tại Công ty TNHH Minh Trí
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào khi tham gia vào nền kinh tế thị trườngđều hiểu rõ để tồn tại và phát triển thì sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng được bamục tiêu: phù hợp với thị hiếu của khách hàng, chất lượng tốt và giá thành hạ Cónhư vậy mới giúp doanh nghiệp tiêu thụ nhanh, thu hồi vốn kịp thời và đảm bảođược mục tiêu lợi nhuận
Chính điều đó đã đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm tòi, phát hiện và lựachọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu cho mình Muốn thế, doanh nghiệp cầnphải coi trọng công tác quản lý, thường xuyên có sự đổi mới phù hợp với từng giaiđoạn cụ thể Vì đó là thông tin cần thiết cho các nhà quản lý hoạch định chính sách
về giá cả, hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực, đồng thời tìm ra nguyênnhân gây thua lỗ hoặc mang lại lợi nhuận từ các bộ phận sản xuất và toàn công ty
Để thực hiện được điều này không thể không nói đến vai trò quan trọng của
bộ máy kế toán trong doanh nghiệp Công tác kế toán trong một doanh nghiệp baogồm việc thiết kế và tổ chức các hệ thống thông tin kinh tế tài chính, lập cácBCTC, nghiên cứu chi phí, phân tích các dự báo, áp dụng công nghệ thông tin vào
xử lý kế toán, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các thông tin kế toán đến việc
ra quyết định trong kinh doanh
Các chính sách tài chính nói chung cũng như hệ thống kế toán nói riêng củanước ta cũng có những thay đổi, dần hoàn thiện để phù hợp với quá trình mở cửa
và hội nhập kinh tế Nó giúp Nhà nước có thể quản lý vĩ mô nền kinh tế một cách
có hiệu quả hơn và giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn, tăng sức cạnh tranhvới các doanh nghiệp trong khu vực cũng như trên thế giới
Để nâng cao hiểu biết về công tác kế toán trong các doanh nghiệp, em đã tìmhiểu về công ty THHH Minh Trí, đặc biệt là công tác hạch toán kế toán của công
Trang 2có thị trường ở nhiều nước trên thế giới, thu nhập những năm gần đây tăng lênnhanh chóng Để có được vị thế ngày hôm nay, ban lãnh đạo và các cán bộ CNVtrong công ty đã đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề làm cho công ty luôn vữngmạnh Trong 12 năm hình thành và phát triển, tình hình quản lý của công ty nóichung cũng như bộ máy kế toán nói riêng đã ngày càng hoàn thiện, góp phần xâydựng công ty ngày càng lớn mạnh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Trong 9 tuần kiến tập vừa qua, sau khi tìm hiểu về thực tiễn công tác kế toántại công ty, được sự hướng dẫn của thầy giáo Đinh Thế Hùng cùng sự giúp đỡ củacác cán bộ CNV trong công ty, đặc biệt là cán bộ phòng kế toán và phòng tổ chức
em đã hoàn thành báo cáo kiến tập này
Báo cáo kiến tập của em gồm 3 phần chính sau:
- Phần I: Tổng quan về công ty TNHH Minh Trí
- Phần II: Tổ chức bộ máy và bộ sổ kế toán tại công ty TNHH Minh Trí
- Phần III: Nhận xét và đánh giá về công ty TNHH Minh Trí
Do trình độ và thời gian có hạn nên báo cáo của em không thể tránh khỏinhững thiếu sót Em mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy
cô cùng các cán bộ trong công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MINH TRÍ
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.1.1 Quá trình hình thành
Sau đây là một số giới thiệu chung về công ty:
- Tên công ty: Tiếng Việt: Công ty TNHH Minh Trí
Tiếng Anh: Minh Trí limited company
- Tên viết tắt: MINH TRÍ CO,LMT
- Trụ sở chính: Khu công nghiệp Vĩnh Tuy – Thanh Trì – Hà Nội
- Tel: (84.4) 644 6802 – (84.4) 644 0368 – (84.4) 644 1457
- Email: minhtrifty@hn.vnn.vn
- Quy mô sản xuất hiện tại: là một doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Diện tích sản xuất: hơn 7000 m2
- Số lượng nhân viên: gần 2800 công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viênvăn phòng
- Lương bình quân của cán bộ CNV trong công ty: 1.300.000 VNĐ
- Thành tích đạt được:
+ Bằng khen của Bộ thương mại về thành tích xuất khẩu trong các năm
1999, 2001, 2004,2005,2006
+ Bằng khen của liên đoàn lao động quận Hoàng Mai về công đoàn
+ Giấy khen của sở y tế Hà Nội về vệ sinh an toàn thực phẩm và chămsóc sức khoẻ ban đầu cho người lao động
+ Giấy khen về công tác bảo vệ, bảo đảm an ninh trật tự của quận HoàngMai
Trang 4+ Giấy khen của công an thành phố Hà Nội về công tác phòng cháy chữacháy.
