1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy toán lớp 4 cho học sinh yếu, kém

29 4,3K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 164 KB

Nội dung

Cũng như các môn học khác, môn Toán có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người lao động. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng mà chương trình giáo dục tiểu học quy định. Tuy nhiên, không phải mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau, có thể có những học sinh nắm kiến thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng đặc biệt, trong khi đó một số em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy mặc dù đã cố gắng rất nhiều, đó chính là các em học sinh yếu, kém về môn Toán.

Trang 1

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cũng như các môn học khác, môn Toán có một vai trò hết sức quan trọngtrong việc hình thành nhân cách con người lao động Vì vậy, mỗi giáo viên cầnphải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình tiếp thu được những kiếnthức và kĩ năng mà chương trình giáo dục tiểu học quy định Tuy nhiên, không phảimọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau, có thể có những học sinh nắm kiếnthức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng đặc biệt,trong khi đó một số em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy mặc dù đã cốgắng rất nhiều, đó chính là các em học sinh yếu, kém về môn Toán

Qua theo dõi chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm qua, tôithấy rằng chất lượng môn toán ở một số học sinh còn hạn chế Một số học sinh vẫncòn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng cơ bản nên thực chất vẫn còntồn tại học sinh yếu, kém về môn toán có nguy cơ ngồi nhầm lớp Số học sinh yếu,kém đó chủ yếu là ở khối 4,5 Bởi vì lên lớp 4,5 kiến thức môn toán có thêm nhiềuphần mới và mức độ cao hơn Học sinh cần phải có sự tư duy trừu tượng để họcmôn toán Ở trường chúng tôi, khối lớp 4 là khối lớp có số học sinh học yếu, kémmôn toán là nhiều nhất

Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ở trường Tiểu học bản thântôi nhận thấy: Việc dạy học các em học sinh yếu, kém môn toán lên trình độ trungbình là một vấn đề không đơn giản

Xuất phát từ lý do trên tôi đã trăn trở, nghiên cứu vấn đề và bằng kinhnghiệm bản thân trong quá trình phụ trách chuyên môn tôi xin trao đổi và chia sẻ

cùng đồng nghiệp “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy Toán lớp 4 cho học

sinh yếu, kém” nhằm góp phần ngăn ngừa và khắc phục tình trạng học sinh lớp 4

Trang 2

yếu, kém về môn Toán đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở

Tiểu học nói chung

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả côngtác phụ đạo học sinh yếu,kém môn Toán lớp 4 và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đàotạo của nhà trường

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

- Tìm hiểu thực trạng chất lượng môn Toán lớp 4

- Tìm ra nguyên nhân tích cực của thực trạng đó

- Đề xuất hệ thống các giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

IV PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

1 Đối tượng: Học sinh Tiểu học (Lớp 4); giáo viên, phụ huynh HS và đồng

nghiệp

2 Phạm vi, mức độ: Nghiên cứu về nội dung và các giải pháp nâng cao hiệu quảcông tác phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán lớp 4

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu

2 Phương pháp điều tra.

- Tìm hiểu thực trạng việc phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán lớp 4

Phương pháp thực nghiệm.

- Nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi của đề tài.

Trang 3

PHẦN II: NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG.

1 CƠ SỞ LÍ LUẬN:

CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Học sinh yếu, học sinh khó khăn trong học tập

- Học sinh yếu, học sinh khó khăn trong học tập là những học sinh phát triểnkhông bình thường về mặt năng lực nhận thức, học kém không theo kịp chươngtrình và các bạn trung bình trong lớp biểu hiện ở các dấu hiệu cơ bản sau:

- Động cơ học tập lệch lạc, mờ nhạt hoặc bị thui chột

- Tri thức các môn học phiến diện, hẫng hụt, tụt hậu so với bạn bè và so vớiyêu cầu, kĩ năng thực hành yếu hoặc di chuyển sang lĩnh vực hoạt động theo nhữngmục đích, động cơ ngoài việc học tập Kết quả học tập thất thường, yếu kém vàkhông có độ tin cậy cao

- Thái độ tiêu cực trong học tập, chán ghét, không ham thích những hoạt độnghọc tập Từ đó dẫn đến những hành vi tiêu cực, gian dối, đối phó hoặc có khi cónhững biểu hiện ghen tức bạn bè học khá, thù ghét những thầy cô giáo nghiêm khắctrong giáo dục, hay bỏ học, trốn tiết

