Đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp triển vọng tại Phường Bắc Nghĩa – thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng bình .... TÓM TẮT ĐỀ TÀI Khóa luận tốt nghiệp“Đánh giá hiện trạng sử dụn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG
PHẠM NGỌC ĐỨC
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG BẮC NGHĨA – THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI –
TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2015 – 2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
QUẢNG BÌNH, 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
BỘ MÔN SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI PHƯỜNG BẮC NGHĨA – THANH PHỐ ĐỒNG HỚI –
TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2015 - 2017
Họ tên sinh viên: PHẠM NGỌC ĐỨC
Mã số sinh viên: DQB 05140060 Chuyên ngành: Quản lí Tài nguyên và Môi trường k56 Giảng viên hướng dẫn: TS Đinh Thị Thanh Trà
QUẢNG BÌNH, 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Sinh viên
Phạm Ngọc Đức
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Đồng Hới,ngày tháng năm 2018 Giảng viên hướng dẫn
TS.Đinh Thị Thanh Trà
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Nông - Lâm – Ngư, trường Đại học Quảng Bình lời cảm ơn chân thành.Các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy kiến thức trong bốn năm trên ghế giảng đường, với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho thời gian thực tập mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin
Đặc biệt, em xin gửi đến cô giáo TS Đinh Thị Thanh Trà, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất
Em xin chân thành cảm ơn UBND Phường Bắc Nghĩa vì đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu và giúp đỡ em trong việc tìm số liệu
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình hoàn thiện khóa luận này không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô giáo trong khoa nông – lâm - ngư
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
3 ĐỐI TƯỢNG,PHẠM VI,NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1
3.1 Đối tượng nghiên cứu 1
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
3.3 Nội dung nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined PHÂN II NỘI DUNG 5
Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Tổng quan về đất 5
1.1.1 Khái niệm về đất 5
1.1.2 Khái niệm về đất nông nghiệp 6
1.1.3 Khái niệm về các loại hình sử dụng đất 6
1.1.4 Khái niệm về đánh giá đất đai 6
1.2 Tổng quan về quy trình đánh giá đất 7
1.2.1 Các nguyên tắc và nội dung quy trình đánh giá đất 7
1.2.2 Các công đoạn và ý nghĩa các công đoạn đánh giá đất 7
1.3 Tổng quan về đánh giá hiện trạng sử dụng đất 10
1.3.1 Đánh giá các loại hình sử dụng đất 10
1.3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất 10
1.3.3 Đánh giá hiệu quả sản xuất đất đai 10
1.4 Tổng quan về cơ sở thực tiễn 11
1.4.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại việt nam 11
1.4.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh quảng bình 11
1.5 Điều kiện tự nhiên Phường Bắc Nghĩa 11
1.6 Điều kiện kinh tế- xã hội Phường Bắc Nghĩa 14
1.7 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 15
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
Trang 72.1 Tình hình sản xuất và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại phường Bắc Nghĩa-
tp Đồng Hới-tỉnh Quảng Bình 18
2.1.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất 18
2.1.2 Bình quân diện tích canh tác của Phường Bắc Nghĩa 20
2.1.3 Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Phường Bắc Nghĩa 21
2.1.4 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn 22
2.1.5 Các loại hình sử dụng chính của đất nông nghiệp của Phường Bắc Nghĩa 23
2.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Phường Bắc Nghĩa – Thành Phố Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình 24
2.3 Đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp triển vọng tại Phường Bắc Nghĩa – thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng bình 33
2.3.1 Cơ sở đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có triển vọng tại địa phương 33
2.3.2 Các giải pháp hợp lí để sử dụng đất nông nghiêp ở Phường Bắc Nghĩa 34
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
1 KẾT LUẬN 40
2 KIẾN NGHỊ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC 42
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Mục đích sử dụng đất trên địa bàn Phường Bắc Nghĩa 19
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Phường Bắc Nghĩa 22
Bảng 2.3 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của Phường Bắc Nghĩa 24
Bảng 2.4 Năng suất sản lượng của một số cây trồng chính 25
