các mặt hàng khác đều chịu tác động của thị hiếu và biến động cung cầu. Qua nghiên cứu nhiều hợp đồng xuất khẩu thì giá cả phải bao gồm giá bán = giá thành+ lợi nhuận. Trong đó: Giá thành gồm: Chi phí sản xuất, lãi tín dụng, các chi phí bảo quản vận chuyển. Phần lợi nhuận: tính tối thiểu 10% giá thành. Từ những yếu tố trên ta có được giá chào bán tối thiểu đưa ra cho người mua. Giá này trên thực tế được nâng cao hay hạ thấp tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Nói tóm lại, mặt hàng rau quả cũng như mặt hàng thực phẩm khác, nó đòi hỏi chất lượng của nguyên liệu và công nghệ chế biến cao. Chính vì vậy việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này phức tạp hơn các mặt hàng khác rất nhiều. Hiểu biết về từng mặt hàng để có kế hoạch và biện pháp hữu hiệu để phát triển thị trường xuất khẩu là một yêu cầu cấp thiết của nước ta. 1.1.3. Vai trò vị trí của sản xuất và xuất khẩu rau quả 1.1.3.1. Vị trí của rau quả đối với đời sống Từ xa xưa, cha ông ta đã có câu: " Cơm không rau như đau không thuốc". Điều đó cho thấy, ngay từ khi khoa học chưa phát triển, mà chỉ với kinh nghiệm sống thực tế, người xưa đã khẳng định tính thiết yếu của rau quả đối với đời sống bình thường của mỗi con người. Gần đây, khoa học dinh dưỡng Đỗ Thị Nhung Trung 2K38F-ĐHNT 8 Khoá luận tốt nghiệp đã chứng minh tính thiết yếu của rau quả trong cơ cấu khẩu phần ăn hàng ngày đối với con người. Qua việc phân tích, có thể kết luận rằng rau quả cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, khoáng chất dưới dạng dễ tiêu và an toàn cho sức khoẻ con người. Các loại chất xơ của rau quả thực sự có tác dụng trong việc phân giải độc tố phát sinh trong quá trình tiêu hoá thức ăn đồng thời còn có tác dụng phòng được nhiều bệnh hệ tiêu hoá nói chung và đường ruột nói riêng. Xuất phát từ tính thiết yếu của rau quả đối với đời sống con người, nên trong các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nước ta, với sự tham gia và tài trợ của các tổ chức quốc tế, vai trò của rau quả được đề cập như là yếu tố cơ bản, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho con người. Đối với trẻ em rau quả cung cấp các loại vitamin và khoáng chất dễ hấp thụ, đảm bảo cho cơ thể có thể phát triển tốt. Đối với người cao tuổi, nếu được ăn đầy đủ rau quả sẽ giúp cho cơ thể hấp thụ được nhiều Kali, ngoài ra sẽ giúp cơ thể thải được cholesterol thừa. Nhờ vậy có thể tránh được các bệnh về tim mạnh, về đường tiêu hoá. Ngày nay, khoa học dinh dưỡng đã xếp rau quả là một trong bốn nhóm cơ bản cấu thành bữa ăn phù hợp của con người. Bốn nhóm đó là: nhóm giàu chất bét ( gạo, mì ); nhóm giàu chất đạm( thịt, cá, sữa ); nhóm giàu chất béo (dầu ăn, bơ ); nhóm giàu vitamin và khoáng chất tự nhiên ( rau quả các loại). Như vậy, tính thiết yếu của rau quả trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của dân cư không chỉ được khẳng định bởi kinh nghiệm, bởi khẩu vị của mỗi con người, mà còn bởi sự phân tích chính xác của khoa học hiện đại. 1.1.3.2. Vai trò vị trí của rau quả trong nền kinh tế quốc dân Trong những năm sắp tới, để nâng cao đời sống nhân dân, để quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đạt hiệu quả cao về kinh tế và xã hội, Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cần giải quyết việc làm cho Đỗ Thị Nhung Trung 2K38F-ĐHNT 9 Khoá luận tốt nghiệp hàng triệu người đến tuổi lao động hàng năm trong khi nhu cầu có khả năng thanh toán trong nước chưa thể tiêu thụ hết lượng sản phẩm hàng hoá được tạo ra với tốc độ tăng trưởng cao hàng năm. Đối với sản phẩm rau quả cũng trong tình trạng đó. Những năm qua, sản phẩm rau quả chưa nhiều lắm, song đã có tình trạng "thừa" sản phẩm. Nếu tiếp tục khuyến khích sản xuất, nạn Õ thừa sản phẩm sẽ có nguy cơ trầm trọng hơn. Rất may là cùng với thị trường trong nước, còn có thị trường thế giới đang rộng mở. Ngành rau quả đã tận dụng lợi thế đó bằng cách mở rộng hoạt động xuất khẩu rau quả, và hoạt động xuất khẩu rau quả đã giữ một vị trí quan trọng: Thứ nhất, đẩy mạnh xuất khẩu rau quả chính là đòn bẩy để kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai, còng qua đẩy mạnh xuất khẩu rau quả, mới có thể khai thác hợp lý các yếu tố nguồn lực nông nghiệp còn dạng tiềm năng. Những yếu tố đó sở dĩ chưa được khai thác, một mặt do cầu trong nước còn yếu, mặt khác thậm chí còn do trong nước không có nhu cầu. Thứ ba, đẩy mạnh xuất khẩu rau quả là đòn bẩy để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tiên tiến cơ cấu mà trong đó giá trị sản phẩm rau quả, các sản phẩm thực phẩm phi lương thực chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Trong điều kiện cơ chế mới, chúng ta đã có điều kiện để từ bỏ phương thức giải quyết vấn đề lương thực bằng mọi giá như trước kia. Ngày nay, nông dân có thể trồng các cây trồng phi lương thực nhưng lại giải quyết được vấn đề lương thực với hiệu quả cao hơn. Hàng vạn hộ nông dân vùng trung du và miền núi phía Bắc đã trồng vải, trồng mận trên đất mà trước kia họ phải trồng sắn, ngô có hiệu quả kinh tế thấp và thông qua thị trường để chuyển rau quả thành lương thực. Tuy nhiên quá trình chuyển hóa đó sẽ khó khăn, nếu sức mua quả của dân cư bị hạn chế ở mức thấp như ở nước ta hiện nay. Với mức cầu đó, nếu tiếp tục trồng thêm cây ăn Đỗ Thị Nhung Trung 2K38F-ĐHNT 10 [...]