1.2 Giáo dục học sinh yếu kém

- Giáo dục học sinh yếu kém là quá trình tác động của những người làm côngtác giáo dục tới đối tượng học sinh có trình độ chưa đạt tiêu chuẩn giáo dục

- Học sinh yếu kém là những em mà trong quá trình hình thành và phát triểnnhân cách đã có những biểu hiện không bình thường về thể chất, tinh thần, trí tuệ,đạo đức cần được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường - gia đình - xã hội cũng như

sự nỗ lực của chính các em Vì vậy, giáo dục học sinh yếu kém trước hết là quantâm chăm sóc, bồi dưỡng nhân cách cho người học; hướng dẫn các em có phương

Trang 4

pháp học tập đúng đắn; động viên, khuyến khích các em có hứng thú, niềm tintrong học tập.

2 THỰC TRẠNG.

Để tìm hiểu thực trạng tôi đã đối chiếu kết quả dạy học môn Toán của mấynăm gần đây, dự giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên, khảo sát chất lượng học sinh,tìm hiểu học sinh yếu, kém môn Toán

2.1 Thực trạng chất lượng môn toán lớp 4.

Ở tuần học thứ 2 năm học 20 - 20 tôi đã chỉ đạo giáo viên tiến hành khảosát chất lượng môn Toán khối lớp 4

Đề khảo sát môn Toán (Thời gian làm bài: 40 phút)

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

a) 47085 + 1750 b) 75897 – 18756 c) 437  4 d) 50585 : 5

Bài 2: Tìm X, biết;

a) 75405 + x = 94186 b)x - 1325 = 29100 c) 575 : x = 5 g) 7  x = 1799

Bài 3: Điền đáp số vào chỗ trống của mỗi bài toán sau:

a) Một hình chữ nhật có chiều rộng 18m, chiều dài gấp 3lần chiều rộng Chu vihình chữ nhật đó là:

b) Diện tích hình vuông có cạnh 8cm là:

Bài 4: Một tổ công nhân trong 5 ngày làm được 375 sản phẩm Hỏi với mức làm

như thế thì trong 9 ngày tổ công nhân đó làm được bao nhiêu sản phẩm?

Hướng dẫn chấm bài kiểm tra:

Bài 1 (2 điểm) : Mỗi ý đúng yêu cầu cho 0,5 điểm

Bài 2 (2 điểm) : Mỗi ý đúng yêu cầu cho 0,5 điểm

Bài 3 (4điểm): Mỗi ý đúng cho 2 điểm

Trang 5

Bài 4 (2điểm): Bài giải thực hiện đúng yêu cầu trình bày đầy đủ cho 2 điểm

*) K t qu kh o sát:ết quả khảo sát: ả khảo sát: ả khảo sát:

Với đề khảo sát chất lượng như trên, qua kết quả làm bài của học sinh thì 11

em học sinh có điểm yếu các em còn vướng phải các lỗi sau: Còn chậm trong thựchành tính toán, chưa thuộc bảng cửu chương; Cộng, trừ, nhân, chia có nhớ cònchậm, quên không nhớ; Còn lẫn lộn, quên cách tìm thành phần chưa biết của phéptính; Kỹ năng giải toán có lời văn còn yếu

2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu, kém môn Toán

*) Về phía học sinh: Như chúng ta đã biết, sự yếu kém về môn Toán của

học sinh có biểu hiện dưới nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau nhưng nhìn chungthường có các đặc điểm sau đây:

- Có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng; Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩnăng chậm;

- Phương pháp học tập chưa tốt; Năng lực tư duy yếu; Có thái độ thờ ơ vớihọc tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin

- Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.

- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn tronghọc tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin

- Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy,vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế

Trang 6

- Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền.

