1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho việc hội nhập quốc tế của việt nam

36 311 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 292,5 KB

Nội dung

A. THÔNG TIN ĐỀ TÀI Cấp đề tài: Đề tài cấp Bộ Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trần Ngọc Dũng, Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội Cơ quan chủ quản: Bộ Tư pháp Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học pháp lý Năm bảo vệ: 2006 B. NỘI DUNG TÓM TẮT Kể từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách đổi mới, việc đào tạo đội ngũ cán bộ pháp luật đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng cũng như chất lượng. Các cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật đã không ngừng nâng cao trình độ của các giảng viên, hoàn thiện chương trình, đổi mới phương pháp, tăng cường cơ sở vật chất để đào tạo và cung cấp cho đất nước những cán bộ pháp luật có trình độ cao và có năng lực trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy vậy, trong quá trình nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế, nhất là hội nhập về kinh tế, nhiều vấn đề, nhiều yêu cầu mới đang được đặt ra trước mắt cũng như lâu dài đối với đội ngũ cán bộ pháp luật. Trong quá trình hoạt động của mình, các cán bộ pháp luật được đào tạo trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành công, nhưng khi đối mặt với những đòi hỏi do quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, thì cán bộ pháp luật này chưa đáp ứng được. Nhiều vấn đề liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ, thương mại quốc tế v.v… hầu như mới lạ đối với những cán bộ pháp luật đã được đào tạo. Việc các doanh nghiệp Việt Nam bị thua kiện trong các tranh chấp thương mại quốc tế, bị mất các cơ hội đầu tư, mất đối tác kinh doanh…có một phần là lỗi của những cán bộ pháp luật. Họ chưa đủ năng lực để đối mặt với các thách thức mới. Trong bối cảnh đó, việc đào tạo được một đội ngũ cán bộ pháp luật có trình độ cao, có năng lực toàn diện và phẩm chất tốt để giải quyết những yêu cầu do công cuộc hội nhập quốc tế đặt ra là một yêu cầu vô cùng bức xúc. Cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ hợp tác quốc tế là các chuyên gia am hiểu sâu sắc những lĩnh vực pháp luật liên quan đến hội nhập quốc tế, có kỹ năng giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn hội nhập quốc tế, am hiểu văn hoá, lịch sử, tập quán, kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như của các nước và thông thạo ít nhất một ngoại ngữ phổ biến trên thế giới. Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có khả năng cạnh tranh với các đối tác nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật. Sự nghiệp đổi mới toàn diện, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam đòi hỏi phải đào tạo một đội ngũ cán bộ pháp luật có trình độ cao (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ), có đủ khả năng giải quyết những vấn đề to lớn và trọng đại trong thời gian trước mắt cũng ĐỀ TÀI ĐÀO TẠO CÁN BỘ PHÁP LUẬT CÓ TRÌNH ĐỘ CAO PHỤC VỤ CHO VIỆC HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM như lâu dài, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay. Tuy vậy, việc đào tạo được những cán bộ pháp luật có trình độ cao không đơn giản. Cần phải tìm hiểu những vấn đề thuộc về đến phẩm chất và năng lực của cán bộ pháp luật có trình độ cao, xác định các tiêu chí của khái niệm này cũng như cách thức để đạt được những tiêu chí đó. Việc này đòi hỏi sự nghiên cứu, tìm hiểu cả lý luận và thực tiễn, nhất là quy trình đào tạo cán bộ pháp luật, tìm ra cách thức khắc phục những khiếm khuyết của quy trình đó. Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích xác định những tiêu chí của người cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam; và dựa trên những tiêu chí đó, đề xuất những giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm đào tạo những cán bộ pháp luật đáp ứng những tiêu chí đó. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO CÁN BỘ PHÁP LUẬT CÓ TRÌNH ĐỘ CAO PHỤC VỤ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam Tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế nói trên, Việt Nam đứng trước những cơ hội thuận lợi và thách thức. Hội nhập quốc tế tạo điều kiện để tận dụng các nguồn lực và điều kiện quốc tế thuận lợi, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra cạnh tranh hết sức gay gắt có thể là nguyên nhân gây ra phá sản đối với những ngành kinh tế và những doanh nghiệp kém hiệu quả của nước ta, gây ra xáo trộn về công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Hệ thống pháp luật thương mại của nước ta cũng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Trình