CÁC KHOẢN THANH TOÁN NGOÀI SỔ SÁCH

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế :Quản trị quốc tế (Trang 54 - 57)

Một vấn đề đạo đức quốc tế đang lan rộng là các khoản thanh toán đáng nghi vấn, các khoản thanh toán với câu hỏi đạo đức đúng sai cho cả nước chủ nhà và các nước khác. Sự khó khăn bắt nguồn từ các khác biệt về hải quan, đạo đức và luật lệ tại khác nước khác nhau, xung quanh các hình thức thanh toán khác nhau. Những hình thức thanh toán đáng nghi vấn nhất:

- Các khoản thanh toán mang tính chính trị - thường tài trợ cho một Đảng hay một ứng cử viên chính trị.

- Hối lộ - tiền hay hiện vật có giá trị được tặng cho người có quyền lực, để làm ảnh hưởng đến quyết định có lợi cho người tặng.

- Tiền xúc tiến – thường thì khoản tiền này được chi trả cho những quan chức cấp thấp, để bảo đảm sự hợp tác và xử lý nhanh chóng các giao dịch hằng ngày.

- Làm luật – các khoảng chi dùng để bảo vệc việc kinh doanh khỏi các mối đe dọa như bị loại bỏ nhượng quyền.

- Hoa hồng – khoảng chia phần trăm của việc bán hàng, khoản này chỉ trở nên đáng nghi vấn nếu được trả cho các quan chức nhà nước hay các nhân vật chính trị hay trường hợp khoảng hoa hồng này lớn không bình thường.

- Tiền xúc tiến – thường thì khoản tiền này được chi trả cho những quan chức cấp thấp, để bảo đảm sự hợp tác và xử lý nhanh chóng các giao dịch hằng ngày.

Nhiều dạng chi khác được xem là hợp pháp và chấp nhận được ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng nhìn chung vẫn được xem là vô đạo đức và/hoặc bất hợp pháp.

6.2. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI QUỐC TẾ

Theo ISO2600 – tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội quốc tế, các vấn đề cốt lõi bao gồm cách quan lý tổ chức, quyền con người, sử dụng nhân công, môi trường, sách lược hoạt động công bằng, các vấn đề liên quan đến người tiêu dùng, sự liên đới đến cộng đồng và sự phát triển.

Nhiều vấn đề trách nhiệm xã hội trộn lẫn khi một tổ chức có nhiều hoạt động kinh doanh quốc tế. Điều này là do sự gia tăng của các cổ đông trong xã hội, đặc biệt là khi hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua các chi nhánh ở các nước khác. Trong suốt những năm 1970, các tập đoàn đa quốc gia bị chỉ trích vì những hoạt động có hại ở các nước đang phát triển. Những quan tâm chính hướng vào việc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, chuyển hướng tài sản về các nước phát triển và giật dây chính quyền các nước kém phát triển. Hiện nay, các chỉ trích này đã giảm bớt đi vì nhiều lý do. Những lý do này bao gồm việc chính quyền các nước kém phát triển đã mạnh lên, sự xuất hiện các công ty đa quốc gia có trụ sở đặt tại nhiều nước phát triển, sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia của các nước kém phát triển, các công ty đa quốc gia nhỏ hơn, sự tăng dần của các công ty đa quốc gia thích nghi với các điều kiện địa phương và sự gia tăng của các mối lo ngại về môi trường. Tuy nhiên, sự tranh cãi vẫn diễn ra, thí dụ như hiện vẫn có các cuộc tranh cãi về những lợi ích đối lập với thiệt hại gây ra bởi các tổ chức đầy quyền lực, đặc biệt tại các nước kém phát triển.

Những năm gần đây, mức độ quan trọng của trách nhiệm xã hội quốc tế càng tăng. Đã có những chỉ trích về trách nhiệm xã hôi của các tập đoàn lớn từ phía các nhà tư bản tự do buôn bán cũng như các nhà hoạt động môi trường/ các nhà hoạt động chống toàn cầu hóa.

Các nhà tư bản cho rằng mọi việc cản trở bước tiến của họ đều không tốt và việc theo đuổi lợi nhuận cuối cùng cũng sẽ dẫn đến những tiến bộ trên thị trường. Trong khi đó các nhà phản đối toàn cầu hóa/các nhà hoạt động xã hội cho rằng các công ty đang vẽ ra tương lai tươi sáng, trong khi đó lại tránh nói đến các vấn đề căn bản.

Những ý kiến trên nhiều phương diện đều muốn các tập đoàn có trách nhiệm hơn đối với các vấn đề về đạo đức, điều kiện làm việc và bảo vệ môi trường (VD: vedan)

Một chỉ trích thường gặp là các nền kinh tế phát triển lại thường di dời những ngành công nghiệp bẩn sang phần còn lại của thế giới nơi có các quy định/ tiêu chuẩn xã hội và môi trường ít nghiêm ngặt hơn và dẫn đến các nước này tự làm ô nhiễm môi trường của mình. Một ví dụ là các nghiên cứu gần đây cho thấy 40% của các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đồng bằng sông Châu Giang Trung Quốc có liên quan trực tiếp đến các nhà nhập khẩu từ châu Âu và Bắc Mỹ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Hữu Hạnh, “Kinh doanh quốc tế trong thị trường toàn cầu”, NXB Lao động - Xã hội,2006.

2. Bùi Lê Hà, Nguyễn Đông Phong, Ngô Thị Ngọc Huyền, Quách Bửu Châu, Nguyễn Thị Dược, Nguyễn Thị Hồng Thu, “Quản trị kinh doanh quốc tế“, NXB Lao động - Xã hội 2010 .

3. Nguyễn Đông Phong, Nguyễn Văn Sơn, Ngô Thị Ngọc Huyền, Quách Bửu Châu, “Kinh doanh toàn cầu ngày nay“, NXB Thống kế 2001. 4. Website http://www.365ngay.com.vn/index.php?

option=com_content&task=view&id=1001&Itemid=14

5. Website

http://www.wattpad.com/121563-lợi-thế-cạnh-tranh-của-các-quốc-gia- michael-porter

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế :Quản trị quốc tế (Trang 54 - 57)