- Mỗi em có một khả năng nổi trội riêng nhưng các em chưa biết phát huykhả năng của mình

- Không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ,nhân, chia)

- Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức

*) Về phía giáo viên: Một bộ phận giáo viên còn chưa chú ý đúng mức đến

đối tượng học sinh yếu, chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sútcủa học sinh mà nhiều em đã kém lại càng kém thêm, lỗ hổng kiến thức ngày cànglớn hơn Nhiều giáo viên chỉ chú ý đến học sinh Khá, Giỏi, thích tổ chức các hoạtđộng học tập trên lớp với những học sinh khá, giỏi để tránh xử lí các tình huốngphức tạp mất thời gian; Một số giáo viên tổ chức các hoạt động học tập chưa tốtcòn để học sinh khá giỏi nói leo, nói hộ học sinh yếu Giáo viên chưa quan tâm đếntất cả HS trong lớp còn để học sinh yếu ngoài lề các tiết học, GV chỉ chú trọng vào

các em HS khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp như vậy các em học

yếu không có cơ hội bộc lộ khả năng của mình và đã ngại học lại thêm tính ì, ngạisuy nghĩ, ngại vận động; Chưa chú trọng đến tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinhhọc kém để phân loại đối tượng; giảng dạy mang tính dàn trải chưa có biện pháp

dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm

đối tượng còn hạn chế, chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểuhiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ

Mặt khác, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đìnhhọc sinh nên chưa có biện pháp phù hợp trong quá trình phụ đạo, giúp đỡ học sinhhọc tập Chính vì vậy vẫn tồn tại một số học sinh yếu, kém về môn Toán

*) Đối với phụ huynh: Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến

việc học tập của con cái, giao việc học tập của con em cho nhà trường Bên cạnh đóphụ huynh chưa nắm được phương pháp sư phạm, không nắm được cách giải Toán

Trang 7

ở Tiểu học khiến cho trẻ không hiểu và thiếu tin tưởng Mặt khác, một số phụhuynh điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn không có điều kiện chăm lo cho con

em học tập, ở nhà các em còn phải làm nhiều việc phụ giúp gia đình vì vậy các emđến trường thường trong trạng thái mệt mỏi, uể oải Một số phụ huynh đi làm ăn xaphải gửi con cho ông bà, cô bác trông hộ Các em trong đối tượng này thì bị thiếuthốn tình cảm của bố mẹ nên khi học thường không chú tâm vào việc học tập

Từ những thực trạng nói trên, để tập trung nâng chất lượng học tập của học

sinh, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém về môn Toán, tránh để

tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp tôi đã suy nghĩ và trao đổi cùng đồng nghiệp đưa

ra “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh lớp yếu kém

môn Toán lớp 4” như sau:

II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM VỀ MÔN TOÁN LỚP 4.

Giải pháp 1 Chỉ đạo giáo viên theo dõi thường xuyên, nắm bắt cụ thể tình hình học sinh yếu.

Tôi đã chỉ đạo giáo viên theo dõi kết quả làm bài tập trên lớp và làm bài tập

về nhà hàng ngày, theo dõi kết quả kiểm tra định kỳ, sớm phát hiện ra các trườnghợp học sinh có khó khăn trong học tập và đi sâu tìm hiểu từng trường hợp cụ thể,phân tích đúng nguyên nhân dẫn đến tình hình đó đối với các em

- Ngay từ đầu năm học, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh về môn Toán

- Lập danh sách và phân loại học sinh yếu, kém về môn Toán, phân tíchnguyên nhân

Tôi hướng dẫn giáo viên phân loại học sinh học yếu theo những nguyên nhânchủ yếu như: Do hổng kiến thức, kỹ năng từ lớp dưới, do điều kiện hoàn cảnh giađình, do trí tuệ chậm phát triển

Trang 8

Thực hiện theo kế hoạch, tôi cùng với giáo viên dạy khối 4 đã khảo sát vàphân loại học sinh yếu môn toán theo các nhóm nguyên nhân chủ yếu như sau:

+ Nhóm khả năng tiếp thu bài chậm, chưa chăm học, hổng kiến thức lớpdưới như chưa thuộc bảng nhân, bảng chia, chưa biết tìm thành phần chưa biết củaphép tính, giải toán có lời văn còn yếu: Nhóm này có 7 em

+ Nhóm do hoàn cảnh gia đình và các nguyên nhân khác: Nhóm này có 4

em Trong nhóm này các em có khả năng tiếp thu bài tốt Nhưng vì điều kiện giađình khó khăn không có người chăm lo, đôn đốc học tập nên các em chưa tích cựchọc tập, không hoàn thành nhiệm vụ học tập, dẫn đến kết quả học tập sa sút và liêntục bị điểm yếu

Giải pháp 2 Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch, nội dung, chương trình phụ đạo học sinh yếu, kém về môn toán phù hợp với đối tượng học sinh.

