1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn

104 124 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Nguyễn Thị Hải Yến + Tên đề tài: Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn +

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Hà Nội - Năm 2018

Trang 2

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGA

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT NHU CẦU ĐẤT SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

Hà Nội - Năm 2018

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính: TS Nguyễn Thị Hải Yến

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS Trần Trọng Phương

Cán bộ chấm phản biện 2: TS Hoàng Xuân Phương

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:

HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Ngày 15 tháng 9 năm 2018

Trang 4

Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực của tôi; không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam Nếu Sai tôi hoàn toàn chịu trách nghiệm trước pháp luật

Trang 5

Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nguyên và Môi trường Hà Nội, Khoa quản lý đất đai đã hỗ trợ và giúp đỡ trong suốt quá trình tôi làm luận văn tại Trường Đại học Nguyên và Môi trường Hà Nội

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Hải Yến đã hướng dẫn tôi hết sức tận tình và chu đáo về mặt chuyên môn để tôi có thể thực hiện và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành biết ơn Quý thầy, cô Khoa quản lý đất đai - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng; Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hữu Lũng luôn giúp đỡ và dành cho tôi những điều kiện hết sức thuận lợi để hoàn thành luận văn này

Tôi xin cảm ơn Tổng cục Quản lý đất đai, lãnh đạo Trung tâm Điều tra Đánh giá Tài nguyên đất và các bạn đồng nghiệp đã hậu thuẫn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy phản biện, các thầy trong hội đồng chấm luận văn đã đồng ý đọc duyệt và góp các ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn chỉnh luận văn này

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè, những người đã động viên khuyến khích tôi trong suốt thời gian tôi học tập

Tuy nhiên do còn có hạn chế về thời gian cũng như việc điều tra, đánh giá và

đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề mới nên đề tài của tôi có thể còn nhiều thiếu sót Tôi mong sẽ nhận được sự góp ý của người đọc cũng như các thầy cô trong Khoa quản lý đất đai để giúp em có thể hoàn thiện hơn

Trang 6

+ Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Nga

+ Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hải Yến

+ Tên đề tài: Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

+ Thông tin luận văn:

1) Hữu Lũng là một huyện có tiềm năng lớn về đất đai, đặc biệt là đất lâm nghiệp nhưng hiện nay huyện đang đối mặt với nhiều áp lực vì thiếu quỹ đất để giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số

2) Kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cho thấy:

- Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 59.282,68 ha thì đồng bào dân tộc thiểu số đang sử dụng 23.406,79 ha, chiếm 39,48% Trong đó tập trung chủ yếu là đất rừng sản xuất (8.852,81 ha) Sau đó mới đến các loại đất trồng cây lâu năm (5.902,68 ha); đất trồng lúa (4.281,83 ha), đất trồng cây hàng năm khác (3.617,16 ha) Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào sản xuất là 14.995 hộ, chiếm 59,97% tổng số hộ sản xuất trên địa bàn toàn huyện

- Mặc dù, đã có nhiều chương trình, dự án giải quyết đất sản xuất cho đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số nhưng trên địa bàn huyện vẫn chưa thực hiện nhiều Trong giai đoạn 2009-2017 thực hiện theo Quyết định số 755/2004/QĐ-TTg có 115

hộ đã được giải quyết bằng hình thức chuyển đổi nghề nghiệp

- Thực trạng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất cho thấy: Toàn huyện có 11/26 xã, Thị trấn có các hộ thiếu đất sản xuất, với tổng số hộ thiếu là 1.507 hộ dân tộc thiểu số, tổng diện tích đất thiếu là 9.699 ha Trong đó: dân tộc Tày 879 hộ thiếu, diện tích 5.491 ha; dân tộc Nùng 628 hộ thiếu, diện tích 4.208 ha

- Toàn huyện đã xác định được 27 khu vực có khả năng bố trí đất sản xuất cho đồng dân tộc thiểu số, với diện tích 9.672 ha để bố trí cho mục đích đất rừng

Trang 7

là 9.669,00 ha; UBND xã Quản lý là 3,00 ha Qua tổng hợp, tính toán ra được có 1.507 hộ có nhu cầu sử dụng đất trồng rừng sản xuất, diện tích cần được giải quyết

là 9.699 ha, trong đó: dân tộc Tày có 879 hộ nhu cầu đất sản xuất, với diện tích 5.491 ha, dân tộc Nùng có 628 hộ nhu cầu đất sản xuất, với diện tích 4.208 ha

(3) Bên cạnh kết quả đạt được, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: thiếu đất ở, đất sản xuất, trình độ sản xuất hạn chế, đời sống vật chất, tinh thần còn thấp Vì vậy trong giai đoạn tiếp theo, huyện Hữu Lũng cần tiếp tục đẩy nhanh việc thực hiện một số chính sách dân tộc, đầu tư và khai thác hiệu quả nguồn lực về vốn, con người, đất đai góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực; thúc đẩy đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ổn định

và từng bước được cải thiện

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN ii

THÔNG TIN LUẬN VĂN iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT x

DANH MỤC BẢNG xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ xii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

4 Các nội dung chính trong đề tài 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 3

1.1 Cơ sở lý luận về dân tộc thiểu số và chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số 3

1.1.1 Một số khái niệm 3

1.1.2 Vị trí, đặc điểm phân bố và những luật tục, phong tục quản lý, sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số 5

1.1.3 Ý nghĩa, vai trò của chính sách về đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số 11

1.2 Nghiên cứu tổng quan chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến nay 14

1.2.1 Từ Luật Đất đai 1993 đến trước khi có Luật Đất đai 2003 14

1.2.2 Từ Luật Đất đai năm 2003 cho đến 2013 15

1.2.3 Từ Luật Đất đai năm 2013 cho đến nay 17

1.3 Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số 28

Trang 9

1.3.2 Một số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam 33

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 35

2.1.1 Đối tượng 35

2.1.2 Phạm vi thực hiện 35

2.2 Nội dung nghiên cứu 35

2.3 Phương pháp nghiên cứu 35

2.3.1 Phương pháp điều tra 35

2.3.2 Phương pháp so sánh 36

2.3.3 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp 36

2.3.4 Phương pháp kế thừa có chọn lọc 37

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT NHU CẦU ĐẤT SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỮU LŨNG 38

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hữu Lũng- tỉnh Lạng Sơn………38

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 38

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 40

3.1.3 Tình hình dân số, đặc điểm cư trú, phân bố và phong tục tập quán 46

3.2 Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hữu Lũng……… 52

3.2.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo các mục đích sử dụng 53

3.2.2 Đánh giá hiện trạng các đối tượng sử dụng, quản lý đất huyện Hữu Lũng 57 3.2.3 Tình hình biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2017 huyện Hữu Lũng……… 59

3.3 Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng 60

Trang 10

3.3.2 Tình hình giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng 64

3.3.3 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số 65

3.4 Kết quả thực hiện chính sách giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng từ năm 2002-2017 66

3.4.1 Các căn cứ pháp lý thực hiện chính sách giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng 66

3.4.2 Kết quả thực hiện các chính sách, pháp Luật của Nhà nước về đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng 67