độ cán bộ thực hiện hội nhập quốc tế chưa cao, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập quốc tế chưa được đẩy mạnh. Trình độ cán bộ của Việt Nam nhìn chung đã được nâng lên đáng kể sau hơn một thập kỷ tiến hành hội nhập quốc tế, nhưng so với yêu cầu hiện nay và mặt bằng trình độ chung của các nước thì đội ngũ cán bộ của nước ta cần được nâng cao hơn nữa cả về chuyên môn và ngoại ngữ. 2. Các chủ trương, chính sách về hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã nhận định: "Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh" [17, tr.13]. Để đạt được mục tiêu đó, một trong những định hướng quan trọng là: "Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước" [17, tr.26]. Song song với đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương trọng tâm về đối ngoại của Đảng giai đoạn này là: "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường. Ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 07/NQ-TW về hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 14/3/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/QĐ-TTg về Chương trình hành động của Chính phủ chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TW. Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị đã nhất trí về năm nội dung cơ bản trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế như sau: - Thống nhất về nhận thức tư tưởng về hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục tuyên truyền nâng cao hiểu biết về hội nhập kinh tế quốc tế cho mọi tầng lớp nhân dân; - Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; - Mở cửa thị trường và giảm thuế quan; - Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý phù hợp với các quy định của quốc tế về kinh tế - thương mại; - Đào tạo nguồn nhân lực. Trong lĩnh vực pháp luật, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2-5-2005 về Chiến lược cải cách tư pháp, trong đó có nhấn mạnh rằng “tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất, đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”[4]. Các cơ sở đào tạo luật cần phải nghiên cứu đề ra định hướng, thực hiện các giải pháp nhằm đổi mới cơ bản về nội dung chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo để bảo đảm đào tạo và cung cấp cho xã hội những cán bộ pháp lý có trình độ cao, có khả năng giải quyết được những vấn đề pháp lý quan trọng; bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam trong quan hệ dân sự, thương mại với các nước, tổ chức quốc tế và cá nhân là người nước ngoài khác. 3. Nhu cầu đội ngũ cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ hội nhập quốc tế của Việt Nam Trong tương lai, Việt Nam sẽ trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế quan trọng, đồng thời sẽ gia nhập một số tổ chức quốc tế lớn, ví dụ như Tổ chức Thương mại Thế giới. Điều này đòi hỏi nước ta cần phải có một lực lượng lớn những người có trình độ pháp luật phù hợp với các công việc liên quan tới hội nhập quốc tế. Xuất phát từ thực tế đội ngũ cán bộ pháp luật làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam còn thiếu và yếu, trước mắt cũng như lâu dài, việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ pháp luật có trình độ cao để phục vụ hội nhập quốc tế là hết sức rất cấp thiết. 1.3.1. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ pháp luật có trình độ cao trong lĩnh vực cố vấn về kinh tế và thương mại quốc tế; 1.3.2. Nhu cầu về cán bộ pháp luật đàm phán về vấn đề quốc tế; 1.3.3. Nhu cầu đối với cán bộ hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật cho hội nhập quốc tế; 1.3.4. Nhu cầu đào tạo các chức danh tư pháp trong giai đoạn mới. Việc xác định chính xác nhu cầu đào tạo các chức danh tư pháp trong thời gian trước mắt và lâu dài có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo. Nhu cầu đào tạo được đánh giá qua hai tiêu chí: nhu cầu về số lượng cán bộ và nhu cầu về chất lượng cán bộ. 1.4. Kinh nghiệm và mô hình đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ việc hội nhập quốc tế của một số nước. Qua việc nghiên cứu chương trình đào tạo luật gia tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Philippines, Cộng hoà Liên bang Đức, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Ôxtrâylia và New Zealand, Hoa Kỳ, và Canada, có thể đưa ra ba nhận định sau đây: Thứ nhất, ở những nước XHCN, nền luật học chưa phát triển. Luật pháp được đồng nghĩa với cách hiểu của luật công, là những công cụ triển khai chính sách của Nhà nước. Dạy luật về cơ bản cũng dựa trên các phương pháp của luật công, lấy lý luận Mác-Lênin về tổ chức bộ máy nhà nước làm công cụ tư tưởng chính, các ngành luật được lựa chọn tùy theo nhãn quan quản lý nhà nước từng thời điểm khác nhau. Trong hệ đại học, người ta không rèn luyện các kỹ năng hành nghề cần có của luật sư như kỹ năng thẩm vấn, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tranh tụng, mà chủ yếu diễn giảng tư tưởng và cầu trúc các đạo luật, cách hiểu và vận dụng chúng theo một đường lối thống nhất bởi Đảng cầm quyền. Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa gặp khủng hoảng, ảnh hưởng của mô hình này suy giảm đáng kể. Các quốc gia Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ quay trở lại với nền dân luật truyền thống. ở Trung Quốc và Việt Nam, hệ thống pháp luật của mô hình Nhà nước toàn trị được thay thế bởi một nền pháp luật tương thích với kinh tế thị trường. Tư duy lại việc dạy và học luật ở các quốc gia này là một điều tất yếu đang diễn ra. Thứ hai, ở các quốc gia châu Âu lục địa, kể cả ở Anh và các quốc gia chịu ảnh hưởng của người Anh, việc dạy luật được bắt đầu ở bậc đại học, học viên phần lớn là những tú tài trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Sau khi có bằng cử nhân luật, họ phải trải qua những kỳ đào tạo nghiệp vụ mới có thể từng bước hành nghề luật. Quy trình đào tạo luật được chia thành hai công đoạn: công đoạn hàn lâm, do các khoa luật phụ trách, công đoạn dạy nghề, do Bộ Tư pháp, Hiệp hội Luật sư hoặc các tổ chức được ủy quyền tiến hành. Các cấp học thạc sĩ, tiến sĩ luật học là nối dài của quá trình đào tạo hàn lâm, người có bằng tiến sĩ luật thường đạt được một số kỹ năng nghiên cứu, mà không được đào tạo về hành nghề luật. Các khoa dạy luật thường thuộc các trường đại học công lập, giai đoạn dạy nghề luật ở một số nước còn được xem như đào tạo công chức tập sự với chế độ lương bổng và nghĩa vụ giống với công chức. Thứ ba, Hoa Kỳ không phân chia đào tạo luật thành hai công đoạn hàn lâm và dạy nghề, mà nhập hai giai đoạn này vào chương trình đạo tạo luật cho những người đã có ít nhất một bằng cử nhân ở các ngành khoa học khác. Dạy luật ở nước này mang tính rèn luyện kỹ năng rõ rệt, sau khi có bằng luật (J.D.), người học có thể thi vào Hiệp hội Luật sư các bang để hành nghề. Các cơ sở đào tạo luật không được gọi là khoa luật, mà là các trường luật độc lập. Các trường danh tiếng phần lớn là trường tư, vận hành với những cơ chế không khác gì các công ty. Thẩm phán được lựa chọn từ những luật sư có kinh nghiệm. Giới luật sư có vai trò rất đáng kể trong đời sống kinh tế và chính trị nước Mỹ. Riêng kinh nghiệm đào tạo cán bộ pháp luật ở Trung Quốc, Đề tài rút ra một số nhận xét sau: - Giáo dục pháp lý hiện nay, có rất nhiều vấn đề làm cho những người làm công tác giáo dục pháp lý cảm thấy thiếu sót và áp lực, điều này chủ yếu biểu hiện ở: chạy đua về số lượng, giáo dục pháp lý thể hiện giống như bọt xà phòng; Biện pháp dạy học đơn điệu, mô hình giáo dục đơn nhất; giáo dục pháp lý tách rời nghề nghiệp pháp luật, nội dung dạy học cũ kỹ, tốc độ đổi mới chậm; đầu tư cho dạy học không đủ, cơ sở vật chất thiếu thốn. - Đào tạo pháp luật bậc cao chưa có mục tiêu rõ ràng chính xác. Nhiều trường đại học chưa nêu rõ mục tiêu cụ thể của đào tạo sinh viên chuyên ngành pháp luật trong các văn bản giới thiệu về trường mình. - Tầng lớp giáo dục chưa có quy củ. Đào tạo pháp luật ở Trung Quốc có tới 5,6 tầng lớp; các biện pháp dưới các tầng lớp này lại càng nhiều hơn. Các trường, bất kể lực lượng giáo viên và điều kiện giảng dạy có đầy đủ hay không, chỉ cần thu hút được sinh viên là mở lớp với quy mô lớn và tốc độ nhanh. - Thiếu tư tưởng đào tạo pháp luật. Đào tạo pháp luật luôn luôn tồn tại phụ thuộc vào chính trị, pháp luật từ lâu được coi là công cụ chính trị, về cơ bản nội dung giáo dục pháp luật là các văn kiện của Đảng, Nhà nước và lý luận của giai cấp vô sản chuyên chính. Ở Trung Quốc chưa hình thành được một tư tưởng đào tạo pháp luật độc lập, có hệ thống, hoàn chỉnh, đồng bộ. Cho nên, sau cải cách mở cửa, là thời kỳ phục hồi và phát triển của đào tạo luật, nhưng đào tạo pháp luật của Trung Quốc đã tiến một cách mò mẫm trong hoàn cảnh thiếu tư tưởng đào tạo. Thiếu tư tưởng đào tạo có nghĩa là thiếu sự hướng đạo và sẽ mất phương hướng trong sự thay đổi của xã hội, nhất là trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay. Thiếu tư tưởng đào tạo pháp luật sẽ trở thành một căn bệnh nan y hạn chế sự phát triển đào tạo pháp luật tại Trung Quốc. Kinh nghiệm đào tạo cán bộ pháp luật tại Vương quốc Thụy Điển cho thấy tất cả các trường Đại học ở Thụy Điển đều là những trường đa ngành. Cơ cấu của trường bao gồm các khoa khác nhau, giảng dạy các chuyên ngành khác nhau như: y học, luật, thần học, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật. Người đứng đầu trường đại học tổng