Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại Truong CD Công n
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TON THAT TIN
MOT SO BIEN PHAP QUAN LY NANG CAO
CHAT LUQNG HOAT DONG THUC TAP
NGANH CONG NGHE KY THUAT CO KHi
TAI TRUONG CAO DANG CONG NGHE THU
Trang 2Nghệ An, Tháng 8 năm 2013
Trang 3LOI CAM ON Trong suốt quả trình học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dân và giúp đð quý báu từ quý Thây Cô và anh chị Lới tình cam chân thành nhát, tôi trân trọng gửi lời cám ơn đến:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Quản lý giáo dục,
quý Thây Cô Trường Đại học [nh cùng Ban Giám hiệu, Phòng Tổ chức cán
bộ Trường Đại học Sài Gòn đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu
Phó giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Thị Mỹ Trinh đã tận tâm giúp đỡ, bôi dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn
thành luận văn
Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức và các đông
nghiệp đã tạo mọi điêu kiện thuận lợi dé tôi hoàn thành khóa học
Gia đình và bằng hữu đã động viên và giúp đỡ tôi suốt quá trình học
tập
Mặc dù đã hết sức có gắng hoàn thiện, song luận văn không thê tránh
khỏi những thiếu sói, hạn chế Kính mong nhận được sự chỉ dẫn cũng như ý
kiến đóng góp từ quý Thây Có, các anh chị và đồng nghiệp
Kính chúc quý Thầy Cô, anh chị sức khỏe và thành công
Nghệ An, tháng 8 năm 2013
Học viên
Trang 4Tôn thất Tin
Trang 51.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2 Cac khai niém cơ ban ota dé ti ee eects 12 1.3 Một số vấn đề về hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí ở trường cao đẳng . : 18 1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí ở trường cao đăng 24 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí ở trường cao đẳng 29 Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động thực tập ngành Công nghệ
kỹ thuật cơ khí ở trường Cao Đẳng Công nghệ Thủ Đức 33 2.1 Giới thiệu về Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức 33
2.2 Thực trạng hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ
khí tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức 36 2.3 Thực trạng quản lý hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức 51
Trang 62.4 Thue trang cac bién phap da str dung dé nang cao hiéu qua quản lý hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí
ở trường Cao đắng công nghệ Thủ Đức 56 2.5 Đánh giá chung về thực trạng . - 59 Chương 3 Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức - L 12 2221122112121 121 1111211152111 1x re 62 3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp . s5: 62 3.2 Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí . - - 63 3.3 Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề XUẤT ĐQ22222222212212122121121121211211112112122122 1e 84 KẾT LUẬN VÀ KIEN NGHỊ . -:-552ccsccSvvcsrrrrrrcrre 91
IV 100)208)79)04 cm ằ 94 I10510806 Sung 97
Trang 7DANH MUC CAC KY HIEU, CHU VIET TAT
đại học đơn vị học trình Giáo dục và Đào tạo
giảng viên
học sinh sinh viên khoa học kỹ thuật Lao động - Thương binh và Xã hội
nhà xuất bản Quản lý giáo dục sản xuất
trung cấp chuyên nghiệp
trách nhiệm hữu hạn thương mại
thành phố
Trang 8DANH MUC CAC BANG
Tên bảng .- - L2 2 2211222112 12211 222111221111 81 1112 xxcrrryy Trang Bảng 1.1 Cấu trúc kiến thức trong chương trình khung ngành Công
nghệ kỹ thuật cơ khí -: + 52552 +>+5s> 52 19
Bang 1.2 Hình thức tổ chức hoạt động thực tập - 23 Bảng 2.1 Khối lượng của hoạt động thực tập 37
Bảng 2.2 Độ tuổi GV khoa cơ khí 252 Sc2c2scszEsrzrsrrex 45 Bảng 2.3 Hình thức tổ chức và địa điểm thực tập 49 Bảng 2.4 Kết quả hoạt động thực tập khóa 2009 50
Bảng 2.5 Kết quả hoạt động thực tập khóa 2010 55
Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý nâng cao chất
lượng hoạt động thực tập .-. : - ¿+ 5-5: 86 Bảng 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý nâng cao chất
lượng hoạt động thực tập 89
DANH MỤC CÁC SƠ ĐÒ Tên sơ đỒ - - S2 21 1221212121212112121212121212212222 se Trang
Sơ đồ 1.1 Quan niệm về chất lượng 2c c2 se 18
Sơ đồ 1.2 Tô chức nhà trường 2-52 S2 SE SE SE E2 EEcxcev 27
Trang 9Trong Hội nghị Hội nghị khu vực về đào tạo nghề tại Việt Nam đã diễn
ra trong 2 ngày 10, 11/10/2012 tại Thủ đô Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Lao động
Thương binh Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định: “Đề hướng tới đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế của một nước công nghiệp vào
năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã quyết định đổi mới toàn diện hệ thống dạy nghề, nội dung, chương trình và các điều kiện đảm bảo chất lượng nhằm tạo ra
sự đột phá về chất lượng dạy nghề”
Trong chương trình đào tạo trình độ CĐ, TCCN hệ thống các môn thực
tập sẽ trang bị cho SV, HS những kỹ năng nghề nghiệp từ cơ bản đến chuyên sâu, hình thành thái độ lao động nghiêm túc, tác phong công nghiệp và lòng đam
mê nghề nghiệp Đây là những phẩm chất và năng lực quan trọng của một kỹ thuật viên trình độ CĐ, TCCN
môn thực tập của các ngành công nghệ kỹ thuật do khoa Sư phạm kỹ thuật
trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh đảm trách, tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn và tay nghề cho GV, tổ chức biên soạn tài liệu giảng dạy,
Trang 10tăng cường trang thiết bị dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng
đào tạo của các môn thực tập Tuy nhiên, vẫn còn tổn tại nhiều hạn chế cơ bản:
-_ Một số SVHS bỏ học vì không thích ứng được với các môn thực tập,
một số GV không nâng cao được trình độ tay nghề vì không hoạt động nghề nghiệp
- Đa số GV không tham gia quá trình SX trong ngành nên thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm tô chức SX nên khó tạo được không khí của một xưởng SX trong xưởng thực tập của trường
- Kỹ năng nghề nghiệp của SVHS các ngành công nghệ kỹ thuật được
hình thành từ các bài tập trong các môn học thực tập, được biên soạn mang tính
chủ quan của người dạy thiếu tính thực tiễn của SX
- Do sự phát triển quá nhanh của công nghệ, nhà trường không có đủ điều kiện để trang bị trang thiết bị ứng dụng công nghệ tiên tiến do đó người dạy cũng như người học sẽ khó có điều kiện đề tiếp cận những công nghệ này
Nguyên nhân cơ bản của những tổn tại trên là do nhà trường chưa tô chức nghiên cứu đề đưa ra các biện pháp hữu hiệu đề quản lý hoạt động thực tập nghề nghiệp
Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tai: “M6t số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại trường CĐ Công nghệ Thủ Đức” dé lam luận văn thạc sỹ chuyên ngành QLGD
2 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại Truong CD Công nghệ Thủ Đức, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tao của nhà trường
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
Trang 113.1 Khách thể nghiên cứu:
Quản lý hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí tại trường
CD
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành
Công nghệ kỹ thuật cơ khí tại Trường CÐ Công nghệ Thủ Đức
4 Giả thuyết khoa học:
Nếu để xuất và thực hiện đồng bộ một số biện pháp quản lý hoạt động
thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí của trường CÐ công nghệ Thủ Đức thì có thể nâng cao chất lượng hoạt động này của nhà trường
5 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập ngành công nghệ
kỹ thuật cơ khí của trường CÐ
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí của trường CÐ công nghệ Thủ Đức
Đề xuất và thăm dò tính cần thiết khả thi của các biện pháp quản lý nâng
cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại trường
CD Công nghệ Thủ Đức
6 Phương pháp nghiên cứu:
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: nhằm thu thập các thông tin
lý luận đề xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, gồm các phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu: phân loại - hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên quan 6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thục tiễn: nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài, gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra: đề thu thập ý kiến của các doanh nghiệp về tay nghề của SV ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí của Trường CÐ Công nghệ Thủ
Trang 12Đức, tiến hành điều tra ý kiến GV Trường CÐ Công nghệ Thủ Đức về quản lý
hoạt động thực tập, thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất:
-_ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm QLGD: nhằm xác định thực trạng
của hoạt động thực tập và rút ra những bài học kinh nghiệm;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động thực tập tốt nghiệp
tại doanh nghiệp của SV học sinh;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: chuyên gia là Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo, Trưởng khoa có đào tạo các ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí, Trưởng phòng Đào tạo sẽ tham gia đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp được đề xuất
6.3 Phương pháp thống kê toán học: nhằm xử lý các số liệu điều tra chính xác
7 Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được bố trí trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập ngành công nghệ
kỹ thuật cơ khí ở trường Cao đẳng
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí ở trường Cao đẳng Công nghệ Thú Đức
Chương 3: Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí ở trường Cao đăng Công nghệ Thủ Đức
8 Đóng góp của luận văn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ:
Góp phần tổng quan, hệ thống hóa lý thuyết, xây dựng các cơ sở khoa học về quản lý hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí ở trường
CD
- Danh gia thuc trạng quản lý hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí ở trường CÐ Công nghệ Thủ Đức
Trang 13- XAy dung cac bién phap quan lý cần thiết và kha thi dé nang cao chat lượng hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí ở truong CD Céng
nghệ Thủ Đức
Trang 14„ CHU' ONG 1 SỐ
CƠ SƠ LY LUẬN CUA DE TAI
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vẫn dé
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã nêu một thực trạng của giáo
dục Việt Nam hiện nay là “Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng: năng lực nghề nghiệp của học sinh, SV tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc” Xu hướng tất yếu trong đào tạo ĐH trên thế giới và cũng là một chủ trương lớn được Bộ GD-ĐT đặc biệt chú ý trong thời gian gần đây là “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” có nghĩa là phải đào tạo ra con người lao động đáp ứng những gì mà xã hội cần, chứ không phải đào tạo những gì mà nhà trường có hoặc đào tạo theo chủ quan của nhà trường
Luật Giáo dục ĐH đã nêu mục tiêu chung của hệ thống giáo dục này là
“Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài” đề “phục vụ yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh và hội nhập quốc tế” đồng thời “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo: có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý
thức phục vụ nhân dân.”
Hoạt động thực tập nghề nghiệp nhằm hình thành kỹ năng thực hành nghề nghiệp và năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ cho SV Nghiên cứu dé đưa ra hệ thống lý luận và phương pháp đào tạo về
lý thuyết cũng như thực hành sao cho người học khi tốt nghiệp có đủ năng lực nghề nghiệp đề đáp ứng nhanh nhất, tốt nhất nhu cầu SX của xã là công việc mà nhiều nhà giáo dục, nhà QLGD trong nước cũng như nước ngoài thực hiện từ rất lâu
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trang 15Vấn đề đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người học đã được nghiên cứu
ở những mức độ, với các hình thức tô chức khác nhau, tùy theo những điều kiện,
quan điểm ở từng vùng, lãnh thổ và khu vực Trên thế giới, nhiều nước đã nghiên cứu, áp dụng những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học, từ đó làm gần hơn khoảng cách giữa đào tạo
với sử dụng lao động
Tại Liên xô, khái nệm Giáo dục kỹ thuật tông hợp được nêu ra vào năm
1958 với mục tiêu chuẩn bị lao động cho mọi công dân, mở rộng giáo dục phố
cập cho tới tuổi lao động và giáo dục cũng như bồi dưỡng thường xuyên cho mọi người nhằm đáp ứng mong muốn tham gia lao động công nghiệp và nông nghiệp của HS ở thời gian cuối của chương trình phố thông, dé có cơ hội học tập những gì họ mong muốn trong cuộc đời lao động sau này [7]
Tại CHLB Đức, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp chủ yếu được thực hiện qua việc kết hợp giữa trường và doanh nghiệp SX Điền hình la mé hinh Dual System thường được dịch là “dao tao kép” Mô hình này có nhiều ưu điểm nỗi trội trong
việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nên được nhiều nước trên thế giới
nghiên cứu áp dụng, tuy nhiên cũng tổn tại một số nhược điểm và đang được các nhà giáo dục CHLB Đức nghiên cứu khắc phục [7]
Tại một số nước ở châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada phương pháp DACUM (Develop A Curriculum) được áp dụng để xây dựng, phát triển các chương trình dạy nghề dựa trên việc mô tả và phân tích công việc Với việc áp dụng phương pháp này các trường học có thê trả lời chính xác câu hỏi nên dạy những gì cho người học đề đáp ứng được nhu cầu của xã hội (hay người sử dụng lao động sau
nay) [7]
Ở Viét Nam, Quyét dinh sé 212/2003/QD-BLDTBXH ngay 27/02/2003 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã yêu cầu áp dụng DACUM vào phát triển các chương trình dạy nghề DACUM cũng đã được áp dụng tại nhiều trường như Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH An Giang, Trường
ĐH Trà Vinh, Trường ĐH Tiền Giang, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức,
Trang 16Truong CD K¥ thuat Ly Tu Trong, Truong CD Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, Trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nguyễn Hữu Cảnh Đặc biệt, Dự án
ĐH cộng đồng Việt Nam Canada (thực hiện bởi Trường ĐH Trà Vinh và Viện
khoa học và công nghệ ứng dụng Saskatchewan) và Dự án Tăng cường các trung tâm đào tạo nghề (thực hiện bởi Bộ LĐTBXH và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Thuy Sĩ) [5]
Tại Trung Quốc, quan điểm “ba kết hợp” nhằm kết hợp đào tạo với SX, dịch vụ và chấp nhận yếu tố thị trường trong đào tạo nghề được quán triệt đến
các cơ sở đào tạo nhằm làm phong phú, đa dạng công tác đào tạo kỹ năng góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng đào tạo [7]
Chính phủ Hàn Quốc chia các trường đào tạo về kỹ thuật thành bốn nhóm trên cơ sở ưu tiên cho việc đáp ứng nhu cầu thợ lành nghề được chuyên môn hóa của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Nhóm ưu tiên cao nhất là các trường đào tạo về cơ khí chính xác Nhóm thứ hai là các trường kỹ thuật đào tạo thợ lành nghề cho các công ty công nghiệp nước ngoài Nhóm thứ ba là các trường kỹ thuật đào tạo thợ lành nghề về điện tử, SX thép, bảo quản đường sắt
và xây dựng Nhóm thứ tư là các trường kỹ thuật đào tạo thợ lành nghề chung cho các doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng Năm
1984, UNESCO đã nhận định nguyên nhân mà công nghiệp hóa của Hàn Quốc thành công là do đã dựa vào cơ sở chắc chắn của giáo dục kỹ thuật và dạy nghề
và sự nhấn mạnh đúng lúc việc phố biến rộng rãi giáo dục và đào tạo ở trình độ trung học [7]