Bảng 2.5 Giá trị sản xuất của một số cây trồng chính ( triệu đồng/ha/vụ) 26
Bảng 2.6 Giá trị gia tăng của một số cây trồng chính 27
Bảng 2.7 Giá trị gia tăng của các cây trồng chính qua các năm 27
Bảng 2.13 Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo của phường qua các năm 29
Bảng 2.14 Tình hình lao động và thu nhập qua các năm 30
Bảng 2.15 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về mặt môi trường 31
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1 Hiện trạng sử dụng đất của Phường Bắc Nghĩa 18 Biểu đồ 2 So sánh mức bình quân canh tác của Phường Bắc Nghĩa với các vùng khác 21 Biểu đồ 3 cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Phường Bắc Nghĩa 23 Biểu đồ 4 So sánh bình quân năng suất của một số cây trồng chính của Phường Bắc Nghĩa với năng suất của huyện Bố Trạch và tỉnh Quảng Bình năm 2017 25 Biểu đồ 5 Thu nhập bình quân đầu người của Phường Bắc Nghĩa so với TP Đồng Hới và Tỉnh Quảng Bình 30
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Bản đồ địa lí tự nhiên Phường Bắc Nghĩa 12
Trang 11
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Khóa luận tốt nghiệp“Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí theo hướng phát triển bền vững tại Phường Bắc Nghĩa, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” đã được thực hiện từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017 Phương pháp tiếp cận đề tài là thu thập, điều tra số liệu, tài liệu, khảo sát thực địa cùng các phương pháp đánh giá đất thông qua các chỉ tiêu, hạng mục Nội dung đề tài cần nghiên cứu các vấn đề sau:
- Tổng quan về các quy trình đánh giá đất đai, hiện trạng sử dụng đất đai
- Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Phường Bắc Nghĩa
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Phường Bắc Nghĩa
Sau quá trình thực hiện đề tài đã thu được một số kết quả sau:
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại Phường Bắc Nghĩa : Đất nông nghiệp có diện tích là 502,16 ha, đất sản xuất nông nghiệp là 323,35 ha chiếm 64,4% đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp là 145,5 ha chiếm 29,2% đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản là 30,52ha chiếm 6,4% đất nông nghiệp
- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Phường Bắc Nghĩa
- Đề xuất các loại hình sử dụng đất triển vọng cho Phường Bắc Nghĩa
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp bền vững tại Phường Bắc Nghĩa
Với các kết quả đã đạt được có thể nhận thấy Bắc Nghĩa là một phường có nền nông nghiệp đang dần phát triển hơn Tuy nhiên trên đà phát triển đó thì hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp đang còn nhiều điểm tồn tại Người dân chưa tận dụng hợp lý quỹ đất của phường và khả năng sản xuất của đất.Bên cạnh đó việc sản xuất nông nghiệp còn gây ảnh hưởng tới môi trường đất gây suy thoái đất Từ đó khóa luận này đã đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng đất hợp lý theo hướng phát triển bền vững
Trang 12PHẦN I MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế Phát triển bền vững nông nghiệp nhằm tạo dựng một ngành nông nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, tăng năng xuất lao động giúp cải thiện mức sống cho người nông dân bảo vệ môi trường đảm bảo nhu cầu của thế hệ tương lai Thực trạng phát triển nông nghiệp trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của TP.Đồng Hới Phát triển nông nghiệp chưa chú ý tới vấn đề môi trường cũng như một số vấn đề xã hội, việc lạm dụng sử dụng các hóa chất nông nghiệp như: thuốc trừ sâu, thuốc bão về thực vật, thuốc diệt cỏ làm ảnh hưởng xấu tới môi trường đất[1]
Phường Bắc Nghĩa thuộc TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có nền kinh tế tương đối phát triển nông nghiệp cũng là một ngành được phường Bắc Nghĩa chú trọng quan tâm với diện tích cũng khá lớn thì nông nghiệp cũng đưa lại một nguồn thu khá lớn cho người nông dân Cùng với sự phát triển của cả tỉnh Quảng Bình thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp mặt khác cùng với sự gia tăng dân số, lạm dụng hóa chất nông nghiệp trong chăm sóc làm cho môi trường đất dần bị suy thoái, bạc màu Do đó việc phát triển bền vững đất nông nhiệp là một vấn đề cấp thiết tại phường Bắc Nghĩa thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình[2]
Từ vấn đề cấp thiết đó chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “ Đánh giá hiện trạng sử dụng
đất nông nghiệp tại phường Bắc Nghĩa - thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017”
- Đề xuất hướng sử dụng đất có hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững tại phường Bắc Nghĩa
3 ĐỐI TƯỢNG,PHẠM VI,NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 13- Toàn bộ quỹ đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Phường Bắc Nghĩa, TP Đồng
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Bắc Nghĩa – thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình
- Tình hình sản xuất và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại phường Bắc Nghĩa – thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình
- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại phường Bắc Nghĩa – thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình
- Đề xuất các loại hình sử dụng đất triển vọng cho phường Bắc Nghĩa – thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình
- Đề xuất những giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lí theo hướng phát triển bền vững tại phường Bắc Nghĩa – thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình
4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
Thu thập số liệu và tài liệu có sẵn tại các phòng ban chuyên môn của Thành Phố như: phòng Tài nguyên - Môi trường, phòng Nông nghiệp&PTNT, trung tâm phát triển quỹ đất phường Bắc Nghĩa – thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình Tìm hiểu những văn bản quy phạm pháp luật và qua các phương tiện truyền thông đại chúng như: Báo chí, internet,
4.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình nghiên cứu tiến hành khảo sát thực địa tại địa phương nhằm tìm
Trang 144.3.Phương pháp đánh giá tính bền vững
- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng đạt năng suất cao, chất lượng tốt và được thị trường chấp nhận
- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống người dân, phù hợp với tập quán
canh tác của người dân tại từng địa phương
- Bền vững về mặt môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu
mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái
4.4.Phương pháp phân tích tổng hợp và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông qua các chỉ tiêu
Hiệu quả về kinh tế
- Năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm được nâng cao
- Giá trị sản xuất (GO – Gross Output): Là toàn bộ giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ do các cơ sở quốc dân đạt được trong một thời kỳ nhất định thường tính trong 1 năm (GO = Sản lượng sản phẩm × Giá thành sản phẩm)
- Chi phí trung gian (IC – Intermediate Cost): Trong nông nghiệp gồm chi phí vật chất và chi phí dịch vụ được quy thành tiền trong quá trình sản xuất
+ Chi phí vật chất bao gồm giống, phân bón các loại, thuốc trừ sâu, sửa chữa, + Chi phí dịch vụ như công cụ, phương tiện, thuê lao động,
- Giá trị gia tăng (VA – Value Added): Là giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất, chính là giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian (VA = GO - IC)
- Hệ số sử dụng ruộng đất: Là tỷ số giữa diện tích gieo trồng với diện tích canh tác hàng năm ở đơn vị nghiên cứu Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng đất canh tác hay cho biết mức quay vòng đất canh tác trong một năm, được tính như sau:
Hệ số sử dụng ruộng đất (Lần) =Tổng diện tích gieo trồng trong năm
Tổng diện tích canh tác
- Tỷ lệ sử dụng đất: Là tỷ số giữa diện tích đất đã được sử dụng với tổng diện tích đất đai ở vùng nghiên cứu Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng đất và được tính bằng công thức sau:
Tỷ lệ sử dụng đất đai (%) =Tổng diện tích đất đai - diện tích đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất đai × 100
Hiệu quả về xã hội
- Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra Hiệu quả về mặt xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp
Trang 15- Từ những quan điểm trên cho thấy giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội mà nó mang lại
- Hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được đánh giá thông qua một số tiêu chí như:
- Giá trị ngày công lao động
- Tình hình sử dụng lao động và giải quyết việc làm
- Thu nhập của nông hộ từ các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
- Mức độ chấp nhận của người dân: Thể hiện ở mức độ đầu tư, ý định chuyển đổi
cơ cấu cây trồng trong tương lai
Hiệu quả về môi trường
- Hiệu quả môi trường là xem xét sự phản ứng của môi trường đối với hoạt động sản xuất Từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp đều ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường Đó có thể là ảnh hưởng tích cực đồng thời có thể là ảnh hưởng tiêu cực Hiệu quả kinh tế sẽ thường mâu thuẫn với hiệu quả môi trường chính
vì vậy khi xem xét cần phải đảm báo tính cân bằng với phát triển kinh tế, nếu không thường sẽ bị thiên lệch và có những kết luận không tích cực
- Để đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất là một vấn đề phức tạp và khó khăn, cần thời gian dài và cần được lấy các loại mẫu đất, nước để phân tích Thông thường để đánh giá về mặt môi trường người ta thường sử dụng các chỉ tiêu:
- Khả năng bảo vệ và cải tạo đất
- Ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, quá trình sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV có đúng kỹ thuật và định lượng
- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi loại hình sử dụng đất
- Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên, tính đa dạng sinh học
4.5.Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Toàn bộ số liệu thu thập được trên các phiếu điều tra phải được kiểm tra, tổng hợp
và xử lý tính toán trên chương trình Excel
Trang 16PHẦN II NỘI DUNG Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về đất
1.1.1 Khái niệm về đất
- Đất là một phần của vỏ Trái Đất, là lớp thực địa, bên dưới là đá và khoáng sinh ra đất, bên trên là thảm thực bì và khí quyển Đất là lớp bề mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng Đất là lớp phủ thổ nhưỡng, là thổ quyển, là một phần tự nhiên, là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, và sinh quyển Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản
- Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất Theo chiều nằm ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của con người[3, 4]
- Luật đất đai hiện hành khẳng định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”[5] Như vậy, đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi hoạt động sản xuất và hoạt động của con người Nói cách khác, không có đất sẽ không
có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của con người
- Đối với ngành phi nông nghiệp đất đai giữ vai trò thụ động chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng lưu trữ trong lòng đất Đối với ngành này sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất cũng như chất lượng thảm thực vật và tính chất tự nhiên có sẵn trong đất[6]
- Đối với ngành nông lâm nghiệp đất đai có vai trò vô cùng quan trọng Đất đai không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại mà còn là yếu tố tích cực của các quá trình sản xuất Điều này thể hiện ở chỗ, đất luôn chịu tác động như: cày, bừa, làm đất, nhưng cũng đồng thời là công cụ sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi, do đó nó là đối tượng lao động nhưng cũng lại là công cụ hay phương tiện lao động[6]
Trang 17- Quá trình sản xuất nông lâm ngư nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với đất và các sản phẩm làm ra luôn được phụ thuộc vào đặc điểm của đất, mà cụ thể là độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất[6]
Tuy nhiên độ phì nhiêu của đất không phải là vĩnh viễn và cố định, mà luôn thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, dưới tác động của con người thì độ phì nhiêu ngày càng có sự biến động rất lớn Nếu tác động của con nguời có sáng tạo và khoa học thì độ phì nhiêu của đất ngày càng được nâng cao, vì thế, ngoài nhân tố tự nhiên còn có xã hội tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của đất đai[3]
1.1.2 Khái niệm về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác (Bộ Tài nguyên và môi Trường)[3]
1.1.3 Khái niệm về các loại hình sử dụng đất
LUT (LUT - Land Use anh Transportation) là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh
tế - xã hội và kỹ thuật được xác định Trong sản xuất nông nghiệp, loại hình sử dụng đất được hiểu khái quát là hình thức sử dụng đất đai để sản xuất hoặc phát triển một nhóm cây trồng, vật nuôi trong một chu kỳ hoặc chu kỳ nhiều năm Ngoài ra, LUT còn
có nghĩa là kiểu sử dụng đất[3]
1.1.4 Khái niệm về đánh giá đất đai
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về đánh giá đất:
+ Đánh giá đất đai là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh đất dựa vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất
Theo Sobolev: Đánh giá đất đai là học thuyết về đánh giá có tính chất so sánh chất lượng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinh trưởng và phát triển + Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệ động thực vật tự nhiên, ) và thuộc tính chính của đất đai tạo nên
+ Đánh giá đất đai chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực một vùng có điều kiện tự nhiên (trừ yếu tố đất), điều kiện kinh tế phườnghội như nhau
Trang 18+ Theo FAO (1976), đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá, với tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu
Trong sản xuất nông nghiệp, việc đánh giá đất nông nghiệp được dựa theo các yếu
tố đánh giá đất với những mức độ khác nhau Mức độ khác nhau của các yếu tố đánh giá đất được tính toán dựa trên những cơ sở khách quan, phản ánh các thuộc tính của đất và mối tương quan giữa chúng với năng suất cây trồng trong nhiều năm Nói cách khác đánh giá đất đai trong sản xuất nông nghiệp thường dựa vào chất lượng (độ phì nhiêu, độ phì hữu hiệu) của đất với mức sản phẩm và độ phì tạo nên[3]
1.2 Tổng quan về quy trình đánh giá đất
1.2.1 Các nguyên tắc và nội dung quy trình đánh giá đất
Nội dung đánh gía đất
- Xác định các yếu tố đánh giá đất
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá đất
- Xây dựng bản đồ đất (thể hiện các yếu tố đánh giá đất)
- Xây dựng bản đồ đánh giá đất[3]
1.2.2 Các công đoạn và ý nghĩa các công đoạn đánh giá đất
Các công đoạn đánh giá đất
* Bước chuẩn bị
- Xác định mục tiêu, địa bàn, ranh giới, mức độ cần thiết điều tra và tỷ lệ bản đồ và xây dựng đề cương chi tiết
- Thu thập tài liệu về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội
- Chuẩn bị công cụ, vật tư kỹ thuật và kinh phí
- Phác thảo tài liệu ban đầu như các bản đồ cơ sở: Bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thủy lợi
Trang 19- Dự kiến nội dung điều tra, chỉnh lý và bổ sung trên thực địa
- Tổ chức lực lượng tham gia
* Bước điều tra dã ngoại
- Điều tra bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện các số liệu về tình hình cơ bản về các loại bản đồ chuyên đề như hiện trạng sử dụng đất, thủy lợi, giao thông
- Điều tra đất, đào phẫu diện đất, mô tả, chỉnh lý ranh giới, chụp ảnh hình thái phẫu diện đất, cảnh quan theo các hệ thống sử dụng đất tại các điểm đã dự kiến
- Điều tra, phỏng vấn trực tiếp nông dân và cán bộ địa phương về hiệu quả kinh tế
sử dụng đất đai theo mẫu phiếu điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
- Xem xét các tác động ảnh hưởng tới môi trường, mức độ và nguyên nhân gây thoái hóa và ô nhiễm môi trường trong khu vực điều tra, thu thập các số liệu ảnh hưởng đã có Nếu cần thiết thì lấy mẫu đất, mẫu nước hoặc nông sản để phân tích theo quy định chuyên ngành
- Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra dã ngoại với cơ sở để tranh thủ sự tham gia góp ý của cán bộ, nông dân địa phương
* Bước nội nghiệp (tổng hợp, xây dựng tài liệu chính thức)
- Xác định và lựa chọn loại hình sử dụng đất đai (LUTs)
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (LMUs)
- Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội trong sử dụng đất đai :
+ Các chỉ tiêu kinh tế cần phân tích: Đầu tư cơ bản, tổng thu nhập, thu nhập thuần, giá trị ngày công lao động, hiệu suất đồng vốn
+ Các chỉ tiêu phườnghội cần phân tích: Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân; đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng; thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; góp phần định canh, định cư và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; tăng cường sản phẩm hàng hóa xuất khẩu
+ Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng
- Phân tích tác động môi trường: Phân tích tác động môi trường là yêu cầu bắt buộc trong đánh giá và sử dụng đất đai Đó là việc xem xét thực trạng và nguyên nhân xảy
ra sự suy thoái môi trường, nhằm loại trừ các loại sử dụng có khả năng gây ra thảm họa về môi trường sinh thái trong và ngoài vùng
Trang 20+ Tổ hợp các kiểu thích hợp đất đai
+ Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai
+ Xây dựng bản đồ phân hạng theo kiểu thích hợp đất đai
+ Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai tương lai
* Quan điểm trong đề xuất sử dụng đất đai:
- Bảo đảm sự phù hợp giữ mục tiêu phát triển của nhà nước, của địa phương và mục tiêu của người sử dụng đất đai
- Có đủ điều kiện và khả năng phát triển trước mắt và lâu dài
- Gia tăng lợi ích cho người sử dụng đất đai
- Không gây tác động xấu tới môi trường
- Đáp ứng được các yêu cầu về xã hội: thu hút lao động, định canh, định cư
* Cơ sở khoa học để đề xuất sử dụng đất đai:
- Kết quả đánh giá, phác họa sự thích hợp đất đai hiện tai và tương lai
- Hiện trạng sử dụng đất đai và phương hướng phát triển
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý
- Có đủ các giải pháp kỹ thuật đi kèm để khắc phục các hạn chế
* Lựa chọn loại hình sử dụng đất đai thích hợp nhất
- Loại trừ trước phần diện tích đất đã quy hoạch sử dụng cho mục tiêu khác
- Dựa vào các kiểu thích hợp đất đai lựa chọn mỗi kiểu một loại sử dụng đất đai có mức độ thích hợp cao nhất
- Tổng hợp diện tích của từng loại hình sử dụng đất đai đã chọn
- Xác định hệ số sử dụng đất để quy đổi ra diện tích sử dụng đất thực tế
- Điều chỉnh sự lựa chọn: đối chiếu diện tích của các loại sử dụng đất đai đã chọn với hiện trạng và khả năng, phương hướng phát triển để điều chỉnh
- Chính thức đề xuất sử dụng đất đai
- Viết báo cáo đánh giá phân hạng đất đai[3]
Ý nghĩa các công đoạn đánh giá đất
- Công đoạn đánh giá đất đai giúp chúng ta biết được một cách tổng quát toàn bộ tính chất của một loại hình nào đó về đất để sử dụng tốt cho cây trồng và các ngành kinh tế quốc dân nói chung
Trang 21- Công đoạn đánh giá đất đai là gắn liền đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai, coi đánh giá đất đai là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất đai
- Công đoạn đánh giá đất đai có ý nghĩa khoa học là kết quả nghiên cứu góp phần
về cơ sở lý luận cho phương pháp đánh giá đât theo FAO ứng dụng vào điều kiện cấp phườngcủa nước ta nhằm phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất hợp lý
- Công đoạn đánh giá đất đai có ý nghĩa thực tiễn là kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh mức độ thích hợp của một đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất đai hiện tại, từ đó có hướng khai thác sử dụng hợp lý trong tương lai[3]
1.3 Tổng quan về đánh giá hiện trạng sử dụng đất
1.3.1 Đánh giá các loại hình sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất đai được xác định thống nhất trong cả nước Sau khi điều tra phân loại thực trạng sử dụng đất đai, tùy thuộc vào các loại hình sử dụng đất sẽ đánh giá các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ (%) diện tích so với toàn bộ quỹ đất, tổng diện tích đang sử dụng và diện tích của các loại đất chính
- Đặc điểm phân bố các loại đất trên địa bàn lãnh thỗ
- Bình quân diện tích các loại đất trên đầu người
1.3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả sử dụng đất đai biểu thị mức độ khái thác sử dụng đất đai và thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
* Tỷ lệ SDD (%) =(Tổng diện tích đât đai – diện tích đất chưa sử dụng)/Tổng diện tích đất đai ×100%
* Tỷ lệ SD loại đất (%) =(Diện tích các loại đất / Tổng diện tích đất đai) ×100%
* Hệ số SDĐ (lần) = Tổng diện tích gieo trồng hằng năm / Diện tích cây hằng năm (Đất canh tác)
* Độ che phủ (%) =(Diện tích đất lâm nghiệp có rừng + Diện tích đất cây lâu năm)/ Tổng diện tích đất đai
1.3.3 Đánh giá hiệu quả sản xuất đất đai
Hiệu quả sản xuất của đất đai biểu thị năng lực sản xuất hiện tại của việc sử dụng đất Các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai là:
* Sản lượng của đơn vị diện tích cây trồng = Sản lượng một loại cây trồng/Diện tích cây trồng đó
Trang 22* Sản lượng của đơn vị diện tích đất nuôi trồng thủy sản = Sản lượng sản phẩm thủy sản / Diện tích đất nuôi trồng thủy sản
1.4 Tổng quan về cơ sở thực tiễn
1.4.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam
Việt Nam có tổng diện tích là 33.121,20 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp có diện tích là 26.280 nghìn ha chiếm 79,34% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp 10.150 nghìn ha, đất lâm nghiệp 15.373ha, đất nuôi trồng thủy sản 712 nghìn ha Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp trên thế giới Việt Nam có 8 vùng đất nông nghiệp gồm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc bộ, Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long Mỗi vùng đều có đặc trưng cây trồng rất đa dạng Trong
đó, đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là lúa, Tây Nguyên là cà phê, rau; miền Đông Nam Bộ là cao su, mía, điều,
Đất nông nghiệp nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả nước Vùng đồng bằng sông Cửu Long có tỷ trọng đất nông nghiệp trong tổng số diện tích đất tự nhiên lớn nhất cả nước, chiếm 67,1%, ít nhất là vùng duyên hải miền Trung Quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa Bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn ha [4]
1.4.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh quảng bình
Tỉnh Quảng Bình thuộc vùng Bắc Trung bộ, có tổng diện tích tự nhiên 806.527 ha với 71.381 ha diện tích đất nông nghiệp Là một tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nên thu nhập bình quân đầu người còn thấp Trong những năm gần đây với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sự hình thành các khu công nghiệp đã làm cho diện tích đất nông nghiệp của tỉnh bị thu hẹp
Vì vậy, việc đánh giá khả năng sử dụng đất đai nhằm đưa ra biện pháp cụ thể và phương hướng sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả là rất cần thiết Diện tích đất chưa
sử dụng còn lớn (72.619 ha), do đó cần có những biện pháp thích hợp khai thác phần diện tích này Cần khuyến khích người dân thâm canh, luôn tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.[4]
1.5 Điều kiện tự nhiên Phường Bắc Nghĩa
Trang 23Hình 1 Bản đồ địa lí tự nhiên Phường Bắc Nghĩa
Khí hậu thủy văn
* Nhiệt độ
Thành Phố Đồng hới nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ hoàn lưu khí quyển nhiệt đới Do vị trí địa lý và đặc điểm của địa hình khí hậu có những nét đặc thù, diễn biến các yếu tố khí tượng khá phức tạp