3.5 Đánh giá thực trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số 69

3.5.1 Căn cứ để xác định thiếu đất của đồng bào dân tộc thiểu số 69

3.5.2 Thực trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số 72

3.4.3 Nguyên nhân thiếu đất sản xuất đồng bào dân tộc thiếu số 75

3.4.4 Mối quan hệ giữa việc thiếu đất sản xuất với thực trạng đời sống, kinh tế - xã hội của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số 77

3.6 Xác định quỹ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng 79

3.6.1 Căn cứ để xác định quỹ đất sản xuất 79

3.6.2 Quỹ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số 80

3.6.3 Nhu cầu sử dụng đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số 81

3.7 Đề xuất một số giải pháp, giải quyết nhu cầu đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số 82

3.7.1 Giải giáp về chính sách 82

3.7.2 Giải pháp về vốn 83

3.7.3 Giải pháp về tạo quỹ đất 84

3.7.4 Giải pháp về sử dụng đất 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

1 Kết luận 86

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 DANH MỤC PHỤ BIỂU Error! Bookmark not defined.

Trang 12

Ký hiệu Diễn giải

Trang 13

Bảng 3.1: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số năm 41

Bảng 3.2: Dân số theo thành phần dân tộc huyện Hữu Lũng năm 2017 46

Bảng 3.3: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp huyện Hữu Lũng năm 2017 54

Bảng 3.4: Các đối tượng sử dụng đất huyện Hữu Lũng năm 2017 58

Bảng 3.5: Diện tích đất theo đối tượng quản lý huyện Hữu Lũng năm 2017 59

Bảng 3.6: Thực trạng số hộ và diện tích đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017 61

Bảng 3.7: Diện tích đất đã được giao của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017 64

Bảng 3.8: Diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017 65

Bảng 3.9: Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số 70

Bảng 3.10: Thực trạng thiếu đất trồng rừng sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017 73

Bảng 3.11: Nguyên nhân thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hữu Lũng năm 2017 75

Bảng 3.12: Các hộ dân tộc thiểu số nghèo tại huyện Hữu Lũng năm 2017 77

Bảng 3.13: Dự kiến bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số 81

Trang 14

Hình 1.1: Các dân tộc có dân số từ 100 nghìn người - dưới 01 triệu người năm 2016 6 Hình 1.2: Các dân tộc có dân số từ 50 nghìn người - dưới 100 nghìn người năm 2016 7 Hình 3.1: Sơ đồ địa giới hành chính huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 38 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế các ngành huyện Hữu Lũng Năm 2017 41 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2017 tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 53 Biểu đồ 3.4: Thực trạng hộ thiếu đất trồng rừng sản xuất chia theo thành phần dân tộc tại huyện Hữu Lũng năm 2017 74 Biểu đồ 3.5: Mối liên hệ giữa hộ nghèo đói với hộ nghèo do thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện Hữu Lũng năm 2017 78

Trang 15

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đề ra nhiều chủ trương chính sách đầu tư phát triển trên nhiều lĩnh vực, nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có điều kiện phát triển toàn diện, như: đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt,

hỗ trợ vốn, kỹ thuật phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững Chính sách giao đất sản suất cho người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng được xem là chiến lược quan trọng của Nhà nước nhằm quản lý, bảo vệ và

sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất và rừng, góp phần hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, phát triển sản xuất Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, đất sản xuất của đồng bào đang dần bị thu hẹp, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế mà còn ảnh hưởng đến không gian sinh tồn, không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng miền núi [14]

Hữu Lũng là một huyện có tiềm năng lớn về đất đai, đặc biệt là đất lâm nghiệp nhưng hiện nay huyện đang đối mặt với nhiều áp lực vì thiếu quỹ đất để giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.Là huyện vùng núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, địa hình phân chia rõ rệt giữa vùng núi đá vôi phía Bắc với vùng núi đất phía Nam, phần lớn diện tích ở vùng đá vôi có độ cao 450-500m, vùng núi đất có

độ cao trên dưới 100m so với mặt nước biển Với địa hình chia cắt phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi với độ dốc lớn, phía Bắc cũng như các dãy núi đất sắp xếp theo dạng bát úp phía Nam huyện Khí hậu khắc nghiệt chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc hàng năm hay xảy ra thiên tai (giá lạnh, sương muối, hạn hán kéo dài, hay xảy ra mưa đá, gió lốc, lũ ống, lũ quét) …Từ

sự cấp thiết thực tiễn đó, học viên đã chọn thực hiện đề tài: “Đánh giá thực

trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” là cần thiết

Trang 16

- Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số và xác định thực trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Giải quyết đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số đang thiếu đất sản xuất và còn đem lại được hiệu quả về mặt xã hội trong việc ổn định chính trị và đời sống tinh thần cho nhân dân tại các địa phương

4 Các nội dung chính trong đề tài

Luận văn được trình bày gồm các phần như sau:

 Mở đầu

 Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

 Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

 Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

 Kết luận và Kiến nghị

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.1 Cơ sở lý luận về dân tộc thiểu số và chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

1.1.1 Một số khái niệm

a Khái niệm về dân tộc thiểu số

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (năm 1992) đã thông qua thuật ngữ “dân tộc thiểu số” trên cơ sở dựa vào quan điểm của Gs.Francesco Capotorti (đặc phái viên của Liên hợp quốc) đã đưa ra vào năm 1977 dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ cho một nhóm người: (i) cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ

là công dân của quốc gia này; (ii) duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh sống; (iii) thể hiện bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của họ; (iv) đủ tư cách đại diện cho nhóm dân tộc của họ, mặc dù số lượng ít hơn trong quốc gia này hay tại một khu vực của quốc gia này; (v) có mối quan tâm đến vấn đề bảo tồn bản sắc chung của họ, bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo và ngôn ngữ của họ

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc thì khái niệm “dân tộc thiểu số” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít, mà nó được chi phối bởi những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc [11] Tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 cũng đã nêu rõ khái niệm “dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Dân tộc thiểu số ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Như vậy, khái niệm “dân tộc thiểu số” có những đặc điểm cơ bản sau: (i) về

số lượng, có số lượng ít (thiểu số), nếu so sánh với nhóm đa số cùng sinh sống trên lãnh thổ; (ii) về vị thế xã hội, là nhóm yếu thế trong xã hội (thể hiện ở tiềm lực, vai

Trang 18

trò và ảnh hưởng của nhóm đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở lãnh thổ nơi

họ sinh sống); (iii) về bản sắc, có những đặc điểm riêng về mặt chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ, phong tục tập quán… mà vì thế có thể phân biệt họ với nhóm đa số; (iv)

về vị thế pháp lý, có thể là công dân hoặc kiều dân của quốc gia nơi họ đang sinh sống; (v) nhóm cộng đồng có ý thức bảo tồn truyền thống văn hóa của mình

b Khái niệm về luật tục, phong tục quản lý và sử dụng đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số