hợp là Hiệu trưởng và mỗi khoa có Ban Chủ nhiệm khoa, mà người lãnh đạo là Trưởng khoa. Mỗi khoa có ngân sách riêng và Chủ nhiệm khoa chịu trách nhiệm về nhân sự và tài chính. Chủ nhiệm khoa là người đứng đầu một viện và thông thường mỗi khoa có một số viện nghiên cứu. Có một trường hợp ngoại lệ là Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Lund: đó là một Khoa và một Viện, tổ chức có một ban lãnh đạo khoa, một Trưởng khoa và một Chủ nhiệm khoa. Chương trình đào tạo tại các trường đại học là đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ cho các lĩnh vực hoạt động của Chính phủ. Hầu hết các cơ quan vẫn thường đề nghị tiếp tục đào tạo cán bộ về các vấn đề có liên quan tới luật công, luật hành chính, luật thuế và luật của Liên minh châu Âu. Nhưng tình hình đã có sự thay đổi. Nhiều lĩnh vực đã tác động tới công tác đào tạo tại các trường đại học, làm cho nó hợp lý hơn, năng động hơn trước và thậm chí công tác nghiên cứu dường như cũng mất đi vai trò mũi nhọn, tiên phong trong một thế giới phát triển. II. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ PHÁP LUẬT LÀM CÔNG TÁC HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM 1. Thực trạng đào tạo cán bộ pháp luật ở Việt Nam 1.1. Mô hình hiện tại của việc đào tạo cán bộ pháp luật ở Việt Nam. Trong 26 năm vừa qua, các cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật đã đào tạo được hàng chục nghìn cử nhân, hàng nghìn thạc sĩ và hàng trăm tiến sĩ luật học. Đội ngũ cán bộ pháp luật được đào tạo đã hoạt động trong nhiều cơ quan và trong nhiều lĩnh vực khác nhau và bước đầu đã phát huy được những tác dụng nhất định, góp phần xây dựng Nhà nước XHCN cũng như nền kinh tế quốc dân ngày càng phát triển. Tuy vậy, việc đào tạo cán bộ pháp luật phục vụ cho việc hội nhập quốc tế của nước ta còn có nhiều nhược điểm và bất cập, đó là: a) Cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật, nhất là các giảng đường, phòng học, phòng làm việc, ký túc xá được xây dựng một cách chắp vá, manh mún, còn thiếu thốn; nhiều cơ sở thiếu thốn trầm trọng. Các trang thiết bị giảng dạy còn nghèo nàn, thô sơ; thư viện nhìn chung còn lạc hậu, chỉ có sách mà thiếu các tạp chí chuyên ngành mới nhất; các phương tiện tin học còn quá ít. Số tài liệu đã có chưa được khai thác một cách tối đa. Có quá ít tài liệu, sách báo của nước ngoài và số tài liệu đã có cũng chưa được khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả. b) Đội ngũ cán bộ giảng dạy còn nhỏ bé về số lượng, hạn chế về chất lượng và chưa được nâng cao trình độ ở mức cần thiết, thiếu hiểu biết về chính sách và pháp luật trong cơ chế thị trường. Việc cập nhật kiến thức và kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu theo cơ chế mới còn có nhiều hạn chế. Số lượng các giảng viên luật tham gia các công tác thực tiễn còn ít và có tính tự phát. Trình độ ngoại ngữ của các giảng viên còn thấp và chưa đồng đều. c) Phần lớn các chương trình đào tạo có cơ cấu kiến thức không phù hợp. Nhìn chung, chương trình đào tạo của các cơ sở đều nặng nề, chú ý nhiều đến lý thuyết và thiếu kiến thức thực tiễn, kỹ năng hành nghề. Thời gian dành cho việc tự nghiên cứu của sinh viên, học viên còn ít và chưa được sử dụng triệt để. d) Hệ thống giáo trình, giáo án, sách và tài liệu tham khảo còn chưa đầy đủ và có nhiều bất cập; Nội dung của nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo trùng lặp, thiếu tính đa dạng, không chuyên sâu, ít kiến thức thực tiễn và chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế và xã hội. Công tác biên soạn giáo trình của nhiều cơ sở đào tạo chưa được coi trọng, thiếu tính thống nhất trong toàn bộ hệ thống. Hội đồng tư vấn xây dựng chương trình khung đào tạo đại học ngành luật đã xây dựng xong chương trình khung, nhưng vẫn chưa biên soạn được các bộ giáo trình dùng chung trong các cơ sở đào tạo cán bộ pháp lý vì thiếu kinh phí. đ) Mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo trong nước cũng như với các cơ sở đào tạo luật ở nước ngoài vẫn chưa được khai thông ở mức cần thiết. e) Mục đích học tập của sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh đôi khi chưa chính đáng. Ý thức học tập của các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh còn chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp hội nhập quốc tế của nước ta. g) Chưa có sự gắn bó và liên thông giữa các bậc học, giữa các ngành học, giữa các cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật cũng như giữa lý luận và thực tiễn, giữa việc đào tạo và sử dụng cán bộ pháp luật. h) Việc sử dụng cán bộ pháp luật đã tốt nghiệp các hệ chưa thật hợp lý, gây ra sự lãng phí và không phát huy được hết những kiến thức mà các nhà trường đã trang bị cho các luật gia này. Tất cả những điều đó cho thấy cần phải khẩn trương xây dựng một mô hình tổng thể mới về đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam. 1.2. Các cấp bậc đào tạo cán bộ pháp luật hiện hành. Các cấp bậc đào tạo cán bộ pháp luật này có một số thành công và ưu điểm như: - Người học có thể lựa chọn các cấp bậc đào tạo, thường xuyên nâng cao trình độ theo nhu cầu công tác cũng như điều kiện và khả năng của mình; - Bên cạnh việc đào tạo bài bản và chính quy một số cấp bậc, còn có việc đào tạo nghề để các Luật gia sau khi tốt nghiệp có thể làm việc một cách thuần thục ngay; Tuy vậy, có thể nhận thấy một số nhược điểm, bất cập của hệ thống các cấp bậc đào tạo cán bộ pháp luật này là: a) Ở cấp đào tạo đại học luật, các môn phụ trợ như: các môn chính trị, ngoại ngữ, thể dục, quân sự, tâm lý học…) chiếm một tỷ lệ khá lớn (30%) b) Đến cấp cao học, tỷ lệ các môn phụ trợ như triết học, ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy đại học, phương pháp nghiên cứu khoa học cũng vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn (25%). c) Các cấp học không có sự liên kết, gắn bó và bổ sung cho nhau, mà tách biệt nhau. d) Chưa thực hiện được vệc bồi dưỡng sau đại học để cung cấp những kiến thức chuyên ngành, cập nhật mới về một lĩnh vực hoặc về một số vấn đề để trang bị cho người học (có thể là các cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ luật) những kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc hàng ngày của họ, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu có tính chất thời sự cũng như lâu dài về hội nhập quốc tế của Việt Nam. 1.3. Các hình thức đào tạo cán bộ pháp luật hiện hành 1.3.1. Đào tạo tập trung Đào tạo tập trung có ưu điểm là quá trình đào tạo (dạy và học) được thực hiện một cách bài bản, tích cực và được chuẩn hóa. Sinh viên, học viên cũng như nghiên cứu sinh có điều kiện tập trung mọi khả năng, sức lực và thời gian vào việc học tập, không bị phân tán vào những công việc khác, hoạt động khác nên có điều kiện đọc sách, báo, tài liệu, nhớ nhanh và nhớ lâu các kiến thức lý luận và thực tiễn được giảng viên truyền thụ. Về nội dung chương trình của hình thức đào tạo tập trung có một số nhận xét sau đây: Những ưu điểm và thành công trong nội dung chương trình đào tạo luật 1. Chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo luật đã được xây dựng một cách thống nhất trên cơ sở dự kiến chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chia thành hai phần cơ bản: Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. 2. Chương trình của các cơ sở đào tạo luật đã thay đổi theo hướng giảm số tiết của các môn học; bổ sung thêm một số môn học mới phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội. 3. Các cơ sở đào tạo luật đã chú ý tăng thời gian thảo luận đối với từng môn học, tạo điều kiện cải thiện kỹ năng nói của người đọc. Những nhược điểm và hạn chế trong nội dung chương trình đào tạo luật 1. Chương trình của các cơ sở đào tạo còn khá nặng (200 đơn vị học tâp (ĐVHT). Chương trình đào tạo cao học ở Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan là 130 - 150 ĐVHT. 2. Thời gian giảng lý thuyết nhiều hơn thời gian thảo luận: 4,3 tiết lý thuyết có 1 tiết thảo luận. Trên thế giới, số giờ thảo luận tương đương với số giờ giảng lý thuyết. 3. Các cơ sở đào tạo luật vẫn chú trọng đến việc cung cấp kiến thức lý luận cho người học hơn là cung cấp và rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên. 4. Trong khối kiến thức chuyên ngành, số học phần, chuyên đề tự chọn còn chưa được phong phú, chưa tạo cho người học nhiều sự lựa chọn. Sau khi nghiên cứu, phân tích chương trình đào tạo sau đại học tại một số cơ sở đào tạo chuyên ngành luật đã nêu ở trên, có thể rút ra nhận xét về những ưu điểm và thành công của các chương trình này như sau: - Các cơ sở đào tạo sau đại học đều đã xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ và đào tạo tiến sĩ cơ bản tuân theo Quy chế Đào tạo sau đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Các chương trình đào tạo cao học đều được xây dựng bao gồm chương trình cơ bản, chương trình cơ sở, chương trình chuyên ngành, viết và bảo vệ luận văn thạc sĩ. Các chương trình đào tạo tiến sĩ đều bao gồm việc học chương trình tương tự như đào tạo thạc sĩ, học ngoại ngữ chuyên ngành, nghiên cứu sinh phải viết và bảo vệ ba chuyên đề tiến sĩ, trình bày luận án ở bộ môn, luận án được phản biện độc lập và bảo vệ luận án tiến sĩ cấp nhà nước. - Các chương trình đào tạo sau đại học đã được các cơ sở đào tạo sau đại học xây dựng tương đối khoa học, hợp lý. Thí dụ trong các chương trình có phần lý luận, có