Tại Thái Lan, chiến lược của kế hoạch phát triển quốc gia lần thứ 8
(1997 - 2001) và lần thứ 9 (2002 - 2006) của quốc gia này có nêu mục tiêu tập trung vào phát triển nguồn nhân lực nhằm khắc phục thực tế đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu nguồn lao động kỹ thuật Các doanh nghiệp SX đã tô chức đào tạo tại xưởng SX của mình Đến năm 1999, Chính phủ Thái Lan đã nghiên cứu và xây dựng “lệ (hồng hợp tác đào tạo nghề” (Cooperative Training
Trang 17System) dé giải quyết tình trạng bất cập giữa đào tạo và sử dụng lao động nói trên và hướng tới phát triển nhân lực kỹ thuật trong tương lai [23]
Nhìn chung, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người học, các nghiên cứu cũng như biện pháp của các nước chủ yếu theo hướng kết hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp SX nhằm rút ngắn khoảng cách giữa kỹ năng có được do đào tạo với nhu cầu kỹ năng thực tế đề tham gia
SX
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Tại Việt Nam, vấn đề đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cũng đã được nghiên cứu cũng như từng bước áp dụng trên nhiều phương diện từ rất lâu ở cấp nhà nước, cấp ngành và các cơ sở đào tạo
Trường Trung học Kỹ thuật xây dựng Hà Nội đã thực hiện đề tài: “Các
giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa trường Trung học Kỹ thuật xây dựng Hà Nội với các đơn vị sản xuất ” Trong đề tài này, tác giả đã phân tích mô
hình đào tạo kép ở CHLB Đức, mô hình đào tao “/udn phién” (Alternation) ở
Pháp và đưa ra một số giải pháp về kết hợp đào tạo giữa trường Trung học Kỹ
thuật xây dựng Hà Nội với các đơn vị SX để nâng cao chất lượng đào tạo kỹ
năng nghề nhiệp Tuy nhiên, đề tài chưa phân tích các vấn đề như: các cơ sở
khoa học của đào tạo nghề, chưa nêu được mô hình mà các nước châu Á như:
Trung Quốc, Thái Lan, đã áp dụng mà chỉ tập trung vào mô hình đào tạo luân phiên của Viện đảo tạo luân phiên về xây dựng và các công trình công cộng (IFABTP) ở Cộng hòa Pháp Giải pháp đề ra chủ yếu tập trung vào “gan hệ giữa nhà trường và đơn vị sản xuất” [21]
Nghiên cứu khác có liên quan là luận án tiến sĩ “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phân đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Phan Chính Thức Công trình này đề cập đến hệ thống đào tạo nghề trên góc độ hệ thống cung ứng nhân lực lao động qua đào tạo nghề cho nề kinh tế và đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và các vấn đề của hệ thống đào tạo nghề của Việt Nam Công trình cũng đã đề xuất một số giải
Trang 18phap nham phat trién hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [19]
Đề tài nghiên cứu khoa học “Các giải pháp gắn đào tạo với sử dụng lao động của hệ thống dạy nghề Hà Nội trong lĩnh vực xây dựng” đã nêu lên kinh nghiệm trên thế giới về gắn đào tạo với sử dụng lao động của hệ thống dạy nghẻ, cách giải quyết các mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp, trong đó có
quan hệ về “liên kết đào tạo” Đề tài đề xuất một số mô hình tổ chức đào tạo
nghề cơ bản, và một số giải pháp dé gắn kết đào tạo và sử dụng lao động [13]
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Xây dựng mô hình liên kết dạy nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp” do Trường Kỹ thuật công nghệ (Tông Cục dạy nghề) - Bộ LĐTBXH thực hiện năm 2004 Đề tài đã nêu rõ lý do và sự cần thiết phải xây dựng mô hình liên kết dạy nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đáp ứng thị trường lao động trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trình bày hiện trạng về các
kiểu mô hình liên kết với các thành tố: mục tiêu, tính chất, nội dung hoạt động,
cơ chế vận hành quản lý và điều kiện khả thi đảm bảo hiệu quả liên kết Đề tài
đã đề xuất 2 kiêu mô hình liên kết: Kiểu 1 là liên kết dạy nghề toàn diện, Kiều 2
là liên kết dạy nghề theo từng loại hoạt động.[4]
Chủ trương “đào tạo theo nhu cầu xã hội” được Bộ GD-ĐT triển khai
thông qua chỉ thị số 53/2007/CT-BGDĐT, ngày 7 tháng 9 năm 2007 về nhiệm
vụ trọng tâm của giáo dục ĐH năm học 2007 — 2008 Trong văn bản này, Bộ
yêu cầu các trường ĐH, CÐ trong cả nước triển khai cuộc vận động: “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội” Chủ trương trên
đã được tái khẳng định trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phú (số 296/CT-TTg, ngày 27/2/2010) về đổi mới QLGD ĐH giai đoạn 2010-2012 trong đó có giao
nhiệm vụ cho Bộ GD-ĐT: Tiếp tục day mạnh việc thực hiện chủ trương đào tạo
theo nhu cau xã hội: tô chức sơ kết, đánh giá 3 năm (2008-2010) việc triển khai
thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội và xây dựng kế hoạch đào tạo theo nhu
câu xã hội câp quốc gia, tại môi địa phương và môi cơ sở đào tạo
Trang 19Như vậy, đào tạo dé người học đạt kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu
xã hội là vấn đề quan trọng bức thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cung
cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho thị trường lao động, thực hiện nội dung
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Việt Nam Cần phải nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng vào đào tạo các ngành nghề khác nhau trên phạm vi cơ sở, địa phương và quốc gia Tuy nhiên, vấn đề này mới chỉ nghiên cứu ở mức độ vĩ mô,
những nguyên tắc, định hướng chung, chưa đi vào những cơ sở, đơn vị với những đặc trưng cụ thể Cho nên, việc triển khai thực hiện ở các cơ sở giáo đào tạo chỉ dừng lại ở chủ trương, hình thức, hoặc phiến diện, không bền vững,
không đưa lại hiệu quả thiết thực cho cả nhà trường và doanh nghiệp Trường
CĐ Công nghệ Thủ Đức cũng là một cơ sở giáo dục nằm trong tình trạng chung
đó Vì vậy, nghiên cứu đề tài này không chỉ góp phần giải quyết các vấn đề vướng mắc trong hoạt động đào tạo nhân lực của Trường CÐ Công nghệ Thủ Đức mà còn góp một tiếng nói chung trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở
Việt Nam hiện nay
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Chương trình đào tạo
Wentling (1993) cho rằng: “Chương trình đào tạo là một bản thiết kế
tổng thể cho một hoạt động đào tạo (đó có thể là một khóa học kéo dài vài gio,
một ngày, một tuần hoặc vài năm) Bản thiết kế tông thể đó cho biết toàn bộ nội dung cần dao tao, chi rõ ra những gì có thê trông đợi ở người học sau khóa học,
nó phác họa ra qui trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho
biết các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học
tap, va tat ca những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chế” Về
cấu trúc, Tyler (1949) cho rằng chương trình đào tạo phải bao gồm 4 thành tô cơ ban của nó, đó là: I mục tiêu đào tạo: 2 nội dung đảo tạo: 3 phương pháp va qui trình đào tạo và 4 cách đánh giá kết qua dao tạo
Trang 20Nhu vay chuong trinh dao tao la ban ké hoach thé hién tong thể các hoạt
động của quá trình đảo tạo, điều kiện, cách thức, quy trình tô chức, đánh giá các
hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo
Theo Luật Giáo dục 2005, “Chương trình giáo dục ĐH thê hiện mục tiêu
giáo dục ĐH: quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục ĐH, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào
tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục ĐH: bảo đảm
yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác Trên cơ sở thắm định của Hội đồng quốc gia thâm định ngành về chương trình giáo dục ĐH, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với
trình độ CĐ, trình độ ĐH bao gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học, giữa lý thuyết với thực
hành, thực tập Căn cứ vào chương trình khung, trường CĐ, trường ĐH xác định chương trình giáo dục của trường mình.”