Theo Từ điển Luật học, luật tục là tập tục, phong tục tập quán của một cộng đồng, được hình thành tự phát và được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận, tuân theo trong quan hệ với nhau Luật tục thể hiện bao quát, phong phú các mối quan hệ xã hội truyền thống, ít thay đổi và hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, kể cả ở nhiều nước phát triển PGS,TS Ngô Đức Thịnh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian sau nhiều năm nghiên cứu về luật tục đã khái quát về luật tục như sau: “Luật tục là một hình thức của tri thức bản địa, được hình thành trong lịch sử lâu dài qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này qua đời khác bằng trí nhớ qua thực hành”

Luật tục người Thái quy định không ai được động chạm đến khu rừng măng cấm và rừng săn khi chưa đến mùa săn bắn, các trường hợp săn bắn khi chưa được phép của toàn mường sẽ bị coi là ăn cắp tài sản chung của cộng đồng Người Thái ở huyện Mai Châu - Hòa Bình cho rằng các thế hệ con cháu muốn có cuộc sống yên

ổn thì mồ mả của ông bà, tổ tiên phải được giữ gìn và bảo vệ, cấm các hành động xâm hại đến khu rừng là nghĩa địa (rừng ma) Niềm tin vào sự tôn nghiêm và linh thiêng của khu rừng ma đã tạo nên sự an toàn tuyệt đối cho khu rừng ma

Luật tục của người Ê Đê và Mnông ở Tây Nguyên thì quan niệm về đất đai, sông suối, cây cối, rừng… đều gắn với ông bà, tổ tiên, gắn với biểu tượng thiêng liêng của người Pôlăn truyền từ đời này sang đời khác

Trang 19

Như vậy, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng chung, quan niệm về đất đai là

sở hữu chung của cộng đồng đi liền với quyền chiếm dụng cá nhân của mỗi thành viên trong cộng đồng

c Khái niệm hộ dân tộc thiểu số không có đất và thiếu đất sản xuất

- Hộ thiếu đất sản xuất quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 của Quyết định số: 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hộ vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 Hộ dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở các xã khu vực III, thôn bản đặc biệt khó khăn sống bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, thiếu đất ở đất sản xuất theo mức bình quân của địa phương, thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán; Hộ dân tộc thiểu số không có đất sản xuất là hộ không có bất kỳ loại đất nào

- Do các địa phương chưa ban hành được định mức bình quân sử dụng đất nông nghiệp trên địa phương mình nên việc xác định hộ dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất theo Thông tư số 01/2012/TT-UBDT ngày 24/10/2012 của Ủy ban Dân tộc

về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc

và miền núi giai đoạn 2012-2016, do đó hộ dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất là hộ

có dưới 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ Riêng đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long là hộ có dưới 0,25 ha đất ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ hoặc 0,5

ha đất đồi, gò hoặc đất nuôi thủy sản

1.1.2 Vị trí, đặc điểm phân bố và những luật tục, phong tục quản lý, sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số

a Vị trí, đặc điểm phân bố dân cư của đồng bào dân tộc thiểu số

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống hiện nay là nơi còn nhiều khó khăn nhất, có điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh từ đó tạo ra các vùng dân cư cư trú phân tán, cách biệt, giao thông đi lại khó khăn kinh tế chậm phát triển, sản xuất nông lâm nghiệp, còn

Trang 20

mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc Hạ tầng kinh tế, kỹ thuật thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức, rừng bị khai thác và chặt phá, ô nhiễm môi trường đáng báo động Tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm

ở tỷ lệ khá cao, cả nước còn 23,10% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số và tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (32,2%) có tỷ lệ

hộ nghèo, cao nhất cả nước với sau đó đến vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (24,3%), Tây Nguyên (21,8%) và Đồng bằng sông Cửu Long (14,0%), ngoài ra

số cận nghèo còn tới 13,6% [6]

Việt Nam Là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc cùng chung sống, trong

đó dân tộc kinh chiếm đa số với 85,46% dân số cả nước và 53 dân tộc còn lại là các dân tộc thiểu số với hơn 13,38 triệu người (có 3,04 triệu hộ) chiếm khoảng 14,54% tổng dân số cả nước (năm 2017, dân số cả nước có 92 triệu người) Xét về quy mô dân số theo từng dân tộc, có 06 dân tộc có dân số trên 1 triệu người trong đó dân tộc Tày có số dân đông nhất là 1,76 triệu người và thấp nhất là dân tộc Nùng với 1,03 triệu người; có 02 dân tộc trên 800 nghìn người; có 03 dân tộc có dân số từ 200 nghìn người đến dưới 500 nghìn người; có 08 dân tộc có dân số từ 100 nghìn người đến dưới 200 nghìn người [12] Chi tiết tại biểu đồ 1.1:

1,03 0,83 0,81

0,47 0,37 0,27 0,2 0,19 0,19 0,170,14 0,13 0,120

Trang 21

Các dân tộc có dân số từ 50 nghìn người đến dưới 100 nghìn người có tới 08 dân tộc, trong đó đông nhất là dân tộc Xtiêng với 91 nghìn người và thấp nhất là dân tộc Mạ có 50 nghìn người Số dân tộc thiểu số còn lại 26 dân tộc có dân số dưới

50 nghìn người [12] Chi tiết tại biểu đồ 1.2:

Biểu đồ 1.2: Các dân tộc có dân số từ 50 nghìn người - dưới 100 nghìn người

năm 2016

Đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số thường sống rất phân tán và xen

kẽ nhau, không có bất kỳ một dân tộc thiểu số nào cư trú tập trung và duy nhất trong cùng một địa bàn và đây là những đặc điểm đã lâu đời đặc biệt đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên Tính chất phân tán và xen kẽ trong cư trú của các dân tộc thiểu số thể hiện trong phạm vi cả nước cũng như ở từng tỉnh Các địa phương có số lượng dân tộc thiểu số cư trú nhiều như tỉnh Đồng Nai (51 dân tộc), Thái Nguyên (47 dân tộc), Thanh Hóa (44 dân tộc), Lâm Đồng (43 dân tộc), Kon Tum (43 dân tộc), có tới 26 tỉnh có số lượng dân tộc thiểu số từ 30-40 dân tộc/tỉnh

Phân theo các vùng, đồng bào dân tộc thiểu số thường cư trú, cụ thể: (i) vùng Trung du và Miền núi phía Bắc dân tộc sinh sống đông nhất là người Tày chiếm 22,72% tổng số dân tộc thiểu số của vùng, người Mông chiếm 17,03%, người Thái chiếm 16,15%, người Mường chiếm 12,90%, người Nùng chiếm 12,20%, người Dao chiếm 10,50%; (ii) vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền

Xtiêng Bru Vân

Kiều Khơ mú Thổ Cơ Tu

Giáy Gié

Triêng

Tà Ôi Mạ

Trang 22

Trung có dân tộc Thái chiếm đông nhất với 28,68% dân tộc thiểu số của vùng; người Mường chiếm 19,03%; người Chăm chiếm 6,65%; người Hrê 6,95%; người Ra Glai 6,63%; người Bru Vân Kiều 4,24%; (iii) vùng Tây Nguyên có số dân tộc Gia Rai đông nhất chiếm 22,82% dân số thiểu số toàn vùng; người Ê Đê chiếm 16,50%; người Ba Na chiếm 11,69%; người Cơ Ho chiếm 8,14%; người Nùng chiếm 6,96%; người Xơ Đăng chiếm 6,49%; (iv) vùng Đông Nam Bộ có dân tộc Hoa sinh sống đông nhất chiếm 58,31% số dân tộc thiểu số của vùng; người Xtiêng chiếm 9,98%; người Khmer chiếm 8,18%; người Tày chiếm 5,49%; người Nùng chiếm 5,48%; (v) vùng Đồng bằng sông Cửu Long có dân tộc Khmer chiếm đa số với 83,86% tổng số dân tộc toàn vùng; người Hoa chiếm 12,65%; người Chăm chiếm 1,12% [12]

Địa bàn cư trú của các đồng bào dân tộc thiểu số thường có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng an ninh, đối ngoại đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc cư trú dọc suốt tuyến biên giới phía Bắc, phía Tây và Tây Nam của đất nước với nhiều cửa khẩu giữa Việt Nam với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Campuchia, Lào mang tính chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Là địa bàn có nguồn tài nguyên rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phong phú và đa dạng góp phần bảo vệ bền vững môi trường sinh thái

Như vậy, sự phân bố rải rác và đan xen của các dân tộc thiểu số trên cùng một địa bàn đã tạo sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và tâm

lý, lối sống mang tính đặc thù riêng của mỗi dân tộc, nên trình độ phát triển kinh

tế - xã hội cũng không đồng đều… một số dân tộc có dân số ít, ở vùng sâu, vùng

xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp khó khăn và đây cũng chính là những khó khăn, thách thức đối với chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhằm hạn chế những bất bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng Xét trên quy mô

cả nước, các dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,54% tổng dân số cả nước nhưng nếu xét ở quy mô nhỏ như cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cho thấy tỷ lệ lại hoàn toàn ngược lại và các dân tộc thiểu số lại chiếm đa số

Trang 23

b Những luật tục, phong tục tập quán về quản lý, sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi một dân tộc đều có những phương thức sử dụng đất đai khác nhau nhằm phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và đời sống thường ngày của đồng bào, cụ thể:

- Đối với đồng bào Tày, Nùng luôn sống thành bản, thường ở chân núi hay ven suối, tên bản thường được gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông Mỗi bản

có từ mười lăm đến hai mươi nóc nhà, nếu là bản lớn sẽ chia thành những xóm nhỏ

Về tập quán sản xuất, người Tày, Nùng sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp Có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, và rau quả mùa nào thức đó Họ cũng có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện phát thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng Người Nùng còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như: quýt, hồng,

- Đối với đồng bào người Mông, Dao luôn sinh sống trên những vùng núi cao, nơi có rất ít những thửa đất có thể canh tác, trồng trọt do đó đồng bào đã có phương thức canh tác xen canh, luân canh trên diện tích đất rất hạn chế đã phát huy tác dụng, phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, có tập quán canh tác lúa nước, trồng ngô, sắn, đậu tương Một bộ phận dân cư còn sống du canh du cư, sống bằng nghề phát nương làm rẫy, trồng lúa nương, ngô và các hoa màu khác Đồng bào Mông đắp bờ giữ ẩm cho đồng ruộng bằng việc nhặt các hòn đá trong nương xếp thành bờ ngăn giữ nước, giữ ẩm, hạn chế xói mòn đất Đặc điểm cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông, Dao là du canh du cư, sinh sống bằng nương rẫy và phá rừng, người Mông có những quy định riêng như khu rừng cấm, với loại rừng này nghiêm cấm tất cả không ai được phép vào làm nương hay khai thác gỗ, nếu vi phạm đều phải chịu phạt theo tục lệ Tập quán sử dụng đất của người Mông, Dao cũng giống như một số dân tộc khác sau khi sử dụng đất một thời gian, khi độ màu

mỡ của đất giảm thường có xu hướng đi khai phá khu vực đất khác và quay lại canh tác trên mảnh đất ban đầu sau vài năm, khi độ màu mỡ đất đã được khôi phục

Trang 24

Người Mông có lễ hội Nào Sòng là một ví dụ rõ ràng về các cách ứng xử khác nhau của con người đối với đất

- Đối với đồng bào Thái, Mường thường sinh sống ở vùng rừng núi nên nguồn nước thường khó khăn do đó việc canh tác phù hợp nhất là những thửa ruộng bậc thang có nhiều lợi ích, vừa chống xói mòn đất lại hợp lý cho việc tưới tiêu Người Thái làm nương theo phương pháp đốt các loại cây cối, lau lách, cỏ dại sau

đó làm sạch đất và tra hạt, mỗi mảnh nương mới chỉ trồng được từ 1-3 vụ sau đó lại được bỏ hoang để tái sinh và giúp đất màu phục hồi tươi tốt, giữ cho đất khỏi bị xói mòn sau đó lại quay trở lại canh tác Từ phương thức canh tác theo truyền thống, tập quán như vậy đã góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên Với những khu rừng thiêng, rừng ma, rừng đầu nguồn đều thuộc quyền quản lý tối cao của tập thể cộng đồng đồng bào quy định không được chặt phá, đốt lửa do những khu rừng này toàn

là cây to, gỗ quý, sống lâu được coi là nơi trú ngụ của các vị thần và ma quỷ, nếu khai thác sẽ xúc phạm đến thần linh và dân làng sẽ bị các vị thần phạt, bắt tội dẫn đến mất mùa, lũ lụt, dịch bệnh… và chính những tập tục này đã góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ đất hiệu quả

- Đối với đồng bào dân tộc Sán Chay cư trú ở các bản nằm trong thung lũng Bản bao gồm đất ở, đất canh tác, rừng núi, các khe suối, bãi chăn thả, cùng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên như lâm thổ sản, cây gỗ tre Mỗi điểm dân cư có khoảng 20 đến 25 hộ, điểm ít dân chỉ vài hộ; phía sau các điểm dân cư là núi rừng Tuy nhiên do cư trú thành những điểm tụ cư nhỏ ở dưới chân dốc nên đất vườn của các gia đình không rộng rãi, không thể trồng được nhiều cây ăn quả Người Sán Chay sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, họ làm ruộng nước thành thạo nhưng nương rẫy vẫn có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế và phương thức canh tác theo lối chọc lỗ, tra hạt vẫn tồn tại đến ngày nay

Tóm lại, các dân tộc thiểu số, luật tục có vai trò và giá trị xã hội quan trọng, mang tính tự nguyện rất cao, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và ổn định trật tự của cộng đồng dân tộc như Luật tục các dân tộc Mông, Thái, Tày, Nùng, Mường, Vân Kiều,… quy định đối với những khu rừng thiêng, rừng ma, rừng đầu nguồn

Trang 25

thì quyền sở hữu tối cao thuộc về cộng đồng Các truyền thống về sở hữu và quản

lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai của các dân tộc thiểu số vẫn đang tồn tại hiện hữu trong đời sống của đồng bào Do đó, việc kế thừa, phát huy giá trị của các luật tục trong đồng bào các dân tộc thiểu số với pháp luật của Nhà nước nhằm đảm bảo công bằng, ổn định và phát triển xã hội cần phải được nhìn nhận, đánh giá đúng mức

1.1.3 Ý nghĩa, vai trò của chính sách về đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số

a Bảo đảm sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì đất đai, đặc biệt là đất rừng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa là địa bàn cư trú vừa là sinh kế đồng thời cũng có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của các nhóm dân tộc Mối quan hệ giữa xoá đói giảm nghèo với tài nguyên tự nhiên ở Việt Nam đối với cộng đồng dân tộc thiểu

số miền núi là mối quan hệ nhân quả giữa biến đổi sinh kế và thay đổi về quyền quản lý rừng và đất rừng Đời sống của người dân miền núi luôn phụ thuộc vào nguồn lâm sản và dịch vụ môi trường từ rừng tự nhiên Vì vậy, để thực hiện được công cuộc xoá đói giảm nghèo ngoài việc quan tâm đến đất sản xuất nông nghiệp cần đặc biệt chú trọng quyền tiếp cận quản lý và sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng cho cộng đồng dân tộc thiểu số

Từ việc thực hiện các chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số đã được Nhà nước

hỗ trợ đảm bảo có đất để làm nhà ở và có đất để sản xuất với hạn mức tối thiểu theo mức bình quân chung của từng địa phương Chính sách thực hiện hỗ trợ trực tiếp bằng đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, trường hợp các địa phương không còn quỹ đất thì hỗ trợ bằng tiền để các hộ mua đất, chuộc lại đất và các hình thức khác như giao rừng, khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ chuyển đổi nghề Sau khi có quỹ đất, chính quyền các địa phương nhanh chóng tổ chức giao đất để đồng bào tiến hành xây dựng nhà, canh tác trồng trọt và chính quyền hỗ trợ giống cây trồng, lương thực cho đồng bào Trên cơ sở thực hiện chính sách đó, các hộ được hỗ

Trang 26

trợ đất, đời sống đã từng bước được cải thiện, đồng bào thực sự yên tâm định cư nơi ở mới và tổ chức sản xuất có hiệu quả trên diện tích đất được hỗ trợ đã tạo nên khí thế mới ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào giúp đỡ, tương thân, tương ái trong cộng đồng; đồng bào các dân tộc phấn khởi

và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của chính mình Do đó, vấn đề giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo

đà phát triển kinh tế và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng Giải quyết chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thực chất là giải quyết chính sách ruộng đất cho đồng bào và cũng một phần trong giải quyết chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta

b Đảm bảo ổn định xã hội, tạo sự công bằng và bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc

Việc hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực và toàn diện có sự tham gia của cả hệ thống chính trị trên phạm vi cả nước đã thể hiện sự công bằng, bình đẳng của Đảng, Nhà nước

ta, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng trong việc chăm lo đến đời sống con người, xây dựng khối đại đoàn kết giữa các dân tộc Trong thời gian qua, quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số cũng bộc lộ một số vấn đề trong quản lý, sử dụng đất đai Tình trạng thiếu đất sản xuất (đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng) đang là rào cản trong quá trình đảm bảo sinh kế và ổn định xã hội tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việc thiếu đất sản xuất đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống không ổn định, tình trạng đói nghèo sẽ gia tăng ảnh hưởng trực tiếp tới ổn định xã hội và khối đại hoàn kết toàn dân tộc Chính sách hỗ trợ về đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo sự công bằng trong phân phối tài nguyên, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước với các doanh nghiệp khai khoáng, thủy điện và đồng bào dân tộc thiểu

số Chính vì vậy, việc đảm bảo đất sản xuất cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số

Trang 27

có ý nghĩa vừa đảm bảo sinh kế cho đồng bào nhưng cũng đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối tài nguyên

Chính sách đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo công bằng xã hội giữa khu vực miền núi với miền xuôi, rút gần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vì không có đất sản xuất, nay đã được hỗ trợ đất sản xuất Nhiều gia đình đã tự nguyện chia sẻ đất sản xuất cho con, cháu chuyển nhượng đất trong nội bộ cho các hộ đang gặp khó khăn về đất sản xuất được hỗ trợ rất phấn khởi, yên tâm, hạn chế du canh du cư, di cư tự do, nỗ lực sản xuất, cố gắng vươn lên thoát nghèo, tạo tâm lý yên tâm, ổn định cho người dân, góp phần vào sự ổn định xã hội trong khu vực

Việc thực hiện các chính sách giải quyết đất sản xuất được tiến hành đồng thời với đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, thu hút lao động, xuất khẩu lao động không chỉ giải quyết khó khăn, bức xúc trước mắt của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo mà cũng chính là những chính sách có tính chất căn bản, có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo công bằng, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số

c Góp phần ngăn chặn phá rừng

Xuất phát từ quan điểm không để đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, Chính phủ chỉ đạo các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng các khu định canh định cư tập trung, phân tán cho đồng bào ổn định đời sống, hạn chế và ngăn chặn nạn phá rừng để lấy đất canh tác và làm nương rẫy của đồng bào Chấm dứt nạn phá rừng không chỉ bảo tồn

đa dạng sinh học mà còn bảo vệ các cộng đồng dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng Thực hiện chính sách nhận khoán trồng rừng và bảo vệ phát triển rừng được đồng bào hưởng ứng tích cực, tạo nguồn thu nhập ổn định, lâu dài cho đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống được nâng cao [13]

Trang 28

1.2 Nghiên cứu tổng quan chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến nay

1.2.1 Từ Luật Đất đai 1993 đến trước khi có Luật Đất đai 2003

Tại Nghị quyết số 22/NQ-TW, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị “Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi” là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng chính sách, đầu tư và phát triển đối với vùng miền núi nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng Luật Đất đai năm 1993 và các lần sửa đổi, bổ sung năm 1998, năm 2001 (cụ thể hóa Điều 17, Điều 18 - Hiến pháp năm 1992) đều chưa có những quy định riêng về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số mà chỉ được quy định chung cho người sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất; được góp đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh; được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; được Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp có đất sản xuất; Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất; Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm và không phải trả tiền sử dụng đất

Trước những yêu cầu của thực tiễn trong giai đoạn này, Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành Quyết định 132/2002/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2002 về việc giải quyết đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên thuộc đối tượng chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất và chưa có đất ở, đồng thời quy định mức hỗ trợ về đất theo mức giao tối thiểu đất sản xuất nông nghiệp và đất ở cho 1 hộ

là 1,0 ha đất nương, rẫy hoặc 0,5 ha đất ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,3 ha đất lúa nước

2 vụ và 400 m2/hộ đất ở; đối với đất có vườn cây lâu năm thì căn cứ vào khả năng khai thác thực tế của vườn cây và tình hình thiếu đất cụ thể ở từng nơi để có mức giao phù hợp Trường hợp không có đất nông nghiệp thì giao đất lâm nghiệp, mức giao theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về

