TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Quản lý nguyên vật liệu là một trong những hoạt động cơ bản của mọi công ty, ảnh hưởng tới chi phí, giá thành sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỂ TÀI 3
3 ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
5 KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU 5
1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU 5
1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu 5
1.1.2 Khái niệm quản lý nguyên vật liệu 5
1.1.3 Tầm quan trọng của quản lý nguyên vật liệu 5
1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU 7
1.2.1 Xác định định mức nguyên vật liệu 7
1.2.1.1.Phương pháp định mức theo thống kê kinh nghiệm 7
1.2.1.2.Phương pháp thực nghiệm 7
1.2.1.3.Phương pháp phân tích 8
1.2.2 Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu 8
1.2.3 Hoạt động mua nguyên vật liệu 11
1.2.3.1 Tìm kiếm lựa chọn nguồn cung ứng .11
1.2.3.2 Đàm phán ký kết hợp đồng .11
1.2.4 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu 12
1.2.4.1 Tiếp nhận và bảo quản 12
1.2.4.2 Cấp phát nguyên vật liệu 14
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU 16
1.3.1 Đặc điểm sản phẩm 16
1.3.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu 17
Trang 21.3.3 Cơ cấu chủng loại của nguyên vật liệu 17
1.3.4 Mô hình và phương pháp quản lý nguyên vật liệu 18
1.3.5 Thị trường 18
1.3.6 Trình độ khoa học kỹ thuật-công nghệ 19
1.3.7 Trình độ lao động 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ SAMSUNG VIỆT NAM 21
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 21
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển 21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý 23
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 23
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (Năm 2009-2012) 23
2.1.4 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty 24
2.1.4.1 Điểm mạnh 24
2.1.4.2 Về mặt khó khăn 26
2.1.4.3 Cơ hội 27
2.1.4.4 Thách thức 27
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 29
2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty 29
Bảng 2.2 Bảng số liệu một số nguyên vật liệu chính của công ty tháng 7-2011 30 Bảng 2.3 Bảng số liệu một số nguyên vật liệu chính của công ty tháng 7-2012 31 2.2.2 Định mức nguyên vật liệu của sản phẩm 32
2.2.3 Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu 33
2.2.4 Chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu 44
Bảng 2.4 Danh sách một số nhà cung cấp chính của công ty .46
2.2.5 Quá trình mua hàng 47
2.2.6 Cách thức giao nhận 48
2.2.6.1 Hàng hóa giao nhận trực tiếp cho sản xuất-hàng DO 48
2.2.6.2 Hàng hóa lưu trữ cấp phát dần cho sản xuất-hàng PO 49
Trang 32.2.7 Hệ thống kho quản lý nguyên vật liệu trong công ty 49
2.2.7.1 Kho nguyên vật liệu chính 49
2.2.7.2 Kho phụ trợ 52
2.2.8 Quá trình nhận hàng 52
2.2.8.1 Nhận hàng nội địa 52
2.2.8.2 Quy trình xác nhận Invoice 55
2.2.8.3 Nhận hàng nhập khẩu 58
2.2.8.4 Quy trình xử lý hàng thừa( Surplus), thiếu(Missed), lẫn hàng( Mixed) trong quá trình nhận hàng 60
2.2.9 Quá trình quản lý nguyên vật liệu trong kho 66
2.2.10 Quá trình xuất hàng 75
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY 84
2.3.1 Những mặt tích cực 84
2.3.2 Về mặt khó khăn 86
Bảng 2.5 Thông tin nhà cung cấp hàng DO cho SEV (tính đến 30-6-2012) 87
Bảng 2.6 Danh mục vật liệu kho SMD và PBA 89
Bảng 2.7 Danh mục vật liệu kho SUB và MAIN 90
Bảng 2.8 Danh mục vật liệu kho Nhựa 91
Bảng 2.9 Danh mục vật liệu kho hóa chất .92
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ SAMSUNG VIỆT NAM 94
3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 94
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty 94
KẾT LUẬN 101
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 NVL- nguyên vật liệu
2 PL (Picklist) - danh sách lấy hàng
3 MM - kho nguyên vật liệu chính
4 FP - cố định kế hoạch sản xuất
5 Staff - nhân viên
6 PO- Lượng sản xuất đặt hàng
7 IQC- kiểm tra chất lượng đầu vào
8 FIFO- first in first out-nhập trước xuất trước