Công ty TNHH Minh Trí là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập vàongày 22/6/1995, theo giấy phép thành lập 906/GB – UB do UBND thành phố HàNội cấp ngày 22/6/1995, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 049480 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 27/6/1995
Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia thành hai giai đoạn chính sau:
*Từ khi thành lập (6/1995) đến 1998:
Khi mới thành lập, công ty có số vốn điều lệ là 4.000.000.000 VNĐ với 456 cán
bộ CNV, trụ sở chính ở số 5 ngõ Thịnh Hào 1 phố Tôn Đức Thắng Đống Đa
-Hà Nội Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty ban đầu là thị trường trongnước công ty tập trung vào sản xuất các sản phẩm bằng vải dệt kim như: áo phông,
áo sơ mi, áo Jacket,… Sản pẩm của công ty có mặt tại thị trường Hà Nội, HảiDương, Hưng Yên,…và chỉ sau vài tháng hoạt động, các sản phẩm của công ty đã
có mặt trên cả thị trường các tỉnh phía nam như TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, ĐồngNai, Bình Dương,…Do nhu cầu mở rộng sản xuất, đến tháng 11/1995, công ty đãchuyển tới Lĩnh Nam – Thanh Trì – Hà Nội Trong những năm đầu khi mới thànhlập, công ty có 2 xưởng sản xuất vừa và một số công trình khác phục vụ cho kinhdoanh của công ty Sản phẩm của công ty xét theo từng mặt hàng là mang tính thời
vụ, vì thế trong những năm đầu công ty gặp không ít khó khăn Đến năm 1998, lợinhuận của công ty tụt xuống nhanh chóng so với năm trước đó Cấp lãnh đạo cùngvới toàn thể CNV trong công ty đã cùng nhau tìm hướng đi mới cho công ty Công
ty bước vào một giai đoạn phát triển mới kể từ năm 1999
*Từ năm 1999 đến nay:
Sau những khó khăn gặp phải ở năm 1998 cùng với xu thế hội nhập mở cửa
Trang 5hàng xuất khẩu Để đáp ứng được yêu cầu khắt khe về kỹ thuật của các hợp đồng
ký kết với nước ngoài, công ty đã cải tiến dây chuyền sản xuất, đồng thời tổ chứccác lớp đào tạo cho đội ngũ cán bộ CNV, nâng cao tay nghề lao động Đến tháng7/2003, công ty chuyển tới khu công nghiệp Vĩnh Tuy – Thanh Trì – Hà Nội Hiệnnay, sản phẩm của công ty đã có mặt trên các thị trường lớn của thế giới như EU,Đức, Tiệp, Đài Loan, Nhật, Mỹ,… Đặc biệt là thị trường Mỹ và EU Công ty hiện
có 2 cơ sở sản xuất với diện tích hơn 7000 m2 với hệ thống trang thiết bị hiện đại
Trong 12 năm qua, công ty đầu tư về trang thiết bị chuyên dụng và HEIEN,tuyển dụng những công nhân có kinh nghiệm và tay nghề cao Đồng thời công tyngày càng hoàn thiện hơn về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý đáp ứng nhu cầusản xuất của cán bộ trong công ty để luôn đạt mức tăng trưởng và kim ngạch xuấtkhẩu cao Hiện nay, công ty có đội ngũ quản lý có năng lực cao, linh hoạt với sựthay đổi của thị trường Đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật được đào tạo