Khi nắm được nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu, kém về môn Toáncủa từng em, tôi đã hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch, nội dung, chương trình phụđạo học sinh yếu, kém với yêu cầu:

+ Lập kế hoạch bài học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh kể cả tiếtchính khóa cũng như tiết phụ đạo Nội dung kế hoạch phải xuyên suốt cả năm học

và cụ thể cho từng tuần, từng tháng

+ Nội dung các tiết phụ đạo tập trung rèn luyện kĩ năng và ôn tập các kiếnthức đã học cho học sinh

+ Đặc biệt giúp các em củng cố những kiến thức cơ bản theo yêu cầu chuẩn

kĩ năng kiến thức của lớp dưới mà các em còn bị hổng Như nhớ được bảng nhân,bảng chia, giải được một số dạng toán cơ bản đã học ở lớp dưới Mục đích là lấp

lỗ hổng về kiến thức cho học sinh

* Ví dụ nội dung phụ đạo học sinh học yếu môn toán lớp 4:

Tuần 1: Khảo sát, tìm hiểu nguyên nhân, phân loại học sinh

Trang 9

Tuần 2: Củng cố về bảng nhân, bảng chia 2,3,4,5.

Tuần 3: Củng cố về bảng nhân, bảng chia 6,7,8,9

Tuần 4: Củng cố về bảng nhân, bảng chia kết hợp với củng cố về tìm thànhphần chưa biết của phép tính

Tuần 5: Củng cố về bốn phép tính với số tự nhiên kết hợp với củng cố vềgiải toán có lời văn

Tuần 6: Tiếp tục củng cố về bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tựnhiên kết hợp với củng cố về giải toán có lời văn

Tuần 7: Tiếp tục củng cố về bốn phép tính với số tự nhiên, củng cố mối quan

hệ các đơn vị đo lường và vận dụng làm toán có lời văn

Cứ tiếp tục như vậy, nội dung các buổi phụ đạo sau phải có sự củng cố lạinhững kiến thức đã học ở các buổi học trước và tập trung chủ yếu vào củng cố chohọc sinh kĩ năng thực hiện thành thạo bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tựnhiên ở học kì I Nội dung củng cố kĩ năng thực hành làm tính với số tự nhiên, giáoviên linh hoạt bằng nhiều bài toán khác nhau Có thể là các dạng bài như: đặt tínhrồi tính; tính giá trị biểu thức; tìm x; toán có lời văn… Phải cho học sinh làm đilàm lại nhiều lần một dạng bài tập để các em thành thạo Việc củng cố kiến thức đãhọc thực hiện đồng thời với việc dạy kiến thức mới của lớp 4 Căn cứ vào yêu cầuchuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, giáo viên giúp học sinh yếu tiếp thu nhữngkiến thức và làm bài tập vừa sức với các em

+ Cuối tuần kiểm tra 1 lần, cuối mỗi tháng, mỗi kỳ có bài kiểm tra theo dõikết quả học tập của các em Lập sổ theo dõi quá trình phụ đạo, nâng bậc học sinhyếu (suốt cả năm học)

+ Kết hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường Có sổ liên lạc giữa giáo viênchủ nhiệm và phụ huynh học sinh, thường xuyên đến thăm và động viên gia đìnhhọc sinh

Trang 10

+ Thời gian phụ đạo chủ yếu vào các buổi chiều trong tuần( thứ 3 và thứ 5),lồng ghép vào chương trình chính khoá và với một số tiết hoạt động tập thể hay giờgiải lao( trong đó tổ chức các trò chơi có nội dung toán học).

+ Kế hoạch bồi dưỡng phải có chỉ tiêu phấn đấu cụ thể là: cuối học kì Ikhông còn tình trạng học sinh bị hổng kiến thức đã học Học kì II, các em học đếnđâu phải đạt yêu cầu đến đó (theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của chươngtrình toán lớp 4) Đến cuối năm học, không còn học sinh nào học yếu môn toán

Giải pháp 3 : Hướng dẫn giáo viên thực hiện kế hoạch:

Phụ đạo học sinh học yếu nói chung và học sinh học yếu môn toán nói riêng

là việc làm khó, đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình và kiên trì, yêuthương học sinh Vì vậy tôi hướng dẫn giáo viên khi thực hiện kế hoạch phụ đạohọc sinh yếu, giáo viên không được nóng vội, phải thực hiện kế hoạch theo từngbước hợp lí Đồng thời không cứng nhắc rập khuôn theo kế hoạch mà cần phải linhhoạt điều chỉnh nội dung và cách thức thực hiện

Căn cứ vào kết quả tìm hiểu nguyên nhân của học sinh học yếu môn toán ởkhối 4, tôi hướng dẫn giáo viên thực hiện kế hoạch phụ đạo với những nội chủ yếunhư sau:

1 Củng cố 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

Bởi vì số học sinh học kém môn Toán khối 4, đa số do khả năng tiếp thu bàichậm, còn hổng kiến thức từ lớp dưới, vì thế đã học lên lớp 4 nhưng các em nàyvẫn chưa thuộc lòng bảng nhân, bảng chia ở lớp 2, 3 còn yếu trong việc vận dụngbốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia để giải toán có lời văn Điều đó rất bất lợi chocác em trong quá trình học toán ở lớp 4 và lên lớp 5 Để các em làm thành thạo 4phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tôi xác định việc làm đầu tiên dạy lại những kiếnthức cơ bản giúp học sinh lấp được lỗ hổng kiến thức

Trang 11

Vì vậy, tôi đã hướng dẫn cho giáo viên giao cho học sinh yếu cứ mỗi tuầnphải học thuộc 3 đến 5 bảng nhân, bảng chia, mỗi buổi học giáo viên dành 5 phútvới buổi chính khoá, 15 phút với buổi phụ đạo để kiểm tra việc học của học sinh.Cuối tuần giáo viên lại tổ chức cho các em thi đọc bảng cửu chương (15-20 phút)

Sau hai tuần đầu tôi kiểm tra đã nhận thấy rằng: Các em đều học thuộc bảngnhân, bảng chia nhưng khi vận dụng làm một phép tính cụ thể (VD: 124 : 2) thì có

em làm được nhưng rất chậm, có em không làm được Tôi trăn trở tìm nguyênnhân, thì ra các em chỉ thuộc "vẹt" bảng nhân, bảng chia

Tiếp theo tôi hướng dẫn giáo viên điều chỉnh cách kiểm tra, phải chỉ địnhhọc sinh đọc bảng nhân, chỉ rõ bản chất của phép nhân là kết quả của phép cộngcủa các số bằng nhau, hướng dẫn các em học thuộc nhừ bảng nhân 5, thuộc nhừcách tính một số nhân với mười để các em dựa vào đó tìm kết quả phép tính nhân,chia trong bảng khi chưa thuộc lòng: Ví dụ bảng nhân 3, hỏi phép nhân, phép chiabất bất kì 36 = ? (học sinh vận dụng kết quả phép nhân 35 = 15 suy ra kết quả

36 = 15 + 3 = 18); 39 = ? (suy từ 310=30 ra 39 = 30- 3 =27) Từ đógiúp các em học thuộc lòng Đồng thời củng cố vận dụng bảng nhân chia, bảng chiabằng cách giao cho các em thực hiện những phép tính đơn giản không có nhớ như:

Trang 12

Cứ mỗi lần, gọi 2 HS lên bảng làm bài (HS ghi kết quả vào chỗ chấm) Lầnnày không ghi theo thứ tự phép tính của bảng nhân hay bảng chia mà ghi bất kìphép nhân hay phép chia trong bảng, mục đích là để học sinh thuộc lòng bảngnhân, bảng chia mà các em đã học Đồng thời tiếp tục củng cố kĩ năng vận dụngthực hành các phép tính nhân, chia bằng các bài như đặt tính rồi tính, tính giá trị

biểu thức đơn giản, tìm x …

Không những yêu cầu các em học thuộc bảng nhân, bảng chia mà giáo viêncòn phải giao cho các em về nhà viết lại nhiều lần thay cho bài kiểm tra và đượcgiáo viên chấm điểm chặt chẽ các bài này Ngoài ra giờ ra chơi hay giờ giải lao củabuổi học, giáo viên phải gần gũi và nói chuyện với các em, lồng vào đó là nhữngmẫu chuyện vui về toán học, những câu đố đơn giản đố các em về phép nhân hayphép chia Các em đã thi nhau trả lời và như vậy đã giúp các em dễ nhớ được bảngnhân, bảng chia đã học ở lớp 2,3