phần thực tiễn, có phần pháp luật trong nước, có phần nghiên cứu lịch sử phát triển của các ngành luật, của các chế định pháp luật; tìm hiểu và nghiên cứu áp dụng các kinh nghiệm thích hợp của nước ngoài phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nước ta. - Các cơ sở đào tạo đã xây dựng được nhiều chương trình, mở ra nhiều mã số ngành đào tạo để các học viên cũng như nghiên cứu sinh có điều kiện lựa chọn ngành khoa học thích hợp với khả năng, trình độ cũng như những lĩnh vực hoạt động của họ. - Các cơ sở đào tạo đã xây dựng cơ cấu chương trình gồm các môn học bắt buộc và một số môn học tự chọn nhằm mục đích giảm tải (về số môn học, về số tiết cho mỗi môn) để phù hợp với ngành nghề, công việc, vị trí công tác… của các học viên và nghiên cứu sinh. - Các cơ sở đào tạo sau đại học đã thường xuyên nghiên cứu, tham khảo chương trình đào tạo sau đại học của các nước khác. Tuy vậy, các chương trình đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ sau đại học ở các cơ sở đào tạo luật ở nước ta có một số nhược điểm và bất cập như sau: - Chương trình đào tạo của các cơ sở chưa thống nhất, không đồng đều, có nơi nặng, có nơi nhẹ; có nơi rất bài bản, có nơi còn sơ sài, tuỳ tiện. - Có một số môn học không thích hợp, làm tốn nhiều thời gian, công sức, chi phí tài chính, hiệu quả thấp. Nội dung đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ sau đại học có những ưu điểm và thành công như: 1) Các chuyên đề được giảng dạy đã được cân nhắc và lựa chọn trong số các vấn đề cơ bản và hiện đại, có tính lý luận và thực tiễn cao. Điều này được thể hiện ở chỗ các cơ sở đào tạo không giảng dạy tất cả các vấn đề của một môn học mà chỉ dạy một số vấn đề cơ bản và hiện đại của các môn học đó; 2) Đa số các chuyên đề có tính phổ biến, và tương thích giữa các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam; 3) Một số chuyên đề, môn học thể hiện sự đặc sắc của cơ sở đào tạo, tạo ra sức hấp dẫn của cơ sở đào tạo đó; 4) Nội dung các chuyên đề được giảng dạy đã thể hiện được các vấn đề có tính cấp thiết của đời sống pháp lý; 5) Một số chuyên đề phục vụ có hiệu quả cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam; 6) Các chuyên đề nói chung đã được thường xuyên cải tiến, sửa đổi, bổ sung và cập nhật những vấn đề mới của khoa học pháp lý và thực tiễn thi hành pháp luật. Hệ thống các chuyên đề đã có nhiều đổi mới, vừa cơ bản, vừa hiện đại, đồng thời bám sát các vấn đề có tính thời sự, cấp thiết, liên quan đến sự nghiệp hội nhập và mở cửa của Việt Nam. Tuy vậy, nội dung đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ sau đại học có những nhược điểm và bất cập như: 1) Một số môn học, chuyên đề không thích hợp, không cần thiết; 2) Một số chuyên đề được giảng dạy chồng chéo, lặp lại chương trình đại học; 3) Thiếu những chuyên đề liên quan hoặc phục vụ cho hội nhập quốc tế của Việt Nam, thí dụ như: Luật đầu tư chung của các nước ASEAN, Luật hình sự quốc tế, Luật về Trọng tài quốc tế, Luật thương mại điện tử, Luật tài chính quốc tế + Hình thức đào tạo cán bộ pháp luật ở các cơ sở đào tạo sau đại học Hình thức đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ sau đại học có những ưu điểm và thành công như sau: 1) Có nhiều hình thức phong phú đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng đào tạo, thí dụ có các hình thức như: tập trung, tại chức; học trong giờ hành chính, học ngoài giờ hành chính, học vào những ngày cuối tuần 2) Có nhiều cấp bậc đào tạo cán bộ có trình độ cao (như đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, bồi dưỡng sau đại học ). Mỗi cơ sở đào tạo sau đại học đã đào tạo các cấp bậc khác nhau tùy theo khả năng, điều kiện của cơ sở đó. 3) Hợp tác với các nước khác và tiếp thu được những kinh nghiệm tiên tiến của các nước này. Các cơ sở đào tạo sau đại học đã thực hiện nhiều quan hệ hợp tác với nhiều nước khác nhau và đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm tiến tiến của các nước này. Hình thức đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ sau đại học có những nhược điểm và bất cập như: 1) Có những hình thức đào tạo không bảo đảm chất lượng đào tạo sau đại học, hiệu quả không cao. Hình thức vừa làm vừa học (tại chức) hoặc đào tạo ban đêm, cuối tuần là những hình thức đào tạo đạt hiệu quả không cao. Học viên luôn luôn bị chi phối bởi nhiều vấn đề cùng phải giải quyết ngay một lúc hoặc sau một ngày, một tuần làm việc căng thẳng, vất vả, thì học viên và ngay cả giảng viên cũng không còn sức lực và hứng thú giảng dạy, học tập nữa. 2) Các cơ sở đào tạo sau đại học triển khai quá chậm hình thức bồi dưỡng sau đại học; Mặt khác, hình thức này chưa phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của