cơ bản với tinh thần trách nhiệm cao Công ty Minh Trí luôn sẵn sàng đáp ứng mọinhu cầu của khách hàng ở các loại mặt hàng bằng sản phẩm dệt kim
1.1.2 Về chức năng, nhiệm vụ của công ty
Căn cứ vào giấy phép kinh doanh công ty có chức năng chủ yếu là:
- Chức năng sản xuất: công ty chuyên gia công hàng may mặc bằng vải dệtkim như: áo phông, áo sơ mi, áo Jacket,…
- Chức năng kinh doanh xuất khẩu trực tiếp: công ty được phép xuất khẩucác sản phẩm may mặc sản xuất như trên theo hợp đồng với nước ngoài,
tổ chức bộ máy quản lý và các đơn vị, văn phòng đại diện nhằm đáp ứngtốt mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty và phù hợp với quy địnhcủa Nhà nước
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là:
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký
Trang 6- Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về sản phẩm vàdịch vụ công ty thực hiện Tuân thủ những quy định pháp luật của Nhànước về quản lý tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại,nghiêm chỉnh thực hiện những cam kết trong hợp đồng mua bán ngoạithương và các hợp đồng liên quan tới sản xuất kinh doanh của công ty
- Bảo toàn và tăng cường vốn
- Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chínhtheo quy định của pháp luật
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ theo quy định củaNhà nước chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luậtlao động như đảm bảo an toàn lao động, chăm lo cải thiện đời sống vậtchất và tinh thần của cán bộ CNV trong toàn công ty, đồng thời nâng caotrình độ khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ CNV
1.1.3 Tình hình sản xuất 3 năm gần đây
Tình hình sản xuất của công ty được thể hiện qua các BCTC của công ty.Sau đây là một số chỉ tiêu quan trọng để chúng ta có thể có cái nhìn tổng quát vềtình hình sản xuất trong 3 năm gần đây:
Trang bên là một số chỉ tiêu quan trọng trong BC KQKD 3 năm gần đây ( Đơn vị: đồng)
Trang 7Chỉ tiêu Mãsố Thuyết minh Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Trang 8Dưới đây là một số chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động củadoanh nghiệp:
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu quan trọng về tình hình hoạt động của DN
- Về doanh thu: doanh thu thuần của công ty năm 2005 tăng so với năm
2004 là hơn 4 tỷ Đ, gấp 1,14 lần doanh thu năm 2005 Doanh thu thuầnnăm 2006 tăng 29,5 tỷ Đ( bằng 1,86 lần) năm 2005 Xu hướng doanh thucủa công ty năm sau đều tăng nhanh so với năm trước cho thấy công tyngày càng vững mạnh
- Về lợi nhuận: lợi nhuận tăng lên theo các năm, lợi nhuận năm 2005 bằng1,1 lần năm 2004, lợi nhuận năm 2006 bằng 1,4 lần năm 2005
- Về khả năng thanh toán nhanh: tăng dần theo các năm nhưng vẫn cònthấp, không đảm bảo an toàn cho việc thanh toán của công ty
Trang 9- Về cơ cấu tài sản: vì là doanh nghiệp sản xuất nên tài sản dài hạn (mà chủyếu là TSCĐ) chiếm tỷ trọng khá cao nhưng giảm ở năm 2006.