2 Củng cố kỹ năng giải toán.

Kết hợp củng kĩ năng tính toán với củng cố rèn luyện kĩ năng giải toán có lờivăn sẽ giúp các em giải toán đúng tránh nhầm lẫn khi tính toán Bởi vì có những

em nhiều khi cách giải đúng nhưng tính toán sai hoặc biết tính toán nhưng cách giảisai dẫn đến bài toán giải sai Vì vậy sau khi các em làm thành thạo 4 phép tínhcộng, trừ, nhân, chia thì chú ý đến việc giải toán có lời văn Bởi chúng ta biết rằng

đa số các em yếu, kém về môn Toán thường gặp khó khăn trong việc giải Toán cólời văn Tôi đã hướng dẫn giáo viên lựa chọn cách dạy phù hợp để học sinh dễ hiểu,

dễ tiếp thu nội dung bài học, nhớ kĩ được từng dạng bài toán

Tôi đã định hướng cho giáo viên củng cố cho học sinh cách giải các dạngtoán điển hình của lớp 3 kết hợp với củng cố kỹ năng tính toán với bốn phép tínhcộng, trừ, nhân, chia Vì học sinh yếu có đặc điểm là rất ngại, thậm chí sợ làm toán

có lời văn vì khả năng tư duy “phân tích, tổng hợp của các em còn nhiều hạn chế”nên chưa có khả năng phán đoán suy luận Do đó, khi làm toán có lời văn các em

Trang 13

giải chưa đúng, tính toán còn sai Có em giải “bừa” cho xong Vì vậy tôi hướngdẫn giáo viên khi củng cố kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh yếu thì chỉ cần

ra với dạng cơ bản nhất, đơn giản nhất mang tính chất vận dụng củng cố lý thuyết

mà thôi Không nên ra những bài lắt léo hay những bài phải qua bước trung gianmới về dạng cơ bản Đến khi học sinh lấp được những chỗ hổng kiến thức đã họcthì mới nâng dần mức độ lên

* Một số dạng toán điển hình lớp 3 cần phải ôn tập củng cố là:

- Dạng bài gấp một số lên nhiều lần

Ví dụ: Thủy có 35 que tính Hà có số que tính gấp 3 lần Thủy Hỏi hai bạn cóbao nhiêu que tính?

- Dạng bài giảm một số đi nhiều lần

Ví dụ: Thủy có 105 que tính Thủy có số que tính gấp ba lần số que tính của

Hà Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu que tính?

- Dạng bài tìm một phần mấy của một số:

Ví dụ: Một đàn gia cầm của một nhà có 128 con vịt và gà Trong đó số gàbằng 41 cả đàn Hỏi đàn gia cầm đó có mấy con gà?

- Dạng bài có liên quan đến rút về đơn vị:

Ví dụ: Có 70 xếp giấy gói đều thành 7 bọc Hỏi có 100 xếp giấy sẽ gói đượcbao nhiêu bọc như thế?

- Dạng bài tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật;

Ví dụ:

+ Tính chu vi, diện tích thửa ruộng hình vuông có cạnh 24 m

+ Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng 9m, chiều dài gấp 3 lần chiềurộng Tính chu vi và diện tích của thửa ruộng đó

Trang 14

Để kết hợp tốt giữa lấp lỗ hổng kiến thức và dạy kiến thức mới, tôi chỉ đạogiáo viên thực hiện nội dung củng cố kĩ năng giải các bài toán điển hình lớp 3 trongnhững tuần đầu của năm học (khoảng 6 đến 8 tuần đầu) Song song với việc bổsung chỗ hổng kiến thức lớp 3 thì trong các tiết học chính khóa, giáo viên giúp họcsinh yếu biết giải các bài toán giải dạng toán điển hình lớp 4 đồng thời cần phải ôntập củng cố ngay ở các tiết học phụ đạo Nhất định không để học sinh hổng kiếnthức đã học nữa.