Trang 29

giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp Đối với quỹ đất để giao cho các hộ dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất và chưa có đất ở: (i) đất do các nông, lâm trường chuyển giao; (ii) đất thu hồi của nông, lâm trường do cấp có thẩm quyền quyết định trong trường hợp cần thiết; (iii) đất thu hồi của các doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, sử dụng sai mục đích hoặc giải thể; (iv) đất điều chỉnh từ hộ nông dân có nhiều đất tự nguyện chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất (có đền bù theo quy định của pháp luật); (v) đất giành cho nhu cầu công ích do chính quyền xã quản lý; (vi) khai hoang đất trống đồi núi trọc, đất chưa sử dụng; (vii) đất lâm nghiệp có hợp thuỷ, đất có rừng nghèo kiệt, hiệu quả kinh tế thấp được phép chuyển đổi mục đích sử dụng sang sản xuất nông nghiệp

Như vậy, trong giai đoạn này chính sách pháp Luật đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa có những quy định riêng biệt trong Luật đất đai nhưng đã được quy định bằng các quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong việc giải quyết vấn đề không có và thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên [1]

1.2.2 Từ Luật Đất đai năm 2003 cho đến 2013

Trong giai đoạn này, Hội nghị lần thứ 6, Khóa XI, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 19/NQ-TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, Nghị quyết nêu rõ “ Sớm có giải pháp đáp ứng nhu cầu đất sản xuất và việc làm cho bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số không có đất sản xuất”

Tại Điều 5, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển… giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”, trên cơ sở đó, Luật Đất đai năm 2013 đã thể chế hóa tại Điều 27 quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng

Trang 30

bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng, đồng thời có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp

a) Về miễn, giảm tiền sử dụng đất

Điều 60, Luật Đất đai 2003 quy định đối với HGĐ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn, giảm tiền

sử dụng đất khi thực hiện chính sách về nhà ở, đất ở

b) Về đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng Điều 71, Luật Đất đai 2003 quy định giao đất nông nghiệp cho cộng đồng dân cư sử dụng để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số và có trách nhiệm bảo vệ diện tích đất được giao, được sử dụng đất kết hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác

c) Về chuyển nhượng đất đai có điều kiện

Điều 104, Nghị định 181/NĐ-CP (Luật đất đai 2003) quy định HGĐ, cá nhân được Nhà nước giao đất lần thứ hai đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất thì không được chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ trong thời hạn mười (10) năm kể từ ngày được giao đất lần thứ hai HGĐ, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản cho HGĐ, cá nhân sinh sống trong phân khu

đó HGĐ, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho HGĐ, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó

Luật đất đai 2003 và một số văn bản dưới luật đã quy định về chính sách giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, theo đó, đối với đất sản xuất nông nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số được giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức; được thuê đất đối với diện tích vượt hạn mức và được hỗ

Trang 31

trợ đất sản xuất theo từng loại đất và điều kiện cụ thể của địa phương Đối với đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đồng bào dân tộc thiểu số được giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc khu phục hồi sinh thái, rừng phòng hộ đầu nguồn cho hộ đồng bào sinh sống tại chỗ để bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp, bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số; được công nhận quyền

sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất Ngoài ra, đồng bào dân tộc thiểu số còn được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái rừng đặc dụng, trong khu vực rừng phòng hộ nếu sinh sống ở đó; được giao đất nông nghiệp, đất ở lần 02 nếu không còn đất hoặc thiếu đất và không được chuyển nhượng, tặng cho trong 10 năm và được miễn tiền sử dụng đất khi được giao đất ở đối với trường hợp

ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Tại Khoản 1, Điều 104, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2014 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất lần đầu đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất mà đã chuyển nhượng và không còn đất sản xuất, không còn đất ở, nếu được Nhà nước giao đất lần thứ hai đối với đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất thì không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trong thời hạn 10 năm kể từ ngày được giao đất lần thứ hai” Như vậy, với các quy định nêu trên, Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng giải quyết chính sách về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số [2]

1.2.3 Từ Luật Đất đai năm 2013 cho đến nay

Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những nội dung đổi mới, quan tâm hơn đến việc đảm bảo quyền cho đối tượng nghèo, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số Khác với Luật Đất đai năm 2003, quy định về trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã được nêu tại một điều riêng (Điều 27 của Luật đất đai năm 2013) Điều này cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề dân

Trang 32

tộc, trong đó có việc đảm bảo các điều kiện về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể:

- Luật quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số (Điều 27, Luật đất đai 2013);

- Luật quy định Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho; trong đó có hành vi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất của HGĐ, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ (Điểm d, Khoản 1, Điều 64, Luật đất đai 2013);

- Thực hiện chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp sử dụng đất đất ở, đất sản xuất nông nghiệp của HGĐ, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo (Khoản 1, Điều 110, Luật đất đai 2013);

- Quy định đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất (Khoản 1, Điều 132- Luật đất đai 2013);

- Quy định đối với quỹ đất thu hồi của các tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp sẽ được ưu tiên để giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất (Khoản 2, Điều 133, Luật đất đai 2013);

- Quy định về điều kiện chuyển nhượng, tặng cho đối với HGĐ, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày

có quyết định giao đất; chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho HGĐ, cá nhân sinh sống trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó; chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở,

Trang 33

đất sản xuất nông nghiệp cho HGĐ, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó (Điều 192- Luật đất đai 2013)

Để quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2013, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó có một số nội dung liên quan đến đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể:

- Quy định về điều kiện chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của HGĐ, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ là sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất nếu được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không còn nhu cầu sử dụng (Khoản 1, Điều 40, Nghị định 43/2013/NĐ-CP)

- Tổ chức, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất của HGĐ, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ (Khoản 2, Điều 40, Nghị định 43/2013/NĐ-CP)

- Quy định ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với quỹ đất mà công ty nông, lâm nghiệp bàn giao cho địa phương khi thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động cho hộ gia đình, cá nhân ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất (Khoản 4, Điều 46, Nghị định 43/2013/NĐ-CP)

- Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất

ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định (Khoản 2, Điều 11, Nghị định số 45/2014/NĐ-CP)

- Giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở đối với HGĐ là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn không thuộc phạm vi quy định tại Khoản

2, Điều 11 Nghị định này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất; công nhận (cấp GCN) quyền sử dụng đất lần đầu đối với đất đang sử dụng hoặc khi được chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở (Khoản 1, Điều 12, Nghị định số 45/2014/NĐ-CP)

Trang 34

- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê đối với đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số (Điểm d, Khoản 1, Điều 19, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) [3]

Tuy nhiên, trong giai đoạn này Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số các chính sách về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể:

a Một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho

hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn

(1) Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn [4]

- Đối tượng được thụ hưởng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương; là hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa

có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt

- Về chính sách hỗ trợ đất, đối với đất sản xuất thì mức giao đất sản xuất tối thiểu một hộ là 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ Căn cứ quỹ đất cụ thể của từng địa phương, khả năng lao động và số nhân khẩu của từng hộ và khả năng của ngân sách địa phương,

