Tăng cường bồi dưỡng sau đại học cho các cán bộ pháp luật.

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho việc hội nhập quốc tế của việt nam (Trang 35 - 36)

Việc trang bị những kiến thức lý luận, thực tiễn cũng như dạy nghề cho người học chưa phải là đã kết thúc quá trình đào tạo các cán bộ pháp lý phục vụ cho hội nhập quốc tế của Việt Nam. Việc này còn cần được tiếp tục bằng việc mở ra các lớp bồi dưỡng sau đại học. Người học các lớp này có thể có trình độ và năng lực không đồng đều. Họ có thể là các cử nhân, các thạc sĩ và cũng có thể là các tiến sĩ luật học. Nhưng vì yêu cầu công tác, họ có thể cùng ngồi lại với nhau để được cung cấp những kiến thức lý luận về pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật cập nhật, mới mẻ về một hoặc một số vấn đề của sự nghiệp hội nhập quốc tế của Việt Nam;

KẾT LUẬN

1. Để phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho sự nghiệp hội nhập quốc tế của Việt Nam, việc đào tạo một đội ngũ cán bộ pháp luật có trình độ cao là vô cùng cần thiết và cấp bách. Để việc đào tạo này đi đúng hướng, cần nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế, chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta và chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và những năm tiếp sau.

2. Cần điều tra, nghiên cứu cụ thể, sát thực để thấy rõ nhu cầu của Nhà nước, của xã hội đối với việc đào tạo một đội ngũ cán bộ pháp luật có trình độ cao (có nhiều loại cán bộ, hoạt động trong nhiều lĩnh vực) nhằm phục vụ đắc lực, hiệu quả cho sự nghiệp hội nhập quốc tế của Việt Nam.

3. Để đi tắt, đón đầu và đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp hội nhập quốc tế của Việt Nam, cần nghiên cứu tham khảo và tiếp thu rộng rãi những kinh nghiệm tiên tiến của các nước khác trong khu vực và trên thế giới phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

4. Để đáp ứng tốt những yêu cầu đối với việc đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ việc hội nhập quốc tế, cần nắm vững thực trạng đào tạo cũng như thực trạng đội ngũ cán bộ pháp luật đang trực tiếp tham gia công tác hội nhập quốc tế của Việt Nam. Có như vậy mới thấy được và phát huy những ưu điểm và thành công của công tác đào tạo,

sử dụng cán bộ pháp luật của nước ta; đồng thời khắc phục được những nhược điểm và khiếm khuyết trong quá trình đào tạo, sử dụng cán bộ pháp luật trong thời gian tới.

5. Cần nêu rõ quan điểm và tiêu chí đối với đội ngũ cán bộ pháp luật có trình độ cao để từ đó xác định được một cách đầy đủ những giải pháp cụ thể, chính xác nhằm đào tạo được những cán bộ có trình độ cao tham gia trực tiếp vào quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

6. Để đào tạo được một đội ngũ cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp hội nhập quốc tế của Việt Nam, cần phải đề ra và thực hiện một hệ thống đồng bộ, toàn diện các giải pháp cụ thể và thiết thực. Đó là các giải pháp đổi mới chương trình, tài liệu học tập cho người học, phương pháp giảng dạy của giảng viên, phương pháp học tập của người học, nâng cao trình độ của giảng viên cũng như đãi ngộ xứng đáng cho giảng viên, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý.

Bên cạnh đó, còn cần đổi mới mạnh mẽ phương thức tuyển chọn người học, việc sử dụng luật gia đã được đào tạo, hoàn thiện kỹ năng hành nghề cho các cán bộ pháp luật cũng như tăng cường bồi dưỡng sau đại học cho đội ngũ cán bộ này./.

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho việc hội nhập quốc tế của việt nam (Trang 35 - 36)