1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

91 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc, Trung tâm Tài nguyên và bảo vệ môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, các

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thế Hùng

Thái Nguyên - 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Đàm Thị Thơm

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc, Trung tâm Tài nguyên và bảo vệ môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, các phòng ban của UBND thành phố Vĩnh Yên, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm y tế dự phòng - Sở

Y tế, Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc, Công ty cổ phần xây dựng và công nghệ môi trường Hà Nội và các hộ dân thuộc các phường (xã) của thành phố

đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cho đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên cùng các thầy, cô giáo đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt quá trình học tập

Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự động viên to lớn mà gia đình và bạn bè đã dành cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Thái Nguyên, ngày 27 tháng 10 năm 2013

Đàm Thị Thơm

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC HINH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở pháp lý của đề tài 4

1.2 Cơ sở lý luận của đề tài 6

1.2.1 Khái niệm nước Sạch 7

1.2.2 Khái niệm nước hợp Vệ Sinh 7

1.2.3 Khái niệm nước sinh hoạt sạch 7

1.2.4 Vai trò của nước sạch đối với cuộc sống 8

1.2.5 Khái niệm ô nhiễm nước 8

1.3 Cơ sở thực tiễn 9

1.3.1 Tài nguyên nước trên thế giới 9

1.3.2 Tài nguyên nước ở Việt Nam 10

1.3.3 Chất lượng nước sinh hoạt tại nông thôn Việt Nam 16

1.3.4 Một vài nét về nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường của thành phố Vĩnh Yên trong những năm qua 24

CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng và địa bàn nghiên cứu 26

2.2 Thời gian nghiên cứu 26

2.3 Nội dung nghiên cứu 26

Trang 5

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên 26

2.3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 26

2.3.3 Phân tích chất lượng một số nguồn nước có liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 26

2.3.4 Điều tra đánh giá các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân và tính toán chi phí cho việc xử lý nước ăn, uống của người dân 30

2.3.5 Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng nước sạch cho sinh hoạt 30

2.4 Phương pháp nghiên cứu 30

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 30

2.4.2 Kỹ thuật lấy mẫu 31

2.4.3 Phương pháp phân tích 32

2.4.4 Phương pháp đánh giá tổng hợp 32

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên 33

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 33

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên 36

3.1.3 Đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng tới việc cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 40

3.2 Hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân sống trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 41

3.3 Hiện trạng chất lượng nước mặt tại thành phố Vĩnh Yên 43

3.3.1 Chất lượng nước ở một số hồ lớn tại thành phố Vĩnh Yên 43

3.3.2 Chất lượng nước tại một số sông lớn trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 44 3.3.3 Chất lượng nước tại một số đầm tiêu biểu trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 46

3.4 Hiện trạng chất lượng nước ngầm tại thành phố Vĩnh Yên 48

3.4.1 Chất lượng nước ngầm(nước giếng) tại một số phường thuộc trung tâm thành phố Vĩnh Yên 48

3.4.2 Chất lượng nước ngầm (nước giếng) tại một số xã ngoại thành thành phố Vĩnh Yên 50

Trang 6

3.5 Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 51

3.5.1 Chất lượng nước sinh hoạt (nước giếng) tại các gia đình chưa được sử dụng nước máy 51

3.5.2 Chất lượng nước (nước thô) của các cụm giếng thuộc Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc khai thác và quản lý 52

3.5.3 Chất lượng nước sinh hoạt (nước máy) tại hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 54

3.6 Điều tra người dân về chất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 55

3.6.1 Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt (nước giếng) tại tiểu vùng chưa được sử dụng nước máy 55

3.6.2 Điều tra nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân 57

3.7 Chi phí của người dân cho việc được dùng nước sạch phục vụ sinh hoạt 58

3.7.1 Các thiết bị chủ yếu mà người dân dùng để xử lý nước sinh hoạt phục vụ ăn uống 58

3.7.2 Kinh phí trung bình mà người dân đầu tư để được sử dụng nước sạch 60 3.7.3 Chi phí của người dân khi đầu tư vào một số công trình cấp nước tập trung điển hình tại tỉnh Vĩnh Phúc 62

3.8 Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng nước sạch cho sinh hoạt 66

3.8.1 Về quản lý chất lượng nước sinh hoạt 66

3.8.2 Chính sách quản lý nhà nước về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường 66

3.8.3 Giải pháp về khoa học công nghệ 67

3.8.4 Ý thức của cộng đồng về vấn đề nước sinh hoạt hiện nay 67

3.8.5 Về phía công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc 67

3.8.6 Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ chất lượng nguồn nước 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

1 Kết luận 69

2 Kiến nghị 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD: Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand (nhu cầu

ôxy sinh học)

TTNS &VSMTNT Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang 8

Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc 28 Bảng 2.5: Lấy mẫu nước ngầm tại một số xã ngoại thành của thành phố Vĩnh Yên 28 Bảng 2.6: Lấy mẫu nước giếng(nước sinh hoạt) tại các hộ dân trên địa bàn

thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc 29 Bảng 2.7: Lấy mẫu nước giếng khoan (nước thô) tại các cụm giếng (Công ty cổ

phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc quản lý và khai thác) trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc 29 Bảng 2.8: Lấy mẫu nước máy (nước sinh hoạt) tại vòi chảy của các hộ gia đình

trên địa bàn thành phố Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc 30 Bảng 3.1: Dân số và cơ cấu dân số của thành phố Vĩnh Yên 2009-2012 36 3.2 Thu nhập bình quân đầu người của các xã, phường trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 39 Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của thành phố Vĩnh Yên năm 2010-2012 39 Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân thành phố

Vĩnh Yên 41 3.5: Kết quả phân tích chất lượng nước tại một số hồ đại diện trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 43 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước của một số sông lớn trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 45 3.7: Kết quả phân tích chất lượng nước của một số đầm tiêu biểu trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 46

Trang 9

3.8: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm (nước giếng) tại các phường thuộc trung tâm thành phố Vĩnh Yên 49 Bảng 3.9: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm (nước giếng) tại một số xã

ngoại thành thành phố Vĩnh Yên 50 Bảng 3.10: Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt (nước giếng) tại một số

hộ gia đình ở xã Thanh Trù thành phố Vĩnh Yên 52 Bảng 3.11: Kết quả phân tích chất lượng nước thô (các giếng thuộc khu vực

Đầm Vạc và khu giao thông Vĩnh Yên) 53 Bảng 3.12: Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt (nước máy) tại hộ gia đình 54 Bảng 3.13: Kết quả điều tra đánh giá chất lượng nước sinh hoạt (nước giếng)

của người dân xã Thanh Trù và Định Trung 56 Bảng 3.14: Kết quả điều tra nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân xã

Thanh Trù và Định Trung 57 Bảng 3.15: Các thiết bị và chi phí cho việc xử lý nước ăn uống của các hộ gia

đình (chưa được sử dụng nước máy) 60 Bảng 3.16: Các thiết bị và chi phí cho việc xử lý nước ăn uống của các hộ gia

đình (đã sử dụng nước máy) trong sinh hoạt 61 Bảng 3.17: Kinh phí đầu tư cho một số công trình cấp nước tấp trung điển hình

tại tỉnh Vĩnh Phúc 64

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ địa giới hành chính của thành phố Vĩnh Yên 34

Hình 3.2: Biểu đồ hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 42

Hình 3.3: Biểu đồ giá trị DO và amoni(NH4 +) tính theo N của các mẫu phân tích nước tại một số hồ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 44

Hình 3.4: Biểu đồ giá trị DO và amoni(NH4 + ) tính theo N của các mẫu phân tích nước tại các sông lớn trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 45

Hình 3.5: Biểu đồ giá trị DO, BOD5 của các mẫu phân tích chất lương nước tại các đầm trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 47

Hình 3.6: Biểu đồ giá trị hàm lượng sắt trong các mẫu nước thô tại cụm giếng 54

Hình 3.7: Ảnh máy lọc nước Kangaroo 58

Hình 3.8: Ảnh máy lọc nước Nano không vỏ và có vỏ 59

Hình 3.9: Bình lọc nước gia đình 60

Hình 3.10: Sơ đồ nguyên tắc xử lý nước ngầm nhiễm Fe, Mn, Coliform 68

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nước là một yếu tố sinh thái không thể thiếu đối với sự sống và là nguồn tài

nguyên có khả năng tái tạo vô cùng quý giá đối với con người Nước sạch là một

phần quan trọng của bức tranh tổng thể về chất lượng cuộc sống Nước quyết định ít nhiều đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Nước là mắt xích đầu tiên của chuỗi dài dinh dưỡng đối với sự sống của sinh vật, do đó ảnh hưởng của nước tới sinh hoạt là rất lớn So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam có nguồn nước dồi dào

và đa dạng Nguồn nước phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người lấy từ hai dạng chính là nước mặt và nước ngầm Ở đâu có nước ở đó có sự sống Trong cơ thể sống nước chiếm tỉ lệ lớn, khoảng 70% khối lượng cơ thể con người trưởng thành Người