9 5S: sàng lọc, sắp sếp, sạch sẽ, sẵn sang, săn sóc
10 DO-hàng giao nhận trực tiếp cho sản xuất, không lưu kho MM
11 GR-nhận hàng
12 GI- xuất hàng
13 CKD-hàng nhập khẩu trực tiếp từ công ty mẹ
14 IPC- hàng nhập khẩu từ các đại lý của tập đoàn Samsung
15 SLPS-hệ thống mạng kết nối giữa tập đoàn Samsung và các nhà cung cấp trên toàn thế giới
Trang 5MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quản lý nguyên vật liệu là một trong những hoạt động cơ bản của mọi công ty, ảnh hưởng tới chi phí, giá thành sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế nên việc quản lý và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong mọi thời điểm Làm tốt việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất từ đó có thể đưa
ra phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Tổ chức tốt công tác quản lý nguyên vật liệu, nhiệm vụ và kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu là công việc không thể thiếu và là cơ sở để sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu hợp lý Trong quá trình kinh doanh thì việc tồn tại nguyên vật liệu dự trữ là những bước đệm cần thiết đảm bảo cho quá trình hoạt động liên tục của doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường rất khó áp dụng tiến hành sản xuất kinh doanh đến đâu thì mua nguyên vật liệu đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng lại có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục Do vậy nếu doanh nghiệp dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn Nếu dự trữ quá ít sẽ có thể làm cho quá trình sản xuất kinh doanh
bị gián đoạn, gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo
Nguyên vật liệu là một trong những tài sản lưu động của doanh nghiệp, thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh Quản lý và sử dụng hợp lý chúng có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp Do đó, bất kì một doanh nghiệp cũng cần đánh giá đúng vai trò của công tác quản lý nguyên vật liệu và kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Trang 6trong doanh nghiệp mình
Nội dung của việc quản lý và cung cấp nguyên liệu đầu vào là vấn đề có tính chất chiến lược, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình Trong thực tế 4 năm vừa qua, công ty đã hoạt động hiệu quả, phát triển nhanh chóng nhưng vẫn cần hoàn thiện một số nội dung trong công tác quản trị nguyên vật liệu để đáp ứng ngày càng cao hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường sản phẩm điện thoại di động công nghệ cao của công ty
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỂ TÀI
- Nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp
- Phân tích thực trạng, quy trình quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNHH điện
tử Sam sung Việt nam
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại
công ty TNHH điện tử Sam sung Việt nam
3 ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: nghiên cứu quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNHH điện
tử Sam sung Việt nam: cụ thể là quá trình nhận, cấp phát hàng DO( hàng nhận và giao trực tiếp ngay ra sản xuất), quá trình mua hàng lưu kho PO, quản lý vật tư trong kho, cấp phát hàng cho sản xuất, quản lý hàng lỗi do thiếu, thừa, sai khác về
số lượng, chất lượng do nhà cung cấp, do thay đổi thiết kế, do hỏng trong quá trình vận chuyển, bảo quản, do quá tồn lâu ngày không sử dụng, do sự chậm trễ trong quá trình cấp bù hàng
+ Về thời gian nghiên cứu quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNHH điện tử Sam sung Việt nam trong giai đoạn 2009 – 2012 đề xuất cho đến những năm tới(
Trang 72015)
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Thu thập số liệu thứ cấp: qua tài liệu, tạp chí, sách, báo cáo, dữ liệu trên hệ thống phần mềm SAP, WMS của công ty
+ Thu thập số liệu sơ cấp: qua quan sát, phỏng vấn, hỏi cán bộ quản lý trực tiếp
- Phương pháp phân tích số liệu
+ Thống kê - phân tích - tổng hợp - so sánh – dự báo ngoại suy
5 KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN
Bao gồm 3 chương chính:
