1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV thừa thiên huế

47 1,4K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Cây sắn (Manihot esculenta) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993)1. Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965) 1. Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ (CIAT, 1993)1. Sắn là cây lương thực, thực phẩm chính của hơn 500 triệu người trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Phi, nơi cây sắn được coi là giải pháp an toàn lương thực hàng đầu để chống tình trạng suy dinh dưỡng. Sắn đồng thời cũng là cây dùng làm thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên toàn thế giới, sắn cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến thức ăn gia súc, bột ngọt, rượu cồn, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm. Năm 2005, toàn thế giới có 100 nước trồng sắn với tổng diện tích sắn đạt 18,69 triệu ha, năng suất củ tươi bình quân 10,87 tấn ha, sản lượng 203,34 triệu tấn. Tiêu thụ sắn trên thế giới năm 2006 ước đạt 6,9 triệu tấn sản phẩm, tăng 11% so với năm 2005 (6,2 triệu tấn), giảm 14,81% so với năm 2004 (8,1 triệu tấn). (FAO, 2007)2.

Trang 1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây sắn (Manihot esculenta) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ

La Tinh và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993)[1] Trung tâmphát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brazin thuộc lưuvực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle1886; Rogers, 1965) [1]

Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới,tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ (CIAT, 1993)[1]

Sắn là cây lương thực, thực phẩm chính của hơn 500 triệu người trên thếgiới, đặc biệt là các nước châu Phi, nơi cây sắn được coi là giải pháp an toànlương thực hàng đầu để chống tình trạng suy dinh dưỡng Sắn đồng thời cũng làcây dùng làm thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên toàn thế giới, sắncũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến thức ăn gia súc, bột ngọt,rượu cồn, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ giadược phẩm Năm 2005, toàn thế giới có 100 nước trồng sắn với tổng diện tíchsắn đạt 18,69 triệu ha, năng suất củ tươi bình quân 10,87 tấn/ ha, sản lượng203,34 triệu tấn Tiêu thụ sắn trên thế giới năm 2006 ước đạt 6,9 triệu tấn sảnphẩm, tăng 11% so với năm 2005 (6,2 triệu tấn), giảm 14,81% so với năm 2004(8,1 triệu tấn) (FAO, 2007)[2]

Ở Việt Nam, cây sắn đã và đang chuyển đổi nhanh chóng vai trò từ câylương thực thành cây công nghiệp với tốc độ phát triển cao ở những năm đầu thế

kỷ XXI Việt Nam hiện đã trở thành nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ haitrên thế giới sau Thái Lan Tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong bảymặt hàng xuất khẩu mới có triển vọng, được chính phủ và các địa phương quantâm phát triển Cả nước hiện có 53 nhà máy chế biến tinh bột sắn đã đi vào hoạtđộng với tổng công suất chế biến 2,2 - 3,8 triệu tấn sắn củ tươi/ năm và 7 nhà

Trang 2

máy đang được xây dựng Hướng sử dụng nguyên liệu sắn để làm cồn sinh học(bio ethanol) đang được quan tâm Năm 2006, diện tích sắn toàn quốc đạt 474,8ngàn ha, năng suất củ tươi bình quân 16,25 tấn/ha, sản lượng 7,7 triệu tấn (Tổngcục Thống kê, 2007)[2]

Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất tinh bột sắn hiện nay của chúng tachủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc Đặc biệt, hiện nay ở Việt NamViện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp RIAM đã thiết kế, chế tạothành công dây chuyền thiết bị sản xuất tinh bột sắn và đang áp dụng ở Phú Thọ,Thái Nguyên

Do đó, việc nắm vững cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, cũng như xác địnhđược nguyên nhân gây hư hỏng để có biện pháp khắc phục, là rất cần thiết vớimỗi nhà máy để đảm bảo hoạt động sản xuất

Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV Thừa Thiên Huế”.

Trang 3

PHẦN 2 GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN FOCOCEV THỪA

THIÊN HUẾ 2.1 Hoàn cảnh ra đời nhà máy

Nhà máy tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế được thành lập theoquyết định số 520/CT-HC ngày 30/04/2004 của tổng giám đốc công ty thựcphẩm và đầu tư công nghệ Đóng tại Km 802, quốc lộ 1A, xã Phong An,huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích mặt bằng sản xuất 2592m2.Máy móc thiết bị của nhà máy được trang bị hiện đại, dây chuyền đượcnhập từ Thái Lan Công suất thiết kế giai đoạn một của nhà máy là 60 tấn sảnphẩm tinh bột /ngày Đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ cao, trong đó 30%

là trình độ đại học, 60% là trình độ cao đẳng - trung cấp và 10% là lao phổthông

Những năm đầu thành lập, nhà máy đã chú trọng xây dựng và quy hoạchvùng nguyên liệu trên 7 huyện (Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền,Hương thủy, A Lưới, Phú Vang) với diện tích hàng nghìn hecta Hiện nay, vớiviệc nâng cấp công suất nhà máy giai đoạn hai với công suất 120 tấn tinh bột/ngày, vùng nguyên liệu ngày càng được mở rộng trên các địa bàn trong tỉnh

đã giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân, góp phần vào sự chuyển đổi

cơ cấu cây trồng trên những vùng đất khô hạn

Trang 4

2.2 Vùng nguyên liệu của nhà máy

Hiện nay, vùng nguyên liệu chủ yếu của nhà máy là từ nguồn cung cấp ởcác huyện trong tỉnh Đặc biệt, các huyện có sản lượng sắn cao nhất là PhongĐiền, Hương Trà, A Lưới Và ngoài ra, nhà máy còn nhập nguyên liệu từ cáctỉnh khác như Quảng Trị, Quảng Bình với số lượng không nhiều

Bảng 1 Lượng sắn nhập cho nhà máy của các huyện trong tỉnh

Đơn vị

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

(Nguồn thống kê của nhà máy)

Tuỳ giống, điều kiện trồng trọt, đất đai, khí hậu mà hàm lượng tinh bộtcủa nguyên liệu ở các vùng có sự khác nhau

Trang 5

Bảng 2 Hàm lượng tinh bột của các vùng nguyên liệu trong tỉnh

(Nguồn thống kê của nhà máy)

Trong những năm qua nhà máy không ngừng cải tiến kỹ thuật và cung cấpcác giống sắn mới như KM 95, KM 95-3 có sản lượng và hàm lượng tinh bộtcao để tăng năng suất nhà máy Hiệu suất thu hồi cao, tỷ lệ giữa nguyên liệu tươi

Trang 6

Mỗi phòng có chức năng và nhiệm vụ cụ thể, chịu sự chỉ đạo trực tiếp củagiám đốc Giữa các phòng có sự tương tác qua lại với nhau để đảm bảo cho quátrình sản xuất được nhanh chóng và thuận lợi.

Trang 7

PHÒN

G SẢ

N

XUẤT

-

KỸ

THUẬT

PHÒN

G T

ÀI

CHÍN

H KẾ

TOÁN

PHÓGIÁ

M

ĐỐC

PHÒN

G

TỔNG

HỢP

PHÒN

G

QUẢNLÝ

CHẤT

LƯỢNG

Trang 8

PHẦN 3 TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU 3.1 Tên gọi, mô tả, phân loại

Sắn (Manihot esculenta; tên khác: khoai mì, cassava, tapioca, yuca,

mandioca, manioc, maniok, singkong, ubi kayu, aipim, macaxeir, kappa,maracheeni) là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm, thuộc họthầu dầu Euphorbiaceae Cây sắn cao 2 - 3 m, đường kính tán 50 - 100 cm Lákhía thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc Rễ ngangphát triển thành củ và tích lũy tinh bột Củ sắn dài 20 - 50 cm, khi luộc chín cómàu trắng đục, hàm lượng tinh bột cao Sắn luộc chín có vị dẻo, thơm đặc trưng.Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùythuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng

3.2 Lịch sử phát triển

Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ

16 Ở châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G Rajendran et

al, 1995)[3] và SriLanka đầu thế kỹ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy,1992)[3] Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myamar và các nước châu Ákhác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (Fang Baiping 1992 U Thun Than 1992)[3]

Cây sắn đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (Phạm VănBiên, Hoàng Kim, 1991)[3] Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và nămtrồng đầu tiên Sắn được canh tác phổ biến tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam từBắc đến Nam Diện tích sắn trồng nhiều nhất ở vùng đông nam bộ, vùng tâynguyên, vùng núi và trung du phía bắc, vùng ven biển nam trung bộ và vùng venbiển bắc trung bộ

3.3 Thành phần hóa học củ sắn

Trang 9

Bảng 3 Thành phần hóa học củ sắn Thành phần hoá học Hàm lượng %

kg củ tươi Các giống sắn đắng chứa 160-240 mg HCN/kg lá tươi và 60-150 mg/

kg củ tươi Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người

là 50 mg HCN Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt củ, điều kiện đất đai, chế độcanh tác, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN có khác nhau Tuy nhiên,ngâm, luộc, sơ chế khô, ủ chua là những phương thức có thể loại bỏ phần lớnđộc tố HCN

Trang 10

PHẦN 4 NỘI DUNG CHÍNH 4.1 Quy trình sản xuất tinh bột sắn

Sàng rung

Băng tải 1

Kiểm tra độ bột

Nguyên liệu Tiếp nhận

Cân

Bãi nguyên liệu

Phễu nạp liệu

Nước thải mang tạp chất Nước thải của

Trang 11

Thuyết minh quy trình:

Trích ly tinh

2 – 4 0 Be Sữa

Trang 12

Quy trình sản xuất bao gồm các công đoạn chính sau:

Khi lồng bóc vỏ quay làm cho sắn chuyển động theo lồng, và tạo ra lực masát giữa nguyên liệu với thành thiết bị giữa nguyên liệu với nguyên liệu Và nướcđược phun vào nhằm tăng cường khả năng làm sạch lớp vỏ lụa Ở đây thì lớp vỏlụa chỉ được bóc ra khoảng 40 – 45% và các tạp chất đất, đá cũng được tách ra.Sau khi được tách vỏ sơ bộ thì sắn được đổ xuống bể rửa nước

Bể rửa nước chia làm 4 ngăn, ngăn số 4 và 2 chứa nước, ngăn số 3 và số 1khô Trong đó ngăn số 4 sử dụng nước sạch để làm sạch lần cuối Khi hoạt độngcánh khuấy sẽ làm cho sắn bị đảo trộn làm tăng lực ma sát giữa nguyên liệu và

Trang 13

nguyên liệu, giữa nguyên liệu với cánh khuấy, giữa nguyên liệu với thân thiết bị

do đó vỏ lụa bị tách ra Gần cuối ngăn số 4 có hệ thống phun nước sạch để làmsạch sắn Các tạp chất chuyển qua hệ thống xử lý chất thải

Sau khi ra khỏi bể rửa nước, sắn được đưa đến máy băm nhờ băng tải 2, vàtrên đó có bố trí công nhân để tiếp tục làm sạch một lần nữa nhằm mục đích loại

bỏ tạp chất tạo điều kiện cho máy băm và máy mài hoạt động tốt Ở máy băm,sắn được băm nhỏ với kích thước khoảng 1-2cm, băm xong sắn được đưa xuốngthùng phân phối, thùng phân phối có nhiệm vụ điều tiết lượng sắn xuống máymài, nhờ vít định lượng và cánh gạt được điều chỉnh nhờ bộ biến tần Máy màigồm có lưỡi dao hình răng cưa được gắn trên các roto, khi roto quay sẽ bào mịnsắn làm cho sắn mịn hơn và có bổ sung thêm dịch sữa từ náy trích ly do đó tinhbột trong sắn thoát ra triệt để

4.1.2 Trích ly

Sau khi mài hỗn hợp dịch sữa được bơm qua hệ thống trích ly thô gồm có

6 máy trích ly chia làm 3 cụm Đầu tiên hỗn hợp được bơm vào máy trích ly 1 và

2, 2 máy này có kích thước lỗ lưới là 125m Hệ thống trích ly hoạt động theonguyên tắc ly tâm, dịch sữa có kích thước nhỏ sẽ lọt qua lỗ lưới, còn bã có kíchthước lớn bị giữ lại trên lưới Ở máy trích ly 1, sau khi trích ly dịch sữa đượcchứa ở thùng chứa sữa D và dịch sữa máy 2 chứa ở thùng chứa sữa A Phần bãcủa 2 máy trích ly được chứa ở thùng chứa bã 1 và được bơm lên máy trích ly 3

và 4 Kích thước lỗ lưới của 2 máy trích ly này là 400m Sau khi trích ly dịchsữa của 2 máy trích ly này được chứa ở thùng chứa sữa B và nó cấp cho 2 máytrích ly 5 và 6 có kích thước lỗ lưới là 400m, bã được đưa ra ngoài còn dịchsữa đưa xuống thùng sữa B

Sau khi trích ly thô, dịch sữa ở thùng chứa sữa A được bơm qua máy trích

ly tinh 7 và 8, chúng có kích thước lỗ lưới là 100m Dịch sữa ở máy 7 đượcchứa ở thùng chứa sữa D và của máy 8 được chứa ở thùng chứa sữa S1 Phần bãcủa 2 máy được đưa về thùng chứa bã A Dịch sữa ở thùng chứa sữa D được

Trang 14

bơm đến máy trích ly tinh 9 và 10 có kích thước lỗ lưới là 75m Sau khi trích

ly dịch sữa được chứa ở thùng chứa sữa S1 Dịch sữa ở thùng B được bơm cấpcho máy mài và một phần cho các máy trích ly tinh 7, 8 Tốc độ quay của máytrích ly thô là 1200 vòng/phút, 980 vòng/phút đối với máy trích ly tinh Quá trìnhtrích ly loại bỏ hầu hết các tạp chất có kích thước lớn, thu được dịch sữa bột có

sẽ bị văng vào thành thiết bị và theo các pét phun thoát ra ngoài Các thành phần

có khối lượng nhỏ như dịch bào, protein di chuyển vào trong trục theo đườngống đi ra ngoài Trong quá trình phân ly có bổ sung thêm nước để tạo điều kiệncho quá trình phân ly Sau khi phân ly dịch sữa chứa ở thùng chứa sữa S2 nồng

độ khoảng 10 – 12 Be Tại thùng S2 bổ sung thêm nước sạch để đạt được nồng

độ 8 – 10 Be Sau đó dịch sữa lại được bơm hút qua máy phân ly 3, sau khi rakhỏi máy phân ly 3 thì dịch sữa được chứa ở thùng chứa sữa đặc và có nồng độ

18 – 20 Be Thành phần chủ yếu của dịch sữa cuối này là tinh bột, nước và mộtphần rất nhỏ là dịch bào, protein còn sót lại

4.1.4 Ly tâm tách nước

Sau khi phân ly bột sữa có nồng độ 18- 20 Be được bơm vào máy ly tâmnhằm tách hàm lượng nước tự do có trong bột làm cho quá trình sấy dễ dànghơn

Từ thùng chứa sữa đặc, sữa được bơm vào máy ly tâm ở dạng tia nhờ vòiphun Nước được tách ra khỏi dịch sữa qua 2 giai đoạn Đầu tiên thì nước sẽlọt qua lớp vải và thoát ra ngoài cho đến khi lớp bột dày lên không thể thoát ra

Trang 15

được nữa thì nước bắt đầu dâng lên trên bề mặt lớp bột và tràn ra ngoài Nướcthoát ra được đưa về thùng sữa 4 và 5 Sau khi tách nước, bột có độ ẩmkhoảng 32 – 35 %

4.1.5 Sấy

Sau khi ly tâm bột được băng tải chuyển đến thùng phân phối bột ẩm, thùng

có nhiệm vụ chứa bột và phân phối bột cho quá trình sấy bột Ở thùng phân phối

có lắp trục vít để đánh tơi bột tránh hiện tượng bột đóng cục do bột có độ ẩm cao

và có thêm 1 vít định lượng để xác định lượng bột đưa vào sấy Vít được điềuchỉnh bằng thiết bị biến tần Không khí được quạt hút thổi vào caloriphe để đốtnóng không khí nâng nhiệt độ không khí từ nhiệt độ môi trường lên đến tối đa là

210 – 2200C Khi bột được cấp vào máy sấy thì sẽ được vít phân tán đánh tơi bộtgiúp quá trình sấy được tốt hơn Không khí nóng ở dưới thổi lên và kéo theolượng bột ẩm lúc này xảy ra quá trình trao đổi nhiệt và không khí nóng sẻ manglượng nước tự do trong bột ra ngoài Càng lên cao bột càng được làm khô Saukhi ra khỏi tháp sấy bột được đưa vào cyclon để thu hồi bột, không khí mang hơi

ẩm và các cấu tử được đưa ra ngoài Sau khi sấy bột có độ ẩm khoảng 12 -13%.Trước khi qua hệ thống đóng bao thì được kiểm tra độ ẩm bằng cảm quan nhờcảm nhận bằng tay

4.1.6 Đóng bao

Bột sau khi sấy được quạt hút đưa qua hệ thống cyclone gồm 3 chiếc Có 2cái mắc song song với nhau, các phần tử bột nặng sẽ rơi xuống đáy cyclon vàđược sàng rây để loại bỏ các hạt bột thô Đầu ra của 2 cyclon này được mắc nốitiếp với cyclon còn lại Ở cyclon này chủ yếu là thu hồi các cấu tử nhẹ như dịchbào, chất xơ… Phần bột này có hàm lượng tinh bột thấp khoảng 60 – 65 % hàmlượng tinh bột

Bột sau khi qua máy rây rơi xuống thùng chứa và được đóng bao bởi máyđóng bao tự động với khối lượng mỗi bao là 50Kg

Trang 16

4.2 Một số thiết bị chính được sử dụng trong dây chuyền sản xuất

Trang 17

được quá lâu cũng không được nhanh quá để gây nên hiện tượng quá tải cũngnhư sắn chưa kịp bóc vỏ Ngoài ra còn có gắn thêm vòi phun nước nhằm nângcao hiệu quả bóc vỏ.

Lồng bóc vỏ được đặt trên 4 con bánh cao su có kích thước giống nhau, cácbánh này có tác dụng truyền động cho lồng bóc vỏ nhờ mô tơ truyền động, và cótác dụng giảm độ rung cho lồng khi hoạt động 4 bánh cao su này có 2 bánh chủđộng, và 2 bánh bị động, 2 bánh chủ động quay được nhờ mô tơ 5,5Kw

Động cơ truyền động cho hệ thống bao gồm động cơ mô tơ có công suất5,5Kw, hộp số, xích truyền động

*Nguyên tắc hoạt động

Khi mô tơ hoạt động sẽ truyền động cho 4 con lăn cao su làm cho lồng bóc

vỏ quay Khi quay nó làm sắn bị đảo trộn va đập vào nhau giữa củ với củ, giữa

củ với thân máy, làm cho vỏ lụa bị bóc ra Trong quá trình bóc vỏ có bổ sungnước nhờ vòi phun để tăng hiệu suất bóc vỏ Dưới tác dụng của các cánh vít địnhhướng sẽ dẫn sắn đi từ đầu thiết bị và đi ra khỏi thiết bị Ở giai đoạn này vỏ lụachỉ bị bóc đi 40 – 50%, phần còn lại được bóc ở công đoạn sau

*Sự cố và cách khắc phục

- Lồng bóc vỏ không quay do mô tơ không quay hoặc do lượng nguyên liệuvào quá nhiều khắc phục bằng cách kiểm tra lại mô tơ, các ổ bi và điều chỉnh lạilượng nguyên liệu vào

- Lồng bị rung do các ổ bi con lăn cao su bị mòn Kiểm tra các chi tiết sửachữa và thay thế nếu cần thiết

- Nước rửa không đủ, rác và vỏ lụa bám bên trong quá nhiều kiểm tra lại

van nước, vệ sinh lại thiết bị

Trang 18

4.2.2 Máy rửa củ

* Cấu tạo

Hình 2: Cấu tạo của bể rửa

1 Môtơ 2 Vỏ máy 3 Cánh chèo 4 Trục máy 5 Ổ bi

Cấu tạo gồm có 4 ngăn: 2 ngăn chứa nước và 2 ngăn khô Cấu tạo là 1 nữahình trụ được lắp trên 1 cái khung Được làm từ thép không gỉ

Các cánh khuấy cũng được làm từ thép không gỉ, được dập hình ô van vàgắn trên trục thép Cánh chèo này lắp lệch góc với cánh chèo kia 1 góc 450 vàkhi quay thì chúng sẽ đẩy sắn đi từ đầu thiết bị đến cuối thiết bị Cánh khuấyquay với vận tốc 30 vòng/phút và ở cuối thiết bị thì tại cửa ra của mỗi ngăn thìcánh chèo hàn với 1 tấm gạt hướng theo chiều ra của sắn, để khi quay nó sẽ gạtsắn ra ngoài

Hệ thống quay được nhờ mô tơ có công suất 5,5Kw truyền động cho trụctruyền động

*Nguyên tắc hoạt động

Mô tơ quay làm cho trục truyền động quay và làm quay các cánh khuấy.Các cánh khuấy tạo thành một bánh chèo sẽ đảo trộn sắn và vận chuyển sắn từ

Trang 19

đầu này đến đầu kia của thiết bị, đồng thời tạo ra lực ma sát giữa củ sắn với củsắn, củ sắn với thiết bị làm cho vỏ lụa bị tách ra Trong quá trình đảo trộn có bổsung thêm nước để nâng cao khả năng tách vỏ của thiết bị Nước bổ sung đượclấy từ nước thải của quá trình phân ly và tại ngăn cuối cùng thì nước bổ sung lànước sạch để làm sạch sắn lần cuối trước khi đưa đi qua máy chặt.

* Sự cố và cách khắc phục

- Gãy cánh khuấy, do lượng nguyên liệu vào quá nhiều

Khắc phục: tắt máy, gia công lại cánh khuấy hoặc là thay thế nếu cần thiết, điềuchỉnh lượng nguyên liệu vào

- Nước không thoát ra được do các khe thoát nước bị bịt kín, khắc phụcbằng tắt máy, vệ sinh thiết bị

Trang 20

- Thân máy: là một ống hình chữ nhật mục đích là định hướng cho sắn từbăng tải vào thiết bị.

- Bộ phận công tác: bao gồm dao tĩnh và dao động Dao động và dao tĩnhđược làm từ thép chịu lực cao, có khả năng chịu được mài mòn cao

Dao tĩnh làm bằng các thanh thép được hàn chặt vào khung thiết bị, cóchiều dày 10mm khoảng cách giữa các dao tĩnh này là 30mm, có 34 dao tĩnh

Dao động có hình dạng hoa 3 cánh đối xứng, được gắn vào trục tạo thànhmột hình xoắn ốc Dao có chiều dài là 500 mm, được truyền động bởi mô tơ.Quay với vận tốc 400 vòng/phút

*Nguyên tắc hoạt động

Khi hoạt động dao tĩnh đóng vai trò như 1 tấm kê và dao động được cấpđộng nhờ mô tơ làm quay trục, dao động quay sẽ lướt qua dao tĩnh băm sắn rathành các mảnh nhỏ khoảng 2 - 3 cm, sau khi băm các mẫu sắn đổ xuống thùngphân phối và được cấp vào mấy mài nhờ vít định lượng

Trang 21

4.2.4 Máy mài

*Cấu tạo

Hình 4: Cấu tạo máy mài

1 Đế máy 2 Roto 3 Vỏ máy 4 Mô tơ

5 Hộp che dây đai 6 Trục máy 7 Khe lắp dao 8 Tấm kê 9 Tấm sàng

Có toàn bộ 3 máy mài Bộ phận chính là roto, lưỡi dao, thanh kẹp Rotolàm từ inox không gỉ, có đường kính 810mm, chiều rộng 400mm Trên trục roto

có các rảnh hình côn để lắp nẹp dao mài Máy 1 và 2 có 100 rảnh, máy 3 có 84rảnh Dao hình răng cưa cả 2 bên, khi 1 bên bị mòn thì ta đổi bên khác, được làm

từ thép đã được tôi luyện để tăng độ cứng Dao được lắp vào rảnh nhờ 2 thanhkẹp, thanh kẹp này có chốt giữ Phía dưới roto có gắn tấm lưới không cho cácthành phần thô lọt qua Toàn bộ roto được bao bọc bởi một vỏ bọc làm từ thépkhông gỉ Hai bên roto có lắp thêm tấm kê nhằm tăng khả năng mài sắn

Hệ thống được truyền động bởi mô tơ 110Kw, qua puly dây curoa

Trang 22

*Nguyên tắc hoạt động

Sắn từ thùng phân phối được các cánh gạt vào các vít định lượng và phânphối sắn về các máy mài Lượng sắn vào nhiều hay ít tùy thuộc vào tốc độ quaycủa các cánh gạt

