Liên minh chiến lược

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế :Quản trị quốc tế (Trang 31 - 34)

3.2.4.1 Khái niệm

Đôi khi các công ty sẵn sàng hợp tác với nhau nhưng không muốn đi quá xa để thành lập một công ty liên doanh riêng biệt. Mối quan hệ từ hai pháp nhân trở lên (nhưng không thành lập ra thêm một pháp nhân riêng biệt) để đạt được những mục tiêu của mỗi bên được gọi là liên minh chiến lược. Cũng giống như liên doanh, các liên minh chiến lược có thể được thành lập trong một thời gian tương đối ngắn hoặc trong nhiều năm, phụ thuộc vào những mục tiêu của các bên tham gia. Các liên minh có thể được thành lập giữa các công ty và những nhà cung cấp của họ, các khách hàng của họ, thậm chí với các đối thủ cạnh tranh của họ. Để thành lập ra những liên minh như vậy, thông thường một bên sẽ mua lại cổ phần của bên kia. Như vậy là các bên đều có lợi ích trực tiếp gắn với kết quả hoạt động trong tương lai của các đối tác kia.

Các công ty đã rất nỗ lực sử dụng hình thức liên minh chiến lược cũng như hình thức liên doanh và chi nhánh sở hữu toàn bộ. Rất nhiều công ty tham gia sở hữu chéo trên thị trường toàn cầu của ngành công nghiệp giải trí. Chẳng hạn như Bertelsmann- một công ty quốc tích Đức chiếm 50% sở hữu

Barneasandnoble- một công ty bán hàng trên Internet được thành lập từ nhà sách nổi tiếng Barne& Noble. Sony và Rupert Murdoch’s News Corp. Mỗi bên đều có một phần sở hữu của Sky Perfec TV. Hàng Time Warner chiếm một phần nhỏ của Canal Satellite nhưng phần lớn quyền sở hữu của công ty này do công ty truyền hình Pháp Cannal nắm giữ.

3.2.4.2 Ưu nhược điểm của liên minh chiến lược

a. Ưu điểm

Liên minh chiến lược tạo ra được một số ưu thế quan trọng cho các công ty. Nhờ có liên minh chiến lược mà các công ty có thể chia sẻ chi phí của nhữg dự án đầu tư quốc tế. Chẳng hạn, nhiêu công ty phát triển sản phẩm mới không chỉ áp dụng những công nghệ hiện đại mới nhất mà còn rút ngắn vòng đời của những sản phẩm hiện có. Vòng đời sản phẩm ngắn hạn sẽ làm giảm thời gian thu hồi vốn của công ty cho việc đầu tư. Vì vậy, nhiều công ty đã hợp tác để chia sẻ chi phí phát triển sản phẩm mới. Chẳng hạn, Toshiba của Nhật, Siemens của Đức và IBM của Mỹ chia nhau chi phí 1 tỷ USD để phát triển một cơ sở ở Nagoya (Nhật Bản) để sản xuất ra các bộ nhớ máy tính nhỏ và hiệu quả. Các công ty thường sử dụng liên minh chiến lược để tác động vào các lợi thế đặc biệt của đối thủ cạnh tranh. Một liên minh mới được công bố gần đây giữa Microsoft và Liquid Audiochỉ nhằm mục tiêu đưa âm nhạc ra thị trường thông qua trang Web và phát triển các tiêu chuẩn công nghiệp cho việc dùng thử trên mạng và mua âm nhạc- điều này đòi hỏi trình độ cao về chuyên môn của hai bên đối tác. Các công ty tìm đến liên minh chiến lược cũng vì nhiều lý do giống như đối với liên doanh. Một số sử dụng liên minh để có được các kênh phân phối trên thị trường mục tiêu, còn một số khác sử dụng để giảm bớt rủi ro.