Chương I Cơ sở lý luận quản lý nguyên vật liệu
Chương II Đánh giá thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNHH điện tử Sam sung Việt nam
Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNHH điện tử Sam sung Việt nam trong giai đoạn tới
Trang 8CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ VAI TRÒ
QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động doanh nghiệp mua ngoài hoặc tự sản xuất ra dùng cho mục đích sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp Nguyên vật liệu có thể hiểu là bao gồm “ nguyên liệu” và “ vật liệu” Trong đó, nguyên liệu là thuật ngữ để chỉ đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp, còn vật liệu dùng để chỉ những nguyên liệu đã qua sơ chế
Nguyên vật liệu là một yếu tố cơ bản nhất của quá trình sản xuất Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì nguyên vật liệu sẽ bị thay đổi hình dạng và chuyển dịch giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Chi phí các loại nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm Do đó, việc quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ngay
từ khâu thu mua cho đến khâu sử dụng sẽ có ý nghĩa và hiệu quả rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí và tiết kiệm vốn Mặt khác, nguyên vật liệu là những tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho, chúng rất đa dạng và phong phú về chủng loại Nguyên vật liệu cũng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, phức tạp vì đời sống lý hóa nên dễ bị tác động bởi điều kiện thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh
1.1.2 Khái niệm quản lý nguyên vật liệu
Quản lý nguyên vật liệu là toàn bộ các hoạt động từ việc nhận hàng từ nhà cung cấp, lưu trữ bảo quản nguyên vật liệu một cách khoa học, cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất một cách chính xác, kịp thời, giải quyết các vấn đề phát sinh về chất lượng, sai sót về số lượng trước và trong quá trình sản xuất
1.1.3 Tầm quan trọng của quản lý nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong những tài sản lưu động của doanh nghiệp,
Trang 9thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh Quản lý và sử dụng hợp lý chúng có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp Do đó, bất kì một doanh nghiệp cũng cần đánh giá đúng vai trò của công tác quản lý nguyên vật liệu và kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp mình
Như chúng ta đã biết Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cấu thành của quá trình sản xuất (sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động), nội dung cơ bản của đối tượng lao động là nguyên vật liệu Nếu xét về mặt vật chất thì nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chất lượng sản phẩm Chất lượng của nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Xét về mặt giá trị thì tỷ trọng các yếu tố nguyên vật liệu chiếm phần lớn trong cơ cấu giá thành Còn xét về lĩnh vực vốn thì tiền bỏ ra mua nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động của các doanh nghiệp Do đó, việc đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với mọi đơn vị sản xuất kinh doanh
Để đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Đảm bảo cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất Tính kịp thời là yêu cầu về mặt lượng của sản xuất Phải luôn đảm bảo để không xảy ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu làm cho sản xuất bị gián đoạn
- Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, chủng loại và quy cách của nguyên vật liệu Tính kịp thời phải gắn liền với đủ về số lượng và đúng về chất lượng Đây là một yêu cầu của công tác phục vụ Nếu cung cấp kịp thời nhưng thừa về số lượng
và chất lượng không đảm bảo thì hiệu quả sản xuất sẽ không cao Về mặt quy cách
và chủng loại cũng là yếu tố quan trọng, nếu cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng nhưng sai quy cách và chủng loại sẽ gây nhiều thiệt hại cho sản xuất, thậm chí sản xuất còn bị gián đoạn