Như vậy, việc xây dựng chương trình đào tạo không đơn giản là tập hợp
mục tiêu đảo tạo: cấu trúc nội dung đào tạo: nội dung, phương pháp và hình thức
đào tạo: cách thức kiêm tra đánh giá mà nó còn thể hiện rất rõ quan điểm về đào tạo của nhà trường Đồng thời chương trình đào tạo còn là văn bản pháp quy đề
mọi thành viên nhà trường phải quản triệt, nhất trí và đồng thuận thực hiện để
đạt được mục tiêu đã định và đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội
1.2.2 Thục tập và hoạt động thực tập
a Thực tập
Theo Từ điển tiếng Việt phô thông, thực tập là tập làm trong thực tế để vận dụng và củng có kiến thức lý thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ, chuyên môn
Theo Từ điển Giáo dục học, thực tập là “dạng hoạt động thực tiễn sau
phần học lý thuyết nhằm mục đích cụ thể hóa và củng có kiến thức, phát triên khả năng quan sát, nhận thức, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống tự lập trong tương lai của học sinh”
Trang 21Chương trình đào tao trình độ CÐ cung cấp cho người học các kiến thức
và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp là chủ yếu, do đó khối lượng kiến thức giáo
dục đại cương giới hạn ở mức vừa đủ cho người học tiếp thu được các kiến thức
và kỹ năng nghề nghiệp Trong chương trình này, một bộ phận kiến thức về nghề nghiệp được bố trí dưới dạng các học phần thực hành (có thể đến 50% hoặc nhiều hơn) chính là các môn thực tập
Theo Luật Giáo dục, mục tiêu đào tạo CĐ là “giúp SV có kiến thức
chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản đê giải quyết những van dé thong
thường thuộc chuyên ngành được đào tạo” Tiếp theo đó, Luật Giáo dục ĐH lại
nêu mục tiêu đào tạo CÐ là “SV có kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiệu biết được tác động của các nguyên lý, quy luật tự nhiên -
xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết những vấn để thông thường
thuộc ngành được đào tạo”
Qua hai mục tiêu đã nêu, ta nhận thấy Bộ GD-ĐT đã rất quan tâm đến
việc nâng cao kỹ năng thực hành của SV tốt nghiệp trình độ CĐ cũng như năng
lực lao động nghề nghiệp của họ
Như vậy có thể nói rằng, thực tập là môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo CĐ Các môn học thực tập nhằm hình thành trong người học “kỹ năng thực hành thành thạo” đáp ứng chuẩn kỹ năng nghề nghiệp và góp một phần tạo “khả năng giải quyết vấn đề thông thường thuộc ngành được đào tạo” để phục vụ cho cuộc sống lao động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Bên cạnh đó, thực tập còn là một khâu quan trọng trong quá trình học, giúp SV cúng
có các kiến thức lý thuyết đã học, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn
b Hoạt động thực tập
Hoạt động thực tập là tập hợp những quá trình đào tạo nhằm triển khai
hoạt động giáo dục, các môn học thực tập trong chương trình đào tạo Nó là một
phần của chương trình đảo tạo
Trang 22Theo Từ điển Giáo dục học, quá trình đào tạo là những hoạt động truyền
thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ nhằm giúp người học chiếm
lĩnh được một năng lực nghề nghiệp hoặc một năng lực liên quan đến những mặt
khác của cuộc sống
Như vậy hoạt động thực tập là tập hợp những hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ theo nội dung, phương pháp đã được quy định nhằm giúp người học chiếm lĩnh được năng lực nghề nghiệp đạt mục
tiêu của chương trình đào tạo Cần nhấn mạnh rằng, hoạt động thực tập là tập
hợp quá trình đào tạo của nhiều môn học trong suốt quá trình thực hiện chương
Các hình thức chức năng quản lý bao gồm chú yếu: kế hoạch hóa, tô
chức, chỉ đạo hoặc lãnh đạo và kiểm tra Giáo dục là một hệ thống tô chức hoạt
Quản lý hoạt động thực tập bao gồm: quản lý GV: quản lý SV: quản lý
quá trình đào tạo: quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị: quản lý tài chính: quản lý
Trang 23lớp học; quản lý quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp tiếp nhận ngươi học đến thực tập: quản lý quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội
Các hoạt động quản lý này chịu tác động của các cơ quan QLGD cấp
trên của nhà trường nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các hoạt động của nhà
trường và bên ngoài nhà trường, các thực thể bên ngoài nhà trường, cộng đồng nhằm xây dựng những định hướng về sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ tạo điều kiện đề nhà trường phát triển
1.2.4 Biện pháp và biện pháp quản lý hoạt động thực tập
Trong phạm vi luận văn, biện pháp là những hoạt động nhằm tác động có
định hướng, có chủ đích đến một đối tượng hay một vấn đề nhằm thay đối phẩm chất, chất lượng của đối tượng hay vấn đề Mỗi biện pháp đều có ưu điểm riêng, phù hợp với đối tượng hay van dé
b Biện pháp quản lý hoạt động thục tập
Biện pháp quản lý hoạt động thực tập là những cách tác động của chủ thê quản lý (lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa) có định hướng, có chủ đích đến
hoạt động thực tập nhằm đạt mục tiêu đã đề ra của hoạt động, đồng thời nâng
cao chất lượng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp người học và có chú ý nâng cao năng lực chuyên môn nghề nghiệp và sư phạm của GV
Khi đề xuất các biện pháp quản lý cần lưu ý các nguyên tắc đảm bảo tính
mục tiêu, tính khoa học, tính hiệu quả và tính khả thi đồng thời đảm bảo sự đồng
bộ và tương thích giữa các nguyên tắc
Các biện pháp này phải được thực hiện theo quá trình quản lý với sự
tham gia tích cực của các thành viên trong tổ chức từ dự báo, lập kế hoạch, tổ
Trang 24chức thực hiện, chi đạo, lãnh đạo cho đến giám sát, kiểm tra, đánh giả Trong đó
các hoạt động trên phải đan xen nhau, tác động, bồ sung lẫn nhau để hoàn thiện biện pháp đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo
1.2.5 Chất lượng hoạt động thục tập
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông, chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất,
giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”
Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo
đã đề ra trong chương trình đào tạo
Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thé [8]
Có thể xem chất lượng của hoạt động thực tập là một phần của chất
lượng đào tạo “Mỗi cơ sở đào tạo luôn có một nhiệm vụ được ủy thác, nhiệm vụ
này thường do các chủ sở hữu quy định, điều này chỉ phối mọi hoạt động của
nhà trường Từ nhiệm vụ ủy thác này, nhà trường xác định các mục tiêu đào tạo của mình sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội — đạt “chất
