Đổi mới chương trình đào tạo nghề cho cán bộ pháp lý

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho việc hội nhập quốc tế của việt nam (Trang 26 - 30)

Các chuyên gia pháp luật có trình độ cao phải là “chuyên gia” pháp luật, tức là đã có khả năng nhất định, và phải có trình độ hơn hẳn, vượt trội so với những người khác cùng chuyên môn. Chuyên gia phải được tiêu chuẩn hoá về trình độ và kinh nghiệm hoạt động. Khả năng giải quyết vấn đề và tính hiệu quả trong hoạt động là thước đo căn bản của các chuyên gia pháp luật.

Việc đào tạo chuyên gia pháp luật có trình độ cao đòi hỏi sự hợp tác đa biên đồng thời có sự lựa chọn đối tác thích hợp. Tri thức pháp lý hiện nay mang tính quốc tế, cả về nội dung và phương thức sử dụng. Vì thế, sự hợp tác để tranh thủ những tinh hoa pháp lý mang tính thời đại là rất cần thiết. Sự hợp tác có thể dưới những hình thức khác nhau song nó rất cần sự đầu tư mạnh mẽ cả về mặt quan điểm, chính sách và tiền bạc.

Cần xây dựng trường đại học luật trọng điểm để triển khai hoạt động đào tạo chuyên gia pháp luật có trình độ cao. Muốn đào tạo các chuyên gia pháp luật có trình độ cao, cần có sự tập trung đầu tư nguồn lực vào một hoặc hai cơ sở. Có như vậy mới vừa đảm bảo tính tập trung, vừa đảm bảo có sự cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy quá trình đổi mới thường xuyên trong đào tạo.

Hoàn thiện các chương trình đào tạo các chức danh tư pháp đang áp dụng

Các chương trình đào tạo các chức danh tư pháp đang áp dụng là phù hợp với đối tượng và mục đích đào tạo. Tuy vậy, xu thế hội nhập quốc tế đang đặt ra các yêu cầu và nhiệm vụ mới cho hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp. Để nâng cao chất lượng đào tạo, trước hết phải có chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng đào tạo và mục đích đào tạo. Các chương trình đào tạo các chức danh tư pháp cần được hoàn thiện trên cơ sở khung chương trình chung với bốn nội dung cấu thành sau đây:

Phần 1: Các chuyên đề chung. Phần này cung cấp cho học viên các kiến thức chung về nghề nghiệp; bổ sung và cập nhật các kiến thức pháp luật cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp; giới thiệu một số vấn đề mang tính chất bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp của các chức danh. Phần chuyên đề chung có thể chia thành ba nhóm nội dung lớn như sau:

1. Các chuyên đề về nhận thức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp: Mục đích của nội dung này là:

- Nâng cao nhận thức của học viên về nghề nghiệp tương lai của mình;

- Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với nghề nghiệp; trau dồi đạo đức nghề nghiệp;

- Làm rõ vị trí của từng chức danh và mối quan hệ công tác giữa các chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong hoạt động tố tụng.

Với mục đích như vậy, nội dung về nghề nghiệp của các chức danh tư pháp gồm các chuyên đề về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của các chức danh tư pháp; vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư trong hoạt động tố tụng; điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh tư pháp.

2. Các chuyên đề pháp luật:

Phần này trang bị các kiến thức pháp luật chuyên sâu liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của các chức danh và cập nhật các thông tin pháp luật mới. Tuy học viên là những người có bằng cử nhân luật nhưng chương trình đại học luật chỉ trang bị kiến thức mặt bằng mà chưa trang bị kiến thức chuyên sâu, liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp. Mặt khác, hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây. Nhiều văn bản pháp luật mới được ban hành. Bởi vậy chương trình

đào tạo cần cập nhật các thông tin pháp luật mới để bổ sung kiến thức pháp luật cho học viên.

Các kiến thức pháp luật chuyên sâu và các thông tin pháp luật mới được lựa chọn từ năm lĩnh vực pháp luật chủ yếu của Việt Nam là: pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật kinh tế, pháp luật lao động và pháp luật hành chính. Các chuyên đề được lựa chọn giới thiệu có thể thuộc pháp luật tố tụng (luật hình thức) hoặc pháp luật nội dung (luật vật chất). Các chuyên đề pháp luật chuyên sâu và thông tin pháp luật có thể thay đổi theo từng khoá học cụ thể.

3. Các chuyên đề bổ trợ:

Đây là các nội dung có tác dụng hỗ trợ thêm cho hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp như các chuyên đề về tội phạm học, tâm lý tư pháp, đánh giá kết quả giám định, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng giao tiếp, tranh luận...Ngoài ra, học viên còn cần được trang bị các kiến thức bổ trợ khác là tin học và ngoại ngữ.

Phần 2: Kỹ năng. Phần này trang bị cho học viên các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản theo từng chức danh để học viên có cơ sở ban đầu để hành nghề khi được bổ nhiệm. Trong quá trình hành nghề sau khi được bổ nhiệm, họ sẽ tự tích luỹ các kinh nghiệm qua thực tiễn công tác và thông qua các hoạt động bồi dưỡng chuyên sâu do Trường Cán bộ Toà án thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Trường Bồi dưỡng cán bộ ngành Kiểm sát thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện Tư pháp (đối với các chức danh tư pháp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp) tiến hành.