1.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MINH
TRÍ
1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Sơ đồ bộ phận sản xuất:
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức sản xuất
- Quản đốc: Có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc và phó giám đốc kế hoạch sản
xuất, trực tiếp quản lý các phân xưởng, kiểm tra với sự giúp đỡ của các tổtrưởng của từng phân xưởng
- Tổ trưởng: Quản lý trực tiếp các công nhân, kiểm tra công việc của từngcông nhân
1.2.2 Đặc điểm tổ chức quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ may của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
16 đến tổ 20)
PX may III( tổ
8 đến
tổ 15)
PX cắt bán thành phẩm
PX
thiện, KCS
Trang 10Sơ đồ 1.4: Mô hình công nghệ may
Đầu tiên, bộ phận thiết kế sẽ thiết kế mẫu mã và chế thử sản phẩm , sau đómới đi vào sản xuất hàng loạt
Ban phụ trợ (kho NVL) sẽ cấp phát vật tư cho nhu cầu sản xuất
Phân xưởng may I, II, III có nhiệm vụ cắt và kiểm phôi, sau đó chuyển chophân xưởng thêu để thêu và đính cườm, rồi lại chuyển về các phân xưởng may đểmay
Công đoạn cuối cùng là của phân xưởng hoàn thiện, KCS: có nhiệm vụ khôi phục lại hình dáng, kích thước, chất lượng của sản phẩm khi đã qua các công đoạn sản xuất trước, đồng thời thực hiện các công đoạn là, gấp, đóng gói, đóng thùng theo yêu cầu mẫu mã của khách hàng
Các công đoạn trên được thực hiện trên các máy móc hiện đại từ nhiều nước
Trang 11570, số máy thêu là 4, ngoài ra còn có các loại máy khác như máy cắt, máy scan,máy giác sơ đồ, máy hút bụi,…
1.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty TNHH Minh Trí được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng với
ra quyết định cuối cùng, nhưng để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của Giám đốcthì cần phải có các bộ phận chức năng Các bộ phận chức năng này không ra lệnhmột cách trực tiếp cho các đơn vị cấp dưới mà chỉ nghiên cứu, chuẩn bị các quyếtđịnh cho lãnh đạo, quản lý và thực hiện việc hướng dẫn lập kế hoạch, tổ chức thựcthi, kiểm tra giám sát việc thực hiện các mục tiêu trong phạm vi chức năng chuyênmôn của mình Cơ cấu này giúp doanh nghiệp đạt được tính thống nhất trong mệnhlệnh, nâng cao chất lượng quyết định, giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý
Sơ đồ bộ máy quản lý:
Giám đốc
Trang 12Sơ đồ 1.5: Mô hình bộ máy quản lý của công ty TNHH Minh Trí
- Giám đốc: giám đốc là người có chức năng, nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về tất cả những hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty
Điều hành chung hoạt động của các phòng ban trong công ty
Phòngkinh doanh XNK
Phòng
kỹ thuật
Bộ phận quản
lý đơnhàng
II (tổ
16 đến
tổ 20)
PX may III (tổ
8 đến
tổ 15)
PX cắt bán thành phẩm
PX
thiện, KCS
Ban
cơ điện
Trang 13Chịu trách nhiệm bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn, kỹ thuật cải thiện điềukiện lao động cho cán bộ CNV.
Kết hợp chặt chẽ với các phòng chức năng và nghiệp vụ công ty tạo điềukiện cho các tổ chức đoàn thể hoạt động theo đúng quy chế
+ Phó giám đốc kế hoạch sản xuất: Tham mưu cho giám đốc trong việc lập
kế hoạch sản xuất trong năm Khảo sát nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước
và định hướng cho những năm tiếp theo Tiến hành lập kế hoạch sản xuất
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Trang 14Có chức năng quản lý, điều hành mọi hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm và các hợp đồng cụ thể đã ký kết giaodịch, nhận đơn đặt hàng của khách hàng về số lượng, giá cả, thời gian giao nhậnhàng
- Phòng kỹ thuật:
Là phòng chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật để ký kết
và triển khai thực hiện các hợp đồng gia công sản xuất, tiến hành nghiên cứu, sángtạo mặt hàng mới, may mẫu chào hàng, tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩmtrong quá trình sản xuất thành phẩm,
- Bộ phận quản lý đơn hàng:
Có chức năng tiếp nhận đơn hàng, liên hệ với các phòng ban sản xuất để xâydựng kế hoạch sản xuất Đồng thời trợ giúp phòng kế toán trong công tác hạch toán
và kiểm tra đơn hàng
Có nhiệm vụ cất giữ và bảo quản thành phẩm (đã được đóng gói, đóngthùng), đảm bảo yêu cầu về giao nhận thành phẩm cho khách, không để xảy ra mấtmát hoặc thất thoát thành phẩm
- Ban cơ điện:
Cung cấp dịch vụ bảo trì sửa chữa cho các phòng ban, phân xưởng trongcông ty giúp cho hoạt động của các phòng ban, các bộ phận trong công ty được liêntục, thông suốt
Trang 15Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, chức năng kiểm soát luôn giữa vaitrò quan trọng trong quá trình quản lý và được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống kiểmsoát nội bộ của doanh nghiệp.