người học, không khuyến khích, động viên được người học. + Phương pháp đào tạo cán bộ pháp luật ở các cơ sở đào tạo sau đại học Phương pháp đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ sau đại học có những ưu điểm và thành công như sau: 1) Một số giảng viên đã sử dụng các phương pháp đào tạo thích hợp (như thuyết trình, hướng dẫn thảo luận, gợi ý nghiên cứu, trao đổi giữa thầy và trò ); 2) Một số giảng viên đã học tập và sử dụng có hiệu quả các phương pháp giảng dạy tiên tiến, như chương trình tin học phục vụ cho đào tạo đại học và sau đại học. Công nghệ Power Point đã làm tăng thêm tính hấp dẫn và nhớ lâu của các học viên, đòi hỏi người giảng viên phải đầu tư nhiều công sức, có nhiều kỹ năng trong soạn bài, hoàn thành giáo án. 3) Nhiều giảng viên đã coi học viên và nghiên cứu sinh là trung tâm của quá trình đào tạo; giảng viên cần làm mọi việc để phục vụ cho họ học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Phương pháp đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ sau đại học có những nhược điểm và bất cập như sau: 4) Một số giảng viên chưa sử dụng phương pháp đào tạo thích hợp. Các giảng viên này sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết trình (độc thoại); hầu như không sử dụng phương pháp trao đổi, thảo luận giữa giảng viên và học viên, nên không gợi được sự hăng say, sáng tạo, chủ động, chịu khó tìm tòi trong học tập và nghiên cứu khoa học của học viên, nghiên cứu sinh. 5) Một số giảng viên chưa chịu khó học tập và sử dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, làm cho các giờ giảng kém sức hấp dẫn, học viên không thể nhớ lâu nội dung bài giảng của giảng viên và hệ thống các trang thiết bị hiện đại của cơ sở đào tạo không được sử dụng một cách triệt để, gây ra sự lãng phí to lớn. 6) Một số giảng viên chưa coi học viên và nghiên cứu sinh là trung tâm của quá trình đào tạo. + Thực trạng đào tạo nghề ở Việt Nam Có thể nhận định về đối tượng đào tạo nguồn bổ nhiệm các chức danh tư pháp như sau: 1) Các học viên của các lớp đào tạo nguồn bổ nhiệm các chức danh tư pháp đã nắm được một số kỹ năng nghề nghiệp ban đầu. Học viên được học kỹ năng nghề nghiệp một cách hệ thống với các mức độ nâng cao cần thiết để đảm bảo khi tốt nghiệp ra trường và được bổ nhiệm làm thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên các học viên có thể bắt tay vào công việc ngay. 2) Các kỹ năng có được của học viên khi mới vào trường chủ yếu được hình thành từ việc học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, do đó, bên cạnh những kỹ năng nghề nghiệp tốt còn có nhiều cách làm theo thói quen, không chính quy, chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Điều này gây trở ngại nhất định cho việc tiếp thu những kiến thức mới. 3) Do nhiều học viên đã tốt nghiệp đại học từ lâu, trong quá trình công tác thực tiễn không được bồi dưỡng thường xuyên nên nhiều kiến thức mới về pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng không được cập nhật. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các học viên thường đề nghị bổ sung các chuyên đề pháp luật chuyên sâu liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của từng chức danh và các chuyên đề thông tin pháp luật trong chương trình đào tạo. 4) Việc tuyển học viên các lớp thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên đã kết hợp giữa cử tuyển và thi tuyển; nhưng do việc lựa chọn những người đi học các lớp này bị giới hạn trong phạm vi biên chế của các cơ quan tư pháp nên chưa lựa chọn được những người thật sự giỏi về chuyên môn, có tư cách đạo đức tốt để đào tạo nguồn bổ nhiệm các chức danh này. 5) Đa số học viên luật sư khi mới vào trường còn chưa được tiếp cận với hoạt động tranh tụng hoặc tư vấn của Luật sư. Chương trình đào tạo nghiệp vụ Luật sư cần trang bị một cách bài bản, hệ thống về các kỹ năng nghề nghiệp ban đầu để tạo cơ sở cho các học viên sau khi tốt nghiệp có thể thực hiện được một số hoạt động nghề nghiệp cần thiết trong thời gian làm luật sư tập sự. 1.3.2. Đào tạo tại chức Hình thức đào tạo tại chức được áp dụng để đào tạo các cử nhân luật theo một chương trình riêng nhằm tạo điều kiện cho các học viên tham gia các chương trình đào tạo không chính quy trong khi vẫn có khả năng tham gia vào các quá trình lao động xã hội. Hình thức [...]