Tôi đã đề ra một số lưu ý với giáo viên: Khi hướng dẫn cho học sinh cáchgiải và trình bày bài giải, giáo viên phải hướng dẫn gợi mở từng bước cụ thể, giúphọc sinh thể hiện khả năng giải toán của mình là cần thiết Vì vậy giáo viên cầnphải hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu kĩ đề bài toán, Tóm tắt đề bài toán, nhìn vàotóm tắt đọc lại đề bài toán Đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh từng bướctìm cách giải và chọn cách giải hợp lý nhất, ngắn gọn nhất, lời giải rõ ràng chínhxác, đúng nội dung bài toán yêu cầu tìm gì Đồng thời chú ý hướng dẫn các em khithực hiện tìm kết quả của phép tính cần làm ra nháp cẩn thận, kiểm tra kết quả rồimới viết vào bài làm Từ đó tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy

3 Quan tâm động viên kịp thời học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Với những đặc điểm của học sinh yếu, kém nói chung và môn toán nói riêng,tôi đã khẳng định rằng học sinh yếu, kém môn Toán cần được quan tâm, hỗ trợ dạyhọc một cách tích cực Còn với học sinh học yếu nguyên nhân do điều kiện hoàncảnh gia đình tôi chỉ đạo giáo viên phải có sự quan tâm đặc biệt Ngoài việc tíchcực hỗ trợ cho các em lấp lỗ hổng kiến thức đồng thời phải có sự quan tâm đặc biệt

về tình cảm và vật chất

Vì vậy tôi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên đến thăm một số giađình học sinh yếu trong khối 4 như gia đình em H.T, gia đình em Đ.H lớp 4A vàmột số gia đình học sinh khó khăn khác Cảm thông được nỗi vất vả của các em, tôi

đề nghị Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ cho các em quần áo, sách vở, kết hợp

Ngày đăng: 20/08/2014, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Quốc Chung (Chủ biên); Phương pháp dạy học toán ở tiểu học; NXB Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007 Khác
2. Trần Diên Hiển; Thực hành giải toán tiểu học (Tập 1 +2); NXB Đại học Sư phạm, 2004 Khác
3. Đỗ Trung Hiệu (Chủ biên); Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học; NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 1995 Khác
4. Đỗ Trung Hiệu, Nguyễn Hùng Quang, Kiều Đức Thành; Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học - tập 2. NXB Giáo dục, Hà Nội, 20 Khác
5. Phạm Văn Hoàn; Giải toán cấp 1 phổ thông; NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990 Khác
6. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên); Sách giáo khoa, Vở bài tập toán 4; NXB Giáo dục, 2005 Khác
7. Đỗ Đình Hoan; Hỏi - đáp Toán 4; NXB Giáo dục, 2007 8. Bùi Văn Huệ; Tâm lí học tiểu học; NXB Giáo dục, 2002 Khác
9. Trần Ngọc Lan; Cách giải toán có lời văn lớp 4; NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007 Khác
10. Trần Ngọc Lan; Rèn luyện tư duy cho học sinh tiểu học trong dạy toán ở bậc tiểu học; NXB Trẻ, TP HCM, 2007 Khác
11. Vũ Dương Thụy (Chủ biên); Các bài toán phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học. NXB Giáo dục, 2007 Khác
12. Phạm Đình Thực; Giúp học sinh tiểu học giải toán có lời văn; NXB Giáo dục, TP HCM. 2007 Khác
13. Nguyễn Quan Uẩn, Trần Trọng Thuỷ; Giáo trình tâm lí học đại cương; NXB Đại học Sư phạm, 2003 Khác
15. Sách hướng dẫn giảng dạy Toán 4 (Sách Giáo Viên), NXB GD 16. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng (Lớp 4) , NXB GD Khác
19. 8. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4 (tập 1) - Vũ Văn Dương, Ngô Thị Thanh Hương, Bùi Anh Tú, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Vĩnh Thông – NXB GD 2007 Khác
21. Bộ GD&ĐT, Các đề thi có ma trận mẫu, www.thi.moet.gov.vn 22. Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học Khác
26. Trần Phương và Nguyễn Đức Tấn, Sai lầm thường gặp và các sáng tạo khi giải toán, NXB Hà Nội – 2004 Khác
27. Số học bà chúa của toán học – Hoàng Chúng Khác
28. Một số tài liệu khác và tranh ảnh sưu tầm trên internet Khác
29. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng các lớp 1, 2, 3, 4 - Bộ Giáo dục - Đào tạo Khác
30. Vũ Dương Thuỵ - Đổi mới phương pháp dạy học tiểu học - NXB GD 2000 31. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) - Toán 4- NXB Giáo dục, 2007 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w