Cũng như các doanh nghiệp khác, hệ thống kiểm soát nội bộ của công tyTNHH Minh Trí nhằm các mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậycủa các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quảhoạt động
Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty gồm các yếu tố:
- Môi trường kiểm soát
- Chính sách nhân sự
Sự phát triển của mọi doanh nghiệp luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên và
họ luôn là nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát cũng như chủ thể trựctiếp thực hiện mọi thủ tục kiểm soát trong hoạt động của doanh nghiệp
Quy trình thi tuyển nhân viên của công ty diễn ra rất chặt chẽ, nhân viêntrong công ty không chỉ vượt qua bài kiểm tra về trình độ khả năng trong công việc,
mà còn cần có sự nhiệt tình với công ty Công ty cũng có những chính sách khenthưởng thích đáng cho nhân viên, công nhân đạt thành tích trong lao động Công ty
Trang 16tổ chức thường xuyên các cuộc thi công nhân tay nghề giỏi vào cuối mỗi năm nhằmkhích lệ công nhân cố gắng nâng cao tay nghề của mình Đồng thời công ty cònphát động phong trào thi đua giữa các phòng ban
Song song với việc khen thưởng đó, các quy định kỷ luật nhân viên cũngđược quy định rất chặt chẽ Chẳng hạn: công nhân, nhân viên đi làm muộn 5 phút
sẽ bị xếp loại lao động C; nếu phát hiện nhân viên phòng kế toán có ý định hoặc đãthực hiện hành động gian lận thì sẽ bị đuổi việc,…
Nhờ các quy định, hoạt động đó mà CNV trong công ty làm việc có tráchnhiệm hơn Đội ngũ nhân viên trong đơn vị đều có năng lực trong công việc và tincậy, nên nhiều quá trình kiểm soát trong công ty không cần thực hiện mà vẫn đảmbảo được các mục tiêu đề ra của kiểm soát nội bộ Nhờ đó cũng giảm một lượng chiphí đáng kể cho công ty
- Công tác kế hoạch
Hệ thống kế hoạch và dự toán, bao gồm các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, thuchi quỹ, kế hoạch hay dự toán đầu tư, sửa chữa TSCĐ Đặc biệt là kế hoạch tàichính gồm những ước tính cân đối tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự luânchuyển tiền trong tương lai – các kế hoạch này được lập bởi kế toán trưởng
- Môi trường bên ngoài:
Đất nước ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới, các chính sách tài chính, phápluật của Nhà nước cũng thay đổi ngày càng hoàn thiện…Nhờ đó định hướng chohoạt động của công ty
1.3.2 Hệ thống kế toán
Bộ máy kế toán gồm một kế toán trưởng và 5 nhân viên Hệ thống thông tinchủ yếu là hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kếtoán và hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán Trong đó, quá trình lập và luân
Trang 17chuyển chứng từ đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát nội bộ của doanhnghiệp.
Chẳng hạn, đối với nghiệp vụ chi tiền, quy trình luân chuyển chứng từ nhưsau: Người được thanh toán phải có giấy đề nghị thanh toán kèm hoá đơn bán hàng(nếu là nhà cung cấp) hoặc giấy thanh toán tạm ứng (nếu là nhân viên của công ty),phiếu nhập kho hoặc lệnh nhập vật tư,…Sau đó đưa lên giám đốc, kế toán trưởngduyệt Sau khi đã duyệt chi, tiếp theo là công việc của kế toán tiền mặt - kế toántiền mặt phải lập phiếu chi Tiếp theo đưa phiếu chi cho thủ quỹ, thủ quỹ xuất quỹ.Sau đó kế toán tiền mặt sẽ ghi sổ kế toán và giám đốc, kế toán trưởng duyệt phiếuchi Cuối cùng là công việc bảo quản và lưu
1.3.3 Các thủ tục kiểm soát
Các thủ tục kiểm soát do ban giám đốc xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc cơbản: nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng và chế
độ uỷ quyền
Trách nhiệm công việc trong công ty được phân công cho nhiều người, nhiều