... quan tới hội nhập quốc tế còn yếu III QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP CHO VIỆC ĐÀO TẠO CÁN BỘ PHÁP LUẬT CÓ TRÌNH ĐỘ CAO PHỤC VỤ CÔNG CUỘC HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 1 Quan điểm về việc đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ công cuộc hội nhập quốc tế của Việt Nam 1.1 Quan điểm về cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ hội nhập quốc tế Cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ hội nhập quốc tế cần phải... độ cao phục vụ hội nhập quốc tế Công tác đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phải đáp ứng được những yêu cầu như sau: Toàn bộ quá trình triển khai công tác đào tạo cán bộ pháp luật phục vụ hội nhập quốc tế phải đảm bảo quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế Chiến lược đào tạo cán bộ pháp lý nói chung và đào tạo cán bộ pháp lý phục vụ hội nhập quốc tế nói... luật có trình độ cao phục vụ cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam Việc đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho hội nhập quốc tế của Việt Nam bao gồm các giải pháp như sau: 1) Đổi mới chương trình đào tạo cán bộ pháp luật 2) Hoàn thiện tài liệu học tập, nghiên cứu cho người học 3) Đổi mới phương pháp giảng dạy 4) Đổi mới phương pháp học tập của sinh viên, học viên 5) Phát triển và nâng cao. .. quá trình đào tạo, sử dụng cán bộ pháp luật trong thời gian tới 5 Cần nêu rõ quan điểm và tiêu chí đối với đội ngũ cán bộ pháp luật có trình độ cao để từ đó xác định được một cách đầy đủ những giải pháp cụ thể, chính xác nhằm đào tạo được những cán bộ có trình độ cao tham gia trực tiếp vào quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam 6 Để đào tạo được một đội ngũ cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho. .. tác đào tạo cán bộ pháp luật 2 Giải pháp đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ công cuộc hội nhập quốc tế của Việt Nam Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, những thành công và nhược điểm của mô hình đào tạo cán bộ pháp luật trong quá khứ cho thấy cần phải tạo cho được một mô hình tổng thể mới, có những thay đổi về chất và về lượng, về thời gian đào tạo trong việc đào tạo cán bộ pháp luật. .. lực cho việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và có hiệu quả cao hơn của Việt Nam Đổi mới nội dung chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo đại học ngành luật là vấn đề có tính cấp bách Có thể trình bày mô hình về mối tương quan giữa các cấp bậc đào tạo cán bộ pháp lý và cơ cấu các mảng chương trình của mô hình đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp hội nhập quốc tế của. .. luật phục vụ cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam với nhiều cấp bậc và hình thức khác nhau Chương trình này sẽ bao gồm những môn học, chuyên đề thiết yếu cho việc đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam và dành một phần thích hợp cho mỗi cơ sở đào tạo thể hiện những đặc sắc riêng của mình Có thể tham khảo khung chương trình đào tạo cử nhân luật nói chung... chưa chủ động trong việc mở rộng hợp tác quốc tế và có tính chủ động chưa cao + Các lĩnh vực đào tạo cán bộ pháp luật sau đại học hiện hành Trong những năm vừa qua, các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật của Việt Nam đã bước đầu thể hiện được sự đa dạng về các lĩnh vực pháp luật được đào tạo phục vụ cho sự hội nhập quốc tế của Việt Nam Thí dụ, trong các chương trình đã có những... những yêu cầu đối với việc đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ việc hội nhập quốc tế, cần nắm vững thực trạng đào tạo cũng như thực trạng đội ngũ cán bộ pháp luật đang trực tiếp tham gia công tác hội nhập quốc tế của Việt Nam Có như vậy mới thấy được và phát huy những ưu điểm và thành công của công tác đào tạo, sử dụng cán bộ pháp luật của nước ta; đồng thời khắc phục được những nhược... đến hoạt động hội nhập quốc tế để đạt được trình độ cao hơn, phục vụ có hiệu quả hơn cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam Đó là những môn học hoặc chuyên đề sau: 1) Luật về các tổ chức quốc tế, 2) Luật Thương mại Quốc tế, 3) Luật Môi trường Quốc tế, 4) Luật Cạnh tranh Quốc tế, 5) Luật Trọng tài Quốc tế, 6) Luật về ngoại hối, 7) Luật Tài chính quốc tế và về các định chế tài chính quốc tế, 8) Luật về . TẾ CỦA VIỆT NAM 1. Quan điểm về việc đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ công cuộc hội nhập quốc tế của Việt Nam. 1.1. Quan điểm về cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ hội nhập. loại cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho hội nhập quốc tế. Cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho công tác hội nhập quốc tế có thể được chia thành những nhóm sau: 1) Cán bộ, chuyên. tế của Việt Nam. Việc đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho hội nhập quốc tế của Việt Nam bao gồm các giải pháp như sau: 1) Đổi mới chương trình đào tạo cán bộ pháp luật. 2) Hoàn

Ngày đăng: 28/08/2014, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w