ta có thể nhịn ăn được nhiều ngày nhưng không thể nhịn uống được 1 ngày Ở các nước phát triển mỗi người cần 100-200 lít nước sạch một ngày, còn các nước chậm phát triển tối thiểu cũng cần 40-50 lít nước sạch dùng cho sinh hoạt Mức trung bình

có thể đảm bảo cho nhu cầu vệ sinh, sinh hoạt mỗi người mỗi ngày cần khoảng

60-80 lít Trong số này chỉ có 2,5-3 lít nước sạch dùng cho ăn uống

Nước sạch đưa vào cơ thể nhiều nguyên tố cần thiết cho sự sống như iot (I), Fluo( F), kẽm (Zn), đồng (Cu), tuy nhiên, nước bẩn cũng có thể đưa vào cơ thể nhiều loại vi khuẩn gây bệnh Nước bẩn chứa nhiều các chất độc hại như chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), thạch tín (As), thuốc trừ sâu, các hoá chất gây ung thư khác Do đó, nước dùng cho cuộc sống phải đủ về số lượng và chất lượng Từ xưa nước sinh hoạt vẫn được lấy từ giếng đào (giếng khơi) phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày Ngày nay ngoài giếng khơi, nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt ngày càng đa dạng hơn như nước máy, nước giếng khoan, nước mưa Tuy nhiên chất lượng của mỗi nguồn nước cũng đang là mối lo ngại không của riêng ai Việt Nam là một nước tăng dân số nhanh và là quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới Đặc biệt mật độ dân số lại phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu tại các thành phố, thị xã nên nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt ở các khu vực này là rất lớn Trong đó thành phố Vĩnh Yên là một điển hình, nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân rất

Trang 12

cao nhưng ở một số khu vực ngoại thành và ngay cả một số tiểu vùng thuộc nội thành của thành phố cũng chưa được đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt Nhiều nơi nước sạch (nước máy) chưa tới người dân phải sử dụng nước giếng đào hoặc nước giếng khoan cho dù chất lượng nguồn nước chưa được kiểm chứng Đặc biệt một số tiểu vùng người dân phải sử dụng máy lọc nước tinh khiết để phục vụ cho sinh hoạt với giá rất cao Cùng với tốc độ tăng dân số là lượng chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp không ngừng tăng và các loại chất thải này được dẫn ra sông,

hồ, đầm làm ô nhiễm môi trường nước mặt, có thể sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm Nhu cầu tối thiểu của người dân là được sử dụng nước sạch đang là nỗi nhức nhối của các cấp chính quyền Thành phố Vĩnh Yên Trước tình trạng thực tế về nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân thành phố Vĩnh Yên, điều cần thiết là cần

có một tầm nhìn xa để có một hoạch định vững chắc giải quyết nhu cầu cấp nước cho thành phố Xuất phát từ thực trạng trên đồng thời được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và môi trường – Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên Đại học Thái Nguyên và dưới

sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng, tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn

thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”

2 Mục đích, yêu cầu của đề tài

* Mục đích của đề tài

- Đánh giá hiện trạng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên;

- Đánh giá chất lượng một số nguồn nước có liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên;

- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại thành phố Vĩnh Yên, phương pháp xử lý nước sinh hoạt (nước uống) và ảnh hưởng của chất lượng nước sinh hoạt tới sức khỏe của cộng đồng;

- Xác định những khó khăn trở ngại trong việc cấp nước sinh hoạt trên địa bàn và

đề xuất các giải pháp để nâng cao công suất khai thác, tăng cường mở rộng hệ thống cung cấp nước sạch cho toàn bộ người dân thành phố Vĩnh Yên

Trang 13

* Yêu cầu của đề tài

- Căn cứ vào luật bảo vệ môi trường 2005, luật tài nguyên nước, các quy chuẩn Việt Nam đối với nước sinh hoạt để tiến hành đánh giá đúng về chất lượng các nguồn nước đang được nhân dân thành phố Vĩnh Yên sử dụng làm nước sinh hoạt

- Điều tra thu thập thông tin, phân tích xác định các nguồn, các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt

- Thực trạng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

- Đề xuất giải pháp để tăng cường việc cung cấp nước sạch cho thành phố

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Nguồn nước mặt là các sông, hồ, đầm trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên;

- Nguồn nước ngầm là các giếng khơi, giếng khoan trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên;

- Các hộ dân đang sử dụng nước giếng trực tiếp để sinh hoạt hàng ngày;

- Phạm vi của đề tài chỉ áp dụng đối với các xã (phường) thuộc thành phố Vĩnh Yên

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Ý nghĩa khoa học: thấy được hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân sống trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc và những khó khăn để xác định được chất lượng nguồn nước phục vụ sinh hoạt của các hộ gia đình chưa được

sử dụng nước máy trên toàn bộ địa bàn thành phố Vĩnh Yên

- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở điều tra thu thập phân tích đánh giá qua đó biết được nguồn gốc, nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại thành phố từ đó đóng góp, đề xuất đưa ra ý kiến để giải quyết thực trạng về chất lượng nguồn nước sinh hoạt ở đây

Trang 14

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở pháp lý của đề tài

- Luật tài nguyên nước được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua tháng 5 năm 1998

- Luật bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và chủ tịch nước ký xác lệnh ban hành ngày 12/12/2005

- Nghị định số 162/2003/NĐ- CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của chính phủ ban hành quy chế thu thập, quản lý khai thác sử dụng dữ liệu thông tin về tài nguyên nước

- Nghị định số 117/2007/NĐ – CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 chính phủ ban hành về sản xuất cung cấp và tiêu thụ nước sạch

- Thông tư liên tịch số 48/2008/TTLT – BTC – BNN giữa Bộ Tài Chính và Bộ Nông Nghiệp ngày 12/6/2008 về sửa đổi bổ xung một số điểm thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT – BTC – BNN ngày 11/7/2007 hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và

vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010

- Thông tư 16/2009/TT – BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của bộ tài nguyên và môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Ngày 17-6-2009, Bộ Y tế đã ra Thông tư số 04/2009/TT- BYT về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống” Ban hành kèm theo Thông tư này là QCVN 01:2009/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống” Thông tư có hiệu lực từ ngày 1-12-2009 và thay thế Quyết định số 1329/2002/BYT-QĐ ngày 18-4-2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn, uống

Quy chuẩn 01 áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên Quy định cụ thể

về các chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ, hàm lượng của các chất hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ, mức nhiễm xạ, vi sinh

Trang 15

vật Trong đó chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ: Không có mùi, vị lạ; độ pH trong khoảng 6,5-8,5, độ cứng 300 mg/lít, hàm lượng nhôm 0,2 mg/lít, Amoni 3 mg/lít, Clorua 250-300 mg/lít… Quy chuẩn đưa ra chế độ giám sát chất lượng của

cơ sở trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 1 lần/tháng, 6 tháng, 2 năm Ngoài ra, sẽ giám sát đột xuất khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm và khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước.[2]

Ngày 17-6-2009, Bộ Y tế đã ra Thông tư số 05/2009/TT- BYT về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt” Ban hành kèm theo Thông tư này là QCVN 02:2009/BYT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt” Trong đó giới hạn các chỉ tiêu chất lượng: Không có mùi vị

lạ, Clor dư trong khoảng 0,3-0,5 mg/lít, pH trong khoảng 6,0-8,5; hàm lượng Amoni tối đa 3mg/lít, sắt 0,5mg/lít, Clorua 300mg/lít, Florua 1,5mg/lít, Asen tối đa 0,05mg/lít Cơ sở cung cấp nước xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng, định kỳ xét nghiệm ít nhất 1 lần/3 -6 tháng Các cơ quan

có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 6 tháng 1 lần, lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn và lấy mẫu nước ngẫu nhiên tại hộ gia đình để xét nghiệm…[3]

- Quyết định số 81/2006/QĐ – TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020

- số 51/2008/QĐ-BNN ngày 14 tháng 4 năm 2008 và Văn bản hướng dẫn số 3856/BNN-TL ngày 25 tháng 12 năm 2008, Quyết định số 2444/QĐ-BNN-TL ngày 31/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành bộ chỉ số và hướng dẫn theo dõi, đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- Quyết định 16/2008/QĐ – BTNMT ngày 31/12/2008 của bộ Tài nguyên và môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

+ QCVN 08: 2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt [4]

Trang 16

+ QCVN 09: 2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm [5]

- Thông tư số 39/2010/TT- BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 quy định quy chuẩn quốc gia

Hệ thống pháp luật và bảo vệ tài nguyên nước ra đời thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta trong việc tạo ra một khung pháp lý khả thi nhằm quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên nước với việc hoàn thành luật tài nguyên nước đã từng bước đưa công tác quản lý và sử dụng nước ở nước ta đi dần vào nề nếp, nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng hợp lý tiết kiệm nước đi đôi với bảo vệ chống ô nhiễm, nhiễm bẩn và làm cạn các nguồn nước.[1]

Trong những năm qua hệ thống pháp luật và bảo vệ tài nguyên nước ngày càng được bổ xung và hoàn thiện đã phát huy vai trò tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên nước

- Các văn bản của tỉnh, thành phố đã ban hành có liên quan tới tài nguyên nước:

tâm Nước sạch và VSMT nông thôn về việc điều tra theo dõi - đánh giá Nước sạch

& VSMT tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012;

- Căn cứ Quyết định số 523/QĐ - UBND ngày 29/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc Phê duyệt kế hoạch điều tra, theo dõi - đánh giá Nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012;

-gia năm 2012[17]

- Căn cứ Kế hoạch số 13/KH-STNMT ngày 09/3/2012 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc về Kế hoạch thực hiện quan trắc hiện trạng môi trường năm 2012[18]

1.2 Cơ sở lý luận của đề tài

Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú quanh ta Nước được

sử dụng trong mọi mặt của đời sống con người Hiện nay nhu cầu chất lượng cuộc

Trang 17

sống ngày càng cao, do đó chất lượng nước sử dụng cũng phải tốt hơn Chúng ta cần phải phân biệt được nước sạch và nước hợp vệ sinh để sử dụng cho cho phù hợp, tránh những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như trong hoạt động

sản xuất và sinh hoạt

1.2.1 Khái niệm nước Sạch

Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nước trong không màu

- Không mùi vị lạ, không có tạp chất

- Không chứa chất tan có hại

- Không gây mầm bệnh

Nước sạch là một nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hằng ngày của mọi người và đang đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện sinh hoạt cho nhân

dân Nước sạch có chất lượng cao hơn nước hợp vệ sinh

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành nghiên cứu cơ cấu bệnh tật ở khu vực châu á và đi đến nhận xét như sau: tại một số nước Châu á có tới 60% bệnh nhiễm trùng và 40% dẫn tới tử vong là do dùng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) lại cảnh báo rằng: Hàng năm tại các nước đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết và 5 triệu trẻ em bị tàn

tật do dùng nước bị ô nhiễm

1.2.2 Khái niệm nước hợp Vệ Sinh

Là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi

1.2.3 Khái niệm nước sinh hoạt sạch

Nước sinh hoạt dùng để uống cần đạt tiêu chuẩn về màu sắc (không quá 15 độ màu, không có màu lạ); độ đục (không quá 5 độ), mùi (không có mùi hôi, mùi lạ), không có váng cặn, độ axit thích hợp (pH = 6,6-8,5), độ cứng phù hợp (không quá 300mg CaC03/lít, Fe không quá 0,3 mg/lít), Mn (không quá 0,1 mg/lít), Cu (không quá 0,1 mg/lít), Zn (không quá 3,0 mg/lít), As (không quá 0,05 mg/lít), Hg (không quá 0,001 mg/lít), Pb (không quá 0,1 mg/lít), Cr (không quá 0,05 mg/lít), xianua (không quá 0,05 mg/lít), florua (không quá 0,1 mg/lít), vi khuẩn nhóm E.coli (không quá 3 vi khuẩn/1ít)…[3]

Trang 18

+ Nước mặt (nước sông, rạch, ao hồ, suối) có xử lý lắng trong và tiệt trùng

1.2.4 Vai trò của nước sạch đối với cuộc sống

Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong cuộc sống của con người Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng Nước tham gia vào quá trình tái sinh thế giới hữu cơ Nguồn gốc của sự hình thành và tích lũy chất hữu cơ sơ sinh là hiện tượng quang hợp được thực hiện dưới tác dụng của năng lượng mặt trời với sự góp phần của nước và không khí Trong quá trình trao đổi chất, nước có vai trò trung tâm Những phản ứng lý, hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước Nước là dung môi của rất nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể

Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần của người dân Một ngôi nhà hiện đại, quy mô lớn nhưng không

có nước khác nào cơ thể không có máu Nước còn đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất, phục vụ cho hàng loạt các ngành công nghiệp khác nhau

Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn đóng vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất,

đó là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của thực vật

Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu tìm xem trên sao Hỏa có nước hay không, vì theo họ nếu sao Hỏa có nước thì có khả năng là có sự sống Như vậy chúng ta có thể nói chắc chắn rằng nước là cội nguồn của sự sống, nếu không có nước hoặc nguồn nước bị ô nhiễm nặng thì sự sống trên hành tinh của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nặng nề [11]

1.2.5 Khái niệm ô nhiễm nước

- Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạ vượt qúa ngưỡng chịu đựng của sinh vật

- Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước như sau:" Sự

ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại khi sử dụng cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi

cá, nghỉ ngơi- giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại”

Trang 19

- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:

+ Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt Ô nhiễm này còn được gọi là ô nhiễm không xác định nguồn gốc

+ Nguồn gốc nhân tạo: Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng Chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp

- Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước như ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý [14]

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Tài nguyên nước trên thế giới

Nước trên hành tinh phân bố không đều Nước tự nhiên tập trung phần lớn ở biển và đại dương, sau đó là khối băng ở các cực, rồi nước ngầm Nước ngầm tầng mặt chiếm một tỉ lệ không đáng kể

Công tác quản lý và sử dụng nước, từ khi sinh ra con người đã tác động vào chu trình nước, tất nhiên chỉ trong phạm vi của phần nước rơi trên bề mặt đất Con người cần nước cho nhu cầu sinh sống của mình: nông nghiệp, công nghiệp nuôi trồng thủy sản và những nhu cầu về văn hóa, giải trí, Người ta ước tính rằng, trên phạm vi toàn cầu nước dùng cho sinh hoạt chiếm khoảng 6% tổng số, cho công nghiệp 21%, số còn lại dành cho nông nghiệp Như vậy, trong sản xuất, nguồn nước này không chỉ lấy từ sông, hồ mà còn rút ra từ nước ngầm

Nước được sử dụng cần 2 tiêu chuẩn: số lượng và chất lượng

- Về số lượng: Trên thế giới, nhiều nơi nước dư thừa nhưng không được sử dụng vì chất lượng kém, ngược lại, có nơi nước ít bị bẩn nhưng lại cạn kiệt Nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa sự khủng hoảng nước Hiện tại con người chưa thể can thiệp được vào sự cân bằng nước trong thiên nhiên.Vì khả năng tác động của con người đến lượng nước rơi trên bề mặt các lục địa còn quá nhỏ bé: 90% lượng nước rơi có nguồn gốc từ biển và chỉ 10% nhờ sự thoát hơi nước của lớp phủ thực vật và sự bốc hơi của các thủy vực Nói một cách khác, con người chưa có thể điều khiển thời tiết và khí hậu, mà mới chỉ có khả năng tác động có hiệu quả đến sự

Trang 20

phân bố của nước rơi (do mưa) như tác động đến hệ thực vật, canh tác lớp đất mặt, tạo ra vi địa hình, xây dựng các hồ chứa, đắp đê ngăn lũ lụt, khai thác nước ngầm Trong vùng khí hậu ẩm , rừng bảo vệ nguồn nước cho các sông suối và độ ẩm đất, ngăn chặn và hạn chế tác động của nước mưa rơi xuống đất

Khai thác nước ngầm cũng trở thành phổ biến, trước hết người ta khoan thăm

dò, đánh giá trữ lượng và xây dựng bản đồ phân bố của nó Theo số liệu thống kê, mỗi người trên Trái đất có thể có được hơn 70 triệu gallon nước ngầm, tuy nhiên chưa xác định được lượng nước ngọt, vì trong số này một phần đáng kể là nước lợ

và nước mặn

- Về chất lượng: đây là vấn đề quan trọng khi đã có nguồn nước Chất lượng nước phải phù hợp với từng nhu cầu sử dụng, ví dụ: dùng cho sinh hoạt; cho công nghiệp; cho nông nghiệp hoặc cho nuôi trồng thủy sản Thực tế cho thấy, ở nhiều nước không phải thiếu nguồn nước mà là thiếu nước có chất lượng cần thiết, nhất là nước dùng cho sinh hoạt Một biện pháp khả thi và hữu hiệu hiện nay là tái sử dụng nước, nghĩa là quay vòng số lượng nước đã sử dụng Đây là một quy trình công nghệ thanh lọc nước

có chất lượng xấu thành nước có chất lượng tốt [19]

1.3.2 Tài nguyên nước ở Việt Nam

1.3.2.1 Khái quát chung về tài nguyên nước ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên Sự đa dạng và phong phú của các loại tài nguyên đã đem lại cho nước ta những lợi ích kinh tế - xã hội không nhỏ, phục vụ cho đời sống của người dân, cộng đồng và sự phát triển đất nước Tài nguyên nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật và nhân loại trên trái đất Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo nhưng cũng có thể bị cạn kiệt tùy vào tốc độ khai thác của con người và khả năng tái tạo của môi trường

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước xếp vào loại trung bình khá trên thế giới nhưng có nhiều yếu tố không bền vững Nước ta có khoảng 830 tỷ m3nước mặt, trong đó chỉ có 310 tỷ m3

được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ, chiếm

Trang 21

37%; còn 63% do lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào Tổng trữ lượng tiềm tàng nước dưới đất có khả năng khai thác, chưa kể phần hải đảo tính 60 tỷ m3