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, quyết định giao đất sản xuất cho hộ đồng bào với mức cao hơn Đối với đất ở thì mức giao diện tích đất ở tối thiểu 200 m2cho mỗi hộ đồng bào sống ở nông thôn Căn cứ quỹ đất ở và khả năng ngân sách của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét quyết định giao đất ở cho

hộ đồng bào với mức cao hơn

- Quỹ đất để hỗ trợ: (i) đất công Nhà nước thu hồi theo quy hoạch Đất điều chỉnh giao khoán trong các nông trường, lâm trường; (ii) đất thu hồi từ các nông trường, lâm trường hiện đang quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả; đất cho thuê, mướn hoặc cho mượn; (iii) khai hoang đất trống đồi núi trọc, đất chưa sử dụng; (iv) đất thu hồi từ các doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, sử dụng sai mục đích hoặc giải thể; đất thu hồi từ các cá nhân chiếm dụng hoặc cấp đất trái phép; (v) đất do nông trường, lâm trường đang quản lý và sử dụng mà trước đây đất này do đồng

Trang 35

bào dân tộc tại chỗ sử dụng thì nay phải điều chỉnh giao khoán lại (kể cả diện tích đất có vườn cây công nghiệp, rừng trồng) cho hộ đồng bào chưa được giao đất sản xuất hoặc chưa đủ đất sản xuất để tiếp tục quản lý, sử dụng theo quy định chung Mức giao khoán cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định; (vi) đất điều chỉnh từ các hộ gia đình tặng, cho hoặc tự nguyện chuyển nhượng quyền sử dụng đất; (vii) trường hợp không có đất sản xuất nông nghiệp thì giao đất sản xuất lâm nghiệp, hạn mức giao thực hiện theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ

về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, HGĐ và cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các quy định của Luật Đất đai

- Hỗ trợ để tạo quỹ đất: (i) ngân sách Trung ương hỗ trợ để tạo quỹ đất sản xuất và đất ở, bao gồm: Khai hoang, đền bù khi thu hồi đất, nhận chuyển nhượng lại của hộ có nhiều đất với mức bình quân 5 triệu đồng/ha Các tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mình mà có quy định cụ thể; (ii) các Nông trường, Lâm trường được giao nhiệm vụ tổ chức cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất thì cũng được ngân sách Trung ương hỗ trợ khai hoang bình quân 5 triệu đồng/ha; đồng thời hỗ trợ vốn làm đường giao thông, đầu tư lưới điện và xây dựng công trình thuỷ lợi nhỏ

(2) Quyết định số 1592/2009/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn [7]

- Đối tượng được thụ hưởng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất theo quy định; chưa có đất ở; có khó khăn về nhà ở và nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ Riêng đối với Vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm theo quy định tại Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ

Trang 36

- Về hỗ trợ đất sản xuất: (i) hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất theo định mức cho mỗi hộ nhưng tối thiểu là 0,25 ha đất ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ hoặc 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,5 ha đất nuôi, trồng thủy sản; mức

hỗ trợ từ ngân sách trung ương và vay tín dụng cho mỗi hộ để có đất sản xuất không quá 20 triệu đồng/hộ, trong đó ngân sách trung ương cấp 10 triệu đồng/hộ và được vay tín dụng với mức không quá 10 triệu đồng/hộ trong thời gian 5 năm với mức lãi suất bằng 0%; các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất sẽ được ngân sách trung ương hỗ trợ bình quân 10 triệu đồng/ha

để khai hoang, làm đường giao thông, đầu tư lưới điện, xây dựng công trình thủy lợi nhỏ; quỹ đất sản xuất để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, bao gồm: đất công Nhà nước thu hồi theo quy hoạch, đất thu hồi từ các doanh nghiệp, các ban quản lý rừng đang quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả, thu hồi do được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền, đất Nhà nước cho thuê hoặc cho mượn, đất chưa sử dụng, đất thu hồi từ các doanh nghiệp sử dụng sai mục đích hoặc đã giải thể, đất khai hoang, phục hóa, đất được hiến, mua, chuyển nhượng tự nguyện, người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất, cá nhân sử dụng đất chết mà không

có người thừa kế…; việc thu hồi phải thực hiện theo đúng Luật đất đai và các quy định hiện hành; (ii) giao khoán bảo vệ và trồng rừng cho hộ gia đình không có hoặc thiếu đất sản xuất có nhu cầu, định mức diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình tối đa không quá 30ha/hộ hoặc diện tích đất giao trồng rừng tối đa không quá 5ha/hộ; hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng được ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền công bảo vệ rừng là 200.000 đồng/ha/năm; hộ nhận đất trồng rừng được ngân sách nhà nước hỗ trợ lần đầu vật tư, giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất

từ 2-5 triệu đồng/ha; (iii) hỗ trợ chuyển đổi nghề

- Tiếp tục hỗ trợ đất ở gắn với hỗ trợ về nhà ở và chính quyền địa phương các cấp tạo quỹ đất giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa có đất ở

- Về vốn thực hiện theo cách thức trung ương hỗ trợ, địa phương đảm bảo tối thiểu 20% so với vốn ngân sách trung ương

Trang 37

(3) Quyết định số 755/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn [7]

- Đối tượng được thụ hưởng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2016, sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất ở, đất sản xuất theo định mức quy định tại địa phương, có khó khăn về nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt (trừ vùng Đồng bằng sông Cửu Long) Các hộ được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất không được chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố, cho thuê đất ở, đất sản xuất trong thời gian 10 năm, kể

từ ngày được Nhà nước giao đất

- Về hỗ trợ đất sản xuất đối với những địa phương còn quỹ đất thì hỗ trợ trực tiếp bằng tiền và được vay vốn từ ngân hàng chính sách để tạo quỹ đất với mức bình quân 30 triệu đồng/hộ Quỹ đất để hỗ trợ gồm đất được quy hoạch, đất thu hồi từ các nông, lâm trường sau khi đã sắp xếp theo Nghị quyết 28/NQ-TW, đất khai hoang phục hóa, đất thu hồi do vi phạm pháp luật… Những nơi không còn quỹ đất

để hỗ trợ thì được hỗ trợ để chuyển đổi nghề, mua sắm nông cụ máy móc làm dịch

vụ sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu lao động hoặc giao khoán bảo vệ rừng và trồng rừng theo các quy định

- Về hỗ trợ đất ở, các địa phương phải tự cân đối quỹ đất để giao cho các hộ làm nhà ở theo định mức bình quân của từng địa phương

- Về nguồn vốn thực hiện do ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương đảm bảo tối thiểu 20% vốn ngân sách Trung ương cũng như các nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách…,vv

b Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010

Trang 38

Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ

về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu

số giai đoạn 2007-2010 và Quyết định số 1342/QĐ-TTg [5]