... nghệ trong chế biến rau quả còn nhiều hạn chế 2.1.4 Thực trạng xuất khẩu rau quả Trong những năm qua, phát triển xuất khẩu rau quả đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ, tăng thêm giá trị sử dụng đất, tăng thêm thu nhập cho người kinh doanh xuất khẩu rau quả, trong đó có người trồng rau quả 2.1.4.1 Kim ngạch xuất khẩu Liên tiếp trong 3 năm gần đây (1998-2000) xuất khẩu rau quả tăng... nước ta, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ổn định Trong những năm gần đây, Đài Loan và Nam Triều Tiên đã trở thành các thị trường nhập khẩu rau quả quan trọng của Việt Nam Đài Loan là nước nhập khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam với giá trị 20,8 triệu USD năm 2000, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Cũng trong năm 2000, Nam Triều Tiên nhập khẩu 13,7 triệu USD rau quả Việt Nam (chiếm 6%) Hai... Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ 38 triệu USD năm 1999 ( chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam) đến 120 triệu USD năm 2000 (chiếm 56% tổng giá trị xuất khẩu) Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có thể cao hơn do chưa tính được giá trị thương mại tiểu ngạch qua biên giới Việt Nam chủ yếu xuất khẩu xoài, nhãn, chuối,... động xuất khẩu căn cứ theo nhiều tiêu thức khác nhau Đối với hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam, ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng căn cứ vào phạm vi hoạt động được xem là thích hợp nhất ((1)Phân loại theo giáo trình Marketing của trường ĐHNT) Chương 2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam 2.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ Ở VIỆT NAM Việt. .. nước Như vậy xuất khẩu rau quả đã đem lại lợi Ých nhiều mặt cho đất nước ta Thị trường thế giới về rau quả đang mở rộng, chúng ta có những lợi thế cơ bản để sản xuất và xuất khẩu rau quả, hơn nữa quá trình xuất khẩu rau quả còn đem lại lợi Ých to lớn cho đất nước do vậy cần phải có được những giải pháp hợp lý để đẩy nhanh quá trình đó 1.1.4 Lợi thế của việt nam trong xuất khẩu rau quả Việt Nam là một... hạn chế trong công tác bảo quản rau quả là một trong những yếu tố cản trở hoạt động xuất khẩu rau quả phát triển 2.1.3.2 Hệ thống chế biến rau quả Hiện nay cả nước có 22 nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu, với tổng công suất 100.000 tấn /năm, trong đó 12 nhà máy do Tổng công ty Rau quả Việt Nam quản lý Ngoài ra còn có 52 đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất khẩu rau quả tại các tỉnh, thành phố có... ngạch 50-60 triệu USD rau quả tươi và 60-80 rau quả chế biến) Nhật Bản có nhu cầu cao về hành, cải bắp, gừng, ớt, chuối, bưởi, cam, dứa, xoài và đu đủ là những loại quả trồng phổ biến ở nước ta Nhật bản là một trong những bạn hàng tiêu thụ rau quả nhiều nhất của Việt Nam trong những năm gần đây vì thời vụ của Nhật về nhóm hàng rau quả lại trái với thời vụ của Việt Nam nên xuất khẩu rau quả sang Nhật là... kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam là 109 triệu USD, so với 8 tháng đầu năm 2002 giảm 27,8% Năm 2003 theo như kế hoạch đặt ra, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả là 230 triệu USD, so với năm 2002 chỉ đưa ra mức tăng trưởng là 15%, với một con số rất khiêm tốn, theo thực tế đánh giá thì hiện nay xuất khẩu rau quả của Việt Nam mới chiếm tỷ trọng khoảng 3% đến 5% sản lượng hàng xuất khẩu hàng năm Nếu... sản lượng rau quả hàng năm 2.1.1 Tình hình sản xuất quả Trong những năm gần đây cây ăn quả có nhiều chuyển biến tích cực về diện tích, năng suất Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) thì tình hình sản xuất quả ở Việt nam trong 11 năm gần đây (19902001) tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm về sản xuất hoa quả là 3,2% Trong khi tăng trưởng hàng năm về sản xuất hoa quả của các nước... quả của Trung Quốc lớn gấp 10 lần nhập khẩu, nhưng hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc trong những năm gần đây gia tăng đáng kể(giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2002 so với năm 1996 tăng 135,2 triệu USD, tương đương 643,8%), do Việt Nam có một số lợi thế sau:  Trung Quốc rất gần Việt Nam, giảm chi phí vận chuyển và tăng lượng xuất khẩu rau quả tươi dễ háng  Thị trường Trung Quốc . 1 Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam 1.1. Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu rau quả của việt nam 1.1.1. Vài nét giới thiệu về ngành rau quả Việt Nam Việt. cứu những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua; nghiên cứu về kim ngạch xuất. Marketing của trường ĐHNT) Chương 2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam 2.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ Ở VIỆT NAM Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam

Ngày đăng: 29/08/2014, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan