*Cấu tạo
Hình 8: Cấu tạo bên ngoài của máy phân ly
1. Thùng chứa sữa 2. Ống thoát sữa 3. Thân máy 4. Môtơ 5 . Đế máy 6. Ống dẫn sữa 7. Ống hồi lưu
Máy phân ly chất lỏng dạng đĩa, gồm có 51 đĩa hình nón cụt, xếp chồng lên nhau trên một trục quay. Trên các đĩa có các lỗ khi xếp các đĩa lại với nhau thì tạo thành ống rỗng song song với trục. Phía trên có gắn bơm hướng trục, dùng để bơm các dung dịch nhẹ, quay cùng vận tốc với thiết bị. Ở phía dưới có gắn các nozde phun để đưa tinh bột ra ngoài, gồm có 8 nozde
Hình 9: Cấu tạo chi tiết bên trong máy phân ly
1. Đường sữa vào 2.Đĩa hình nón cụt 3. Khung đỡ đĩa 4. Bơm hướng trục 5. Đường nước thải 6. Cửa sữa phun 7. Pet phun 8. Thân thiết bị 9.Đường nước cao áp 10. Mâm quay 11. Môtơ truyền động
*Nguyên tắc hoạt động
Dịch sữa được bơm vào theo ống trục chính (1) và phân phối ra các đĩa. Dưới tác dụng của lực ly tâm các phân tử tinh bột nặng hơn sẽ văng ra thành dĩa và đi xuống dưới và đưa ra ngoài thông qua nozde phun (4). Các cấu tử nhẹ hơn như dịch bào, protein,… sẽ đi vào trong trục chính và được bơm hướng tâm bơm ra ngoài, và đưa đi làm nước rửa cho lồng bóc vỏ và rửa củ.
Phân ly thô có tốc độ 5100 vòng/phút Phân ly tinh có tốc độ 4600 vòng/phút 5 9 1 6 10 8 11 3 4 7 2
*Sự cố và cách khắc phục
- Các pet phun bị bít do dịch bào và protein bám lên, khắc phục bằng cách thông lại pet bằng que sắt nhọn và tiến hành vệ sinh theo định kỳ.
- Dịch sữa không đạt yêu cầu do cặn bã bám lên dĩa, tiến hành dừng máy làm vệ sinh.
- Khi bị hụt sữa máy sẽ chạy không tải làm cho máy nóng dể gây cháy nổ, khi đó van khí nén sẽ mở cho nước vào làm mát.
4.2.7. Máy ly tâm *Cấu tạo
Hình 10: Máy ly tâm
1. Ống thoát hơi nước 2. Lưới 3. Vải lọc
4. Dao cạo bột 5. Hộp điều khiển 7. Pit tông thủy lực 8. Cửa bơm sữa vào 9. Cửa bột ẩm ra 10. Cửa nước thải ra 11. Trục 12. Puly 12 11 1 2 3 4 5 7 8 9 10
Thân máy có dạng hình trụ, đặt nằm ngang. Bên trong là một cái rổ lưới, cũng có dạng hình trụ, lắp đồng trục với thân máy. Trên rổ lưới có rất nhiều lỗ để thoát nước và dịch sữa loãng. Trên rổ lưới có thêm tấm vải nhằm để tách nước tốt hơn, nắp thiết bị được gắn với thân qua bản lề, trên nắp có ống cấp sữa, dao cào bột, dao cào bột hoạt động được nhờ 1 pittong thủy lực.
*Nguyên tắc hoạt động
Hệ thống hoạt động nhờ động cơ mô tơ 55Kw, khi đó lồng ly tâm quay với vận tốc 1250 vòng/phút, dưới tác dụng của lực ly tâm thì làm cho dịch sữa văng vào thành lồng ly tâm. Ban đầu thì nước có kích thước nhỏ hơn kích thước các lỗ trên tấm vải nên bị thoát ra ngoài và tinh bột bị giữ lại trên tấm vải. Khi dịch sữa vào nhiều và dày dần lên, ngăn cản không cho nước thoát ra nữa, các hạt tinh bột chiếm chỗ của các hạt nước và đẩy các hạt nước lên trên bề mặt. Tiếp tục cung cấp dịch sữa cho đến khi lớp tinh bột dày ngang tang trống thì dịch sữa và nước bắt đầu tràn ra ngoài thì ngừng cấp sữa. Khi nước được tách hết và độ ẩm của bột đạt từ 32 – 35% thì tiến hành cào bột. Dao cào bột được điều khiển nhờ pittong thủy lực, khi hoạt động pittong kéo xuống và nâng dao cào lên và tiến hành cào bột đến một vị trí đã được xác định thì pittong nhả ra và dao cào trở về vị trí củ.
*Sự cố và cách khắc phục
- Bột có độ ẩm chưa đạt yêu cầu do thời gian ly tâm ngắn hoặc lượng dịch sữa vào quá nhiều. Khắc phục bằng cách điều chỉnh lượng tinh bột vào và thời gian ly tâm
- Nước tách ra chứa nhiều tinh bột do dịch sữa vào nhiều gây tràn ra ngoài hoặc tấm vải lọc bị rách. Khắc phục điều chỉnh lại lượng dịch sữa vào hoặc thay tấm vải lọc mới.
- Bột cào không hết do dao cào bột bị mòn. Khắc phục bằng cách mài lại dao và điều chỉnh lại khoảng cách dao cào bột với lồng ly tâm.
4.2.8. Máy sấy khí động *Cấu tạo
Hình 11 : Cấu tạo máy sấy khí động
1. Caloriphe 2. Ống sấy 3. Cyclone nóng 4. Ống thoát khí sấy 5. Quạt nóng 6. Ống dẫn bột 7. Khoá khí van quay 8. Máy lọc không khí 9. Thùng chứa bột ẩm 10. Vít nhào bột 11. Vít định lượng 12. Vít vung bột
*Nguyên tắc hoạt động
Trước khi vào calorife không khí có nhiệt độ của môi trường 25 -300C và được làm sạch các tạp chất nhờ hệ thống lọc bụi. Không khí được quạt hút hút vào caloriphe . Tại calorife xảy ra quá trình trao đổi nhiệt giữa không khí và tác nhân nhiệt là dầu, dầu có nhiệt độ là 2600C, dầu nóng được đun nóng ở lò đốt và được bơm tuần hoàn bơm vào calorife. Sau khi trao đổi nhiệt dầu được đưa về lò đốt và không khí nóng thổi vào ống sấy lúc này nhiệt độ của không khí được nâng lên 1000C thì bắt đầu sấy và nhiệt độ lớn nhất là 2200C.
Bột được chứa ở thùng chứa nhờ vít nhào bột nhào đảo bột nhằm giảm độ kết dính của bột và vận chuyển vào vít định lượng tại đây bột được điều chỉnh khối lượng thích hợp khi vào ống sấy. Trước khi vào tháp sấy, bột sắn sẽ được phân tán thành dạng sương, tăng hiệu quả của quá trình sấy và chống sự hồ hóa tinh bột xảy ra trong khi sấy.
Dòng không khí nóng cuốn bột lên cao và trong suốt quá trình chuyển động trong tháp sấy, bột và dòng không khí nóng tiến hành quá trình trao đổi nhiệt với nhau. Lượng ẩm trong bột bị không khí nóng lấy đi, bột trở nên khô, càng lên cao bột trở nên khô. Sau đó bột được 2 cyclon thu hồi lại, không khí được quạt hút thổi ra ngoài. Còn bột xuống 2 cyclon qua 2 khóa khí để chuyển sang bộ phận đóng bao tự động. Bột được đóng bao với khối lượng 50Kg.
*Sự cố và cách khắc phục
- Tấm lọc bụi của quạt hút bị bẩn do bám nhiều bụi làm cho lượng không khí vào sấy bị giảm, khắc phục vệ sinh tấm lọc bụi.
- Dầu gia nhiệt bị vón cục do nhiệt độ nung dầu quá cao. Khắc phục điều chỉnh lại nhiệt độ của lò nấu dầu.
- Các ổ bi của các vít định lượng, cào bột… bị mòn. Khắc phục bằng cách thay mới.
PHẦN 5 AN TOÀN VÀ VỆ SINH 5.1. Xử lý chất thải 5.1.1. Xử lý nước sạch Nguồn nước Trạm bơm Bể lắng xương cá Lọc áp lực Quá trình keo tụ Hoà trộn hoá chất Lắng sơ bộ Bể lọc cát Khử trùng
Nước sạch dùng để sử dụng trong nhà máy được lấy từ nguồn nước tự nhiên. Sau khi nước được bơm về thì được pha trộn với một số hóa chất, ở nhà máy sử dụng phèn nhôm và một số chất trợ lắng để đẩy nhanh quá trình keo tụ các tạp chất bẩn. Trong bể lắng có các tấm lưới được đặt nằm nghiêng và khi nước chảy thì các cặn bẩn đạp vào các tấm lưới và lắng xuống. Sau quá trình lắng sơ bộ nước được chuyển qua bể lắng xương cá, ở bể lắng này các tạp chất nhẹ được lắng lại, sau đó sử dụng clo để diệt vi sinh vật. Sau khi tiêu diệt vi sinh vật, nước được được đưa qua bể lọc cát, bể lọc cát gồm 1 lớp thạch anh và lớp cát, tại đây nước được làm sạch hơn. Sau đó nước được bơm qua bể lọc áp lực, nước được bơm với một áp lực lớn. Nước sạch sau khi làm sạch thì được bơm đưa đi sử dụng. Mỗi ngày nhà máy sử dụng 2000m3 nước sạch.