Các công ty đa quốc gia thì hoàn toàn khác biệt với những công ty nội địa, là những công ty giới hạn hoạt động của mình chỉ ở thị trường nội địa, ở chổ MNC không bao giờ giới hạn hoạt động của mình trên cơ sở thị trường nội địa. MNC đưa ra quyết định dựa trên cơ sở vì lợi ích của nó hơn là lợi ích quốc gia. Thậm chí MNC sẳn sàng chuyển giao ngân quỹ và tạo ra công ăn việc làm tại hải ngoại thay vì tại quốc gia nó ra đời nếu như nó tìm được lợi nhuận hấp dẩn hơn ở thị trường nước ngoài. Ví dụ IBM đã biệt phái khoảng 120 chuyên gia và 10 tỷ USD sang EC để đầu tư cho hoạt động kinh doanh viển thông tại đây trong vòng một năm (Robert B. Reich, “Who is them?” Harvard Business review, March- April 1991, p.77) thay vì đầu tư tại Hoa Kỳ.
Đôi khi một số dự án kinh doanh quốc tế lại sử dụng nhân công từ hàng loạt nước khác. Ví dụ, một loại xe hơi thể thao của Mazda, loại MX – 5 Miata,
được thiết kế tại California, nhưng chi tiết được tạo ra tại Anh, lắp ráp tại Michigan và Mehico, loại xe hơi nầy lại sử dụng các bộ phận điện tử được sáng chế tại New Jersey và được chế tạo tại Nhật bản. Tương tự như vậy, loại xe ăn khách của Chevrolet – Geo Metro – được thiết kế tại Nhật Bản, và chế tạo tại Canada bởi một nhà máy do công ty Suzuki sở hữu. Hoặc trong trường hợp của Boeing thì loại máy bay nầy được thiết kế tại bang Washington và Nhật Bản, nhưng lắp ráp tại Seatle với chóp đuôi làm từ Canada, một số chi tiết phần đuôi lại được sản xuất tại Trung quốc và Italy, và đầu máy thì được làm từ Anh. Nói cách khác, MNC sẽ tiến hành các hoạt động và thoả thuận sao cho nó có lợi nhất, thậm chí điều nầy sẽ dẩn đến sự hợp tác của nhiều công ty thuộc từ 3 cho đến 4 quốc gia khác nhau. Điều nầy là một thực tế hiển nhiênđược tiến hành bởi các MNC bất kể quy mô của nó là lớn hay nhỏ.