- Đối tượng được thụ hưởng là không có đất sản xuất ổn định thuộc quyền sử dụng của hộ theo quy định của Nhà nước; nơi ở không ổn định, xa điểm dân cư, di chuyển chỗ ở theo nơi sản xuất; chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ tương tự của Nhà nước quy định tại Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003, Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003, Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 và Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ,…

- Hỗ trợ cho cộng đồng, đối với điểm định canh, định cư tập trung ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng thiết yếu; đối với điểm định canh, định cư xen ghép được ngân sách nhà nước hỗ trợ cho ngân sách xã với mức

20 triệu đồng/hộ để bồi thường và đầu tư hạ tầng; hỗ trợ cán bộ phát triển cộng đồng; hỗ trợ kỹ thuật, giống trong 3 năm đầu với mỗi năm 30 triệu đồng/thôn;

- Hỗ trợ trực tiếp hộ du canh, du cư thực hiện định canh, định cư về giao đất ở, đất sản xuất, diện tích tối thiểu theo mức quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ bình quân 15 triệu đồng/hộ định canh, định cư để làm nhà ở, phát triển sản xuất, mua lương thực 6 tháng đầu; đối với hộ định canh, định cư xen ghép được hỗ trợ 01 triệu đồng/hộ để tạo nền nhà; hỗ trợ di chuyển từ nơi ở cũ đến nơi mới;

Kết quả thực hiện đến hết năm 2014 đã hoàn thành 43/44 điểm ĐCĐC xen ghép

và 119/252 dự án ĐCĐC tập trung với 19.908 hộ, đạt 67% so với kế hoạch được duyệt, góp phần tăng cường đẫu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển bền vững và bảo vệ

an ninh quốc phòng vững chắc vùng dân tộc thiểu số, ổn định đời sống cho đồng bào

và hạn chế tình trạng du canh dư cư tự do Số hộ chưa được bố trí còn 24.085 hộ (còn 3.248 hộ thuộc 61 dự án ĐCĐC tập trung và 20.837 hộ ở Tây Nguyên)

Trang 39

c Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho

hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long

(1) Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008 - 2010 [6]

- Đối tượng thụ hưởng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được xác định theo tiêu chí hiện hành do Ủy ban nhân dân xã, phường quản lý tại thời điểm ngày 31/12/2007, nhưng chưa có đất hoặc chưa đủ đất sản xuất theo mức quy định tại Khoản 2, Điều 2 Quyết định này; chưa có đất ở, đời sống khó khăn nhưng chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất

- Về hỗ trợ đất ở được căn cứ quỹ đất, hạn mức đất ở và khả năng ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, quyết định giao đất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo phù hợp với điều kiện và tập quán ở địa phương; mức hỗ trợ để mua đất cấp trực tiếp bình quân cho mỗi hộ chưa có đất ở là 10 triệu đồng/hộ (trong đó: ngân sách trung ương hỗ trợ 8 triệu đồng, ngân sách địa phương

hỗ trợ 2 triệu đồng)

- Về hỗ trợ đất sản xuất theo mức tối thiểu là 0,25 ha đất ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ hoặc 0,5 ha đất đồi, gò hoặc đất nuôi trồng thuỷ sản; những hộ chưa đủ đất sản xuất hoặc không có đất sản xuất nếu có nhu cầu thì được chính quyền địa phương tạo quỹ đất để giao; mức hỗ trợ cho mỗi hộ để có đất sản xuất không quá 20 triệu đồng/hộ, trong đó ngân sách trung ương cấp 10 triệu đồng/hộ và được vay tín dụng với mức không quá 10 triệu đồng/hộ theo hình thức vay tín chấp trong thời gian 5 năm với lãi suất bằng 0%; các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp, ban quản lý bảo vệ rừng, các hợp tác xã được giao nhiệm vụ tổ chức cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất sẽ được ngân sách trung ương

hỗ trợ bình quân 10 triệu đồng/ha để khai hoang, làm đường giao thông, đầu tư lưới điện, xây dựng công trình thủy lợi nhỏ hoặc góp vốn vào hợp tác xã Đối với những

Trang 40

địa phương không còn quỹ đất sản xuất để hỗ trợ bằng đất thì hỗ trợ bằng tiền để họ

có điều kiện tự tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề khác

- Về quỹ đất để hỗ trợ bao gồm đất do Nhà nước thu hồi theo quy hoạch; thu hồi từ các doanh nghiệp, các ban quản lý rừng đang quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả; đất Nhà nước cho thuê hoặc cho mượn, đất chưa sử dụng

- Đối với nguồn vốn, ngân sách trung ương bảo đảm cấp vốn cho các địa phương và cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các khoản chi, cho vay theo định mức hỗ trợ quy định; hỗ trợ chi phí quản lý bằng 0,5% tổng mức vốn đầu

tư cho các địa phương có khó khăn về ngân sách; các địa phương khó khăn về ngân sách thì thì được trung ương hỗ trợ bổ sung 20% cho các địa phương nhận bổ sung cân đối từ trung ương trên 70% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương 2007; 15% cho các địa phương nhận bổ sung từ 50%-70%; 10% cho các địa phương nhận

bổ sung dưới 50%

(2) Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013-2016

- Đối tượng thụ hưởng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, có đời sống khó khăn, được xác định theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2016 do Ủy ban nhân dân xã, phường quản

lý tại thời điểm điều tra mà chưa có đất ở, không có đất sản xuất, chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước

- Về hỗ trợ đất ở được căn cứ quỹ đất, hạn mức đất ở và khả năng ngân sách địa phương để giao đất ở nhưng mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương để mua đất cấp trực tiếp tối đa cho mỗi hộ chưa có đất ở là 30 triệu đồng/hộ; mức hỗ trợ từ ngân sách địa phương không dưới 10% so với mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương

- Về hỗ trợ đất sản xuất được vay vốn tối đa không quá 30 triệu đồng/hộ cho một số trường hợp cá biệt đối với các hộ trước đây đã chuyển nhượng, thế chấp đất

Ngày đăng: 19/10/2018, 11:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Chính phủ (2004). Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn Khác
5. Chính phủ (2007). Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010 và Quyết định 1342/QĐ-TTg Khác
6. Chính phủ (2008). Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008 - 2010 Khác
7. Chính phủ (2009). Quyết định số 1592/2009/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn Khác
8. Chính phủ (2013). Quyết định số 755/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn Khác
9. Ủy ban Dân tộc (2011). Một số chính sách dân tộc và công tác dân tộc của Nhà nước Trung Quốc (thuộc Bộ tài liệu tham khảo dành cho cán bộ làm công tác dân tộc) Khác
10. Tô Xuân Phúc, Forest Trends (2013). Báo cáo mâu thuẫn đất đai giữa công ty lâm nghiệp và người dân địa phương Khác
11. Ủy ban Dân tộc (2016). Báo cáo kết quả thực hiện Quyết định 755/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh Khác
13. Ths. Đinh Ngọc Hà, Viện nghiên cứu quản lý đất đai. (Đề Tài cấp bộ 2016): nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất chính sách đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số Khác
14. TS. Nguyễn Thị Hải Yến, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Bài báo đăng trên Kỷ yếu hội thảo khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 10, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ (2018): Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất nhu cầu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w