Sự không thuận lợi của tài nguyên nước trong sử dụng và khai thác Nước ta

có khoảng 2.360 con sông có chiều dài hơn 10km Trong số 13 lưu vực chính và nhánh có diện tích lớn hơn 10.000km2

thì đến 10/13 sông có quan hệ với nước láng giềng, trong đó 3/13 sông thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn chảy sang nước láng giềng; 7 sông thượng nguồn ở nước láng giềng, hạ nguồn ở Việt Nam Điều này cho thấy Việt Nam không những bị ràng buộc nguồn lợi về nước của quốc gia thứ hai, thứ ba mà thường bị động

1.3.2.2 Nguyên nhân của sự ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam

Trước yêu cầu sử dụng nước còn tiếp tục gia tăng trong khi tài nguyên nước thì ngày càng bị suy thoái nên cần phân tích rõ các nguyên nhân suy thoái, đặc biệt là các nguyên nhân về quản lý để có được các giải pháp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu sự suy thoái đang phát triển nghiêm trọng này Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến việc ô nhiễm

và suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam:

- Do gia tăng nhanh về dân số Sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch trong ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất Đồng thời, tác động của con người với môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng cũng ngày càng mạnh mẽ, có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng

- Do việc khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan đến nước như đất, rừng khiến tài nguyên nước bị suy kiệt

Trang 22

- Do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, chất thải rắn

Những năm qua và những năm sắp tới, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, làng nghề thủ công ngày càng mở rộng, lượng chất thải rắn, chất thải lỏng chưa kiểm soát được thải vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm, suy thoái nhanh các nguồn nước mặt, nước dưới đất, làm gia tăng tình trạng thiếu nước sạch và ô nhiễm nước nhất là về mùa khô Việc gia tăng sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong thâm canh lúa và các vườn cây cùng việc nuôi trồng thủy sản, giết mổ gia súc, chế biến các sản phẩm nông nghiệp cũng làm ô nhiễm các nguồn nước mặt ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm dưới đất

- Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, khí hậu toàn cầu đang nóng lên

đã và sẽ gây tác động nhiều đến tài nguyên nước, như làm giảm tổng lượng dòng chảy, làm băng tan khiến cho nước biển dâng cao, mặn sẽ xâm nhập sâu hơn ở những vùng đồng bằng thấp khiến nguồn nước ngọt phân bổ trên các sông chảy ra biển sẽ bị đẩy lùi dần Tất cả những điều này sẽ làm suy thoái thêm nguồn nước, khiến không còn đủ nguồn nước ngọt để phục vụ sản xuất đời sống

- Do những nguyên nhân về quản lý:

+ Về tổ chức: nguyên nhân khách quan là do còn gặp nhiều khó khăn về tổ chức quản lý tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông ở cấp bộ và tổ chức có hiệu lực

ở cấp lưu vực sông để quản lý tài nguyên nước

+ Về quy hoạch: Trong thời gian vừa qua nhà nước đã đầu tư nhiều kinh phí cho cấp bộ, ngành làm quy hoạch Nhưng do nội dung lập kế hoạch và sự phối hợp giữa các ngành trên lưu vực sông chưa gắn bó, nên quy hoạch của các ngành còn nặng về khai thác phục vụ riêng cho chuyên ngành của mình Do vậy cần thiết cần có quy hoạch tổng hợp lưu vực sông trong đó có quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước, quy hoạch thoát và xử lý nước thải, xử lý các chất thải rắn cho các đô thị khu công nghiệp, làng nghề thủ công làm cho việc quản lý và đưa quy hoạch bảo vệ này vào kế hoạch thực hiện hàng năm như là thực hiện quy hoạch phát triển thủy lợi, thủy điện cấp nước, đô thị công nghiệp

Trên thế giới khi đánh giá về nguyên nhân suy thoái tài nguyên nước đã nhận định công tác quản lý có vai trò chi phối và có tác động rất lớn

Trang 23

Ở Việt Nam tài nguyên nước được đánh giá chủ yếu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, sinh hoạt và thủy điện, còn cho các nhu cầu khác thì chưa nhiều [7]

* Tài nguyên nước sử dụng cho nông nghiệp

Bao gồm việc tưới tiêu cho sản xuất nông ngiệp, nước sử dụng cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Để đảm bảo và tăng sản lượng lương thực bình quân đầu người, cùng với việc tăng diện tích đất canh tác, diện tích gieo trồng, thâm canh, tăng vụ, tăng năng xuất thì thủy lợi là biện pháp quan trọng hàng đầu Đến nay cả nước đã có 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thuỷ lợi với tổng giá trị tài sản cố định khoảng 60.000 tỷ đồng Các hệ thống thuỷ lợi năm 2010 đã đảm bảo tưới cho 3 triệu ha đất canh tác, tiêu 1,4 triệu ha đất tự nhiên ở các tỉnh Bắc Bộ, ngăn mặn 70 vạn ha, cải tạo 1,6 triệu ha đất chua phèn ở đồng bằng sông Cửu Long Tính đến năm 2010 diện tích lúa được tưới cả năm gần 7 triệu ha chiếm 84% diện tích lúa Các công trình thuỷ lợi còn tưới trên 1 triệu ha rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả Lượng nước sử dụng cho nông nghiệp rất lớn Theo tính toán năm 2000 đã sử dụng 41 tỷ m3 chiếm 89,8% tổng lượng nước tiêu thụ, năm 2005 sử dụng 46 tỷ m3 chiếm 90% và năm 2010 khoảng trên 60 tỷ m3 Trong chăn nuôi gia súc gia cầm nhu cầu sử dụng nước uống cho vật nuôi, nước vệ sinh chuồng trại cũng rất lớn tính đến năm 2010 nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi tăng khoảng 4 -5 lần so với năm 1990[7]

Thủy sản là một nguồn lợi lớn của nước ta, Việt Nam có Biển Đông là biển lớn nhất trong sáu biển lớn của thế giới với diện tích khoảng 3.447.000km2 Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có đường bờ biển dài hơn 3620 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến tận Hà Tiên (Kiên Giang) diện tích vùng nội thủy và lãnh hải rộng hơn 1.000.000km2

trong vùng đảo Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, chu chuyển sản phẩm khai thác đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền Biển Việt Nam còn có nhiều Vịnh, đầm phà, cửa sông (trong

đó hơn 10.000 ha đang quy hoạch nuôi trồng thủy sản)[6] Cùng với đó trong đất liền còn có khoảng 35.000 ha diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2007 tăng thêm gấp 2 lần so với năm 1990 và đạt tốc độ

Trang 24

bình quân 4,07 %/năm (toàn giai đoạn 1990 - 2007) đưa tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước đạt 1.008 ha, trong đó thủy vực nước ngọt chiếm 40 % và nước mặn, nước lợ chiếm chiếm 49% tổng diện tích có khả năng Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 62% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn quốc, Đồng bằng Sông Hồng chiếm 10,1%, Miền núi phía Bắc chiếm 9,1%, Bắc Trung Bộ 5,9%, Nam Trung Bộ 2,9 %, Tây Nguyên 1,4% và Đông Nam Bộ 8,6%

Ngoài tài nguyên nước mặt thì tài nguyên nước ngầm không những được khai thác để phục vụ sinh hoạt mà còn sử dụng cho các mục đích khác như tưới tiêu cho nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản Đặc biệt tưới cho cây cao su, cà phê vào mùa khô ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

* Tài nguyên nước sử dụng sản xuất điện

Nước ta có tiềm năng thủy điện dồi dào, với 2360 con sông trong đó có 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực từ 10 km2 trở lên Mật độ sông suối trung bình trên toàn lãnh thổ là 0,6 Km/ Km2, có 10 hệ thống sông lớn có tiềm năng phát triển thủy điện Tổng kết các nghiên cứu về quy hoạch thủy điện ở nước ta cho thấy tổng trữ năng

lý thuyết của các con sông được đánh giá đạt 300 tỷ KWh/năm Trữ năng kỹ thuật thủy điện trên toàn lãnh thổ Việt Nam khoảng 80- 84 tỷ KWh/năm với công suất 10 MW trở nên, có khoảng 360 vị trí lắp đặt máy có công suất khoảng 19.000MWh – 21.000MWh Ngoài ra chưa kể đến tiềm năng thủy điện nhỏ Hiện nay sản lượng điện do thủy điện phát hàng năm chiếm 51% tổng lượng điện phát ra của cả nước Hiện nay nước ta có những nhà máy thủy điện lớn và vừa như: nhà máy thủy điện Sơn La 2400 MW, Hòa Bình 1920 MW, Trị An 400 MW, Thác Bà 108 MW, Đa Nhim 160 MW, Yaly 720

MW, Thác Mơ 150 MW, Vĩnh Sơn 66 MW, Nahang 342 MW với tổng công suất 1,862 KWh cấp vào mạng lưới quốc gia Ngoài ra, còn có 12 công trình đang lập báo cáo khả thi để đưa vào xây dựng trong những năm sắp tới với công suât 6, 018 MW

và tổng lượng điện phát ra là 26,7 KWh, 6 công trình đề xuất nghiên cứu với công xuất 1,258 MW và tổng lượng điện phát ra là 5,51 tỷ KWh, các trạm thủy điện nhỏ với công suất 1000 MW và tổng lượng điện phát là 2 tỷ KWh

Các công trình thủy điện đưa vào vận hành có vai trò to lớn trong sản xuất điện năng, phòng chống lũ, cấp nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội Đến năm

