Mở các chi nhánh

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế :Quản trị quốc tế (Trang 34 - 37)

3.2.5.1 Khái niệm

Đây là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua đầu tư, trong đó công ty sẽ thiết lập một chi nhánh ở nước sở tại, do công ty sở hữu 100% vốn và kiểm soát hoàn toàn. Chi nhánh sở hữu 100% vốn có thể được thiết lập bằng cách xây dựng mới hoàn toàn (như nhà xưởng, văn phòng và thiết bị), hoặc bằng cách mua lại một công ty trên thị trường nước sở tại, tiếp quản các cơ sở và hoạt động sẵn có của nó. Việc thiết lập mới hay mua lại là phụ thuộc vào chiến lược của từng chi nhánh trong tương lai.

3.2.5.2 Ưu và nhược điểm của chi nhánh sở hữu toàn bộ a. Ưu điểm

− Giúp các nhà quản lý có thể kiểm soát hoàn toàn đối với các hoạt động hàng ngày trên thị trường mục tiêu, trực tiếp tiếp xúc với công nghệ cao, các quy trình và các tài sản vô hình khác trong chi nhánh. Việc kiểm soát hoàn tòan của chủ sở hữu cho phép giảm bớt khả năng tiếp cận của các đối thủ cạnh tranh với các ưu thế của công ty.

− Các nhà quản lý cũng còn có thể kiểm soát được khối lượng sản xuất và giá cả của chi nhánh

− Mặt khác, chi nhánh sở hữu toàn bộ là cách thức thâm nhập thị trường rất tốt khi công ty muốn liên kết tất cả các hoạt động của tất cả các chi nhánh của mình ở các nước. Các công ty với chiến lược toàn cầu coi mỗi thị trường quốc gia của họ là một phần của thị trường toàn cầu được liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khả năng thực hiện việc kiểm soát hoàn toàn đối với một chi nhánh sở hữu hoàn toàn là rất hấp dẫn đối với các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu.

b.Nhược điểm

− Thâm nhập thị trường thông qua hình thức chi nhánh sở hữu toàn bộ có thể là những quyết định rất tốn kém. Các công ty phải cung cấp tài chính từ bên trong hoặc gọi vốn thôn.g qua thị trường tài chính. Việc có được các khoản tiền cần thiết là rất khó khăn đối với các công ty nhỏ và vừa. Thông thường chỉ có các công ty lớn mới có thể được trang bị đầy đủ để thành lập các chi nhánh quốc tế sở hữu toàn bộ. Tuy nhiên, các công dân của một nước đang sống ở nước ngoài có thể lợi dụng ưu thế về hiểu biết và khả năng đặc biệt của mình trong những trường hợp này.

− Bên cạnh đó, rủi ro trong trường hợp này thường là cao, vì một chi nhánh sở hữu toàn bộ đòi hỏi một khối lượng nguồn lực đáng kể từ công ty. Nguyên nhân của rủi ro là những bất ổn về chính trị và xã hội cũng như sự bất ổn nói chung trên thị trường mục tiêu. Những rủi ro như vậy có thể đặt cả nhân sự cũng như tài sản của công ty trước những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Người chủ sở hữu duy nhất của chi nhánh cũng phải chấp nhận toàn bộ rủi ro trong trường hợp khách hàng tẩy chay hay từ chối sản phẩm của công ty. Các công ty mẹ có thể giảm bớt những rủi ro như vậy bằng cách tìm hiểu về người tiêu dùng trên thị trường kỹ hơn trước khi tham gia vào đó.

c.Ví dụ minh họa:

Sacombank – ngân hàng đầu tiên của Việt Nam mở chi nhánh tại Campuchia

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đã chính thức khai trương hoạt động Chi nhánh Phnom Penh (Campuchia) vào ngày 23/6 nhằm thúc

đẩy thêm việc giao thương giữa Việt Nam và Campuchia đã có từ nhiều năm nay. Sacombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở chi nhánh tại Campuchia.

Khi thành lập chi nhánh tại Campuchia, Sacombank đã biết tận dụng các ưu điểm về:

− Vị trí địa lý (Campuchia tiếp giáp với 10 tỉnh thành của Việt Nam trải dài từ Kon Tum đến Kiên Giang được đánh giá là thị trường tiêu thụ và chuyển tiếp quan trọng cho hàng hóa xuất khẩu, Campuchia hiện là thị trường được nhiều nhà đầu tư hướng tới trong đó có các nhà đầu tư Việt Nam)

− Campuchia hiện đã có thị trường liên ngân hàng để thực hiện các giao dịch giữa các ngân hàng. Sacombank tiên phong tận dụng thị trường tiền tệ này để tạo nguồn vốn dồi dào cho các doanh nghiệp đến làm ăn tại Campuchia.

− Trong chiến lược phát triển đến năm 2010, Sacombank đã xác định: mở rộng mạng lưới đến khắp các tỉnh/thành phố trong cả nước và 3 nước cận biên Trung Quốc - Lào - Campuchia để có điều kiện thực thi tốt nhất chức năng trung gian tài chính, góp phần thực hiện có hiệu quả các hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

Như vậy, với việc triển khai hoạt động chi nhánh Phnom Penh, Sacombank đã chính thức trở thành ngân hàng khu vực Đông Dương (Sacombank đã mở chi nhánh tại Lào vào tháng 12.2008).

Giai đoạn đầu, Sacombank - Chi nhánh Phnom Penh cung cấp 23 sản phẩm tiền tệ dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân, doanh nghiệp với những sản phẩm chính là cho vay, huy động, phát hành chứng thư bảo lãnh, chuyển tiền bằng điện (TT), thanh toán quốc tế... Mục tiêu của chi nhánh là tập trung phục vụ đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Campuchia, doanh nghiệp Việt kiều, cán bộ công nhân viên Việt Nam làm việc tại các tổ chức quốc tế ở Campuchia và những doanh nghiệp vừa và nhỏ, người dân Campuchia...

Để đạt được thành công trong chiến lược này, Sacombank đã nghiên cứu thị trường tài chính và sản phẩm ngân hàng truyền thống và đặc thù tại Campuchia nhằm tạo tiền đề cho hoạt động của Chi nhánh sau này. Bên cạnh đó, Sacombank

cũng đã khảo sát mặt bằng, tuyển dụng nhân sự để đưa vào đào tạo và hoàn thiện các qui trình, qui chế áp dụng cho thị trường Campuchia. Nhằm góp phần tạo

điều kiện thúc đẩy quan hệ giao thương ngày càng gia tăng của khách hàng khu vực biên giới cũng như sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt nam – Campuchia, hiện Sacombank có 9 chi nhánh và hơn 20 phòng giao dịch hoạt động ở các tỉnh cận biên Việt Nam và Campuchia (Gia Lai, ĐắkLắk, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang…).

Ngân hàng cũng nhận định rằng, quảng cáo hàng Việt Nam tại thị trường Campuchia cũng cần thay đổi cho phù hợp với thói quen tập quán của người Khmer. Hơn nữa, để khắc phục trở ngại trong thanh toán, để thâm nhập thị trường Campuchia lâu dài, doanh nghiệp buộc phải thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy, Sacombank sẽ là “cầu nối” cho các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn về thanh toán cho các doanh nghiệp mới ở Việt Nam khi làm ăn ở thị trường Campuchia.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế :Quản trị quốc tế (Trang 34 - 37)

w