lượng bên ngoài”: và các hoạt động của nhà trường sẽ được hướng vào nhằm đạt mục tiêu đó — đạt “chất lượng bên trong” (Sơ đồ 1.1) [8]
Đề đánh giá chất lượng, cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí để
làm chuẩn mực đánh giá Đề quá trình thực hiện hoạt động đảm bảo chất lượng
theo tiêu chuẩn đã đề ra, cần xây dựng hệ thống quy trình, thủ tục làm việc của các hoạt động Trong quy trình, phải có những mốc kiểm tra
Hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động thực tập có thể bao gồm
những tiêu chí như:
1 Phẩm chất về xã hội —- nghề nghiệp: đạo đức, ý thức, trách nhiệm
2 Trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn
3 Năng lực hành nghề
4 Năng lực thích ứng với thị trường lao động
Trang 25Dựa vào các tiêu chí trên, chúng ta có thê thiết kế các bài tập đánh giá tổng hợp về sự phát triển kỹ năng nghề nghiệp của người học sau một quá trình
đào tạo Từ đó hình thành hệ thống ngân hàng dé thi các môn thực tập
MUC TIỂU Kết quả đào tạo khớp với mục tiêu đào
ĐÀO TẠO tạo ® đạt chât lượng trong
Sơ đồ 1.1 Quan niệm về chất lượng
1.3 Một số vấn đề về hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ
khí ở trường CĐ
1.3.1 Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí trình độ CĐ
Theo Luật Giáo dục 2005 và Luật Giáo dục ĐH, CÐ là một trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục DH
Theo Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV - Trinh độ CĐ, ĐH mà Bộ GD-
DT đã ban hành theo thông tư số 14/2010/TT-BGDĐT ngày 27/4/2010, ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí là một ngành thuộc lĩnh vực công nghệ có mã số
52010201
Chương trình khung giáo dục ĐH trình độ CÐ ngành Công nghệ kỹ thuật
cơ khí đã nêu mục tiêu đào tạo là: “Chương trình đào tạo các kỹ thuật viên trình
độ CĐ ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí có hiểu biết về các nguyên lý cơ khí cơ bản, có kỹ năng thực hành thao tác công nghệ đề có thể đảm đương các công
Trang 26việc thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí như: chế tạo lắp ráp, vận hành, bảo trì các
thiết bị công nghệ, tổ chức và quản lý từng công đoạn SX
Sau khi tốt nghiệp các kỹ thuật viên Công nghệ kỹ thuật cơ khí có thể
làm việc tại các cơ sở chế tạo, sửa chữa, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu
thuộc lĩnh vực cơ khí” [I]
Chương trình khung này cũng đã nêu cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo gồm hai khối: khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Khối thứ hai bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành và tốt nghiệp Hoạt động thực tập thuộc phần kiến thức ngành và chiếm tỷ trọng 30% trong khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (27/90 đơn vị học trình, bang 1.1)
Bảng 1.1 Cau trúc kiến thức trong chương trình khung
ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí
1 | Kiến thức giáo dục đại cương (tối thiểu) 60
2 | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (tối thiểu) 90
Trong đó tối thiểu:
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị
trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI) về nhu cầu nhân lực giai đoạn
2012 - 2015 thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí - Luyện kim - Công nghệ ô tô xe máy lại đứng đầu, chiếm tỷ lệ 28% nhu cầu lao động Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây HStốt nghiệp trung học phố thông lại có xu hướng đăng ký tuyển
Trang 27sinh vào các ngành nghề dịch vụ khiến cho mất cân đối trong cung - cầu nhân
lực lao động
1.3.2 Mục đích, nội dung của hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí
a Mục đích hoạt động thục tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí
Mục tiêu của đào tạo kỹ thuật viên trình độ CÐ là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong SX có năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo
Nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo của ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí trình độ
CĐ, hoạt động thực tập được thực hiện với các mục đích sau cho SV:
- Củng cố các kiến thức lý thuyết đại cương, cơ sở ngành, chuyên
ngành đã học
-_ Hình thành kỹ năng nghề nghiệp của một kỹ thuật viên Công nghệ kỹ thuật cơ khí trình độ CĐ
-_ Làm quen với môi trường làm việc, quá trình SX thực tế
- Giúp SV tích lũy kinh nghiệm về chuyên môn cũng như về công tác quản lý
b _ Nội dung hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí Hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí đóng vai trò cốt yếu trong chương trình đào tạo để hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho người học Nội dung hoạt động này được xây dựng theo bài bản chung là chương trình chi tiết môn học trên cơ sở khoa học (công nghệ - sư phạm) kết hợp với kinh nghiệm SX và yêu cầu phát triển của SX nhằm cung cấp cho người học các kỹ năng nghề nghiệp chuẩn Cụ thể là các môn học sau:
- Thực tập hàn: giúp SV nắm được nguyên lý cơ bản của nguyên công hàn trong gia công cơ khí, phân biệt các phương án hàn, nguyên lý cấu tạo và
làm việc của các thiết bị hàn điện và hàn hơi, quy trình thực hiện hàn một chi
tiết Thực hiện một số bài tập hàn hơi và hàn điện cơ bản để hình thành kỹ năng hàn
Trang 28- Thực tập nguội: cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản trong công nghệ gia công cơ khí với các dụng cụ cầm tay và một số thiết bị gia công đơn
giản: vạch dấu, đục, dữa, cưa cắt, uốn, nắn, khoan, khoét, doa, cắt ren, tán đinh
: đo các kích thước bằng các dụng cụ cầm tay: thước kẹp, palme, dưỡng ren,
calips,
-_ Thực tập máy công cụ: nội dung thực tập gồm các bài gia công cắt gọt
cơ khí cơ bản về: tiện, phay, mài nhằm giúp cho SV củng có kiến thức lý thuyết
đã học được ở các môn cốt lõi, chuẩn bị cho việc học tập các kiến thức chuyên
môn và trang bị một số kỹ năng cơ bản của nghề tiện, phay, bào, mài làm cơ sở cho các nội dung lý thuyết chuyên môn và thực tập kế tiếp
Thực tập xí nghiệp: Giúp SV làm quen với tổ chức SX trong lĩnh vực
cơ khí, SV được tô chức tham quan kiến tập các xí nghiệp cơ khí, tìm hiểu cơ
cấu tổ chức xí nghiệp, tham gia trực tiếp vào một công đoạn của nha may, xi
nghiệp
1.3.3 Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động thực tập ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí
a Phương pháp tổ chức