Trang 25

2010 sẽ có khoảng 50 nhà máy thủy điện đưa vào vận hành và đến năm 2020 có đến

80 nhà máy thủy điện lớn và vừa được đưa vào vận hành trong hệ thống điện Các nhà máy thủy điện được xây dựng hầu hết ở vùng núi, nơi kinh tế - xã hội phát triển còn chậm Việc xây dựng các công trình thủy điện còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế

- xã hội của các khu vực này [7]

* Tài nguyên nước sử dụng cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Tính đến tháng 02/2011, cả nước có 255 khu công nghiệp và có gần 4.600 làng nghề trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Nước đóng vai trò quan trọng, nước để tẩy rửa nguyên vật liệu, nước tham gia các quá trình trao đổi nhiệt, tham gia các phản ứng chế tạo vật chất mới Nhìn chung nước có ảnh hưởng đến nhiều mặt của quá trình sản xuất từ sơ chế đến thành phẩm, nước có ảnh hưởng đến sinh hoạt của người lao động, ảnh hưởng đến vận hành máy móc Điều này đặc biệt đúng đối với các ngành như: sản xuất lương thực thực phẩm, dệt nhuộm, Đồng thời nước đóng vai trò là cơ sở hạ tầng của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của các cơ sở sản xuất và gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giá cả sản phẩm Tiêu chuẩn sử dụng nước cho sản xuất nhiều hay ít, cao hay thấp tuỳ thuộc vào từng loại hình sản xuất, không có quy định chung Như vậy vai trò của nước trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phản ánh một mặt vai trò của nước đối với đời sống xã hội Tức là nó có vai trò chung với toàn bộ

xã hội trong đó có công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và có vai trò quan trọng riêng phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhưng rõ ràng nhu cầu sử dụng nước cho ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

là rất lớn và là điều kiện không thể thiếu được để tạo ra sản phẩm[7]

* Tài nguyên nước sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt vào việc đun nấu phục vụ ăn uống tắm giặt cho con người, nước uống, tắm gội, tưới rau, hoa quả, thảm cỏ Gia đình có nhu cầu phục vụ cho sản xuất như: xay xát, làm nghề chế biến tinh bột, làm bún, chế biến nông sản, làm mắm, chế biến hải sản thì tính yêu cầu nước cho sản xuất từ 20-40% tổng nhu cầu nước Gia đình có trên 7 người, số gia súc trong gia đình có trên 2 con thì tính theo tiêu chuẩn cấp nước cho người và gia súc kể trên

Trang 26

Bảng 1.1: Nhu cầu dùng nước sinh hoạt cho hộ gia đình

Nhu cầu dùng nước cho hộ gia đình

(ngày đêm)

2 Bình quân tiêu tốn nước cho

sinh hoạt (lít/hộ)

3 Bình quân tiêu tốn nước cho

chăn nuôi gia súc (lít/hộ)

(Nguồn: Hội cấp nước Việt Nam năm 2010)

Theo khả năng và điều kiện tồn tại của tài nguyên nước, tình hình quản lý khai thác và sử dụng như hiện nay, tương lai sẽ có nhiều vùng bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, có nhiều thành phố đông dân, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là những nơi dân cư tập trung đồng đúc Chưa kể đến các vùng thường xuyên thiếu nước trong mùa cạn, do ít mưa và mùa khô kéo dài, khắc nghiệt như Nam Trung Bộ, Tây Nguyên Mặt khác, với xu thế ấm dần lên của trái đất, khí hậu thế giới biến đổi kéo theo những dị thường tác động đến tài nguyên nước, làm cho việc quản

lý, khai thác tài nguyên nước trở lên phức tạp hơn[7]

1.3.3 Chất lượng nước sinh hoạt tại nông thôn Việt Nam

Chất lượng nước sinh hoạt đang là một vấn đề nổi cộm ở Việt Nam Đặc biệt tình trạng chất lượng nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh diễn ra phổ biến ở nhiều vùng nông thôn Theo kết quả khảo sát thống kê của UNICEF và Bộ Y tế, hiện tại ở khu vực nông thôn chỉ có 11,7% người dân được sử dụng nước máy Còn lại 31% hộ gia đình phải sử dụng nước giếng khoan, 31,2% số hộ gia đình sử dụng giếng đào Số

Trang 27

còn lại chủ yếu dùng nước ao hồ (11%), nước mưa và nước đầu nguồn sông suối, được khai thác và sử dụng trực tiếp Đặc biệt theo kết quả điều tra chất lượng nước sinh hoạt nông thôn của Cục Y tế dự phòng Việt Nam năm 2010 chỉ có khoảng 40% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành [9] Kết quả này cho thấy rằng phải quan tâm đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại nông thôn hơn nữa bằng cách tăng tỷ lệ gia đình có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chuồng trại được xây dựng cách xa nguồn nước sinh hoạt và xử lý nguồn nước trước khi sử dụng tại gia đình là biện pháp hiệu quả Mặt khác trong các nguồn nước phục vụ sinh hoạt hiện nay thì chỉ có nước máy là có chất lượng đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo QCVN 02:2009/BYT còn các nguồn nước khác phục vụ sinh hoạt thì chưa thể kiểm chứng được chất lượng Đây là nguồn nước an toàn nhưng khó tiếp cận với các hộ gia đình nông thôn

1.3.3.1 Một số bệnh thường mắc do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm ở Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 1/3 dân số Việt Nam đang nhiễm các bệnh có liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không an toàn và các điều kiện vệ sinh không đảm bảo Không được tiếp cận với nguồn nước sạch gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ em (44% trẻ em bị nhiễm bệnh giun sán và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng), gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm, liên quan đến vệ sinh môi trường

và ý thức vệ sinh cá nhân của người dân còn kém

Có 2 nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến nước, đó là do vi sinh vật có khả năng truyền bệnh sang người và do các chất hóa học, chất phóng xạ gây ra Nước dùng trong sinh hoạt bị nhiễm bẩn sẽ gây bệnh cho người khi tắm rửa, giặt giũ, sử dụng nước để chế biến thức ăn, Các bệnh thường xảy ra do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 1.2: Một số bệnh xảy ra và lây lan do sử dụng nguồn nước không

Trang 28

hợp vệ sinh ở Việt Nam

Bên cạnh các nguồn nguyên nhân và một số bệnh thường mắc phải trên thì nước nhiễm asen cũng là một nguyên nhân đặc biệt nguy hiểm, nó gây các bệnh có độ độc tính cao Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi asen sẽ có biểu hiện khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh Nếu bị nhiễm độc asen ở mức độ thấp mỗi ngày một ít với liều lượng dù nhỏ nhưng trong thời gian dài sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, da sạm, rụng tóc, sút cân giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư

Người uống nước ô nhiễm asen lâu ngày sẽ có các đốm sẫm màu trên thân thể hay đầu các chi, niêm mạc lưỡi hoặc da hóa sừng, gây sạm và mất sắc tố, bệnh Bowen (biểu hiện đầu tiên là một phần cơ thể đỏ ửng, sau đó bị chảy và lở loét) Tình trạng nhiễm độc asen lâu ngày còn có thể gây ung thư (gan, phổi, bàng quang và thận) hoặc viêm răng, khớp gây bệnh tim mạch, gây bệnh huyết áp Ảnh hưởng độc hại đáng lo ngại nhất của asen tới sức khỏe là khả năng gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh tim mạch cao huyết áp rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não), các bệnh ngoài da (biến

Trang 29

đổi sắc tố, sạm da, sừng hóa ung thư da ), tiểu đường, bệnh gan và các vấn đề liên quan tới tiêu hóa, các rối loạn ở hệ thần kinh, ngứa hoặc mất cảm giác ở các chi và khó nghe Sau 15-20 năm kề từ khi phát hiện, người nhiễm độc thạch tín sẽ chuyển sang ung thư và chết

Các bệnh nêu trên gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường cộng đồng Vì vậy, công tác xử lý và khử trùng nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng Điều này góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa các vi sinh vật xâm nhập vào nguồn nước, hạn chế tối đa các bệnh lây truyền qua nguồn nước, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ nguồn nước Đồng thời, mỗi cá nhân phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như không vứt rác, đồ chất thải bừa bãi, nên sử dụng nguồn nước sạch [9]

1.3.3.2 Các giải pháp khi nguồn nước bị ô nhiễm

Hiện nay người ta đã khẳng định rằng nước là nguồn truyền bệnh rộng nhất, nhanh nhất và nguy hiểm nhất Hơn nữa tất cả các nguồn nước tự nhiên (nước giếng, nước sông, ao hồ ) đều có thể chứa mầm bệnh Do vậy mọi nguồn nước dùng cho sinh hoạt đều phải được xử lý nhằm loại bỏ các chất độc hại Sau đây là các giải pháp

xử lý cụ thể cho các thành phần gây ô nhiễm:

+ Làm trong nước: Độ đục là đại lượng do hàm lượng chất lơ lửng có trong nước, thường do sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật Nước đục gây cảm giác khó chịu về mặt cảm quan, ngoài ra còn có khả năng nhiễm vi sinh vật có hại Các quy trình xử lý như keo tụ, lắng, lọc góp phần làm giảm độ đục của nước Sau đây là phương pháp làm trong nước bằng phèn:

Phèn chua (nhôm Sunfat) có các công thức hóa học là Al2(SO4)3, thường được làm trong nước ở gia đình và các khu tập thể nhỏ Khi gặp nước phèn chua bị thủy phân tạo nên một hỗn hợp dịch keo và các hạt nhôm hydrat Al(OH)3 ,mang điện tích dương (+)

Al2 (SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2SO4

Chính các hạt điện tích dương này kéo theo những hạt lơ lửng xuống làm cho nước trong Trong nước thường có canxi và magiê ở dạng hydrocacbonat nên khi phèn vào nước sẽ tác dụng với canxi và magie, tạo nên các hạt nhôm hydrat, làm tăng mật độ các hạt mang điện tích dương Nhờ đó mà cặn lắng nhanh nước mau trong

Trang 30

Tuy vậy với những nguồn nước nghèo muối canxi và magiê, độ kiềm thấp (PH

<7), nếu chỉ dùng phèn thì lượng nước kết tủa sẽ ít, không đủ kéo theo các lơ lửng xuống Nước sẽ kém hoặc lâu trong Để làm trong nước nhanh và tiết kiệm nước phèn người ta thường cho vào nước nước một lượng nhỏ vôi tôi, công thức hóa học

là Ca(OH)2 Khi đó phèn chua tác dụng với canxi của vôi tôi:

2H2CO3 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 + 2H2O

2Al2 (SO4)3 + 6Ca(HCO3)2 → 6CaSO4 + 4Al(OH)3

Do số lượng điện tích dương Al(OH)3 tăng, cặn lơ lửng được thu hút nhiều hơn, nước mau trong hơn

Từ những kết quả nghiên cứu và thông tin truyền thông đều đi đến nhất trí rằng nước rất cần cho sự sống nói chung và con người nói riêng, đặc biệt là nước sinh hoạt Đối với nước sinh hoạt mọi nguồn nước đều ô nhiễm ở các mức độ khác nhau và chất gây hại cũng khác nhau, do đó con người không những chỉ quan tâm đến số lượng nước đáp ứng đủ nhu cầu mà còn quan tâm đến chất lượng nước Giữa chất lượng nước sinh hoạt và nguồn nước phát sinh bệnh có mối liên quan chặt chẽ Chính vì vậy mà các nguồn nước sinh hoạt đều phải qua xử lý bằng các giải pháp khác nhau Vấn đề nước sạch đã trở thành chương trình hành động của mọi quốc gia trên toàn cầu

+ Làm mềm nước (khử độ cứng của nước)

Độ cứng của nước là số đo hàm lượng các ion kim loại Ca2+

và Mg2+ có trong nước Độ cứng toàn phần là tổng hàm lượng các ion Ca2+

vàMg2+ tinh cho 1 lít nước bao gồm:

- Độ cứng Cabonat (CO3

, HCO3 ) bằng tổng hàm lượng ion canxi và magiê trong các muối cabonat, hydrocacbonat canxi, magiê

2 Độ cứng phi Cacbonat (Cl-, HCO3

) bằng tổng ion canxi và magiê trong các muối axit mạnh của canxi và magiê

-Có nhiều phương pháp làm mềm nước như phương pháp hóa học phương pháp nhiệt, phương pháp trao đổi ion và phương pháp tổng hợp Sau đây là một số phương pháp đang được sử dụng phổ biến:

+ Phương pháp hóa học: Làm mềm nước bằng vôi Ca(OH)2

Trang 31

Đây là phương pháp thông dụng nhất nhằm khử độ cứng Cacbonat, được áp dụng khi cần giảm cả độ cứng và độ kiềm của nước Trình tự các phản ứng xảy ra như sau:

2CO2 + Ca(OH)2 = Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 = 2CaCO3↓ + 2H2O

Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 =Mg (OH)2↓+ 2CaCO3↓ + 2H2O

2NaHCO3 + 2Ca(OH)2 = 2CaCO3↓ +Na2CO3+ 2H2O

Theo phương trình phản ứng cứ 1 mol Ca(OH)2 tạo ra được 2 mol ion cacbonat

CO32-, 1 mol trong đó sẽ tạo thành kết tủa với ion Ca2+

có trong nước vôi đưa vào, như vậy 1 mol vôi đưa vào sẽ giảm được 1 mol độ cứng Tổng hàm lượng canxi có thể được khử phụ thuộc vào nồng độ ion HCO3

MgSO4 + Ca(OH)2 = Mg(OH)2 ↓+ CaSO4

MgCl2 + Ca(OH)2 = Mg(OH)2 ↓+ CaCl2

Các phản ứng trên có tác dụng làm giảm độ cứng theo ion Mg2+

nhưng không làm giảm độ cứng toàn phần vì giảm được lượng Mg2+

nhưng lại làm tăng một lượng tương đương Ca2+

+ Phương pháp nhiệt: Cơ sở của phương pháp này là dùng nhiệt để phần lớn các ion sẽ kết tủa ở dạng muối cacbonat không tan và bốc hơi khi CO2 hòa tan trong nước Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓+ CO2 ↑+ H2O

Tuy nhiên khi đun nước chỉ bị khử được hết khí CO2 và giảm độ cứng của cacbonat của nước còn lượng CaCO3 vẫn tồn tại trong nước

Riêng với magiê quá trình khử xảy ra qua 2 bước Ở nhiệt độ thấp (180

C) ta có phản ứng

2Mg(HCO3)2 = MgCO3↓ + CO2 ↑+ H2O

Khi tiếp tục tăng nhiệt độ MgCO3 tiếp tục bị phân hủy theo phản ứng:

MgCO3 + H2O = Mg(OH)2 ↓ + CO2 ↑

Trang 32

Như vậy bằng phản ứng nhiệt có thể làm giảm được độ cứng cacbonat một cách đáng kể Nếu kết hợp phương pháp hóa học với phương pháp nhiệt, bông cặn tạo ra sẽ có kích thước to hơn và lắng nhanh hơn do độ nhớt của nước giảm khi nhiệt độ tăng và đồng thời giảm được lượng hóa chất sử dụng Thực tế ở các vùng

có nước sinh hoạt bị nhiễm nước cứng, bà con thường đun nước sôi, để lắng sau đó gạn lấy nước trong để sử dụng Tuy nhiên làm như vậy sẽ tốn chất đốt, hại dụng cụ đun, tốn nhiều thời gian mà không đảm bảo chất lượng

Hiện nay công ty cổ phần phát triển và công nghệ môi trường vừa đưa ra thị trường một thiết bị xử lý nước cứng bằng phương pháp trao đổi ion, một bình lọc inox, bên trong chia làm 3 ngăn, ngăn đổi nước cứng cho chảy qua ngăn lọc (chứa các hạt Cation mang điện tích âm) và ngăn chứa nước sau khi đã xử lý Quá trình xử

lý nước rất đơn giản Đổ nước cứng vào thiết bị nước sẽ chảy vào ngăn có chứa các hạt lọc Tại đây sẽ diễn ra quá trình trao đổi ion, hạt cation tích điện âm sẽ hút các thành phần đá vôi trong nước Sau đó, nước chảy qua bộ phận điều chỉnh tốc độ và tới ngăn chứa nước đã được xử lý theo vòi chảy ra ngoài [1]

+ Khừ mùi, vị: Thông thường các quy trình xử lý nước đã khử được hầu hết mùi và vị có trong nước Trường hợp các biện pháp xử lý nước không đáp ứng được

yêu cầu khử mùi, vị thì cần áp dụng các biện pháp khử mùi và vị độc lập

* Xử lý mùi vị bằng cách làm thoáng: Khử mùi vị bằng cách làm thoáng có thể làm bay hơi các loại khí gây mùi cho nước và đồng thời oxy hóa các chất có nguồn gốc hữu cơ và vô cơ gây mùi Dùng giàn mưa, bể làm thoáng cưỡng bức

* Khử mùi vị bằng cách dùng than hoạt tính: Than hoạt tính có khả năng hấp thụ rất cao đối với các chất gây mùi Dựa vào khả năng này, người ta khử mùi của nước bằng cách lọc nước qua than hoạt tính Các loại than hoạt tính thường dùng là than gáo dừa, than hoa than hoạt tính dùng trong các bể lọc khừ mùi có kích thước d=

1 - 3 mm, chiều dày lớp than L= 1 , 5 - 4 c m Tốc độ lọc có thể đạt tới 50 m3/ h [10]

Trang 33

số mô hình đang được áp dụng ở Việt Nam cũng như ở Vĩnh Phúc người ta thường

áp dụng mô hình giàn phun mưa kết hợp với bể lọc Vì mô hình này có thể áp dụng

để khử cả Mangan và Asen và có thể áp dụng đối với quy mô hộ gia đình

Có thể xây dựng mô hình bể lọc sắt theo các giai đoạn sau:

Nước giếng - ►Giàn phun mưa - ►Bể lọc bổ chứa - ►Người sử dụng Giàn phun mưa gồm các ống nhựa d> 21 mm (ống nhựa PVC) được gắn với ống nhựa chữ T (cần 2 ống nhựa hình chữ T), và các cút sao cho các đường ống gắn với nhau bằng hình sương cá (chia ống nhựa thành 3 nhánh) được đục lỗ nhỏ, khoan 3 lỗ trong phạm vi 1/3 chu vi ống, đường kính lỗ khoan từ 1-1,5 mm Các lỗ khoan cách nhau 4 cm hoặc tùy theo lưu lượng đầu vào Đầu ra của các ống nhựa bịt kín, để khi nước được bơm từ giếng lên, tạo áp lực đẩy nước qua các lỗ nhỏ, tạo thành giàn phun mưa Giàn phun mưa có ưu điểm là xé nhỏ các dòng nước, để bề mặt nước tiếp xúc với không khí (oxy trong không khí) nhiều hơn Tạo thuận lợi để sắt (II) chuyển về sắt (III)

ở dạng keo tụ dễ lắng đọng [13]

Bể lọc gồm bể chứa vật liệu lọc, các vật liệu lọc được xếp chồng lên nhau Giữa các lớp vật liệu lọc có ngăn chứa vật liệu lọc, có mắt lưới nhỏ để các vật liệu lọc không xô vào nhau thuận lợi cho quá trình thau rửa vật liệu lọc Kích thước bể tùy thuộc vào bể chứa và lượng nước đầu vào

bỏ Asen ra khỏi nguồn nước nhờ khả năng hấp phụ Asen của các lớp vỏ hydroxit sắt (việc loại bỏ Asen phụ thuộc vào hàm lượng sắt kết tủa trong nước, nếu hàm lượng sắt kết tủa càng lớn thì khả năng loại bỏ Asen càng cao) Lớp than hoạt tính

để tăng khả năng làm sạch nước vì lớp than hoạt tính có tác dụng hấp phụ mùi, vị và hấp phụ các chất cáu bẩn trong nước rất tốt

Sau khi nước đi qua giàn phun mưa và bể lọc sẽ có ống dẫn nước xuống bể

Trang 34

chứa nước sạch Có thể dùng cho sinh hoạt tuy nhiên vẫn phải đun nấu trước khi uống vì vi sinh vật có trong nước vẫn chưa bị loại bỏ hoàn toàn [10]

1.3.4 Một vài nét về nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường của thành phố Vĩnh Yên trong những năm qua

1.3.4.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc

Nhà máy nước Vĩnh Yên Thành lập từ năm 1963, trải quả 50 năm xây dựng và phát triển sau nhiều lần đổi tên đến nay có tên là Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc có nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thành phố Vĩnh Yên và các vùng phụ cận Những ngày đầu khi mới đi vào hoạt động, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, nhà máy chỉ phụ trách cấp nước sạch cho một số lượng nhỏ nhân dân trong nội thành của thành phố Vĩnh Yên, công suất đạt 1.700m3/ngày đêm với 2 giếng khoan và một số tuyến ống phân phối Năm 1992, với việc thực hiện Dự án “Nhà máy nước Vĩnh Yên cải tạo và phát triển”, hàng loạt giếng khoan cũ được cải tạo, trạm xử lý nước, giếng khoan và một

số tuyến ống đã được đầu tư mới, nâng công suất của nhà máy lên 4.000 m3

/ngày đêm, phục vụ cho trên 1.000 khách hàng Tiếp đó, công ty được tiếp cận nguồn vốn ODA của Đan Mạch để thực hiện Dự án “Xây dựng, cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước Vĩnh Yên giai đoạn 1” Tháng 8/2004, dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng, nâng tổng công suất của nhà máy lên 16.000 m 3/ngày đêm

Đến nay cơ bản đã hoàn thành hệ thống cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt cho phần lớn dân số nội thành ở Thành phố Vĩnh Yên [22]

1.3.4.2 Giới thiệu chung về tình hình sử dụng nước sinh hoạt của thành phố

Hiện nay, người dân thành phố Vĩnh Yên đang sử dụng nước sinh hoạt từ các trạm cấp nước tập trung, các giếng đào, giếng khoan, hầu hết các hộ sử dụng trực tiếp nước giếng mà không qua xử lý hoặc nếu qua xử lý chỉ là lọc thô sơ mà phương thức lọc này chỉ có tác dụng lọc đất còn các tạp chất khác thì không thể kiểm soát nổi Số người được sử dụng nước máy trong sinh hoạt chỉ tập trung ở một số phường thuộc trung tâm thành phố như Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Đồng Tâm, Tích Sơn tuy nhiên cũng chỉ cấp được cho hầu hết những hộ gia đình ở những khu vực thuận lợi cho giao thông còn một số tiểu vùng khác thì chưa cung cấp được Tài nguyên nước

Trang 35

của thành phố gồm 2 nguồn chủ yếu đó là nước mặt và nước ngầm [15]

- Nguồn nước mặt chủ yếu của thành phố Vĩnh Yên là lưu vực sông Phan, sông Bến Tre, các hồ và đầm Vạc

- Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, chất lượng không cao, có thể khai thác lớn hơn khá nhiều mức công suất hiện nay (16.000 m3/ngày đêm), tuy nhiên để cung cấp cho sinh hoạt cần có trình độ công nghệ tiên tiến và mức kinh phí đầu tư cao do vậy nước ngầm không được khuyến khích khai thác mức quá lớn so mức hiện tại mà chuyển sang khai thác nguồn nước mặt

Trang 36

CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và địa bàn nghiên cứu

- Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc

- Phạm vi thực hiện: gồm 9 phường (xã) trực thuộc thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc như phường Hội Hợp, Đồng Tâm, Tích Sơn, Liên Bảo, Ngô Quyền, Đống Đa, Khai Quang và 2 xã Thanh Trù, Định Trung

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc

2.2 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 6/2012 đến tháng 8/2013

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

- Đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng tới

việc cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

2.3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

2.3.3 Phân tích chất lượng một số nguồn nước có liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

- Phân tích chất lượng nước mặt so với QCVN 08:2008/BTNMT

* Một số hồ đại diện của thành phố Vĩnh Yên

Bảng 2.1: Lấy mẫu nước tại một số hồ đại diện của thành phố Vĩnh Yên

Trang 37

* Một số sông lớn trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

Bảng 2.2: Lấy mẫu nước tại một số sông lớn trên địa bàn

thành phố Vĩnh Yên

Ngày lấy mẫu

* Một số đầm tiêu biểu trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

Bảng 2.3: Lấy mẫu nước tại một số đầm tiêu biểu trên địa bàn

- Phân tích chất lượng nước ngầm so với QCVN 09:2008/BTNMT

* Một số phường thuộc trung tâm thành phố Vĩnh Yên

Trang 38

Bảng 2.4: Lấy mẫu nước ngầm tại một số phường thuộc trung tâm

thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày lấy mẫu

* Một số xã ngoại thành của thành phố Vĩnh Yên

Bảng 2.5: Lấy mẫu nước ngầm tại một số xã ngoại thành

của thành phố Vĩnh Yên

Ngày lấy mẫu

Trang 39

Bảng 2.6: Lấy mẫu nước giếng (nước sinh hoạt) tại các hộ dân trên địa bàn

thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày lấy mẫu

1 Nsh1 Hộ ông Lương Văn Bình thôn Đồng xã Thanh Trù

thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (nước giếng khoan)

30/11/2012

2 Nsh2 Hộ ông Lương Văn Hợp thôn Đồng xã Thanh Trù

thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (nước giếng đào)

30/11/2012

- Phân tích chất lượng nước (nước thô) mà Công ty cổ phần cấp thoát nước số

1 Vĩnh Phúc quản lý và khai thác tại cụm giếng đầm Vạc và cụm giếng khu giao thông Vĩnh Yên Vĩnh Phúc so với QCVN 02:2009/BYT

Bảng 2.7: Lấy mẫu nước giếng khoan (nước thô) tại các cụm giếng (Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc quản lý và khai thác) trên địa bàn

1 L7 Khu GiaoThông phường Tích Sơn thành phố Vĩnh Yên 30/7/2012

2 L8 Khu Giao Thông phường Tích Sơn thành phố Vĩnh Yên 30/7/2012

3 L9 Khu Giao Thông phường Tích Sơn thành phố Vĩnh Yên 30/7/2012

4 G5 Khu Giao Thông phường Tích Sơn thành phố Vĩnh Yên 30/7/2012

5 G10 Khu Giao Thông phường Tích Sơn thành phố Vĩnh Yên 30/7/2012

6 G12 Khu Giao Thông phường Tích Sơn thành phố Vĩnh Yên 30/7/2012

- Phân tích chất lượng nước sinh hoạt (nước máy) so với QCVN 02:2009/BYT

và QCVN01: 2009/BYT

Trang 40

Bảng 2.8: Lấy mẫu nước máy (nước sinh hoạt) tại vòi chảy của các hộ gia đình

trên địa bàn thành phố Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày lấy mẫu

1 M1 Số nhà 15 đường Lam sơn, Tích sơn, Vĩnh Yên,

- Điều tra các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân khi chưa được

sử dụng nước máy và đang được sử dụng nước máy

- Tính toán chi phí mà mỗi hộ gia đình chi cho việc xử lý nước ăn uống tại gia đình (sử dụng máy lọc nước tinh khiết)

