BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC VINH
NGUYEN THI TRUNG DUONG
TRUYEN NGAN TRAN DUC TIEN
NHIN TU THI PHAP THE LOAI
(QUA KHAO SAT TAP LONG VA TUOT)
LUAN VAN THAC Si NGU VAN
NGHE AN - 2013
Trang 2BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC VINH
NGUYEN THI TRUNG DUONG
TRUYEN NGAN TRAN DUC TIEN
NHIN TU THI PHAP THE LOAI
(QUA KHAO SAT TAP LONG VA TUOT)
Chuyén nganh: LY LUAN VAN HOC Ma sé: 60.22.32
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VAN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS BIEN MINH DIEN
NGHE AN - 2013
Trang 3
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứỨu . ¿5 - 522 222 32+ ‡>sz>szxss+ 7
5 Phương pháp nghiên cứu - ¿5-23 22213223 3251132111111 xxke 8 6 Đóng góp và cấu tric Wn VAI cece cccecececcesececeeseseeesseseseeseseeeeseseees 8
Chuong 1 TRUYEN NGAN TRAN DUC TIEN TRONG BOI CANH TRUYEN
NGAN VIET NAM DUONG DAT .- - - 2 S22 1122112551 E5251 1122112211 9 1.1 Truyện ngắn đương đại và một số van dé thi pháp thể loại 9
1.1.1 Một cái nhìn chung về truyện ngắn Việt Nam đương đại (sau 1975) 9
1.1.2 Một số vấn đề thi pháp thể loại truyện ngắn . - 25s s52 19 1.2 Truyện ngắn Trần Đức Tiến và những bước tiến trong thi pháp thể loại ð 60 0 0 a a 27
1.2.1 Văn nghiệp Trần Đức Tiến - 22 1 2E 22E2E822215122221 E22 xe 27 1.2.2 Hành trình truyện ngắn Trần Đức Tiến - 2+2+2+2z+x+zzzx++2 29
1.2.3 Lỏng va tut - Thanh tựu nồi trội về truyện ngắn của Trần Đức Tiến .33 Chương 2 NGHỆ THUẬT DỰNG TRUYỆN VÀ XÂY DỰNG NHÂN VAT CUA TRAN DUC TIEN Ở LỎNG I⁄À TUỘTT 252 22 E5EE2E23E21 25155125121 125E1E555 36
2.1 Nghệ thuật dựng truyện của Trần Đức Tiến ở Lóng và fuột 36
2.1.1 Một số vấn đề về cốt truyện và nghệ thuật dựng truyện 36 2.1.2 Cốt truyện và nghệ thuật dựng truyện của Trần Đức Tiến 39
2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Trần Đức Tiến ở tap Long va tudt 44 2.2.1 Một số vấn đề về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật 44 2.2.2 Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Trần Đức Tiến ở tập
Tỏng VÀ ÍHỘ| - 5 5: 32220121351 1551 1151 5191111511 1111111111 1221 112111111111 kg 49 Chương 3 NGHỆ THUẬT TỎ CHỨC GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRUYỆN
Trang 43.1.1 Giọng điệu và nghệ thuật tô chức giọng điệu của truyện ngắn 70 3.1.2 Ngôn ngữ và nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ trong truyện ngắn .74 80
3.2 Giọng điệu và ngôn ngữ của tập truyện ngắn Lóng và tuột
3.2.1 Giọng điệu và nghệ thuật tổ chức giọng điệu của tập truyện Lóng và uột 80
Trang 51.1 Trong văn học hiện đại (của nhiều nước trên thế giới) truyện
ngắn là thể loại có vai trò quan trọng đối với đời sống văn chương, thường được nhà văn lựa chọn để chun tải những góc nhìn về cuộc sống Nếu như tiêu thuyết là thê loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và tồn
vẹn của nó, thì truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện
tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hén của con người Cũng chính vì thế, truyện ngắn trở thành một thể loại văn
học rất nhạy cảm với những biến đổi của đời sống xã hội và tái hiện được mọi
biến thái của đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người Nó đã vươn
tới cái nhìn tồn diện hơn về cuộc sống, bởi vì nó rất năng động có khả năng
to lớn trong việc đáp ứng những đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao của cuộc sóng
Nó được ví là thể loại có nội khí “một lời mà thiên cổ, một gợi mà trăm suy”
Ngày nay, khi xã hội với sự phát triển như vũ bão của các nghành khoa học và
công nghệ, cùng với xu thế tồn cầu hóa đã tạo ra một xã hội hiện đại đầy
biến động Sự biến động ấy của xã hội đã tác động đến đời sống con người Vì
vậy, truyện ngắn mới là thể tài chiếm ưu thế trong việc phát hiện ra mọi vấn
đề, đáp ứng được nhu cầu của thời đại kinh tế thị trường Tuy nhiên, thực tiễn
sáng tác cũng như lý thuyết về truyện ngắn nhất là về thi pháp của thể loại ngày càng đặt ra nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá một
cách khoa học
1.2 Trần Đức Tiến - một nhà văn chuyên nghiệp, từng đoạt nhiều
giải thưởng văn học, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn Ông đã có những
tìm tịi, nỗ lực lớn trong nghệ thuật viết truyện ngắn, bắt kịp truyện ngắn
thế giới Trần Đức Tiến từng tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, một trong những ngôi trường hàng đầu của hệ thống các trường đại
Trang 6xem như một “cơ duyên”, cái “nghiệp” gắn vào ơng Cũng bởi vì, văn chương là thứ trời cho, khơng phải ai cũng có được “cơ duyên” như vậy Trong hai năm 1990 và 1992 ơng trình làng hai cuốn tiểu thuyết đầu tay Linh hồn bị đánh cắp và Bụi trần Tiêu thuyết vốn được ví là “ngành cơng nghiệp nặng” trong văn học Vì vậy, một người mới chân ướt chân ráo vào nghề như ông đã vấp phải một “hòn đá tảng” trên con đường văn chương đầy chông chênh và thử thách Khi thể loại tiêu thuyết còn chưa tạo nên tên tuổi cho ơng thì dường như truyện ngắn lại là thể loại mang đến cho ông
nhiều thành công nhất với vô số các giải thưởng lớn nhỏ, đặc biệt là giải
thưởng của hội Nhà văn Việt Nam năm 2011 với tập truyện ngắn Lỏng và tuột Truyện ngắn của ông thường mang đến cho người đọc một cảm giác
nửa hư nửa thực, đơi khi nó chập chờn như một giác mơ mà lúc tỉnh dậy
chúng ta không tài nào nhớ lại cho rành rẽ được Con người trong truyện ngắn là những hình ảnh của cuộc sống xung quanh, được ông đúc rút qua sự trải nghiệm về đoạn đời đang đi qua và mang nó vào trong từng trang
viết Đó là một trải nghiệm rẤt đáng kể của một người đã sống, đã viết khá
nhiều, từng trải, lăn lộn với cuộc đời và nếm trải đủ mùi vị của thăng trầm,
sướng khô, vui buồn như ông Như vậy, nghiên cứu truyện ngắn Trần Đức Tiến sẽ cho chúng ta cái nhìn mới về con người hiện đại cũng như những nỗ lực tìm tịi thi pháp mới của truyện ngắn
1.3 Lóng và /uột - tập truyện ngắn mới đây của Trần Đức Tiến (Giải thưởng hội Nhà văn Việt Nam 201 1) cho thấy những tìm tịi, đối mới về thi
pháp thể loại (truyện ngắn) của nhà văn trên nhiều phương điện nhất là
giọng điệu nghệ thuật Mặc dù mới ra mắt bạn đọc nhưng tập truyện Long
và fuột được giới yêu thích văn chương đánh giá cao trên nhiều phương diện nhất là trên phương diện thi pháp thể loại Lóng và /uột chỉ gói gọn trong mười lăm truyện ngắn, không gây bất ngờ, không ôn ào, mà là sự ổn
Trang 7tình cảm riêng biệt rất cá nhân của con người hiện đại, chứ khơng cịn lệ
thuộc vào những chi tiết, sự kiện mô tả cuộc sống đang từng ngày diễn ra Con người trong tác phẩm sống đến một lúc nào đó thì nhận thấy cái đời sống xung quanh mình, mọi kết nối với mình dường như cứ “lỏng lẻo” và “tuột” ra khỏi mình Lỏng và đuội đưa đến cho người đọc cái nhìn mới về
con người trong xã hội hiện đại chịu sự tác động của kinh tế thị trường
Bên cạnh đó tác phẩm cũng cho thấy sự nỗ lực tìm tịi đơi mới thi pháp
truyện ngắn của Trần Đức Tiến Với đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ góp
một phần nhỏ cho việc nhìn nhận và đánh giá tập truyén Long và fuột nói
riêng, truyện ngắn của Trần Đức Tiến nói chung trong đổi mới thi pháp truyện ngắn của văn xuôi đương đại
2 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Truyện ngắn Trần Đức Tiến nhìn từ thi pháp thể loại (qua khảo sát
tap Long va tudt)
2.2 Giới hạn của đề tài
Đề tài bao quát tất cả các truyện ngắn của Trần Đức Tiến, đặc biệt
tập trung vào mười lăm truyện ngắn trong tap Long va tuột của tác giả
Văn bản chính dùng đề khảo sát, luận văn dựa vào cuốn Lỏng và tuột
(Trần Đức Tiến), Nxb Hội Nhà văn, 2010 3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3.1 Truyện ngắn với tư cách là một thể loại độc lập, truyện ngắn
(short story) xuất hiện tương đối muộn, vào khoảng thế kỷ XI Truyện
ngắn là “Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung của thể loại truyện ngắn bao
trùm hết các phương diện của đời sống: đời tư, thé sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắn được viết ra đề tiếp thu liền một
mạch, đọc một hơi không nghỉ”[27:370] Như vậy, ấn tượng mà truyện
Trang 8thấy khá nhiều cách tân và thê nghiệm táo bạo, vượt ra ngoài những giới han, phá vỡ hoàn toàn cấu trúc năm màn truyền thống, thậm chí truyện mà khơng có chuyện Bên cạnh đó trong hình thức nén gọn của mình, truyện ngắn có thể un chuyền thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống và biến đổi linh hoạt kịp thời với nhịp đời trơi chảy Nó khơng có
tham vọng thâu tóm mọi hiện thực, không nhắm đến sự hồn hảo
Truyện ngắn đơi khi chỉ là một buổi chiều, một giấc mơ, một tiếng thở
dài, một mảnh vỡ đâu đó của tâm hồn Thể loại truyện ngắn đang ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, khiến cho mọi định nghĩa về nó
trở nên chật hẹp và mọi tiêu chí đưa ra không được thỏa mãn trọn vẹn Có thể gọi truyện ngắn là thể loại của thời hiện tại Bởi mọi định nghĩa về nó vẫn chưa được hoàn thiện Và cái chính, tác động của truyện ngắn là tức thời và liền mạch Nó tạo một lát cắt, bất ngờ đặt người đọc vào
đâu đó giữa lòng cuộc sống rồi cứ thế đây anh ta đi tiếp Truyện ngắn không đòi hỏi người đọc phải bao quát được nhiều tầng của hiện thực, nó
chỉ là một khoảnh khắc được ngưng đọng, một tia sảng được soi chiếu,
thành ra người đọc dễ dàng đến với truyện ngắn trong bất cứ thời gian nào, bối cảnh nào Ký ức nó đề lại bao giờ cũng tươi rói và đầy ấn tượng, trong khoảnh khắc ấy, phút giây ấy
3.2 Trần Đức Tiến là nhà văn ln có ý thức tìm tịi cách tân văn
hoc Tác phẩm của ông mang lại cho độc giả cảm giác vừa lạ, vừa quen, ẩn chứa nhiều giá trị nghệ thuật Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu truyện ngắn Trần Đức Tiến còn khá mới mẻ, hiện nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào đáng kế và quy mơ, nếu có chỉ mới dừng lại ở một số bài nghiên cứu trên báo chí, phỏng vấn, điểm sách, trên các trang Web nhưng vẫn
còn rất rời rạc và nhỏ lẻ
Trang 9chất” của Lục Hạ “Thong thả nhâm nhi Trần Đức Tiến” của Tạ Duy Anh,
“Lỏng và tuột” của Khánh Phương, “Lỏng và tuột: giọng điệu mới của Trần
Đức Tiến” của Nhật Tuấn, “Soi vào cõi người ta thấy mình” của Bùi Việt
Thắng được đăng tải trên trang Web: w.w.w Nhavantphcm.com
Trước hết tác giả Lục Hạ trong bài viết “Nhà văn Trần Đức Tiến - Người chưng cất truyện ngắn nguyên chất” cho rằng: “Truyện ngắn của Trần Đức Tiến là thứ truyện nguyên chất sát gần với cuộc sống, vừa lột tả sâu xa con người Nhiều tác phẩm văn xi có những trang đẹp như thơ, những thân phận gai góc có thể chuyền thể, truyện ngắn của Trần Đức Tiến khó chuyền thể được như vậy Nhưng không phải vì thế mà người đọc không nhớ lâu” Tác giả chủ yếu viết về con người trong tập truyện Lóng và /uột - con người khuất lấp bên trong con người thực tại Cuối cùng tac giả kết luan: “Long và fuội cũng như nhiều tác phẩm văn học đã và đang
hồn thành, có lẽ Trần Đức Tiến muốn đưa ra một quan niệm khác về văn
học Có thể khơng mới trong quan niệm văn chương của nhiều người đã và đang cầm bút nhưng hình như ngày hơm nay nó bị lãng quên bỏ sót [28]
Tạ Duy Anh trong bài viết ““Thong thả nhâm nhi Trần Đức Tiến” mé xẻ lí do truyện ngắn Trần Đức Tiến trong bối cảnh còn xa lạ với dư luận
mặc dù đã được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành và được giải thưởng
của Hội Nhà văn Bên cạnh đó tác giả còn nhấn mạnh sự ồn định của thể
loại trong truyện ngắn Trần Đức Tiến: “Có thể nói, kể từ những tác phẩm nổi danh cách đây mấy chục năm như Chuyện về những con cá cờ, Soạn và U, rồi hàng loạt tác phẩm sau đó in trong tập Tuyệt đối yên fữnh, Trần Đức
Tiến vẫn giữ được hai điều quan trọng với một nhà văn: Tính độc đáo của
lối kể và sự nghiêm túc” Trong bài viết này tác giả nghiên cứu truyện ngắn
Trần Đức Tiến về nội dung lẫn nghệ thuật, về những khía cạnh cách tân và
những thiếu sót, cầu thả về ý tưởng truyện chủ yếu tập ở truyện ngắn Long
Trang 10sợ, khinh thường cái cuộc đời mà ông mô tả nhưng lại không thể không
thèm khát nó, được tiếp tục sống voi nd Ong làm ngược lai cach của nhiều
người khi dùng cái mông lung, huyền ảo, cái không thể nắm bắt bằng lý
trí, cái tạo ra cảm giác về sự thắm sâu, bao la để làm dung môi cho thứ vật liệu đơn giản hơn có tên là hiện thực Bạn đọc luôn luôn phải tự xác định vị trí của minh trong toạ độ nghệ thuật do ông vẽ ra Nhưng cai đích
mà họ hướng tới hoá ra lại ở ngay trước mắt Nó giống như cảm giác về giấc mộng Hoàng lương Chỉ khác rằng, cuộc đời với Trần Đức Tiến không phải là cái chớp mắt của số phận Cái cuộc đời ấy là trường cửu và đáng sống” [3]
Tác giả Khánh Phương trong bài viết: “Lỏng và tuột” nhận xét về tác phâm: “Tái xuất giang hỗ với Lỏng và /uội tuyển tập gồm 15 truyện ngắn
Trần Đức Tiến không dành cho bạn đọc sự bất ngờ, mà là một sự én định,
nhuân nhị và đầy đặn của phong cách cũng như nội dung thể loại, sau nhiều năm lặng lẽ, kiên trì viết hàng vài chục truyện ngắn cũng không kém phần duyên dáng, phóng túng, đăng tải rải rác trên các báo, tạp chí, từ Vũng Tàu,
Cửa biển (Hải Phòng) cho tới Văn nghệ, Văn nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh ” và “Khơng cịn nệ vào những tình tiết, sự kiện mô phỏng đời sống đang diễn ra, nhà văn trực tiếp miêu tả những vấn đề tâm lý tình cảm riêng
biệt, rất cá nhân, bằng chính những diễn tiến nội tâm cảm xúc, vừa cơ
đọng vừa biến hố bất ngờ” [45]
Cũng đi sâu vào bình diện cụ thê của tác phâm, tác giả Trần Nhật Tuấn trong bài viết: “Lỏng và tuột: giọng điệu mới của Trần Đức Tiến” nhận xét: “Trần Đức Tiến tuy khơng cịn trẻ, nhưng tập truyện ngắn Lỏng
và tudt vita ra mat ban doc cho thay anh đang nỗ lực tìm tịi cho mình một
giọng điệu mới” [69]
Trong bài viết “Soi vào cõi ta thấy lịng mình (về tập truyện Long va tuét của Trần Đức Tiến)” tác giả Bùi Việt Thắng nhận xét:
Trang 11điệu như là cái cốt lõi của phong cách một nhà văn, nhưng lại ít chú
ý đến nhịp điệu, trong khi nhịp điệu tạo nên phần hồn của câu
văn Tôi cũng nghĩ rằng thời hiện đại nhà văn không mấy ai ngồi “mài” từng chữ khi viết vì chính họ cũng như đồng loại đang sống
trong thời buổi đời sống vận hành với tốc độ “một ngày bằng hai
mươi năm” [54]
Nhìn chung với truyện ngắn của Trần Đức Tiến nói chung và tập truyén Long va tudt nói riêng, những đánh giá của các tác giả có vị trí trong giới nghiên cứu - phê bình còn khiêm tốn Và việc nghiên cứu đó
chỉ mới dừng lại ở những nhận định, chưa có một cơng trình quy mơ nào
nghiên cứu về truyện ngắn của ông đặc biệt là tập truyện Lỏng và fuội Tuy nhiên, với chúng tôi - những người thực hiện đề tài này thấy rằng, những bài viết trên dù chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá tác giả và tác phẩm, nhưng cũng sẽ là nguồn tài liệu quý giá mang tính định hướng cho chúng tơi trong việc nghiên cứu, học tập này Chúng tôi hy vọng với đề tài này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu về thi pháp thể loại truyện ngắn Trần Đức Tiến nhằm khẳng định những đóng góp của ơng trong văn xuôi đương đại nước nhà
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu
Qua khao sat tap truyén Long và fuội, luận văn nhằm xác định những
đặc điểm về thi pháp thể loại (tức nghệ thuật tô chức truyện ngắn) của Trần Đức Tiến, đánh giá những thành công (và cả hạn chế) của nhà văn ở thể loại này
4.2 NIuệm vụ nghiên cứu
4.2.1 Đưa ra một cái nhìn khái quát về tập truyện Lóng và fuội trên hành trình sáng tạo của Trần Đức Tiến và hành trình của truyện ngắn Việt
Trang 124.2.2 Đi sâu khảo sát, phân tích xác định những nỗ lực của Trần Đức
Tiến trong nghệ thuật tô chức giọng điệu và ngôn ngữ truyện ngắn (qua tập Long va tuot)
Cuối cùng rút ra một số kết luận về tập hỏng và fuội nói riêng, truyện
ngắn Trần Đức Tiến nói chung trong truyện ngắn Việt Nam đương đại 5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó có các phương pháp chính: Phương pháp thống kê - phân loại phương pháp phân tích - tống hợp, phương pháp so sánh - loại hình, phương pháp cấu trúc - hệ thống
6 Đóng góp và cấu trúc luận văn
6.1 Đóng góp
Luận văn là cơng trình đi sâu tìm hiểu tập truyện ngắn Lỏng và fuội của Trần Đức Tiến trên phương diện thi pháp thê loại với cái nhìn tập trung và hệ thống
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc tìm hiểu, nghiên cứu truyện ngắn Trần Đức Tiến nói riêng và truyện ngắn Việt Nam đương đại nói chung
6.2 Cấu trúc của luận văn
Ngoai Mo dau, Két luận và tài liệu tham khảo nội dung chính của
luận văn gồm ba chương
Chương 1: Truyện ngắn Trần Đức Tiến trong bối cảnh truyện ngắn
Việt Nam đương đại
Chương 2: Nghệ thuật dựng truyện và xây dựng nhân vật của Trần
Đức Tiến qua tập Lỏng và fuột
Trang 13TRUYEN NGAN TRAN DUC TIEN
TRONG BOI CANH TRUYEN NGAN VIET NAM DUONG DAI
1.1 Truyén ngắn đương đại và một số vấn đề thi pháp thể loại
1.1.1 Một cái nhìn chung về truyện ngắn Việt Nam đương dai
(sau 1975)
1.1.1.1 Tiền đề xã hội - thâm mỹ của sự đồi mới truyện ngắn từ sau 1975 Văn học bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống một cách chân thực, đó là ngun lí chung của văn học Thực tế, thì các sáng văn chương cũng đã chứng minh cho điều đó Bản thân văn học và đời sống vốn là hai vòng tròn đồng tâm Nếu như tách rời chúng, văn học sẽ trở thành một thứ
nghệ thuật huyền bí mơ hỗ rơi vào trạng thái cực đoan Đời sống là mảnh
đất màu mỡ đề nuôi dưỡng văn học và cũng là chìa khóa giải thích những hiện tượng phức tạp của văn học Ngòi bút của nhà văn phải bắt rễ sâu từ cuộc sống thì mới có thể có sức sống bên bỉ và lâu dài Tác phâm của nhà văn viết hay, hay dở đều do vốn sống có nhuần nhụy hay khơng Tuy nhiên, hiện thực đời sống phản ánh vào văn chương không phải là quá trình rập
khn, máy móc mà là sự tích lđãy vốn sống, sự từng trải cộng vào đó là bộ
óc nhạy cảm của nhà văn Cuộc sống luôn vận động không ngừng theo quy luật của nó Vì vậy, ngịi bút phản ánh của nhà văn cũng phải theo đó mà chuyển biến một cách linh hoạt, nhạy bén, đa dạng và phong phú Qua mỗi giai đoạn, mỗi thời kì khác nhau với những khuynh hướng sáng tác khác nhau, quan niệm văn học phán ánh hiện thực cũng phải thay đối cho phù
hợp với tiến trình vận động của lịch sử văn học
Thời kì 1945 - 1975 cả đất nước gồng mình lên với hai cuộc
Trang 14dòng chảy của cách mạng để ca ngợi kịp thời và tái hiện đời sống hiện thực khốc liệt trên quy mô sử thi cuộc chiến đấu anh hùng bất khuất của
dân tộc Đời sống hiện thực hiện lên đa dạng, phong phú về chất liệu
thâm mỹ như: tiền tuyến và hậu phương, chiến đấu và sản xuất, tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, tình u và lí tưởng Đó là những bình diện ln
được lồng vào nhau, đan xéo với nhau trong cuộc sống thực Văn học
giai đoạn này làm nhiệm vụ xung kích trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Nó đã phản ánh kịp thời những bước đi mang tính thời sự nóng bỏng cho cách mạng Và trên hết văn học giai đoạn này đề lại một kho tàng văn xuôi đồ sộ với một đội ngũ nhà văn đông
đảo Trong ba mươi năm, truyện ngắn đã gặt hái được nhiều thành tựu
với hàng trăm truyện ngắn, tập truyện ngắn có giá trị: Làng (Kim Lân), Mùa Lạc (Nguyễn Khải), [Vợ chồng A Phú (Tơ Hồi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), C”iếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) Có thể nói, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là hai cuộc
chiến tranh thần thánh kết tinh của sức mạnh và văn hóa dân tộc mấy
nghìn năm, trở thành “trạng thái sử thi” điển hình, là biểu tượng của
nhân loại yêu chuộng hịa bình Vì vậy, văn học giai đoạn này tập trung tái hiện bức tranh rộng lớn của cuộc chiến tranh nhân dân lúc bấy giờ
được xem như là một lẽ tất yếu, phù hợp với yêu cầu cách mạng và mục đích, nhiệm vụ, quy luật phát triển văn học của dân tộc nói chung
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta hồn tồn giải phóng,
tổ quốc thống nhất, cả nước tiễn lên chủ nghĩa xã hội, một thời kì mới, viễn cảnh mới mở ra cho nền văn học nước nhà phát triển trong điều kiện hòa
Trang 15và hy sinh vô bờ bến của nhân dân đã gợi ra biết bao đề tài và chủ đề mới
cho văn học
Giai đoạn 1975 - 1985 (mười năm kế tiếp) được xem là giai đoạn chuyển mình tìm kiếm con đường đôi mới phù hợp với yêu cầu của một thời kì hậu chiến còn quá nhiều phức tạp Văn học thời kì này vẫn chưa thốt khỏi trường sử thi, do quán tính vận động của một kiểu tư duy nghệ
thuật da ton tai kha lâu trong tiến trình ba mươi năm trước đó Kiểu tư duy
ấy đã ăn sâu vào cảm thức sáng tác của văn nghệ sĩ Muốn thay đổi họ cần
phải có một q trình cho cơng cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện
Nguyễn Minh Châu (Ảiên đất cháy), Khuất Quang Thụy (Trong cơn gió lóc), Nguyễn Trí Hn (Họ đã sóng như thế) các tác phẩm văn học này đã có sự vận động khơng trùng khít hồn tồn với sự sang trang của lịch sử dân tộc sau năm 1975 Văn học giai đoạn này kế thừa các nguyên tắc truyền thống của văn học giai đoạn trước nhưng đã mở ra bình diện mới trong sự lí giải, thể hiện con người Và các nhà văn đang có gắng tháo bỏ
mình ra khỏi những quan niệm đơn giản về hiện thực
Bước vào những năm đầu của thập niên 80 của thé ki XX, tinh hinh
kinh tế - xã hội của đất nước ta gặp nhiều khó khăn, rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng Bối cảnh xã hội thay đối, cuộc sống hiện ra với tat cả những mặt phức tạp như nó vốn có Khơng những vậy, đây còn là thời kì
giao thoa giữa cái cũ và cái mới, cái cũ thì vẫn tỒn tại cịn cái mới thì mới manh nha, hai yếu tố thuận và nghịch của đời sống kinh tế - xã hội đều tác
động đến văn học Ngồi ra những tính chất phức tạp và sự chi phối của
kinh tế thị trường đầy tới sự phân cực trắng - đen, tốt - xấu, thiện - ác trong xã hội mà Nguyễn Minh Châu đã nhận định: “Thời kì này diễn ra một cuộc
đối chứng giữa nhân cách và phi nhân cách, giữa hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và bóng tối, cịn rơi rớt bên trong tâm hồn một con người” Trước tình hình đó, tháng 12 năm 1986 Đại hội lần thứ VI của
Trang 16nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống cịn Phải đơi mới, trước hết là đối mới tư duy, chúng ta mới có thể vượt qua khó khăn” [15:15] Và đất
nước từ thời điểm đó thực sự mở cửa, cải tổ nền kinh tế - xã hội và hiện
thực đời sống cũng từ đó được sắp xếp lại Đời sống văn chương cũng được
hưởng một bầu khơng khí dân chủ và cởi mở Có thể thấy Đại hội VI đã
mở ra công cuộc đổi mới, mang lại khơng khí dân chủ với tinh thần “nhìn
thắng sự thật, đánh giá đúng sự thật”, tạo điều kiện cho sự chỉ hướng đổi
mới của văn học, và bảo tồn những giá trị tỉnh hoa truyền thống văn hóa Trạng thái tỉnh thần mới giúp cho các nhà văn tìm tịi sáng tạo và không ngừng trăn trở trước những vấn đề phức tạp của đời sống đề đáp ứng nhu
cầu xã hội mới sau chiến tranh cũng như khẳng định mình trong xu thế hội
nhập với văn học toàn cầu Văn học đương đại đang đi trên con đường đổi
mới, hội nhập, hoàn thiện và hiện đại
Từ giữa những năm 90 của thế ki XX đến nay, trong xu thế Ổn định
của xã hội, văn học về cơ bản không xa rời đường lối đổi mới của Đảng tại Đại hội VỊ Văn học hiện nay quan tâm nhiều hơn đến yêu cầu đổi mới trong sự vận động nội tại của nó Bởi trước đó văn học đổi mới là do nhu cầu mới của xã hội và khát vọng dân chủ Và trên hết, “văn học vẫn đang
gắng gỏi trên con đường gập gềnh đề tìm đến những giá trị nhân văn vốn luôn luôn là sự kết tinh cuối cùng của một nên văn học chân chính” [14]
1.1.1.2 Bức tranh truyện ngắn Liệt Nam sau 1975
M.Bakhatin chỉ rõ: Mỗi thể loại thể hiện một thái độ thâm mỹ đối
với hiện thực, một cách cảm thụ nhìn nhận giải minh thế giới và con người Truyện ngắn cũng là một thể loại như thế, đặc biệt trong xã hội hiện đại Vì
thế nó thu hút được sự quan tâm của người sáng tác, người nghiên cứu, người đọc [4:67]
Trang 17ngắn đã kịp thời phản ánh bức tranh muôn mặt của cuộc sống Sau khi chiến tranh kết thúc, nhất là trong thời kì đổi mới dường như lúc nào truyện ngắn cũng đáp ứng được tâm lí, thị hiếu của độc giả, không chỉ
bởi sự nhỏ gọn của hình thức mà cịn do sự chuyền tải được những vấn đề nhức nhối của chiến tranh, của cuộc sống mà trước đây chưa có điều
kiện đề nói tới Vì thế truyện ngắn đã và đang là trung tâm thu hút sức sáng tạo của các nhà văn
Phát triển trong khơng khí dân chủ với ý thức của chủ nghĩa sáng tạo,
đời sống văn học Việt Nam sau 1975 đã thực sự bước sang “một thời kì
khác” (Nguyễn Kiên), thời kì của giao lưu văn hóa được mở rộng Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng mang tới bước phát triển mới của
văn học nước nhà Thông qua giao lưu, hội nhập, văn học nước ta có điều kiện tiếp thu lĩnh hội những giá trị đích thực, những thành tựu to lớn của văn học thế giới Sự quản lí văn học có chun mơn và trình độ, tơn trọng
tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn cũng như có những chế độ đãi ngộ xứng đáng với lao động nghệ thuật đã khiến cho đội ngũ nhà văn tăng lên
cả về số lượng và chất lượng Quan niệm văn học thời kì này cởi mở hơn,
gắn với cá tính sáng tạo của người viết hơn, các nhà văn khơng thần thánh hóa văn chương, không đặt vào đó q nhiều kì vọng cao siêu Văn chương cũng như một hiện tượng của đời sống “Văn chương sẽ sống cái sức sống
tự nhiên của nó Nhưng tất cả mọi việc trên đời này, văn chương cũng có giới hạn, có sự sáng lên, sự mất đi, có cái cao cả cũng như cái bình
thường”(Lê Minh Khuê) Với Phạm Thị Hoài văn chương là “một trị chơi
vơ tăm tích” và “viết là một phép ứng xử”, “trước hết là ứng xử với bản
thân mình sau là ứng xử với môi trường và môi trường ở đây là toàn bộ những gì mà tự nhiên và con người tạo ra, kể cả những di sản quá khứ và những tín hiệu mơ hồ về tương lai”[31] Như vậy, cách nhìn nhận văn học như một công cụ tinh thần, một vũ khí tuyên truyền về cơ bản đã được giải
Trang 18từ, xuất phát từ quan niệm mang tính cá thể của người cầm bút Vi thé,
chúng ta thấy nhà văn đã có một tâm thế mới, một vị thế mới, tự do hơn và chủ động hơn trong sáng tạo nghệ thuật
Nằm trong mạch vận động chung của văn xuôi Việt Nam sau 1975, truyện ngắn vươn lên trở thành thể loại trụ cột của văn học, là sự chuyển biến từ một nền văn học chịu sự tác động của quy luật chiến tranh sang nền
văn học chịu sự chi phối của quy luật đời thường Các phạm trù thâm mỹ
cũng được mở rộng: từ cái cao cả anh hùng đến cái bi, cái hài, cái xấu, cái kệch cỡm Hiện thực của văn học sau 1975 là hiện thực đa chiều Nó có sự
đan cài hịa quyện những mặt đối lập: có trắng - đen, có thiện - ác, tích cực - tiêu cực trong mỗi con người Hơn lúc nào hết truyện ngắn luôn thể hiện
vai trị của mình trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực sinh động đa dạng của bức tranh cuộc sống văn học môn màu sau 1975 Truyện ngắn VỚI
ưu thế nhỏ gọn của hình thức, sự chuyển hóa nhanh những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội đang có nhiều màu sắc Bàn về văn xuôi sau 1975, Nguyên Ngọc nhận định: “Đến đây bồng thấy một quy luật rất thú vị về phát triển của thể loại văn học Truyện ngắn bồng nối bật hàng đầu Những năm trước truyện ngắn gần như lịm đi, bị đè bẹp dưới sức nặng của tiểu thuyết ngồn ngang kia, nó ngoi lên và bùng nô Tơi có cảm giác chúng ta đang đứng trước một vụ được mùa truyện ngắn Truyện ngắn đông nhiều
và thật sự có một số truyện ngắn hay” [40] Với một khối lượng dé sô
truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu như: Bức tranh, Có lau, Bến quê, Phiên chợ Giái, Chiếc thuyên ngoài xa, cho đến Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) rồi Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), và các tác phẩm như Bước qua lời nguyên (Tạ Duy Anh), Cánh đồng bát tận (Nguyễn Ngọc Tư), Mùa hoa cải bên sông (Nguyễn Quang Thiều) đã mang đến cho văn học một luồng
sinh khí mới sau thời kì đối mới Tốc độ phát triển của truyện ngắn còn
được thống kê qua các phong trào thi viết truyện ngắn theo Bùi Việt Thắng
Trang 19chức có gần 2000 tác phẩm dự thi bằng với số lượng truyện ngắn của
bốn năm 1978 - 1979; 1983 - 1984 Điều đó cho thấy truyện ngắn sau đổi
mới đạt được nhiều thành tựu Cùng với sự gia tăng nhiều tên tuổi mới và
số lượng tác phẩm, truyện ngắn thời kì này đã mở ra hướng tìm tịi cả trong
tiếp nhận hiện thực lẫn thi pháp thể loại
Truyện ngắn là mảnh đất tập hợp được nhiều cá tính sáng tạo độc
đáo Trước hết, truyện ngắn sau 1975 đã có sự tìm tịi đối mới của những
nhà văn từng sáng tác ở hai giai đoạn văn học như Bùi Hiền với tập truyện ngắn 7mm fướng Nguyễn Quang Sáng tập truyện ngắn Con mèo của Fouwjita Đặc biệt Nguyễn Minh Châu được xem là người mở đường tài năng “tỉnh anh” với nhiều tác phẩm như: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Bến quê Nhân vật trong tác phẩm thường là
nhân vật tự ý thức, nhân vật tự đối diện với tòa án lương tâm Cũng như
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải cũng đã bắt nhịp được với văn học đơi mới Ngịi bút của ông vẫn thống nhất và biến hóa với tính triết luận tỉnh
táo Với cách viết, đặt vấn đề, nghệ thuật kể chuyện tự nhiên dân dã và
duyên dáng, truyện ngắn Nguyễn Khải là những triết lý sâu sắc về con người và cuộc đời Nhà văn thông qua những sự kiện xã hội, những vấn đề thời sự nóng bỏng để nêu bật lên những triết luận sâu sắc về những vấn đề vĩnh hằng của con người như: Mot nguoi Ha Noi, Nang chiéu
Từ những năm 80 đến nay các phong cách viết truyện ngắn đầy sáng
tạo, linh hoạt bắt đầu hình thành và phát triển Hàng loạt các cây bút trẻ
xuất hiện và gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nồi trên văn đàn như: Nguyễn
Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi, Hịa Vang, Nguyễn Quang Lập, Tạ Duy Anh
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khai thác nhiều mảng đề tài, cộng với cái
nhìn hiện thực cách viết sắc lạnh, đầy tinh than phé phan Hoa Vang lai co
Trang 20biệt từ sau 1975 sự xuất hiện của các nhà văn nữ đã đem lai một luồng
không khí mới trong văn học Bằng sự mẫn cảm của nữ giới, họ đã góp
phần thể hiện đậm nét bề sâu của cuộc sống và cả bề sâu hiện thực của con người Phạm Thị Hoài là cây bút nữ đầu tiên với tác phẩm Mê lộ và nở rộ
những cây bút trẻ như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Dạ Ngân, Y Ban, đặc biệt là Phan Thị Vàng Anh, về sau có Nguyễn Ngọc Tư là cây bút thực sự gây ấn
tượng với ngòi bút đậm chất Nam Bộ Có thê nói, chỉ với một lát cắt đồng
đại truyện ngắn từ sau 1975 đến nay đã quy tụ nhiều cá tính sáng tạo, một
Nguyễn Khải triết lí sâu sắc, một Nguyễn Quang Sáng thì bố bã chân chất
thuần phác, Bảo Ninh lại dữ dội bạo liệt, Nguyễn Huy Thiệp thì sắc lạnh, Phạm Thị Hoài phá cách khinh bạt, còn Nguyễn Ngọc Tư lại nhân hậu văn phong đậm chất Nam Bộ Và có thể kế ra hàng loạt các tên tuổi khác đã tạo
nên diện mạo cho văn học đương đại như: Nguyễn Quang Lập, Hồ Anh
Thái, Tạ Duy Anh, Phạm Hoa, Nguyễn Ngọc Thuần, Y Ban Bằng sự trăn
trở, thể nghiệm, đội ngũ những người viết truyện ngắn nhiều thế hệ đã góp phần khơng nhỏ trong việc kế thừa và cách tân thể loại, mang đến cho truyện ngắn đương đại một khơng khí mới mẻ và vô cùng phong phú
Truyện ngắn thời kì đổi mới đi sâu vào mọi vấn để của cuộc sống
thường nhật Đó là nỗi đau của chiến tranh để lại, là sự mất mát của người lính bước ra khỏi cuộc chiến, là nỗi hận thù của dòng họ gia tộc, là bi kịch
gia đình và cái khắc nghiệt của đói khát và cơ đơn Có cả những vấn đề của
cõi tâm linh, tiềm thức và vơ thức Có cả sự xen lẫn giữa niềm hân hoan,
hạnh phúc và nỗi xót xa cay đắng Dường như, mọi cảm xúc cung bậc của
đời sống hiện thực đều hiện lên trong từng câu văn giản dị, mộc mạc Ấy
Bao nhiêu phức tạp ồn ào, bao nhiêu dư vị đắng chát của cuộc sống thời đối mới đều được truyện ngắn phản ánh chân thực Truyện ngắn giờ đây khơng cịn là “mũi khoan thăm dò nhỏ nhẹ”(Nguyên Ngọc), mà đã và đang mang sức nặng của những sự khái quát, mỗi một câu chuyện là thấy cả một cảnh
Trang 21ngắn tăng, có thể xem là điểm nồi bật của truyện ngắn đương đại Việt Nam Có những truyện ngắn sức nặng hơn cả một cuốn tiểu thuyết như: Bước qua lời nguyên của Tạ Duy Anh, Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu
thậm chí là truyện ngắn Kịch Câm của Phan Thị Vàng Anh
Văn xuôi đương đại có những cách tân nghệ thuật, trước hết phải kể đến truyện ngắn Nếu như trước đây, cốt truyện đóng vai trị chủ yếu trong truyện ngắn nói riêng và loại hình tự sự nói chung thì hiện nay cốt truyện khơng cịn đóng vai trò chủ đạo Thậm chí người viết khơng cần tới cốt
truyện Chi tiết và sự kiện lên ngơi Có khi khơng cịn có cả sự kiện mà chỉ
có ngôn ngữ, cách hành văn Bên cạnh đó là lối viết theo dòng suy tưởng,
viết theo phân mảnh rời rạc lộn xộn, lối viết hướng về các khu vực riêng tư uấn khúc của nội tâm, dồn nén hoặc buông thả của tiềm thức hay dục tính mà khơng cịn hoặc cần nhân vật Không những vậy, nhà văn còn
thay những logic thông thường bằng những nghịch lí và phi li dé thấy cuộc sống đầy những ngẫu nhiên Gia tăng yếu tố kỳ ảo huyền thoại tạo nên
chiều sâu trong khám phá hiện thực Tuy nhiên, mọi thứ vẫn đang thử nghiệm và chưa mang lại thành công nhưng thực sự nó đã tạo nên sự đa
dạng, phong phú trong bức tranh truyện ngắn đương đại đầy màu sắc Trong sự thay đối chung của thời đại, như một hệ quả tất yếu thì truyện ngắn cũng có sự chuyên đối đáng kể Càng ngày truyện ngắn càng
có sự xâm nhập nhiều thể loại Các tiêu chí để xác định truyện ngắn dường
như không cịn quan trọng Có những truyện ngắn như một bài thơ, văn xi, có những truyện ngắn thiên về phóng sự thiên về vở kịch một màn hay nghiêng về bút kí Và nhìn chung truyện ngắn có sự biến hóa đa dạng
và đối mới đáng kế trong việc thay đối đề tài, khơng ngừng tìm tòi cách
Trang 22dừng lại ở đó, mà soi chiếu hiện thực từ nhiều phương diện, góc độ khác nhau để đảm bảo tính chân thực và toàn diện Khi văn học được “cởi trói”
để hướng tới sự đa dạng thì bút pháp này có điều kiện phát huy Bút pháp phúng dụ huyền thoại được nhiều nhà văn sử dụng khơng chỉ có trong truyện ngắn mà cịn có trong cả tiêu thuyết Nhiều nhà văn đã thành công với bút pháp này như Nguyễn Minh Châu Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh Sự có mặt của bút pháp này bên cạnh bút pháp tả
thực cho phép nhà văn có cái nhìn sâu sắc hơn vào cuộc sống hiện thực,
đồng thời tạo ra sự lạ hóa đề thu hút người đọc Khi tiếp xúc với những tác phẩm có sử dụng bút pháp phúng dụ huyền thoại người đọc có nhiều
cảm xúc mới mẻ về một hiện thực bề bộn, ngôn ngang, nghiệt ngã và
phức tạp qua những huyền thoại giàu chất tưởng tượng Bên cạnh đó, bút pháp trào lộng giễu nhại cũng được sử dụng hầu hết trong các thể loại văn
xuôi tự sự Trào lộng giễu nhại không đơn thuần nhằm mục đích gây cười,
giải thiêng mà quan trọng hơn đó là hình thức tiếp cận các giá trị đời sống một cách dân chủ nhiều chiều, phi quy phạm Cùng với bút pháp trào lộng, giễu nhại, bút pháp tượng trưng cũng được các nhà văn sử dụng, nhằm gia tăng chất lượng ý nghĩa của văn chương và tăng thêm sức mê hoặc của tác phẩm Chính sự đa dạng trong bút pháp sáng tạo đã tạo nên sự đa dạng trong hình thức truyện ngắn Đó là truyện giả cổ tích kiêu 7m vỡ của Võ Thị Hảo, Những ngọn gió Hua tát của Nguyễn Huy Thiệp: truyện kì ảo kiểu Bến trần gian của Lưu Sơn Minh; truyện dòng ý thức
kiểu Tiệm may Sài Gòn của Phạm Thị Hoài: truyện ngắn kiểu Kịch câm của Phan Thị Vàng Anh: truyện kiểu cực ngắn kiểu Cam ngot cua Pham
Trang 23chứng tỏ sức sống của những mảng màu khác nhau trong một bức tranh truyện ngắn đang dần hồn thiện
Nói chung truyện ngắn Việt Nam đương đại từ sau 1975 đến nay đã
thực sự khẳng định vai trị vị trí trong các thể loại khi đáp ứng được nhu cầu của người đọc, khi nó tỏ ra là một thể loại vừa bám sát hiện thực cuộc sống đa
chiều vừa xoáy sâu vào mảng hiện thực trừu tượng thế giới tâm hồn con người Các nhà nghiên cứu và độc giả đã ưu ái dành cho truyện ngắn những lời có
cánh như “truyện ngắn lên ngôi”, “thăng hoa”, “được mùa”, “chân trời của
truyện ngắn” [50:204] Truyện ngắn đương đại đã có những mùa gặt bội thu, đã có cây sai trái ngọt Sự khởi sắc đáng mừng của thể loại cỡ nhỏ không phải ngẫu nhiên mà có Đó là cuộc chạy tiếp sức từ những cây bút tiền trạm như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Ma Văn Kháng, Nguyễn Kiên cho đến những cây bút trẻ thuộc thế hệ mới luôn sôi nỗi ý nguyện đối mới cách viết như: Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Thiều, Phan Thị Vàng Anh, Lê Minh Khuê, Trần Thùy
Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ Và gần đây có Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc
Tư và nhiều cây bút trẻ thế hệ 8X như Trần Thu Trang, Trang Hạ, Trương Quế Chi, Phan Ý Yên đang khẳng định sức viết trên văn đàn Làm nên sự thành công cho truyện ngắn đương đại không thể khơng nói đến sự đóng góp đáng kế của các cây bút truyện ngắn Việt Nam hải ngoại, qua cuốn Ö72¡
mươi năm truyện ngắn Liệt Nam hải ngoại 1975 - 1995, Nxb Đại Nam
USA, 1995 (do nhà thơ Đặng Tiến từ California gửi về) qua những tập truyện ngắn của Kiệt Tấn (Pháp) Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hoài Mỹ Trần
Thị Km Lan, Lê Thị Huệ Họ là những nhà văn có đóng góp đáng ké cho
bộ mặt truyện ngắn hải ngoại sau 1975, góp phần đẩy nhanh truyện ngắn
Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa và hội nhập với truyện ngắn thế gIỚI
1.1.2 Một số vấn đề thi pháp thể loại truyện ngắn
Trang 24trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm về đặc điểm của loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống
ấy” [27:299] Vì vậy, có thé hiểu “thi pháp thể loại” là hệ thống các phương
thức, phương tiện nghệ thuật biểu hiện đời sống đã trở thành một hệ thống
đặc trưng của một thể loại văn học nhất định Tuy nhiên thể loại văn học ln có sự vận động Theo M.Bakhtin, nhà lí luận văn học người Nga, thì sự vận động của văn học thực chất là sự vận động của các thể loại Do vậy, thể loại văn học vừa cũ vừa mới, vừa ổn định vừa biến đối Cũng do vậy, nếu nói tới thi pháp thể loại là xét thể loại đó trong một giai đoạn một thời điểm mà nó đạt được một sự ốn định nhất định Vì mặc dù cũng là tiểu
thuyết, nhưng thi pháp tiêu thuyết chương hôi không thê giống với thi pháp
tiểu thuyết hiện đại dù nó vẫn mang những nét chung của loại hình tự sự Ở
đây nói tới thi pháp truyện ngắn là xét truyện ngắn văn học hiện đại 1.1.2.1 Thi pháp thể loại truyện ngắn
Truyện ngắn là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một
cách nắm bắt đời sống rất riêng theo kiêu thể loại Cho nên truyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn màng trong lịch sử văn học Truyện
ngắn, so với tiểu thuyết thường có ít nhân vật, sự kiện hơn Nếu như tiểu
thuyết thường hướng tới chiếm lĩnh đời sống trong sự đầy đặn và tính tồn vẹn của nó thì truyện ngắn thường phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người Xét thi pháp thể loại truyện ngắn, người ta thường xét tới các yếu tố cốt truyện, tình huống, kết cấu,
nhân vật, không thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu Đó là những
yếu tố cơ bản nhất của thi pháp thê loại truyện ngắn
Cốt truyện là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch Truyện ngắn là thể loại thuộc phương thức tự sự vì vậy truyện
ngắn cũng có cốt truyện Cốt truyện là phương tiện để nhà văn tái hiện các
Trang 25manh hap dẫn và lôi cuốn người đọc Chuỗi sự kiến, biến cố ay duoc hinh thành chủ yếu dựa trên hành động của nhân vật được tổ chức theo quan hệ
nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý nghĩa Trên cơ sở đó, mỗi tác giả và ngay ở mỗi tác phẩm cũng thể hiện một phương thức xây dựng riêng Việc tìm hiểu thi pháp cốt truyện vì vậy khơng phải là tìm hiểu truyện đó kể cái gì mà là phát hiện dụng ý và quan niệm của tác giả
Nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu tác phẩm văn học Goethe - đại văn hào người Đức từng nói: “Con người là điều thú vị nhất đối với con người” Còn M.GorkI - đại văn hào người Nga thì nói: “Văn học là nhân học” Đúng vậy, con người chính là đối tượng hàng đầu của văn học Con
người được tái hiện trong các tác phẩm văn học được gọi là nhân vật văn học Theo Trần Đình Sử, “nhân vật” là khái niệm dùng để chỉ hình tượng
các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn
nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật
ngôn từ Các yếu tố thông thường của một nhân vật gồm có: tên, nguồn
gốc, ngôn ngữ, hành động, tâm lí, tính cách, sé phận Nhân vật là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới của văn học có được chiều sâu và tính hình tượng Nhờ có nhân vật với những lời nói, hành động, tương tác mà cốt truyện được hình thành Nó được xem như là
chìa khóa để nhà văn bước vào thế giới hiện thực, tiếp cận những đề tài,
chủ đề mới mẻ, miêu tả và khái quát các loại tính cách xã hội Do đó,
nhân vật văn học cịn có khả năng giúp nhà văn thể hiện quan niệm
nghệ thuật về thế giới, về con người Vì vậy, việc tìm hiểu nhân vật
không phải là liệt kê hàng loạt những chỉ tiết về nhân vật đó Điều quan trọng là phân tích được, chỉ ra được dụng ý của tác giả, quan niệm tư tưởng của tác giả về cuộc sống, con người
Trang 26của nhân vật mà nó cịn thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn Không -
thời gian trong tác phẩm văn học chịu sự chi phối của quy luật tâm lí và ý đỗ sáng tác của tác giả Tìm hiểu thi pháp không - thời gian nghệ thuật là
tìm hiểu ý đồ nghệ thuật, quan niệm của nhà văn về cuộc sống
Ngôn ngữ là chất liệu của tác phẩm văn học Bởi văn học chính là nghệ thuật ngơn từ Có ngơn ngữ mới có cốt truyện, có nhân vật, có khơng - thời gian nghệ thuật Cũng từ ngôn ngữ đó mà hình thành giọng điệu của nhà văn Viết như thế nào cho sâu sắc cho hấp dẫn với nhà văn luôn là
một thử thách Với việc tiếp nhận thì ngơn ngữ, giọng điệu là một trong
những yếu tố góp phần tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm 1.1.2.2 Những đổi mới về thi pháp thê loại truyện ngắn sau 1975 Truyện ngắn sau 1975 có sự biến hóa đa dạng, phong phú và có sự đổi mới đáng kế về mặt thi pháp, trước hết là ở sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người Trong quá trình vận động phát triển của thể loại truyện ngắn đã có sự đổi mới trong quan niệm về con người Mơ
hình vận động của truyện ngắn hiện đại trong cái nhìn về con người là từ
con người cá nhân đến con người tập thể và sang con người cá thể Truyện ngắn vận động theo đường xoắn ốc với biên độ rộng hơn và hàm chứa nhiều vấn đề sâu sắc hơn về con người Vấn đề cá thể là vấn đề lớn
trong văn học, cá thể là đơn vị tổn tại đầu tiên của con người Hay nói
cách khác cá thể là tế bào của xã hội Tuy vậy không ở giai đoạn nào cá thể được quan tâm đúng mức Ở phương Tây phạm trù cá nhân phát triển rất sớm ngay từ thời phục hưng Chủ nghĩa nhân văn thời phục hưng đã để cao con người giương cao ngọn cờ giải phóng cá nhân thốt ra khỏi sự ràng buộc của tôn giáo, của thần quyền Ở phương Đông vấn đề cá
nhân được đề cập muộn màng Văn học phương Đông về cơ bản chịu
ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng tam giáo nho - phật - lão, nên ý thức về cá nhân còn hạn chế Nho giáo quan tâm đến con người xã hội, con
Trang 27triết lí vô ngã, xem nhẹ cá nhân Triết thuyết của phương Đông ảnh hưởng
một thời gian vào văn học, vì vậy văn học Việt Nam thời trung đại vẫn
không tránh khỏi mang tính phi ngã
Đầu thế kỉ X văn học Việt Nam thời trung đại chưa khẳng định cái
tôi một cách đúng mức Đến đầu thế ki XX xã hội mới tạo ra những tiền đề
để thỏa mãn nhu cầu giải phóng cá nhân Trong xã hội con người cá nhân
được hình thành do nhiều yếu tố Do sự thành lập những đô thị mới, do ra
đời của tầng lớp mới (thị dân), do ảnh hưởng văn hóa phương Tây Lần đầu
tiên trong văn học con người được nhìn nhận như một thực thể riêng tư với
giá trị tự thân chứ không dựa đẫm vào cộng đồng hay đắng cấp Và trong
văn học bắt đầu hình thành quan niệm con người cá nhân, đặc biệt là ở văn học cách mạng
Con người cá nhân trong truyện ngắn Tự lực văn đoàn: cái tôi trong truyện ngắn, tùy bút của Nguyễn Tuân: cái tôi trong truyện ngắn của Nam Cao xuất hiện lỗ lộ với những đặc điểm mới Nhưng càng về sau con người cá nhân càng tách rời khỏi cộng đồng và có nguy cơ đi vào chủ nghĩa cá nhân Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng chưa được giải quyết thỏa đáng trong
văn học nữa đầu thế kỉ XX
Từ sau 1945 cho đến 1975, trong sự chuyên đổi của lịch sử xã hội, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh vấn đề số phận dân tộc trở thành vấn đề nổi cộm Con người cá nhân trở thành bé nhỏ trước lớn sự lớn dậy
của cộng đồng Quan niệm về nghệ thuật trong văn học là con người tập thể Con người chỉ tìm thấy được sức mạnh trong tập thể khi vào hợp tác xã, công trường, nông trường hay chiến dịch Những tác phẩm đề cập đến con người cá nhân trở thành lạc lõng không thuận chiều với tầm đón nhận của người đương thời Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng cũng chưa được giải quyết thỏa đáng Con người cá nhân chưa được quan tâm đúng mức
Trang 28thể nồi bật xuyên suốt và nối kết các dạng thức truyện ngắn ở các mảng dé tài ở các hệ chủ đề Con người cá thể trong truyện ngắn sau 1975 không phải là con người của chủ nghĩa cá nhân Dẫu rằng có một số tác phẩm đã quá đà trong việc cơ lập hóa cá nhân với cộng đồng (Tĩnh biệt đảo hoang của Ngô Tự Lập) Nhưng nhìn chung mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng được giải quyết ôn thỏa Đằng sau số phận của từng cá thê là những vấn đề có ý nghĩa khái quát của đời sống đương đại Hay nói cách khác qua từng mảnh đời riêng lẻ truyện ngắn đã đề cập những vấn đề xã hội nhức
nhối và giàu giá trị nhân văn Mỗi thời đại văn học đều có một quan niệm nghệ thuật về con người Mỗi một nhà văn lại có cách thể hiện riêng Đó là con người tự ý thức, con người tự nhiên, con người trần tục, con người tâm
linh Tương ứng với nó là kiêu nhân vật đặc thù của truyện ngắn đương đại Với hệ thống những quan niệm về con người của các nhà văn đã làm thay đối gam màu của truyện ngắn, tạo nên sắc thái riêng của thê loại
Nhân vật tự ý thức là một kiểu dạng nhân vật đặc thù của truyện
ngắn đương đại, xuất phát từ quan niệm con người cá thể Trước 1945 với quan niệm con người cá nhân các nhà văn đã xây dựng kiểu nhân vật tự ý
thức, đặc biệt là Thạch Lam Nam Cao Sau 1975 sự xuất hiện phô biến
con người tự ý thức, đánh dấu ngày càng cao trong quan niệm nghệ thuật về con người, mà quá trình tự ý thức là một bước phát triển mới tư duy của nghệ thuật đương đại Nó gắn liền với sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về ý thức cá nhân Với mơ hình nhân vật tự ý thức truyện ngắn ngày càng đào sâu vào thế giới nội tâm của con người Truyện ngắn hướng nội trở thành một xu hướng phố biến của nhiều nhà văn đã khám phá ra những xào xạc trong tâm hồn con người qua quá trình tự ý thức Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nhân vật tự ý thức xuất hiện đậm nét và
khá tập trung với các dạng thức: nhân vật tự thú, nhân vật sám hối, nhân
vật sắm vai Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thường xây dựng kiểu
Trang 29truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thường có sự cọ xát trong tâm hồn Sự cọ xát ấy nhằm hướng tới cái đẹp cái thiện Từ góc nhìn tự ý thức các nhà văn đã nhìn thấy được những phần khuất tối bên trong con người mà các góc nhìn khác không làm rõ
Xây dựng nhân vật tự ý thức, truyện ngắn sau 1975 ít sử dụng đối thoại Nhân vật ít hành động mà ln suy nghĩ chìm đắm trong suy nghĩ
Độc thoại nội tâm vì thế trở thành một biện pháp hữu hiệu giúp nhà văn mổ xẻ quá trình tự ý thức của nhân vật Với kiểu dạng nhân vật tự ý thức con
người hiện ra đa chiều kích, phương thức thể hiện kiểu nhân vật này là biện
pháp lưỡng hóa Nhà văn xây dựng nhân vật với hai con người: một con người suy nghĩ hành động và một con người khác bản lĩnh nhìn ngắm phán xét con người kia Tính cách của nhân vật tự ý thức thường có nét nhòe và thường đầy mâu thuẫn Nhân vật khơng trùng khít với chính nó
Truyện ngắn sau 1975 xuất hiện phô biến nhân vật bản năng Đây là một quan niệm mới mẻ góp phần đa dạng hóa cách nhìn con người như
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Dạ Ngân, Lê Minh Khuê, Y Ban, Hồ Anh
Thái Bên cạnh mặt xã hội nhà văn còn đề cập đến những yếu tố tự nhiên của con người Nhân vật được cởi bỏ lớp vỏ bọc bên ngoài dần bộc lộ
những phần khuất kín bản năng Truyện ngắn đã đề cập và xây dựng con
người tự nhiên Đề cập đến tính tích cực của con người tự nhiên là một khía cạnh nhân bản của văn học Viết về con người tự nhiên như thế nào? nhưng
đừng đánh đồng con người bản năng với loài vật mới là điều quan trọng Đây cũng là hạn chế của một vài tác phẩm Có lúc con người tự nhiên trở
nên biến dạng, trở thành con người bệnh lí và vấn để sẽ dẫn đến chỗ phản
nhân văn Do đó địi hỏi các nhà văn phải có cái nhìn sâu sắc và giàu tính nhân văn
Trang 30tâm linh sâu thắm của con người để thể hiện tối đa cái nhìn này Truyện ngắn sau 1975 lại quay về với những mơ típ truyền thống Biểu hiện ở thế
giới tâm linh như: điềm báo, giác mơ, tử vi, tướng SỐ, mộng mỊ Cùng với
những mơ típ trên là không gian ảo, không gian siêu thực thiên đàng, thủy cung, địa ngục hoặc không gian đêm xuất hiện với tần số lớn Những yếu tố siêu nhiên huyền bí này được các nhà văn sử dụng như một thủ pháp nghệ
thuật đề thể hiện con người tâm linh
Tóm lại trong giai đoạn trước 1975 với quan niệm con người tập thê văn học ít đề cập đến số phận cá nhân Những cảm xúc riêng tư, tâm trạng cô đơn lạc lõng, mất niềm tin, giày xéo nội tâm không phù hợp với cảm quan thâm mỹ giai đoạn trước 1945 Con người chỉ được khai thác chủ yếu
ở bình diện cái chung, ở góc độ giai cấp xã hội Con người đại diện cho cộng đồng cho thời đại, cho tập thể, những tình cảm cảm xúc được lí tưởng
hóa anh hùng Sau 1975 với quan niệm con người cá thể truyện ngắn đã xây dựng được hệ thống nhân vật mới mẻ đa chiều Truyện ngắn sau 1975 đã lập lại thế cân bằng mới trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng
Ngoài ra truyện ngắn sau 1975 cịn có sự đổi mới ngôn ngữ và giọng
điệu, không - thời gian nghệ thuật, và trên những bình diện kết cấu Sau
năm 1975 mơ hình kết cầu truyền thống không đáp ứng được nhu cầu thể
hiện tâm tư, cảm xúc cá nhân Do đó truyện ngắn sau 1975 có những đổi mới về kết cấu với cách dựng truyện mới mẻ linh hoạt Kết cấu nối bật của truyện ngắn đương đại là kết cấu tâm lí Với chất truyện mờ nhạt, được triển khai theo sự vận động tâm trạng, ít sự kiện, ít tình huống và biến có
Trang 31truyện ngắn sau 1975 thực sự mang đến nhiều nét mới mẻ, đa thanh cho
văn học, góp phần tạo nên điện mạo mới cho truyện ngắn nói riêng và văn
xi đương đại nói chung
1.2 Truyện ngắn Trần Đúc Tiến và những bước tiến trong thi
pháp thể loại của nhà văn
1.2.1 Văn nghiệp Trần Đức Tiến
Trần Đức Tiến sinh ngày 02 tháng 05 năm 1953, quê ở làng Cao Đà -
xã Mỹ Nhân - huyện Phủ Lý - tỉnh Hà Nam Ông tốt nghiệp Đại học Kinh
tế Quốc dân Hà Nội năm 1975, sống và làm việc ở Hà Nội từ năm 1970
đến năm 1986 Cuối năm 1986 thì ơng chuyển vào sống ở Vũng Tàu, Chủ
tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ngồi ra, ơng cịn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996, và là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 8, Trưởng ban công tác nhà văn khu vực
miền Đông Nam Bộ
Văn chương là con đường khơng phải dễ dàng Có người đánh
cược cả cuộc đời mình với trị chơi chữ nghĩa, tru nặng hai vai từ khi
còn quẫy đạp trong nôi cho đến khi nằm yên dưới mô như một chiếc nôi úp lại, khép kín cuộc đời, mà vẫn chưa hiểu luật chơi Cũng có người do số phận đưa đẩy đến với văn chương, sách viết ra có thể xếp cao ngang ngực, nhưng hóa ra chỉ tồn chữ chứ chẳng thấy văn chương đâu, cuối cùng phải ngậm ngùi vì lực bất tịng tâm Nhưng cũng có người, số này ít
thơi, mới ấn nhẹ tay vào cánh cửa văn học, thì lập tức có văn, trở thành
nhà văn được mọi người chú ý Trần Đức Tiến là một trong những trường hợp hiếm hoi đó Văn chương đến với ông giống như một dun nợ, ơng coi nó “không sang trọng hơn bất cứ nghề chân chính nào trên
Trang 32Sinh ra và lớn lên ở Hà Nam, nhưng phần lớn cuộc đời mình Trần Đức Tiến lại sống và viết ở Vũng Tàu Mảnh đất có biển, có nắng, và gió ấy đã trở thành nơi ra đời cho nhiều tác phẩm văn học của ông Không giống như các nhà văn khác khi sự nghiệp văn chương bắt đầu có dấu hiệu rực rỡ, ông lại bỏ Hà Nội bỏ đất Bắc vào thắng Vũng Tàu chốn phổn
hoa về du lịch thời cả nước đói kém Ở nơi mọi thứ đẹp hoàn hảo, ồn ào
náo nhiệt và vô vàn hấp dẫn thì cứ để trầm tư, mặc tưởng thỏa sức sáng tạo của người cầm bút Thông thường, khi mới sống ở một vùng đất mới con người bị ngợp rồi dần tan biến vào khơng khí xa lạ hoặc phải mắt rất nhiều thời gian mới hịa nhập mình với cuộc sống, với văn hóa của vùng
đất đó Vậy mà, Trần Đức Tiến lại vượt qua nhanh đến vậy Bởi trong
ông cái nguyên khối văn hóa Bắc Bộ, văn hóa vùng Sơn Nam Hạ thâm
trầm, bí ẩn - nơi sản sinh ra hàng chục cây bút tiêu biểu của văn học
nước nhà như Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nam Cao đã ăn sâu vào trong “huyết quản”
Trong giới văn chương, Trần Đức Tiến được xem là người có duyên với các cuộc thi Ông sở hữu bộ sưu tập hàng chục giải thưởng như: giải nhì truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội (năm 1987 và 1980), giải nhất truyện ngắn báo Người Hà Nội (năm 1986), giải nhất
cuộc thi tiêu thuyết và truyện ngắn của Nhà xuất bản Hà Nội (năm 1993), giải B của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp Các Hội văn học nghệ thuật Việt
Nam (năm 2004), giải nhất viết cho thiếu nhi của Hội Nha văn và Bộ
Giáo dục - Đào tạo (2005), giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học cho
thiếu nhi do Nhà xuất bản Kim Đồng, Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Nhà
văn Đan Mạch tổ chức
Trang 33tuột (tập truyện ngắn, 2010), [ương quốc vắng mụ cười (tập truyện thiếu nhi, 1993), Dể mùa tu (tập truyện thiếu nhi, 1997), Thằng Cúp (tập truyện
thiếu nhi, 2001), Làm mèo (truyện vừa thiếu nhi, 2003), 7răng vùi trong cỏ (tập truyện thiếu nhi, 2006)
Như vậy trong quá trình sáng tác văn chương, số lượng truyện ngắn của ông tuy không nhiều nhưng cũng đú cho bạn đọc để mắt tới Truyện ngắn của ơng có giá trị về cả nội dung lẫn nghệ thuật Nó được giới phê bình đánh giá rất cao trong tìm tịi đơi mới thi pháp mới Và quan trọng hơn nó mang về cho ông nhiều giải thưởng có giá trị quan trọng, giúp ông ghi tên mình vào đội ngũ nhà văn Việt Nam trong tiến trình vận động của văn chương đương đại
1.2.2 Hành trình truyện ngắn Trần Đức Tiến
Truyện ngắn của Trần Đức Tiến luôn ở ranh giới giữa thực và ảo,
giữa một bên là cuộc đời bề bộn, huyện náo, ngầu lên là những dục vọng
nhưng đây bất trắc, đầy nguy cơ biến mất với một bên là những gì chỉ
thống hiện, khơng dễ xác định nhưng lại ln có cơ hội tỒn tại phi thời
gian Một mặt nó báo động về nguy cơ mọi thứ bị xoá trắng do ô nhiễm
tỉnh thần được tạo ra bởi vô vàn thói hư tật xấu mà con người thản nhiên
mắc phải hoặc hồn nhiên chấp nhận Đó là những cám dỗ vật chất Do là sự
thác loạn về đạo đức Khi con người lao theo hoặc bị cuốn theo chủ nghĩa duy lợi, khi lòng tham, thói ích kỉ trở nên vơ độ, nó tất yếu bị nhấn chìm
trong tội ác Khi đó bộ mặt cuộc sống là hình ảnh đáng sợ nhất - hoặc hài
hước nhất, hài hước đến độ bi thảm - mà con người có thể phải chứng kiến Nhưng mặt khác nó lại đều có thể là những bản nhạc giao hưởng say đắm
ca ngợi cuộc đời này, VỚI đầy cảm xúc về cái đẹp “nhục dục”, nhiều đam mê mãnh liệt
Có thể thấy, truyện ngắn của Tran Đức Tiến là thứ truyện “nguyên
chất” gần sát với cuộc sống, vừa lột tả sâu xa con người, vừa giàu tính nhân
Trang 34góc, phức tạp được Trần Đức Tiến chuyển tải vào trong truyện ngắn Nhưng khơng phải vì thế mà người đọc không nhớ lâu Chính những thứ tưởng chừng như chắng có gì đặc biệt ấy, từ ngôn ngữ, đề tài, không - thời
gian, nhân vật ở bat kế chỗ nào đó, xó xinh nào được nhà văn đề mắt tới
là nhặt được ngay một tập truyện ngắn Ở đó nhân vật khơng có tên, khơng
có tuổi, khơng rõ khn mặt, ngoại hình, q quán sẽ là thứ nhân vật
đồng dạng của tâm hồn nhà văn cũng như mỗi chúng ta Vì vậy, đối với
nhiều nhà văn truyện ngắn là thể loại được lựa chọn hàng đầu khi bước
chân “tập tễnh” vào nghề, nhưng ở Trần Đức Tiến tiểu thuyết mới là thé
loại lựa chọn đầu tiên Tuy nhiên, hai cuốn tiểu thuyết Linh hồn bị đánh
cắp và Bụi trần không gây được sự chú ý đến độc giả Cho đến khi, tập truyện ngắn Bão đêm, Á\ười năm mưa xói ra đời thì tác phẩm của ông mới được người đọc biết đến, và có chỗ đứng trong giới văn chương
Sau tập truyện ngắn Tuyệt đối yên nh Trần Đức Tiến tiếp tục ra mắt ban doc Long va tuội (Nxb Hội Nhà văn 2010) với 15 truyện ngắn đặc sắc
như thứ “hàng hiếm”, là thứ “của trời cho” và “xuất hiện theo từng mùa” đối với đời sống văn học Việt Nam hiện nay Với thể loại truyện ngắn,
Trần Đức Tiến đang dần khẳng định ngòi bút, phong cách trong giới văn
học Việt Nam
Trong tập truyện ngắn Tuyệt đối yên fĩnh Trần Đức Tiến đã khám
phá chiều sâu, bí ẩn của tâm hồn con người, những khía cạnh tinh tế mà
lâu nay trong những bon chen xô bổ của cuộc sống thường nhật mà chúng ta bỏ quên Tác phẩm cư trú trên làn ranh giữa thực và thư, thức và ngủ, quá khứ - hiện tại các nhân vật luôn lấp lửng ở đường biên
nhị trùng, thiếu đi hắn sự rạch ròi Họ muốn như thế này nhưng lại
thích thế kia, đang ở trong không gian này lại ngỡ ngụ cư một vùng đất
mơ hỗ nào khác, hiện thực đang lồ lộ thế kia lại cứ tơ tưởng đến một
thế giới mới lạ u nguyên tận trời trăng nào Do đó, các nhân vật cũng ít
Trang 35và không khu biệt Họ là họ nhưng cũng là chúng ta Một chúng ta “lõa
16” trong thực tại như hiện thực của hiện tại
Ở tập truyện ngắn 7uyệ! đối yên fĩnh Trần Đức Tiến khai thác truyện ngắn ở khía cạnh trạng thái Không phải văn xuôi phân tích tâm lí dài dòng rườm rà như ta vẫn thường thấy, mà là văn xi trạng thái, rất thích hợp với thể loại truyện ngắn Trần Đức Tiến nắm trúng một -
một vài tâm trạng của nhân vật trong một hoàn cảnh đặc thù, từ đó câu chuyện tự phơi mở Sự sợ hãi là có thực, đơi lúc nó mang hình hài và có địa chỉ hẳn hoi: “tôi sợ sự nhạt nhẽo của câu chuyện giữa tôi và M, nhất
là điều đó lại đến với chúng tôi vào lúc đầu ngày” hoặc cụ thể hơn: “lão sợ về hưu” [66:252], nhưng ngay cạnh đó là sợ hãi chuyển thành
mơ hồ khó nắm bắt: “Sợ một cái chết từ từ, chán ngắt” [66:252]., hay
thứ sợ vừa quen thuộc vừa xa lạ: cái chết! “Chưa bao giờ lão sợ chết
đến như vậy” [66:250] Sự sợ hãi mang nhiều hình thù, thoắt biến thoắt
hiện mọi nơi mọi lúc, trơn trợt khơn lường Nó có thể đeo khn mặt một tình địch mặt chuột tưởng tượng, hay một con mèo vô tội để anh
phải bị ám ảnh điên cuồng bởi cái bẫy Anh có gắng chinh phục nó,
nhưng bất khả Nó có đó - sát sườn anh và xung quanh anh, dù anh “không biết đích xác nơi cư trú của nó trong căn phịng này” [66:98] nhưng sự có mặt của nó sẵn sàng gây cho anh “khó chịu”, cồn cào Anh muốn giằng ra khỏi nó, vứt nó ra khỏi anh dẫu phải “bằng một tiếng chửi” [66:255] bất lực Có thê anh nghĩ nó là cái gì ngồi anh, nhưng thực tế nó ở trong anh, nó là chính anh: khuấy đảo và đục phá tâm hồn anh Hằng ngày! Và không bao giờ anh đạt đến “tuyệt đối yên tĩnh” khi
anh chưa chinh phục được sự sợ hãi kia Vì vậy, “Lạ! Bình yên tuyệt đối, nghỉ ngơi vĩnh cửu, hoàn toàn yên tĩnh” được lặp đi lặp lại nhiều
lần trong tập truyện ngắn này
Với Lỏng và tuội nhà văn mang đến cho người đọc một cơn gió
Trang 36có sự đồng hiện cả hiện tại quá khứ và sự tưởng tượng với những ước
mơ thèm khát ở tương lai Nhân vật luôn khao khát thay đổi những bế
tắc của hiện thực Vì thế mọi hành động, suy nghĩ trở thành cuộc phiêu