bộ phận Mỗi phòng ban, bộ phận có một nhiệm vụ khác nhau nhằm tạo sự chuyênmôn hoá cao trong hoạt động của doanh nghiệp Để giúp đỡ cho giám đốc, có 3 phógiám đốc phụ trách theo từng phần: Phó giám đốc tài chính: tham mưu cho giámđốc trong việc sử dụng vốn của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh Phógiám đốc xuất nhập khẩu: giúp giám đốc trong công tác xuất nhập khẩu, ký kết cáchợp đồng xuất nhập khẩu, tiến hành các hoạt động giao dịch với khách hàng, quảngcáo Phó giám đốc kế hoạch sản xuất: Tham mưu cho giám đốc trong việc lập kếhoạch sản xuất Với mỗi phòng ban cũng được phân công nhiệm vụ rõ ràng, khôngtrùng lặp, không chồng chéo Trong mỗi phòng ban cũng có sự phân công tráchnhiệm cụ thể cho từng người Ví dụ, trong phòng kế toán, kế toán trưởng là ngườiđứng đầu có trách nhiệm quyết định các công việc trong phòng và phân công công
Trang 18việc cho từng nhân viên về từng phần hành như: TSCĐ, lao động tiền lương, chiphí sản xuất,…
Trong quá trình phân công công việc, công ty cũng tuân thủ nguyên tắc bấtkiêm nhiệm Ví dụ, trong tổ chức nhân sự không bố trí kiêm nhiệm các nhiệm vụphê chuẩn và thực hiện, thực hiện và kiểm soát, ghi sổ tài sản và bảo quản tài sản
…
Ngoài ra, nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn cũng được áp dụng Theo uỷquyền của các nhà quản lý, các cấp dưới được giao cho quyết định và giải quyếtmột số công việc trong phạm vi nhất định Và quá trình uỷ quyền này được tiếp tục
mở rộng xuống các cấp thấp hơn tạo lên một hệ thống phân chia trách nhiệm vàquyền hạn mà vẫn không làm mất tính tập trung của doanh nghiệp
Trang 19PHẦN II:
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
2.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công ty áp dụng chế độ kế toán tập trung Phòng kế toán tài chính của công
ty chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động tài chính , dòng tài chính ra vào thôngqua tổng hợp số liệu được gửi lên của các xí nghiệp, phân xưởng trực thuộc Toàn
bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung ở phòng kế toán của công ty Hìnhthức này có ưu điểm là tinh giảm được bộ máy kế toán, tạo ra được một bộ máygọn nhẹ, linh hoạt và có sự đồng đều trong trình độ giữa các nhân viên, dễ dàng cậpnhật khi có sự thay đổi của chế độ
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán.
Tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác kế toán tài chính nhằm sửdụng đồng vốn hợp lý, đúng mục đích, đúng chế độ đảm bảo cho quá trình sản xuấtkinh doanh của công ty được thông suốt và đạt hiệu quả cao
Thực hiện chế độ hạch toán thống nhất, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phátsinh, lập và chịu trách nhiệm trước giám đốc về số liệu báo cáo kế toán
Tham mưu cho giám đốc về giá cả trong việc ký kết hợp đồng và việc muabán vật tư hàng hoá với khách hàng và nhà cung cấp
Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước các khoản thuế, phí theo đúngquy định của pháp luật
Trang 202.1.3 Cách thức tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán có 6 người, gồm: kế toán trưởng và 5 cán bộ nhân viên - mỗingười phụ trách một nhiệm vụ trong công tác hạch toán kế toán của công ty
Sơ đồ bộ máy kế toán:
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
- Kế toán trưởng:
Tổ chức điều hành chung công việc kế toán, đảm bảo cho bộ máy kế toánlàm việc có hiệu quả Đồng thời có nhiệm vụ lập báo cáo trình lên cấp trên, làngười chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính Làngười tổ chức bộ máy kế toán và chỉ đạo toàn bộ công tác hạch toán kế toán - tàichính của Công ty một cách hợp lý, khoa học, phản ánh chính xác, trung thực vàkịp thời các thông tin tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát việc chấphành chế độ về quản lý và kỷ luật lao động, việc thực hiện các kế hoạch đề ra, tổchức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cập nhật chế độ mới cho các nhân viên kế toántrong đơn vị Ngoài ra, kế toán trưởng còn có trách nhiệm tổ chức phân tích hoạtđộng kinh doanh, nghiên cứu cải tiến quản lý kinh doanh, và củng cố hoàn thiệnchế độ hạch toán kinh tế theo yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý
Phó giám đốc tài chính kiêm kế toán trưởng
Kế toán