- So sánh chi phí cho việc xử lý nước sinh hoạt quy mô hộ gia đình với chi phí lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước (nước máy) về hộ gia đình

2.3.5 Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng nước sạch cho sinh hoạt

+ Giải pháp về quản lý chất lượng nước sinh hoạt

+ Chính sách quản lý nhà nước về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường

+ Giải pháp về khoa học công nghệ

+ Ý thức của cộng đồng về vấn đề nước sinh hoạt hiện nay

+ Về phía công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc

+ Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

2.4.1.1 Nghiên cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật, các quy định

có liên quan

Quá trình nghiên cứu các Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản có liên quan đến tài nguyên nước tạo tiền đề cho quá trình làm luận văn thực hiện theo đúng các quy định làm tăng độ chính xác và độ tin cậy của luận văn

Ngày đăng: 27/08/2014, 12:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. BNN và PTNT – Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn (2006), “Thiết bị xử lý nước cứng” tạp chí nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn số 19, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thiết bị xử lý nước cứng”
Tác giả: BNN và PTNT – Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn
Năm: 2006
6. Thiện Cẩm, Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Nhã, Nguyên Ngọc, Phan Đăng Thanh, Nguyễn Q.Thắng, Hoàng Việt (2011 )“Biển Đông và hải đảo Việt Nam”, nhà Xuất bản tin học tháng 7/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2011 )"“"Biển Đông và hải đảo Việt Nam”
Nhà XB: nhà Xuất bản tin học tháng 7/2011
10. Hoàng Văn Huệ (2004), “công nghệ môi trường, tập 1- xử lý nước”, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “công nghệ môi trường, tập 1- xử lý nước”
Tác giả: Hoàng Văn Huệ
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội
Năm: 2004
11. Lê Văn Khoa (2009), “Môi trường và phát triển bền vững”, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và phát triển bền vững”
Tác giả: Lê Văn Khoa
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
12. Lê văn Khoa, Đoàn Văn Cánh, Nguyễn Quang Hùng, Lâm Minh Triết (2011), “Giáo trình con người và môi trường”, Nhà xuất bản Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình con người và môi trường”
Tác giả: Lê văn Khoa, Đoàn Văn Cánh, Nguyễn Quang Hùng, Lâm Minh Triết
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội
Năm: 2011
14. Bùi Thị Nga (2008), “Giáo trình cơ sở khoa học môi trường” Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình cơ sở khoa học môi trường”
Tác giả: Bùi Thị Nga
Nhà XB: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008
19. Lê Văn Thắng (2007), “Giáo trình Khoa học môi trường đại cương”, Nhà xuất bản Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Khoa học môi trường đại cương”
Tác giả: Lê Văn Thắng
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Huế
Năm: 2007
2. Bộ Y tế, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT Khác
3. Bộ Y tế, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT Khác
4. Bộ tài nguyên và môi trường, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT Khác
5. Bộ tài nguyên và môi trường, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09:2008/BTNMT Khác
7. Cục quản lý tài nguyên nước (2010), các văn bản quy phạm pháp luật về Tài nguyên nước Khác
8. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2002, 2008, 2009, 2010, 2011), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2002, Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008, Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm2009, Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2010, Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 Khác
9. Cục y tế dự phòng (2010), Chất lượng nước sinh hoạt nông thôn Khác
13. Nguyễn Thành Luân và cộng sự (2008), hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước và vệ sinh Khác
15. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
16. Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo kết quả điều tra theo dõi đánh giá nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc 17. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo kết Khác
20. Tổng cục Thống kê (2009), Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam. Di cư và đô thị hóa ở việt Nam, thực trạng, xu hướng và những khác biệt Khác
21. Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên, (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Vĩnh Yên Khác
22. Uỷ ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên (2011), Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030..II. TIẾNG ANH Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Nhu cầu dùng nước sinh hoạt cho hộ gia đình - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 1.1 Nhu cầu dùng nước sinh hoạt cho hộ gia đình (Trang 26)
Bảng 2.2: Lấy mẫu nước tại một số sông lớn trên địa bàn - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2.2 Lấy mẫu nước tại một số sông lớn trên địa bàn (Trang 37)
Bảng 2.3: Lấy mẫu nước tại một số đầm tiêu biểu trên địa bàn - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2.3 Lấy mẫu nước tại một số đầm tiêu biểu trên địa bàn (Trang 37)
Bảng 2.4: Lấy mẫu nước ngầm tại một số phường thuộc trung tâm - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2.4 Lấy mẫu nước ngầm tại một số phường thuộc trung tâm (Trang 38)
Bảng 2.5: Lấy mẫu nước ngầm tại một số xã ngoại thành - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2.5 Lấy mẫu nước ngầm tại một số xã ngoại thành (Trang 38)
Bảng 2.6: Lấy mẫu nước giếng (nước sinh hoạt) tại các hộ dân trên địa bàn - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2.6 Lấy mẫu nước giếng (nước sinh hoạt) tại các hộ dân trên địa bàn (Trang 39)
Bảng 2.7: Lấy mẫu nước giếng khoan (nước thô) tại các cụm giếng (Công ty cổ  phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc quản lý và  khai thác) trên địa bàn - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2.7 Lấy mẫu nước giếng khoan (nước thô) tại các cụm giếng (Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc quản lý và khai thác) trên địa bàn (Trang 39)
Bảng 2.8: Lấy mẫu nước máy (nước sinh hoạt) tại vòi chảy của các hộ gia đình - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2.8 Lấy mẫu nước máy (nước sinh hoạt) tại vòi chảy của các hộ gia đình (Trang 40)
Hình 3.1: Sơ đồ địa giới hành chính của thành phố Vĩnh Yên - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 3.1 Sơ đồ địa giới hành chính của thành phố Vĩnh Yên (Trang 44)
Bảng 3.1: Dân số và cơ cấu dân số của thành phố Vĩnh Yên 2009-2012 - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.1 Dân số và cơ cấu dân số của thành phố Vĩnh Yên 2009-2012 (Trang 46)
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của thành phố Vĩnh Yên năm 2010-2012 - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.3 Cơ cấu kinh tế của thành phố Vĩnh Yên năm 2010-2012 (Trang 49)
Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.4 Hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân (Trang 51)
Hình 3.2: Biểu đồ hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân trên - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 3.2 Biểu đồ hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân trên (Trang 52)
Hình 3.3: Biểu đồ giá trị DO và amoni(NH 4  + ) tính theo N của các mẫu phân tích - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 3.3 Biểu đồ giá trị DO và amoni(NH 4 + ) tính theo N của các mẫu phân tích (Trang 54)
Hình 3.4: Biểu đồ giá trị DO và amoni(NH 4  + ) tính theo N của các mẫu phân tích - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 3.4 Biểu đồ giá trị DO và amoni(NH 4 + ) tính theo N của các mẫu phân tích (Trang 55)
Hình 3.5: Biểu đồ giá trị DO, BOD5 của các mẫu phân tích chất lương nước tại - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 3.5 Biểu đồ giá trị DO, BOD5 của các mẫu phân tích chất lương nước tại (Trang 57)
Bảng 3.9: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm (nước giếng) tại một số xã - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.9 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm (nước giếng) tại một số xã (Trang 60)
Hình 3.6: Biểu đồ giá trị hàm lượng sắt trong các mẫu nước thô tại cụm giếng - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 3.6 Biểu đồ giá trị hàm lượng sắt trong các mẫu nước thô tại cụm giếng (Trang 64)
Bảng 3.12: Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt (nước máy) - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.12 Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt (nước máy) (Trang 64)
Bảng 3.13: Kết quả điều tra đánh giá chất lượng nước sinh hoạt (nước giếng) của người dân xã Thanh Trù và Định Trung - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.13 Kết quả điều tra đánh giá chất lượng nước sinh hoạt (nước giếng) của người dân xã Thanh Trù và Định Trung (Trang 66)
Bảng 3.14: Kết quả điều tra nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân xã - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.14 Kết quả điều tra nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân xã (Trang 67)
Hình 3.7: Ảnh máy lọc nước Kangaroo - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 3.7 Ảnh máy lọc nước Kangaroo (Trang 68)
Hình 3.8: Ảnh máy lọc nước Nano không vỏ và có vỏ - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 3.8 Ảnh máy lọc nước Nano không vỏ và có vỏ (Trang 69)
Hình 3.9: Bình lọc nước gia đình - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 3.9 Bình lọc nước gia đình (Trang 70)
Bảng 3.15: Các thiết bị và chi phí cho việc xử lý nước ăn uống của các hộ gia - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.15 Các thiết bị và chi phí cho việc xử lý nước ăn uống của các hộ gia (Trang 70)
Bảng 3.17: Kinh phí đầu tư cho một số công trình cấp nước tấp trung điển hình tại tỉnh Vĩnh Phúc - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 3.17 Kinh phí đầu tư cho một số công trình cấp nước tấp trung điển hình tại tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 73)
Hình 3.10: Sơ đồ nguyên tắc xử lý nước ngầm nhiễm Fe, Mn, Coliform - Đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 3.10 Sơ đồ nguyên tắc xử lý nước ngầm nhiễm Fe, Mn, Coliform (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w