Trước đây, hoạt động thực tập được thực hiện theo phương pháp nguyên công Có nghĩa là đào tạo theo từng công đoạn của dây chuyền SX Phương pháp này chú trọng trang bị và hình thành ở người học các kỹ năng lao động nghề cơ khí theo từng công đoạn trong dây chuyền SX cơ khí thông qua các bài hướng dẫn thực hành cơ bản và thực tế trong S% Các kỹ năng nghề nghiệp được hình thành và phát triển thông qua các bài tập từ mức độ cơ bản và tăng dần độ
phức tạp về số lượng thao tác, độ phức tạp và tốc độ thực hiện Phương pháp
này có khả năng nâng cao tốc độ hình thành kỹ năng và duy trì kỹ năng bền vững vì được lập lại nhiều lần Tuy nhiên, phương pháp này cũng tổn tại nhiều hạn chế, nồi bật là chỉ hình thành trong người học những kỹ năng hạn hẹp trong một loại hình công việc hoặc công đoạn, không tạo điều kiện phát huy, phát triển kiến thức nghề nghiệp, tư duy công nghệ và sự sáng tạo
Trang 29Dé khắc phục, người ta thường kết hợp phương pháp nguyên công với phương pháp đào tạo nghề theo sản phẩm Phương pháp này cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản và thực tế trong các công đoạn SX ra những sản phẩm điền hình và hướng dẫn họ vận dụng kỹ năng và tu duy công nghệ để SX sản phẩm cùng loại Song song, người ta cũng đưa ra phương pháp kết hợp bài tập hình thành kỹ năng riêng lẽ ở từng khâu với các bài tập tổng hợp bao gồm một số công đoạn kế tiếp hoặc một số công việc liên quan đến quy trình SX Phương pháp này được gọi là phương pháp nguyên công tổng hợp và tiến hành qua các giai đoạn:
Giai đoạn l: làm quen với dụng cụ công cụ thiết bị SX Đây là giai đoạn chuẩn bị quan trọng đề người học từng bước nắm vững các nguyên công, hình thành kỹ năng
- Giai đoạn 2: luyện tập các động tác, thao tác đề hình thành kỹ năng cơ
bản Trong giai đoạn này có thể thực hiện các chỉ dẫn phối hợp qua một vài nguyên công công việc qua đó bước đầu hình thành vận dụng kỹ năng và tư duy công nghệ
- Giai đoạn 3: thực hiện các công việc tổng hợp gồm nhiều nguyên công, công việc khác nhau, có sự tham gia của nhóm công tác Trong giai đoạn này, người học không chỉ được luyện tập các kỹ năng mà còn được tập luyện các hoạt động khác như chuẩn bị nơi làm việc, bố trí đây chuyền SX hợp lý, tính toán, kiểm tra - đánh giá chất lượng công việc, sản phẩm Đây là giai đoạn người học hình thành năng lực hành nghề tông hợp
b Hình thức tổ chức
Hoạt động thực tập thường được tô chức theo lớp tại các xưởng thực tập
của trường với sự hướng dẫn của GV hoặc tại doanh nghiệp SX với sự hướng
dẫn của GV và kỹ thuật viên thuộc doanh nghiệp Cụ thể được nêu ở bảng 1.2
Đối với các trường đào tạo theo học chế niên chế, quá trình đào tạo các
môn thực tập được tô chức theo lớp và căn cứ theo chương trình chi tiết môn
học GV lên lớp hướng dẫn lý thuyết, thực hành, SV thực tập theo bài tập hoặc
Trang 30phiếu hướng dẫn đã biên soạn, kết quả học tập được đánh giá qua các bài thực tập và kỳ thi học kỳ trong đó bài thi học kỳ có tỷ trọng 509%
4 | Thuc tap xi nghié Doanh nghiép SX
Đối với các trường đào tạo theo học chế tín chỉ, quá trình đào tạo các môn thực tập được tô chức tương tự nhưng việc đánh giá kết quả học tập chú
trọng đến quá trình Điểm thực tập là trung bình cộng có trọng số của các bài
thực hành và SV phải thực hiện đủ các bài tập này
Đối với môn thực tập xí nghiệp, SV được nhà trường gởi đến doanh nghiệp SX theo hình thức nhóm thực tập thông qua bản hợp đồng hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp Căn cứ để triển khai hoạt động này là đề cương chỉ tiết chương trình thực tập xí nghiệpvà bản hợp đồng đã ký GV hướng dẫn sẽ căn cứ vào đề cương và hợp đồng đề phối hợp với kỹ thuật viên của doanh nghiệp để hướng dẫn, tạo điều kiện để người học tìm hiểu về quy trình
SX, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng (chủ yếu là về tổ chức SX)
1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí ở trường CĐ
Quản lý hoạt động thực tập là quản lý nhà trường, nó bao gồm các thành
tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức và kết quả quản lý Đó là các thành tố trung tâm của công tác quản lý, nếu tác động hợp lý đúng quy luật thì
Trang 31công tác quản lý sẽ thực hiện đúng các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm tra và sẽ đảm bảo tốt cho chất lượng của hoạt động thực tập
Hiện nay trong các trường CĐ, công tác đào tạo có thể thực hiện theo học chế niên chế hoặc học chế tín chỉ và hoạt động thực tập được xem là những
hoạt động dạy học nên các công tác quản lý hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí cũng chính là quản lý hoạt động giáo dục, quản lý hoạt
động dạy học Cũng như những hoạt động giáo dục khác, hoạt động thực tập có
độ phức tạp cao nên cần được quản lý chặt chẽ
Trao đổi với TS Nguyễn văn Hựu chuyên viên của Vụ Giáo dục ĐH theo dõi về đào tạo theo học chế tín chỉ, thì đến đầu năm 2012, chỉ có 21 trong
số gần 200 trường CĐ đào tao theo học chế tín chỉ, số còn lại đào tạo theo học chế niên chế Việc tổ chức hoạt động thực tập theo học chế tín chỉ sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho SV tham gia
1.4.1 Lập kế hoạch hoạt động thực tập
Đối với các trường đào tạo theo niên chế, việc lập kế hoạch hoạt động thực tập do các chủ thể quản lý thực hiện theo các giai đoạn sau:
-_ Giai đoạn xác định mục tiêu: diễn ra cùng lúc với việc xây dựng hoặc
cập nhật chương trình đào tạo để áp dụng cho khóa học mới Tương ứng với
mục tiêu đào tạo của hoạt động thực tập, nhà quản lý xác định mục tiêu quản lý của đơn vi, co sở
Giai đoạn lập kế hoạch: sản phẩm là một bộ hồ sơ bao gồm chương trình đào tạo, kế hoạch khóa học, kế hoạch năm học trong đó có các mốc học vụ,
tiến độ thực hiện các môn học trong đó có các môn lý thuyết và thực tập, bảng
phân công công tác GV, thời khóa biểu học kỳ có cả lịch học và lịch thị, lịch sử
dụng phòng học, lịch sử dụng xưởng thực tập, bảng đề xuất sửa chữa trang thiết
bị, bảng đề xuất mua sắm vật tư học tập Hiện nay, các trường xem các môn
học lý thuyết cũng như thực tập nên không xây dựng kế hoạch riêng đề quản lý
hoạt động thực tập
Trang 32- Giai doan trién khai thuc hién ké hoach: can cht y thu thap cac thong
tin phản hôi, kết quả thực hiện đề điều chỉnh kế hoạch hoặc tác động quản lý phù hợp
-_ Giai đoạn đánh giá: ngoài việc đánh giá kết quả đạt được khi thực hiện
kế hoạch so với mục tiêu đã đề ra, công tác đánh giá còn có nhiệm vụ phân tích