lưu của tâm tưởng Con người khuất lấp bên trong mỗi chúng ta dường như đối lập với con người hiện hữu Những ý nghĩ trần trụi của con
người dường như chưa được văn học khai thác, hoặc khai thác một cách
dè dặt thì Trần Đức Tiến lại không ngần ngại phơi bày “Những người
đàn bà ngẫu nhiên chập chờn hiện ra trong đầu ông Từ khi nào chẳng rõ, điều đó đã trở thành thói quen - một thói quen khơng cần rào đón - K lần lượt ân áo với họ”(\⁄ưa nứi) Hay là người đàn bà chỉ chạm mặt trong cuộc ngã giá đất đã nghĩ ngay đến chuyện lên giường: “hắn còn biết chắc là sẽ ngủ vào buôi chiều Phó vắng lặng tiếng xe tiếng người Ở dưới gầm giường chỉ có tiếng rúc thanh bình của lũ chuột”(7Ùiên đường chớp mắt) Một người tình trẻ đẹp quen trên đường đi bộ chỉ mình hắn nhìn thấy và yêu nàng, còn tất cả cho rằng đó là ma (Chng chùa Bạch Lân) Đó là những con người vơ hình - luôn đối lập và tồn tại trong chính con người với ám ảnh chạy trốn nỗi cô đơn nhưng lại đồng loã nỗi thèm khát đàn bà Con người khuất lấp bên trong mỗi
chúng ta là thứ khách quan không kiểm sốt được Vì thế, khi đưa vào
tác phẩm cái trần trụi mà chỉ mình nhân vật biết và vĩnh viễn trở thành
bí mật là sự dũng cảm của tác giả, khơng phải ngịi bút nào cũng dám
đề cập đến Có lẽ, đó cũng là một dạng “đấu tranh sinh tồn” của con người thực tại được nhà văn nhân vật hoá trước cuộc sống đầy bon chen, bất ôn, nhợt nhạt Họ đã đi qua tuổi trẻ, nếm trải mọi vui buồn
đắng cay thất bại, muốn thay đôi hiện tại nhưng bất lực như tên của tập
truyén Long va tudt
Trang 37tuột là một tập truyện ngắn đặc sắc nhất trong hành trình sáng tác truyện ngắn của Trần Đức Tiến
1.2.3 Lỏng và tuột - Thành tựu nổi trội về truyện ngắn của Trần
Đức Tiến
Với độ dày hơn 217 trang, Lỏng và tuét cia Trần Đức Tiến gồm
mười lăm truyện ngắn, được nhà xuất bản Hội Nhà văn ¡n thành sách năm 2010 và được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng văn học một năm
sau đó Ở tuyến tập 15 truyện ngắn nhà văn không chỉ dành cho người đọc
bất ngờ mà còn là một sự ốn định nhuần nhị và đầy đặn của phong cách
cũng như nội dung thể loại, sau nhiều năm lặng lẽ theo đuổi viết hàng chục truyện ngắn cũng không kém phần duyên dáng, phóng túng được đăng tải rải rác trên các báo, tạp chí, góp phần khẳng định tài năng cũng như bản lĩnh văn xuôi Trần Đức Tiến trong tiến trình văn xuôi đương đại
Hầu hết các truyện ngắn khơng cịn dựa vào những tỉnh tiết, sự kiện
mô phỏng đời sống đang diễn ra, mà nhà văn trực tiếp miêu tả những vấn
dé tam ly tinh cam riéng biét, rất cá nhân, bằng chính những diễn biến nội tâm, cảm xúc, vừa cô đọng, vừa biến hoá bất ngờ Vấn đề đạo đức mà nhà
văn đặt ra trong các truyện ngắn của mình cũng hồn toàn xa lạ với những quan niệm tuy hiển hiện bàng bạc, thấp thoáng, nhưng lại có sức ăn sâu bén
rễ đến độ đã trở thành “một hồ điệu chính thống” của thứ đạo đức áp đặt, sáo rông, công thức hoá con người “Đạo đức” của Trần Đức Tiến là một
van đề hoàn toàn cá nhân Trần Đức Tiến muốn xem xét con người theo những thang bậc hoàn toàn không định kiến, mà chỉ có sự cá nhân hố một cách quyết liệt nhất mới dẫn đến khả năng lật giở, soi rọi những vi tế “cao quý” hay “thấp hèn” nhất của con người Chính vì thế, nhân vật của Trần Đức Tiến không có một hình ảnh hay giá trị quy chiếu nào song song tồn
tại, thường chỉ tự đối diện với những trải nghiệm riêng biệt, không phán xét
Trang 38Nhân vật trong mười lăm truyện ngắn thường là những gã trung niên ngả về già, đã chán chường thừa mứa cái màu mè nhạt nhẽo của thị thành
cũng như đời công chức ham hiu, bot bạt, lệ thuộc, nhưng lại tiềm tàng bao
nhiêu sự đêu cáng, dị hợm quay quất Điều thú vị nhất trong truyện ngắn Trần Đức Tiến, có thể nhận thấy là hầu hết nhân vật của ông đều bị đầy tới ranh giới giữa ý thức và vô thức, chập chờn, nhập nhoạng, ý thức nhiều khi chỉ càng khiến mọi điều thêm tù mù Vô thức lại mở ra những cánh cửa còn
đau đớn hụt hãng hơn của dục vọng không được thoả mãn, bản năng sinh vật trần trụi mù quang hay có khi, đột nhiên bat chợt tìm lại thiên bắm trong trẻo, thánh thiện như một ân súng hiếm hoi đến lạc điệu Trong thế giới tù mù
giữa ý thức và vô thức ấy, chuyện đi lại, yêu đương, ăn nằm với ma quỷ, yêu tỉnh, hay một cảm giác huyền hoặc khó lòng lý giải về đời sống cũng như con người, đã trở thành cái thông thường, dễ hiểu, không cần lên gân, dụng ý
Càng có gắng dùng ý thức đánh dấu chi li sự kiện bề mặt của đời sống, thi
nhân vật của Trần Đức Tiến càng rơi vào mê cung của những rãnh mòn, mất phương hướng, mất cảm giác: "K rời khỏi nhà lúc 13 giờ 5 phút và nửa tiếng sau, khi ông đi ngang qua tòa nhà của cục Hải quan, trời bắt đầu mưa
Những giọt mưa nong nóng, lác đác rơi
Xe cộ vẫn nối đuôi nhau xuôi ngược trên đường Mặt đường bốc hơi nóng hầm hập
K cắm cúi đi
K không hề nhận ra rằng cứ đi mãi như thế này ông sẽ lại quay về nhà, thậm chí về đúng chiếc giường mà cách đây ít phút ơng đã phải thận trọng trườn qua người vợ để thoát ra ngoài” [64:17, 18]
Trang 39không phân giá trị trước hết xuất phát từ trạng thái chú quan của nhân vật, nhưng nó là bước chuyền lớn khi cho thấy khả năng nhận thức và cảm xúc chủ quan của con người mới là cái quyết định đến hình ảnh
“thực” của thế giới
Nhân vật của tập truyện Lóng và /uội có lẽ khơng chỉ gián tiếp phản ứng với hoàn cảnh bằng sự trơ ỳ hay ngây ngơ của nó, mà còn tiềm ấn, gợi
lên những dấu hiệu ban đầu của một kiêu hiện thực, hiện thực của khả năng
cảm nhận hay mất đi cảm nhận chủ quan của cả nhân TÁt cả trở thành một tập hợp của sự mờ nhoè các giá trị, mà khơng có cách nào khác, người ta
phải dõi theo, và trở nên tinh tường hơn trong nhận biết
Tập truyện ngắn Long va tuội cịn là sự tích hợp nhiều phương diện miêu tả, với các nhân vật “không trung tâm”, bí ấn, chứa nhiều ý nghĩa
chưa hiển lộ, như những hướng “mở” của truyện, đồng thời tạo ra hoà âm
đa dạng của giọng kê Giọng kề đang cay độc chua chát với gã đàn ông vừa yếm thế vừa lọc lõi ma cô, bỗng chuyển thành thân tình hài hước, phóng túng với sư cụ chùa Bạch Vân “giọng Mỹ Tâm nheo nhéo trong túi áo”, sang sảng giọng điều hành, bảo ban, mở ngay túi nhận tiền công đức : và đột ngột đau đớn, khó hiểu, phi lý, hãi hùng với “con yêu nữ” trẻ măng, treo cô chết tức tưởi không rõ nguyên do bị bọn nghiện xì ke cắm nhằm ống chích vào bắp chân vì tưởng là cành cây Chuông chùa Bạch lân, Khối
u, Mu tam là những truyện ngắn xuất sắc của Trần Đức Tiến Bên cạnh
những truyện ngắn khai thác các vấn đề tâm lý một cách mạnh bạo, khốt đạt, ơng cịn thể hiện một lối khắc hoạ đằm thắm, trầm lắng chỉ thông qua các phản ứng và thói quen, các chỉ tiết nhỏ nhặt của đời thường, mà Mua 6 V, hay Đi bộ và chạy là những truyện chặt chẽ và thành cơng
Tóm lại, với tập truyện ngắn Lóng và /uột nhà văn đã bắt kịp giọng
điệu hiện đại, có phong cách riêng, lại rất tỉnh tế, goi va rất trẻ Vì Vậy, nó
Trang 40Chuong 2
NGHE THUAT DUNG TRUYEN VA XAY DUNG NHAN VAT CUA TRAN DUC TIEN O LONG VA TUOT
2.1 Nghệ thuật dựng truyện của Trần Đức Tiến ở Lỏng và tuột
2.1.1 Mét sé vấn đề về cốt truyện và nghệ thuật dựng truyện Truyện là tên gọi để chỉ một loại hình tự sự văn học, một trong số
các loại hình tự sự đa dang va phong phú hiện nay Truyện bao gồm các thể
loại: truyện kề dân gian (thần thoại, cổ tích, truyện cười, ngụ ngơn truyện
chí quái, phiêu lưu, truyền kì thời trung cô); và tiêu thuyết (gồm truyện
ngắn, truyện vừa, truyện dài )
Trong một tác phẩm tự sự cần phải phân biệt giữa truyện và cốt
truyện Truyện là mạch phát triển của một tình tiết, từ lúc phát sinh cho đến lúc kết thúc Mỗi nhân vật có một truyện của nó, nên tiểu thuyết thường có
nhiều truyện cịn truyện ngắn chỉ đề cập đến một truyện Còn cốt truyện là các giai đoạn phát triển cơ bản của truyện Chắng hạn lâu nay ta vẫn coi trữ tình ngoại đề là truyện nằm bên ngoài cốt truyện nhưng thật ra nó vẫn là
một yếu tố của cốt truyện
Đối với thi pháp dựng truyện có 2 loại: một là loại truyện hành động, truyện được kể, mà tiêu biểu truyện cổ tích, truyện ké dan gian cé cac tinh tiét 1,2,3 phat triển thuận chiêu: hai là loại truyện ý thức,
vận động của ý thức đã đưa đến kết thúc là một ý thức mới, các tình
tiết, thời gian đảo ngược một cách phức tạp Chính sự đảo ngược làm
mở rộng ý thức, hầu hết các truyện hiện đại, có giá trị sâu sắc như AO chính truyện (Lỗ Tấn), Chí Phèo (Nam Cao) đều là những truyện bên
ngoài là truyện kể, bên trong là dòng chảy của ý thức, nên có giá trị sâu sắc Có nhiều truyện trong một cốt truyện Điều quan trọng là tìm ra các tầng ý nghĩa, các mạch truyện đề thấy cốt truyện phát triển với