b. Nhược điểm

Bất lợi lớn nhất của liên minh chiến lược là nó có thể tạo ra một đối thủ cạnh tranh sở tại hay thậm chí toàn cầu trong tương lai. Chẳng hạn một đối tác có thể sử dụng liên minh để thử nghiệm thị trường và chuẩn bọ đưa vào một chi nhánh sở hữu toàn bộ. Bằng cách từ chối cộng tác với các công ty khác trong những lĩnh vực là chuyên môn cốt lõi của mình, các công ty có thể giảm bớt khả năng tạo ra đối thủ cạnh tranh đe dọa mảng hoạt động chính của mình. Cũng như vậy, một công ty có thể đòi hỏi về những điều khoản hợp đồng, trong đó hạn chế

các đối thủ cạnh tranh với mình trong một số sản phẩm nhất định hoặc trên một số vùng địa lý. Các công ty cũng cần thận trọng để bảo vệ các chương trình nghiên cứu đặc biệt, công nghệ sản phẩm cũng như kinh nghiệm về marketing không phải cam kết chia sẻ trong liên minh.

Cũng như trong trường hợp liên doanh, các tranh chấp có thể nảy sinh và cuối cùng làm xói mòn sự hợp tác. Như là một nguyên tắc, khi soạn thảo các hợp đồng liên mình, phải tính đến cáng nhiều càng tốt những tranh chấp có thể xảy ra. Tuy nhiên, các vấn đề giao tiếp và các khác biệt về văn hóa vẫn có thể xảy ra.

c. Ví dụ minh họa:

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã ký kết thỏa thuận liên minh chiến lược với ngân hàng của Pháp-BNP Paribas, một trong 15 ngân hàng lớn nhất thế giới về quy mô thị trường và vốn hoạt động thông qua giao dịch bán lại 10% cổ phần cho BNP Paribas. Việc ngân hàng OCB thực hiện liên minh với BNP Paribas là để nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của OCB, đồng thời tăng cường chất lượng của sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Bên cạnh đó là để bảo đảm an toàn trong hoạt động kiểm soát rủi ro và thực hiện tái cấu trúc bộ máy hoạt động của ngân hàng theo hướng phục vụ tốt nhất đối với khách hàng.

Để đạt được các mục tiêu trên, liên minh chiến lược giữa OCB và BNP Paribas sẽ hợp tác trên diện rộng, nhằm kết hợp sự am hiểu về lĩnh vực ngân hàng bán lẻ quốc tế và công nghệ tiên tiến của BNP với sự hiểu biết khách hàng, am tường thị trường và mạng lưới chi nhánh của OCB.

Về các dự án kinh doanh, OCB tập trung thực hiện những lĩnh vực kinh doanh như: Ngân hàng bán lẻ, bao gồm: các dịch vụ ngân hàng cá nhân và cho vay doanh nghiệp; Tài trợ tiêu dùng và các lĩnh vực hợp tác khác.

Về phía BNP, BNP Paribas có thể thiết kế, phát triển và thực hiện các chương trình đào tạo được dành riêng cho việc nâng cao năng lực, trình độ của nhân viên OCB.

Vấn đề hiện đại hóa ngân hàng, BNP sẽ cung cấp sự hỗ trợ trong việc đánh giá cấu trúc công nghệ thông tin. Với sự hỗ trợ này sẽ giúp công nghệ thông tin được đẩy mạnh để cung cấp thêm nhiều sản phẩm và dịch

vụ ngân hàng mới cho khách hàng. Trong thời gian tới, OCB tiếp tục đầu tư một số dự án công nghệ thông tin với ngân sách lên đến hàng triệu USD.Thông qua dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin, OCB hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Khách hàng sẽ được phục vụ tốt hơn nhờ rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng và cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Theo đó, ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí hoạt động và hạn chế tối đa rủi ro nhờ hệ thống thông tin quản trị tốt hơn.

Theo OCB, việc tham gia liên minh chiến lược với ngân hàng BNP- Paribas sẽ giúp nâng cao vị thế cạnh tranh của OCB trong thời gian trung và dài hạn bằng cách củng cố vị trí của OCB như một ngân hàng thương mại hàng đầu có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao, quản lý tài chính an toàn và cơ cấu quản trị doanh nghiệp thượng hạng và BNP sẽ tích cực hỗ trợ nâng cao sự hiểu biết của OCB về môi trường kinh doanh quốc tế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế :Quản trị quốc tế (Trang 31 - 34)