Tuy có nền nhiệt năm khá cao, song vẫn chịu ảnh hưởng của khối khí cực đới nên Phường Bắc Nghĩa có mùa đồng hơi lạnh và sự phân hóa nhiệt trong năm khá lớn Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24.4°c, cao hơn điều kiện nhiệt đới tiêu chuẩn (21°c),
do hàng năm nhận lượng bức xạ lớn với số giờ nắng hàng năm trung bình là 1786h/năm Nền nhiệt độ ở đây cao, nắng nóng nhiều , tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển tốt Tuy nhiên nhiệt độ có sự phân hóa lớn theo độ cao do ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển, địa hình nên lượng nhiệt nhận được trong năm không đều nhau theo không gian và thời gian
Mùa ít mưa: bắt đầu thừ tháng 1 đến tháng 8 với lượng mưa chiếm khoảng 20-25%
Trang 24nên nhiệt độ tăng cao gây nóng nực và hạn hán Trong mùa này có nhiều lúc nhiệt độ trên 40,1°c( nhiệt độ bắt đầu gây ảnh hưởng xấu đến vật nuôi và cây trồng)
Mùa mưa : bắt đầu từ tháng 9- tháng 12 với lượng mưa chiếm tới 70-75 % lượng mưa cả năm Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 7,8°c
Trong năm ngoài hai mùa mưa và ít mưa đã nêu trên thì giữa các mùa đó có thời kì giao thời Chính khí hậu giao thời giữa hai mùa này diễn biến rất phức tạp với sự thay đổi mưa , nắng , rét, nóng xen kẽ nhau và thường không tuân theo một quy luật nào cả[7]
Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình của Phường Bắc Nghĩa khoảng 2252mm Số ngày mưa trung bình ở Phường Bắc Nghĩa khá cao lên tới 139 ngày xét về thời gian trong năm, có lượng mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, trong đó lượng mưa tập trung 3 tháng 9,10,11 Trong khoảng thời gian từ tháng 9-11 thường xảy ra lũ lụt trên diện rộng Tháng có lượng mưa ít nhất trong năm là tháng 3 (33mm)
Tình hình gió bão :
trong năm có hai gió mùa chính, tương ứng với hai mùa nóng và lạnh
- Gió mùa hè ( gió Tây Nam khô nóng) Thường xuất hiện từ tháng 4-8 trong năm với tốc độ gió bão trung bình là 79km/h và tốc độ gió bão cao nhất tuyệt đối là 137km/h
- Gió mùa đông: thịnh hành từ tháng 9- tháng 3 năm sau
- Bão: là hiện tượng thiên tai khắc nhiệt mỗi năm 4-5 cơn bão xuất hiện bắt đầu thừ tháng 8 và kết thúc vào tháng 10 hàng năm[7]
Đặc tính của đất feralit là lớp vỏ phong hóa dày, đất thoáng khí, thoát nước, nghèo các chất badơ, nhiều ôxít sắt, nhôm; đất chua, dễ bị thoái hóa
Loại đất này thích hợp để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và đồng
cỏ cho chăn nuôi, nhưng không thích hợp để trồng lúa và các cây ngắn ngày Trong
Trang 25quá trình trồng trọt cần phải cải tạo đất, giảm độ chua, hạn hán, xói mòn, rửa trôi đất.[7]
1.6 Điều kiện kinh tế- xã hội Phường Bắc Nghĩa
Tình hình kinh tế
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương với sự nỗ lực của toàn thể nhân dân về đầu tư các nguồn giống có năng suất và chất lượng vào sản xuất, đầu tư vào lĩnh vực có khả năng lợi thế của địa phương như cao
su, sắn, mía Đẩy mạnh chăn nuôi phát triển kinh tế gò đồi, trang trại, đàn gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản Nhờ vậy mà thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước
* Về trồng trọt:
Năm 2017, sản xuất nông nghiệp được mùa khá toàn diện trên tất cả các loại cây trồng Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình Nhân dân đã chủ động gieo trồng đúng thời vụ, diện tích gieo trồng đạt 98% kế hoạch Công tác phòng trừ sâu bệnh được kiểm tra kịp thời, năng suất cây trồng cao hơn năm 2016 Một số cây trồng như mía, dưa hấu được giá Bên cạnh đó, giá thu mua mủ cao su giảm nhiều so với những năm trước, làm giảm thu nhập của người nông dân
Lúa là cây trồng chủ lực của phường, tổng diện tích trồng năm 2017 là 290 ha năng suất 37,45 tạ/ha sản lượng 9.287,6 tấn
Trong thời gian gần đây phường đã tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào
Trang 26chuyển đổi một số diện tích đất sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả, sang cây trồng khác phù hợp với địa phương đem lại hiệu quả cao hơn
Những hình thức xen canh được đẩy mạnh áp dụng, nhờ đó các loại cây như khoai, lạc rau đậu các loại được đưa vào sản xuất với hình thức hợp lý, nên đạt diện tích là 9
ha Góp phần cải thiện cơ cấu cây trồng trên địa bàn phường[8]
* Chăn nuôi:
Chăn nuôi phát triển cũng khá ổn định, năm 2017 giá trị chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất nông nghiệp tạo công ăn việc làm nhân dân lúc nhàn rỗi và góp phần ổn định trên địa bàn và cung cấp cho thị trường trong Thành phố và trong Tỉnh Ban thú y phường đã tăng cường tiêm phòng, phun tiêu độc, khử trùng cho đàn gia cầm, nên trong năm không có ổ dịch lớn xảy ra, tỉ lệ tiêm phòng và tiêu độc khử trùng là 95% Tuy nhiên, trong những năm qua sau đợt rét đậm rét hại đã xảy ra các loại bệnh, như lở mồm lông móng ở trâu bò, dịch lợn tai xanh ở lợn, đã làm giảm số lượng gia súc, gia cầm đáng kể Kết quả tổng đàn lợn đạt 1.600 con, đàn gia cầm có khoảng 5.168con[8]