kết qua dé dua ra quyết định quản lý mới từ đó phát triển nhà trường và nâng
cao chất lượng hoạt động
Hai giai đoạn sau thuộc khâu tô chức thực hiện nhưng cũng cần lưu ý vì
có mối quan hệ chặt chẽ với khâu lập kế hoạch
Đối với các trường đào tạo theo tín chỉ, việc lập kế hoạch hoạt động thực
tập không chỉ do các chủ thể quản lý thực hiện mà còn có sự tham gia của người
học SV tự xây dựng kế hoạch học tập trong khóa học, năm học hoặc học kỳ từ
đó đăng ký các môn học nói chung, và đăng ký tham gia các hoạt động thực tập nóI riêng
Các giai đoạn thực hiện cũng tương tự, tuy nhiên bộ hỗ sơ được hình
thành trong giai đoạn lập kế hoạch còn có thêm: số tay SV, lich đăng ký học
phần hồ sơ đăng ký học phần của SV và các phương án tô chức lớp học
1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch thục tập
Công tác tổ chức là hiện thực hóa các mục tiêu và các hoạt động đã nêu trong kế hoạch hoạt động thực tập Đây là khâu quan trọng vì nêu thực hiện tốt
công tác này thì không chỉ giúp hoạt động thực tập có kết quả tốt, nâng cao chất
lượng đào tạo mà còn có khả năng tạo ra sức mạnh mới cho cơ quan, don vi
Công tác này bao gồm các nội dung sau:
Căn cứ bộ hồ sơ đã nêu trong kế hoạch, nhà trường và các don vi xac định các chủ thể, khách thể quản lý hoạt động thực tập Trong thực tế, nội dung
này đã được xác định qua quy chế hoạt động của nhà trường Ví dụ, Phòng Đào tạo sẽ phối hợp với các khoa triển khai các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt
động thực tập của năm học dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, giáo vụ khoa theo dõi tiến độ thực hiện môn học để
Trang 33báo cáo với Trưởng khoa và Phòng Đào tạo, Phòng Khảo thí sẽ tổ chức thi kết thúc học kỳ (xem sơ dé 1.2)
Đối với các trường đào tạo theo tín chỉ, Phòng Đào tạo phải đảm nhiệm
công tác xếp lớp theo đăng ký của SV Mặt khác, các môn học trong hoạt động thực tập sẽ không có tô chức thi kết thúc
Trong quá trình tổ chức thực hiện, các chủ thê quản lý phải luôn theo dõi, kiém tra đề ghi nhận kịp thời thông tin về hoạt động thực tập, đồng thời chi
đạo đề tô chức hoạt động thực tập một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động giáo dục và đồng thời phát huy tối đa nguồn lực của nhà trường, của
ĐÀO SINH DỤNG KỶ LUẬT va ĐOÀN NIÊN | VIÊN - ˆ TẠO
CÁC TRUNG TÂM CÁC PHÒN CÁC KHOA
Trang 34Căn cứ kế hoạch và từ các thông tin thu thập được trong quá trình tổ
chức hoạt động thực tập, các chủ thê quản lý thực hiện công tác chỉ đạo hiện thực hóa mục tiêu hoạt động
Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo còn nhằm hướng dẫn triển khai nhiệm vụ
cho GV, SV và các khách thể khác
Trong các trường CĐ, nội dung giám sát được giao cho Phong Thanh tra
giáo dục thực hiện cùng với đội ngũ thanh tra viên và giám sát Các ghi nhận về hoạt động thực tập như thực hiện tốt, thực hiện lúng túng, thực hiện sai lệch nhiệm vụ do đội ngũ này thực hiện và báo cáo với lãnh đạo cấp trên hoặc cùng
cấp Từ các thông tin đó, công tác đôn đốc, động viên và kích thích hoặc điều
chỉnh có thể được các chủ thể quản lý thực hiện tức thời hoặc thông qua các
phiên họp giao ban hoặc bằng văn bản chỉ đạo
Khâu chỉ đạo đòi hỏi năng lực lãnh đạo của chủ thể quản lý, để tạo điều kiện thuận lợi nhất, để sử dụng hết nguồn lực hiện có của nhà trường nhằm thể
thúc đầy quá trình tổ chức hoạt động thực tập đạt mục tiêu và nâng cao chất
lượng
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực tập
Hiện nay, công tác kiểm tra hoạt động thực tập bao gồm các hình thức sau:
- Kiểm tra kết quả thực tập của SV thông qua các bài tập trên lớp đối
với các hoạt động thực tập tại lớp hoặc thông qua các báo cáo thực tập đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp Công tác này do GV thực hiện, mang tính
chủ quan
- Kiểm tra việc thực hiện công tác giảng dạy của GV thông qua công
tác dự giờ, thanh kiểm tra chuyên môn, đánh giá chất lượng dạy học của nhà trường Thông thường, hoạt động này được thực hiện bởi đội ngũ thanh tra viên
do Phòng Thanh tra giáo dục quản lý
Nhà trường thực hiện tổng hợp, đánh giá các kết quả trên thông qua các
hoạt động sơ kết học kỳ, tổng kết năm học
Trang 35Trong thời gian vừa qua, đã có một số trường thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động thực tập nói riêng
theo chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ GD-ĐT quy định
Bên cạnh đó, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các hoạt động giáo dục, một số trường CÐ đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thực tập ngành Công
nghệ kỹ thuật cơ khí ở trường CĐ
Nâng cao chất lượng hoạt động thực tập của của các ngành đào tạo trong
đó có ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí là một trong những mục tiêu của công tác quản lý nhà trường CÐ
Quyết định số 66/2007/QĐ-BGDĐT ngày 1/11/2007 của Bộ GD-ĐT quy định hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường CÐ Có thể nói rằng mỗi tiêu chuẩn là một yếu tố ảnh hưởng chất lượng hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí ở trường CD
- Sứ mạng và mục tiêu của trường CD Có thể khẳng định rằng sứ mạng của nhà trường rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và các nguồn lực nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực của xã hội sẽ là động lực để nhà trường nói chung và hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí
nói riêng phát triển Sứ mạng của trường được cụ thể thành các mục tiêu và
được thường xuyên định kỳ điều chỉnh và rà soát
- Tổ chức và quản lý Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, cản bộ
quản lý, GV, nhân viên được quy định cụ thể bằng quy chế tổ chức hoạt động
của nhà trường và được triển khai nghiêm túc sẽ làm cơ sở cho việc thực hiện
kế hoạch chung cũng như tạo sự phát triển bền vững cho nhà trường
- Chương trình giáo dục Chương trình giáo dục là nền tảng trong công tác đào tạo ở bất kỳ trình độ nào Đề chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thì nội dung chương trình giáo dục phải sát với yêu
Trang 36cầu của thị trường lao động, đáp ứng được sự thay đối của kỹ thuật và công nghệ mới đã được ứng dụng trong SX
-_ Hoạt động đào tạo Hoạt động này phải được thực hiện theo quy định
của Bộ GD-ĐT về công tác tổ chức các hoạt động đào tạo Bên cạnh đó kịp thời tiếp thu kinh nghiệm nghiên cứu, ứng dụng các xu hướng tích cực, tiến