Hình 5: Cấu tạo lưỡi dao

Khi mô tơ quay làm quay roto do đó các lưỡi dao quay , các mảnh sắn đượcchặn ở tấm kê và được dao bào mòn Khi sắn bị bào nhỏ ra và được nước rữa trôitinh bột tạo thành dịch sữa, nước này được lấy từ dịch sữa từ máy trích ly 3, 4, 5,

và 6 Những thành phần nhỏ hơn kích thước giữa tấm kê và lưỡi dao thì sẽ lọtxuống tấm lưới, và thành phần nào nhỏ hơn lỗ lưới thì lọt qua về chứa ở thùngchứa dịch sữa còn lớn hơn bị giữ lại và bị bào mòn tiếp

*Sự cố và cách khắc phục

- Dao bị mòn, gãy Do sử dụng lâu ngày, do sắt, đá lọt vào Dừng máy tiếnhành thay dao

- Trục và các ổ bi bị mòn Thay thế những bộ phận hỏng và bôi trơn dầu mỡ

- Thanh kẹp bị văng ra Do bị lỏng hoặc gãy chốt Dừng máy kiểm tra vàthay thế

- Sàng lọc bị hở bị lủng Thay thế nếu cần thiết

Trang 23

4.2.5 Máy trích ly

*Cấu tạo

Hình 6: Cấu tạo bên ngoài máy trích ly

1 Ống cấp dịch sữa 2 Thân máy 3 Ống cấp nước 4 Môtơ

5 Hộp che dây đai 6 Trục máy 7 Ống thoát dịch sữa

8 Ống thoát bã 9 Đế máy 10 Van đều chỉnh

Lồng ly tâm có cấu tạo là 1 hình nón có đường kính 850mm, được đặt trongthân thiết bị nằm ngang Trên lồng ly tâm có gắn rổ lưới, kích thước rổ lưới tùythuộc vào vị trí của máy trích ly Lồng quay được nhờ mô tơ 22Kw Với máytrích ly thô, lồng quay với vận tốc 1200 vòng/phút Máy trích ly tinh quay vớivận tốc 980 vòng/phút Ống cấp nước (3) dùng để cấp nước khi làm vệ sinh haydùng để pha loảng dịch sữa khi dịch sữa quá đặc tạo điều kiện tốt cho quá trìnhtrích ly

Ngày đăng: 24/08/2014, 17:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.  Hàm lượng tinh bột của các vùng nguyên liệu trong tỉnh - Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV thừa thiên huế
Bảng 2. Hàm lượng tinh bột của các vùng nguyên liệu trong tỉnh (Trang 5)
Bảng 3. Thành phần hóa học củ sắn - Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV thừa thiên huế
Bảng 3. Thành phần hóa học củ sắn (Trang 9)
Hình 2: Cấu tạo của bể rửa - Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV thừa thiên huế
Hình 2 Cấu tạo của bể rửa (Trang 18)
Hình 3: Máy chặt - Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV thừa thiên huế
Hình 3 Máy chặt (Trang 19)
Hình 4: Cấu tạo máy mài - Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV thừa thiên huế
Hình 4 Cấu tạo máy mài (Trang 21)
Hình 5: Cấu tạo lưỡi  dao - Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV thừa thiên huế
Hình 5 Cấu tạo lưỡi dao (Trang 22)
Hình 7: Cấu tạo chi tết bên trong máy phân ly - Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV thừa thiên huế
Hình 7 Cấu tạo chi tết bên trong máy phân ly (Trang 24)
Hình 8:  Cấu tạo bên ngoài của máy phân ly - Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV thừa thiên huế
Hình 8 Cấu tạo bên ngoài của máy phân ly (Trang 26)
Hình 9: Cấu tạo chi tiết bên trong máy phân ly - Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV thừa thiên huế
Hình 9 Cấu tạo chi tiết bên trong máy phân ly (Trang 27)
Hình 10: Máy ly tâm - Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV thừa thiên huế
Hình 10 Máy ly tâm (Trang 28)
Hình 11 : Cấu tạo máy sấy khí động - Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy FOCOCEV thừa thiên huế
Hình 11 Cấu tạo máy sấy khí động (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w