* Ngành lâm nghiệp:
Hiện tại toàn phường có khoảng 188ha trồng cây cao su, 14,6ha trồng cây hồ tiêu Tuy nhiên, thiệt hại do bão của năm, nên cây cao su đã mất sức, diện tích khai thác giảm nhiều, giá mủ xuống thấp, do đó thu nhập từ cây cao su mang lại không đáng kể Ước lượng thu nhập 6,5 tỷ đồng
Với đặc điểm về dân số, cơ cấu và chất lượng lao động như vậy, thì việc phát triển kinh tế của phường còn gặp nhiều khó khăn nhất định, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nguồn lao động theo hướng tăng tỷ trọng các ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp, và tiểu thủ công nghiệp[8]
1.7 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Về điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi:
Trang 27- Tiềm năng đất đai tương đối lớn, các loại đất đai đa dạng phù hợp với nhiều loại cây trồng, vì vậy có khả năng phát triển nông lâm nghiệp
- Điều kiện tự nhiên (chế độ nhiệt tương đối cao và khá ổn định, hệ thống thủy văn dày đặc, nguồn nước dồi dào, ), khí hậu gió mùa độ ẩm không khí của phường Bắc Nghĩa phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho vệc bố trí mùa vụ Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế sản xuất nông lâm sản, theo hướng tập trung thành những vùng chuyên canh lớn cây trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao
- Tài nguyên nước khá dồi dào đáp ứng phần lớn cho diện tích canh tác của phường
- Diện tích rừng và hệ thống nông nghiệp khá phát triển, làm cảnh quan môi trường phường khá trong lành và ít bị ô nhiễm.[7]
* Khó khăn:
- Sự chênh lệnh nhiệt độ giữa các mùa trong năm khá lớn, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây, đã gây khó khăn cho địa phương trong việc chọn giống và bố trí cây trồng vật nuôi
- Hiện tượng thiếu nước vào mùa khô, mưa lớn tập trung vào các tháng mùa mưa gây ngập úng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân
- Thiên tai thường xuyên xảy ra, đặc biệt là bão lũ hầu như năm nào nhân dân cũng phải gánh chịu, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân trong phường
- Đất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất[9]
Về điều kiện kinh tế - xã hội:
* Thuận lợi:
- Có nguồn lao động dồi dào, là yếu tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển của phường
- Địa hình đất đai thuận lợi cho sự phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa
- Hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp trong toàn thành phố
- Thương mại dịch vụ bước đầu phát triển đã làm cho bộ mặt nông thôn từng bước khởi sắc
- Chính sách của tỉnh, thành phố, phường và nhà nước đều ưu tiên cho đầu tư phát triển của địa phương, cũng như thu hút nhiều thành phần xã hội đầu tư vào xây dựng
Trang 28- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã làm thay đổi tính tự cung
tự cấp sang nền kinh tế thị trường
- Hiện nay nhiều chương trình dự án đang được đầu tư, phát triển trên địa bàn phường, đây là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương
* Khó khăn:
- Việc tuyên truyền các chính sách pháp luật của nhà nước chưa thực sự sâu rộng, quản lý còn lỏng lẻo, sự hiểu biết và ý thức của người dân về chính sách pháp luật của nhà nước còn yếu kém, nên trong vùng việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn thường xuyên xảy ra
- Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, xây dựng đồng ruộng còn tiến hành chậm, chưa đồng bộ cho nên việc sản xuất của vùng còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, phương thức cho thuê đất, thời hạn cho thuê đất sản xuất quá ngắn, nên
sự đầu tư cho sản xuất của nhân dân thiếu yên tâm
- Khả năng tiếp cận các công nghệ sản xuất mới của nhân dân còn nhiều hạn chế, trong khi đó đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn mỏng và hạn chế về trình độ, dẫn đến hiệu quả và năng suất lao động chưa cao
- Thương mại mà dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế của phường , các loại hình dịch vụ chưa đa dạng phong phú Công tác dịch vụ sản xuất trong vùng vẫn chưa tổ chức tốt, thiếu nguồn giống, nhiều khi nguồn giống từ nhiều nơi khác về không phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng
- Trong sản xuất nhân dân chưa quan tâm đến những ảnh hưởng về xã hội và môi trường do sử dụng đất mang lại mà chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh tế
- Giá thành sản phẩm nông nghiệp còn thấp, thị trường tiêu tiêu thụ không ổn định.[8]