Các nội dung cụ thể trong Phần kỹ năng được xây dựng trên cơ sở các hoạt động nghề nghiệp mà các chức danh tư pháp phải thực hiện trong thực tế. Các bài học kỹ năng được thiết kế theo quy trình tố tụng và với cấu trúc chung gồm:

- Một bài giới thiệu lý thuyết chung về các kỹ năng có liên quan;

- Một số bài nghiên cứu tình huống để học viên rèn luyện từng kỹ năng cụ thể thông qua các hồ sơ vụ việc thực tế.

- Một bài đối thoại và kiểm tra để học viên và giáo viên trao đổi, rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết các vấn đề phát sinh từ bài học hoặc từ thực tiễn nghề nghiệp của các chức danh tư pháp. Bài kiểm tra để đánh giá mức độ tiếp thu bài học, tìm ra các lỗ hổng kiến thức của học viên để có biện pháp khắc phục.

Ngoài ra, học viên còn được rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp thông qua các phiên toà giả định (diễn án).

Phần thứ 3: Thực tập. Sau khi được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, các học viên sẽ tiến hành thời gian thực tập tại các cơ quan tư pháp địa phương theo từng chức danh. Với tính chất đào tạo nghề thì nội dung thực tập phải được coi là bộ phận cấu thành quan trọng trong các chương trình đào tạo các chức danh tư pháp.

Phần thứ 4: Kỹ năng chuyên sâu và thi tốt nghiệp. Trên cơ sở những kỹ năng cơ bản đã được giới thiệu ở phần hai, sau khi đi thực tập, các học viên sẽ quay về Học viện để học

nâng cao và chuẩn bị cho việc thi tốt nghiệp ra trường. Trong phần này, học viên sẽ được giới thiệu một cách chuyên sâu về kỹ năng giải quyết một số loại việc cụ thể theo các từng chức danh. Tiêu chí để lựa chọn loại án để giới thiệu trong phần này là:

- Các loại việc tương đối phổ biến trong thực tiễn hoạt động của từng chức danh;

- Các loại việc tương đối phức tạp mà thực tiễn giải quyết có nhiều vướng mắc về thủ tục cũng như về áp dụng pháp luật.

Sau thời gian học nâng cao, các học viên sẽ được hệ thống hoá lại các nội dung trong chương trình đào tạo và chuẩn bị thi tốt nghiệp ra trường.

+ Một số kiến nghị về đổi mới, hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ pháp luật ở Việt Nam.

- Đổi mới nội dung đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá như hiện nay cần tăng cường khối kiến thức pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài, pháp luật so sánh trong mỗi môn học. Ví dụ, môn học Luật Hiến pháp không chỉ giảng dạy Khoa học Luật Hiến pháp Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam mà còn phải giảng dạy Khoa học Luật Hiến pháp nước ngoài và Hiến pháp nước ngoài.

Vì khoa học pháp lý Việt Nam cũng như pháp luật Việt Nam chưa phát triển so với khoa học pháp lý và pháp luật nhiều nước trên thế giới, nên nếu các giảng viên luật chỉ dạy luật Việt Nam và Khoa học pháp lý Việt Nam thì không thể đào tạo và cung cấp cho xã hội những chuyên gia pháp lý có đủ trình độ và có tư duy pháp luật hiện đại để phục vụ tốt cho việc hội nhập quốc tế của nước ta.

- Đổi mới chương trình đào tạo.

* Cần giảm tải giờ lên lớp để tăng giờ tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

* Giáo trình và các tài liệu nghiên cứu khác liên quan đến bài giảng phải phổ biến trước cho sinh viên, học viên ít nhất là 1 tuần.

* Sinh viên, học viên trước khi lên lớp, phải nghiên cứu các tài liệu liên quan đến bài học theo tỷ lệ 1 giờ lên lớp/3 giờ đọc sách nghiên cứu.

* Mỗi trường cần có nhiều chương trình đào tạo khác nhau cho các nhu cầu nghề nghiệp khác nhau. Mỗi cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật nên có ít nhất 10 chương trình khác nhau cho các sinh viên và học viên cao học lựa chọn.

* Tăng cường các môn tự chọn cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh từ năm thứ 2 đến khi tốt nghiệp.

* Các môn học đều phải có phần so sánh đối chiếu với pháp luật nước ngoài.

Chuyển từ phương pháp đào tạo lấy giáo viên là trung tâm sang phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm.

* Giáo trình và các tài liệu nghiên cứu khác liên quan đến bài giảng phải phổ biến trước cho sinh viên, học viên ít nhất là 1 tuần.

* Sinh viên, học viên trước khi lên lớp, phải nghiên cứu các tài liệu liên quan đến bài học theo tỷ lệ 1 giờ lên lớp/3 giờ đọc sách nghiên cứu.

Đây là phương pháp tiếp thu kiến thức chủ động. Cách thức tiếp thu kiến thức này làm cho người học tích cực hơn, hiểu sâu sắc hơn những vấn đề mình tiếp thu được và tạo cho người học một phương pháp làm việc chủ động và độc lập.

- Đổi mới phương pháp đào tạo:

* Đa dạng hoá các phương pháp đào tạo

* Nên chuyển việc giảng dạy các môn học liên quan đến hội nhập quốc tế từ tiếng Việt sang tiếng Anh và thi bằng tiếng Anh. Cách thức giảng dạy này đang được áp dụng trong chương trình giảng dạy của Tổ chức Pháp ngữ tại các trường đại học (AUF).

* Cần bổ sung một số môn học mới về các khu vực, các tổ chức quan trọng của nền kinh tế quốc tế, như Luật về tổ chức, hoạt động của ASEAN, EC, của Liên Hợp quốc...

Một phần của tài liệu đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ cao phục vụ cho việc hội nhập quốc tế của việt nam (Trang 26 - 30)