tiền mặt,
TGNH
Kế toán NVL, CCDC, TSCĐ
Kế toán tiền lương, thủ quỹ
Kế toán bán hàng, thanh toán
Kế toán CP
SX và tính giá thành
SP kiêm kế toán tổng hợp
Trang 21- Bộ phận kế tiền mặt và TGNH:
Theo dõi, ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt,TGNH Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi vốn bằng tiền Thực hiện việc kiểmtra, đối chiếu số liệu thường xuyên với thủ quỹ để giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền,thông qua việc ghi chép vốn bằng tiền, kế toán thực hiện chức năng kiểm soát vàphát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ, phát hiện chênh lệch, xácđịnh nguyên nhân và kiến nghị xử lý, kế toán phải theo dõi chi tiết từng loại tiềngửi và chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc đối chiếu
- Bộ phận kế toán NVL, CCDC và TSCĐ:
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua vậnchuyển, nhập xuất tồn kho, tính giá thực tế vật liệu, kiểm tra việc chấp hành chế độbảo quản, nhập xuất vật liệu, các định mức dự trữ và định mức tiêu hao, tính toán
và phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí hoạt động, tham gia lập dự toán
và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, tiến hành phân tích tìnhhình trang bị, huy động, bảo quản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của TSCĐ,
- Bộ phận kế toán lao động tiền lương và thủ quỹ:
Tổ chức ghi chép phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gianlao động và kết quả lao động, tính lương, BHXH và các khoản phụ cấp, trợ cấp chocác đối tượng lao động, lập báo cáo về lao động tiền lương
Thực hiện việc quản lý quỹ, các nghiệp vụ quản lý việc thu, chi, tồn quỹ
- Bộ phận kế toán bán hàng và thanh toán:
Ghi chép, phản ánh, theo dõi đầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển củahàng hoá ở doanh nghiệp về mặt giá trị và hiện vật Theo dõi chi tiết các khoảnphải thu, phải trả theo từng khách hàng, từng chủ nợ, theo từng nội dung, tình hìnhthanh toán và khả năng thu hồi nợ Cuối kỳ lập bảng đối chiếu công nợ, phân tíchkhả năng thanh toán của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lên kế hoạch để đảm bảo
Trang 22- Bộ phận kế toán CP SX, tính giá thành sản phẩm và kế toán tổng hợp: + Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm, hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận có liên quan tính toán, phân tích tìnhhình thực hiện kế hoạch giá thành, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu
hạ thấp giá thành sản phẩm
+ Tổ chức việc ghi chép phản ánh, tổng hợp số liệu, có trách nhiệm vềBCĐKT và các báo cáo thuộc phần việc do mình phụ trách và một số báo cáochung, tổ chức công tác thông tin trong nội bộ doanh nghiệp và phân tích hoạt độngkinh tế, giúp kế toán trưởng dự thảo các văn bản về công tác kế toán trình giám đốcban hành áp dụng trong doanh nghiệp Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kếtoán - tài chính, thông tin kinh tế và cung cấp các tài liệu cho các bộ phận có liênquan
2.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ SỔ KẾ TOÁN
2.2.1 Quy định chung
- Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày 1/1,kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm)
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam
- Chế độ kế toán áp dụng: chế độ kế toán Việt Nam
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá thực tế mua hàng+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : Bình quân gia quyền+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Tính khấu hao TSCĐ theo phương phápđường thẳng
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: theo chuẩn mực số 16 “ Chi phí đi
Trang 23- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: chi phí phải trả được ghi nhận theochuẩn mực số 06 “Chi phí đi vay”, các khoản trích trước vào chi phí sảnxuất kinh doanh phù hợp với doanh thu phát sinh trong kỳ theo chuẩnmực số 01 “Chuẩn mực chung”.