bộ của trong nước và thế giới vào công tác đào tạo, gắn hoạt động đào tạo với nhu cầu phát triển xã hội, nhu cầu nhân lực lao động của địa phương và của ngành: từng bước nâng cao vi thế, vai trò của nhà trường đối với xã hội
-_ Đội ngũ cán bộ quản lý, GV và nhân viên Đội ngũ cán bộ quan ly,
GV và nhân viên là lực lượng nòng cốt, chủ động trong việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị được giao: đào tạo những thế hệ học sinh, SV có tư tưởng chính
trị tốt, có phâm chất, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội Đó phải là những cán bộ quản lý không chỉ tâm huyết với sự nghiệp giáo dục mà còn phải năng động, sáng tạo, nhạy bén với tình hình mới Đội ngũ GV cũng phải thích ứng với nền kinh tế tri thức, luôn
nghiên cứu, cập nhật kiến thức để công tác giảng dạy, đào tạo theo kịp với sự
phát triển của xã hội Nhân viên phục vụ cũng phải đối mới công tác phục vụ: nhanh chóng kịp thời để phục vụ có hiệu quả công tác nghiên cứu và giảng
dạy
Người học Người học là trung tâm của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực xã hội Nhà trường phải có những biện pháp cụ thể để đảm bảo quyền lợi
và nghĩa vụ, tạo điều kiện cho người học phần đấu, tu dưỡng, rèn luyện dé dat
kết quả cao trong học tập từ đó trở thành người lao động có năng lực và đáp
ứng nhu cầu của xã hội
- Nghiên cứu khoa học; ứng dụng, phát triển và chuyển giao công
nghệ Cùng với nhiệm vụ đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học cũng là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao năng lực đào tạo Các hoạt động nghiên cứu
của nhà trường sẽ góp phần thiết thực vào công tác đảo tạo và phát triển kinh
tế xã hội, góp phần đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 37- Thu vién, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất Dé thuc hién tốt
nhiệm vụ đào tạo, nhà trường cần phải xem việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, điều kiện làm việc cũng là nhiệm vụ quan trọng Các điều kiện về cơ
sở vật chất của nhà trường sẽ góp phần thiết thực vào công tác đào tạo nói chung và nâng cao chất lượng hoạt động thực tập của ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí nói riêng
- Tai chinh va quan ly tai chính Công tác tài chính trong các cơ quan
nói chung và nhà trường nói riêng là vấn đề then chốt Có được sự ồn định tài
chính đáp ứng được các hoạt động của nhà trường là vấn đề hàng đầu, song việc quản lý tài chính theo quy chế tài chính và công khai, minh bạch công tác tài chính trong đơn vị một cách thường xuyên, liên tục theo quy định cũng hết sức quan trọng Công tác tài chính luôn song hành với sự tổn tại và phát triển của nhà trường
-_ Quan hệ giữa nhà trường và xã hội Quan hệ giữa nhà trường và xã
hội là mảng hoạt động cần được nhà trường đặc biệt quan tâm bởi hoạt động
này gắn liền với mục tiêu sứ mạng của nhà trường Nếu nhà trường có mối quan hệ tốt với doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp thì sẽ có điều kiện thuận
lợi đề lôi cuốn sự tham gia tích cực của SV vào hoạt động thực tập
Kết luận chương 1
Hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí là một hoạt động
giáo dục và cũng là một thành phần của chương trình đào tạo Hoạt động nhằm đạt các mục tiêu: hình thành trong người học kỹ năng thực hành thành thạo đáp ứng chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, hình thành khả năng giải quyết vấn để thông thường thuộc ngành đào tạo, giúp SV rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn Những mục tiêu này cũng chính là những điều trăn trở của các nhà giáo dục nghề nghiệp, các nhà QLGD với mong muốn nâng cao chất lượng giáo
dục
Trang 38Hién nay, dé cha trương “đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội” của Bộ GD-
DT trở thành phong trào thật sự, các trường CÐ đã có nhiều nỗ lực để xuất và
thực hiện nhiều hoạt động Việc nghiên cứu dé đề xuất các biện pháp quản lý
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực tập ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí
tại trường CÐ Công nghệ Thủ Đức là việc làm thiết thực và cần thiết cho việc
phát triển đào tạo của nhà trường
Trang 39CHƯƠNG 2 THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG THUC TAP NGANH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TRƯỜNG
CAO ĐĂNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC
2.1 Giới thiệu về Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức
Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức được thành lập trên cơ sở Trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Thủ Đức theo Quyết định số 6426/QĐ-BGD-
ĐT ngày 24/09/2008 của Bộ GD-ĐT Tính đến thời điểm hiện nay Nhà trường
đã có hơn 28 năm hình thành và phát triển với sứ mạng: “Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức và năng lực, yêu nghề, sáng tạo biết tự khẳng định giá trị, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, có ý thức học tập suốt đời” và tầm nhìn: “Là
cơ sở giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần đắc lực
phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh và của cả nước”
Nhà trường hiện có 08 khoa đào tạo, 24 ngành thuộc các lĩnh vực công
nghệ, kinh tế, quản trị và ngoại ngữ với quy mô hơn 7000 HSSV Nhà trường đóng góp cho đội ngũ lao động có tay nghề của TP Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước với khoảng 3000 SVHS tốt nghiệp các ngành nghề hằng năm
Các ngành nghề đào tạo của Nhà trường hiện nay là:
" Bậc CĐ gồm các ngành:
Tiếng Anh
Quản trị kinh doanh
- Kế toán
Công nghệ thông tin
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Công nghệ kỹ thuật Ôtô.
Trang 40- Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử
- Công nghệ kỹ thuật điện tử - truyền thông
" Bậc TCCN gồm các ngành:
-_ Kế toán doanh nghiệp
- Quản trị doanh nghiệp thương mại
- Điện công nghiệp và dân dụng
- Dién tử công nghiệp
- Cơ khí chế tạo
- Cơ khí Ôtô
Với thế mạnh là đào tạo SV thành người lao động yêu nghề, có kiến thức chuyên môn, tay nghề vững chắc và có việc làm phù hợp khi ra trường là mục tiêu của Nhà trường Hàng năm, các doanh nghiệp đóng trong địa bàn TP Hồ Chí Minh cũng như các vùng lân cận thường xuyên đến trường tuyến dụng lao động và đặt hàng bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ kỹ năng công nghệ thông tin, ngoại ngữ cho cán bộ - nhân viên
Nhà trường hiện có trên 200 cán bộ, viên chức ; trong đó trên 145 GV với 100% trình độ ĐH trở lên: trên 40% GV có trình độ sau ĐH: Đội ngũ GV có