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản dự phòng: Không có
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: chênh lệch tỷ giá được ghi nhậntheo chuẩn mực số 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” vàchuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Áp dụng theo quy địnhcủa chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” và chuẩn mực số 01”Chuẩn mực chung”
2.2.2 Vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại công ty
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh
tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán Mọi nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đơn vị đềuphải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán của công ty gồm 5 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương;
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho;
+ Chỉ tiêu bán hàng;
+ Chỉ tiêu tiền tệ;
+ Chỉ tiêu TSCĐ
Chứng từ lao động tiền lương: bao gồm các chứng từ:
Trang 24Bảng thanh toán tiền thưởng Mẫu số 03-LĐTL
Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản
Chứng từ hàng tồn kho: bao gồm các chứng từ:
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá Msố 03-VT
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá Mẫu số 05-VT
Chứng từ bán hàng: bao gồm các chứng từ:
Hoá đơn giá trị gia tăng Mẫu số 01GTKT-3LLPhiếu xuất kho hàng gửi đại lý Mẫu số 04HDL-3LL
Chứng từ tiền tệ: bao gồm các chứng từ:
Trang 25 Chứng từ TSCĐ: bao gồm các chứng từ:
2.2.3 Vận dụng hệ thống tài khoản tại công ty.
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất áp dụng cho các doanhnghiệp vừa và nhỏ, theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/9/2006
Các tài khoản sử dụng trong công ty là:
242 244 311 315 331 333
3331
33311
333333343335333733383339
334
411
4111
413 418 421
42114212
431
43114312
511
51115112
515 521
52125213
632
Trang 2634113412
642
64216422
711 811 821 911 001 002 007 2.2.4 Vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại công ty
- Hình thức ghi sổ: Từ năm 2006 trở về trước, doanh nghiệp sử dụng hìnhthức ghi sổ là chứng từ ghi sổ Bắt đầu từ năm 2007, doanh nghiệp sử dụng hìnhthức Nhật ký chung với phần mền Inforbus
- Các loại sổ được sử dụng:
Sổ cái (dùng cho hình thức Nhật ký chung) S03b-DN
Sổ chi tiết vật liêu, dụng cụ, sản phẩm, hàng
Trang 27- Quy trình ghi sổ:
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tàikhoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểuđược thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào
sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện cácthao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập BCTC Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với
số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theothông tin đã được nhập trong kỳ Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ
kế toán với BCTC sau khi đã in ra giấy
Thực hiện các thao tác để in BCTC theo quy định
Cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóngthành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằngtay
Trang 28Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình
và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai Thông tin củaBCTC là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hànhsản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp,
Trang 29chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồngthời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.
- Hệ thống BCTC của công ty gồm:
+ Báo cáo bắt buộc:
BCĐKT Mẫu số B01 – DNN Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 - DNN
+ Báo cáo không bắt buộc :
Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DNN
- Ngoài hệ thống BCTC, công ty còn có hệ thống các báo cáo quản trị
2.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÊN CÁC PHẦN HÀNH
2.3.1 Khái quát chung về cách chia các phần hành kế toán trong công ty
Công tác hạch toán kế toán trong công ty được chia thành 5 phần hành chủyếu sau:
- Hạch toán TSCĐ
- Hạch toán nguyên liệu vật liệu và CCDC
- Hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và tình hình thanh toánvới người lao động
- Hạch toán vốn bằng tiền
- Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.3.2 Phần hành TSCĐ
+ Đặc điểm TSCĐ tại công ty
Là một đơn vị chuyên sản xuất sản phẩm may mặc, TSCĐ của công ty cũngtương đối lớn Trong đó, hầu hết các tài sản đều là TSCĐ hữu hình
Trang 30Nó bao gồm :
- Nhà xưởng, nhà văn phòng
- Các máy móc thiết bị dùng cho việc sản xuất
- Các thiết bị vận tải truyền dẫn
- Các thiết bị, dụng cụ quản lý
- Các TSCĐ khác
Các tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn vay, một phần từ vốn
tự có của doanh nghiệp
Khi hạch toán TSCĐ, kế toán TSCĐ đã tuân theo đúng các nguyên tắc chuẩnmực kế toán quy định
+ Hệ thống chứng từ:
Biên bản giao nhận TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ
Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
Biên bản kiểm kê TSCĐ
+ Quy trình luân chuyển chứng từ
Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ + Sổ kế toán có liên quan: Sổ TSCĐ, Sổ nhật ký chung, Sổ cái, Bảng cân đối
Biên bản giao nhận TSCĐ
Kế toán TSCĐ
Lập hoặc huỷ thẻ TSCĐ, nhập thông tin vào phần mền
Bảo quản
và lưu