- Đảm bảo cung cấp đồng bộ Tính đồng bộ trong cung cấp cũng có ý nghĩa tương tự như tính cân đối trong sản xuất Tính đồng bộ hoàn toàn không phải là sự bằng nhau về số lượng mà đó chính là quan hệ tỷ lệ do định mức tiêu hao nguyên
Trang 10vật liệu cho một đơn vị sản phẩm quyết định Nếu cung cấp không đồng bộ (tức là không đảm bảo quan hệ tỷ lệ) thì sản xuất sẽ không mang lại hiệu quả cao Tính đồng bộ trong cung ứng được thể hiện qua nội dung của kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu
1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
1.2.1 Xác định định mức nguyên vật liệu
Định mức nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu tiêu dùng lớn nhất cho phép để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thiện một công việc nào đó trong điều kiện tổ chức và điều kiện kỹ thuật nhất định Việc xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu chính xác và đưa mức đó vào áp dụng trong sản xuất là biện pháp quan trong nhất để thực hiện tiết kiệm vật liệu có cơ sở quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu Mức tiêu dùng nguyên vật liệu còn là căn cứ để tiến hành kế hoạch hoá cung ứng và sử dụng vật liệu, tạo điều kiện cho hạch toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua và thực hành tiết kiệm trong các doanh nghiệp Phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cách mức đã được xác định Tuỳ theo từng đặc điểm kinh tế kỹ thuật và điều kiện
cụ thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp xây dựng ở mức thích hợp Trong thực tế có các phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu sau đây:
1.2.1.1.Phương pháp định mức theo thống kê kinh nghiệm
Là phương pháp dựa vào 2 căn cứ: các số liệu thống kê về mức tiêu dùng nguyên vật liệu của kỳ báo cáo những kinh nghiệm của những công nhân tiên tiến rồi dùng phương pháp bình quân gia quyền để xác định định mức Ưu điểm: đơn giản, dễ vận dụng, có thể tiến hành nhanh chóng, phục vụ kịp thời cho sản xuất Nhược điểm: ít tính khoa học và tính chính xác
1.2.1.2.Phương pháp thực nghiệm
Là phương pháp dựa trên kết quả của phòng thí nghiệm kết hợp với những điều kiện sản xuất nhất định để kiểm tra, sửa đổi và kết quả đã tính toán để tiến hành sản xuất thử nhằm xác định định mức cho kế hoạch Ưu điểm: có tính chính
Trang 11xác và khoa học hơn phương pháp thống kê Nhược điểm: Chưa phân tích toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến định mức và còn phụ thuộc vào phòng thí nghiệm, có thể không phù hợp với điều kiện sản xuất
1.2.1.3.Phương pháp phân tích
Là phương pháp kết hợp việc tính toán về kinh tế kĩ thuật với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc tiêu hao nguyên vật liệu, chính vì thế nó được tiến hành theo hai bước
Bước 1: Thu thập và nghiên cứu các tài liệu đến mức đặc biệt là về thiết kế sản phẩm, đặc tính của nguyên vật liệu, chất lượng máy móc thiết bị, trình độ tay nghề công nhân
Bước 2: Phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức, tính hệ số sử dụng
và đề ra biện pháp phấn đấu giảm mức trong kì kế hoạch
Ưu điểm: Có tính khoa học và tính chính xác cao, đưa ra một mức tiêu dùng hợp lý nhất Hơn nữa khi sử dụng phương pháp này định mức tiêu dùng luôn nằm trong trạng thái được cải tiến
Nhược điểm: Nó đòi hỏi một lượng thông tin tương đối lớn toàn diện và chính xác, điều này có nghĩa là công tác thông tin trong doanh nghiệp phải tổ chức tốt Một điều dễ thấy khác đó là một lượng thông tin như vậy đòi hỏi phải có đội ngũ xử lý thông tin có trình độ và năng lực cao, nhưng dù thế nào đi nữa thì đây cũng là phương pháp tiên tiến nhất
1.2.2 Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Trong toàn bộ công tác quản lý nguyên vật liệu thì khâu hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là khâu đầu tiên và được đánh giá là khâu quan trọng nhất Một phương pháp thường hay được sử dụng khi tiến hành xác định nhu cầu nguyên vật liệu là phương pháp MRP ( Material Requirements Planning) MRP là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về những nhu cầu nguyên vật liệu, linh kiện cần thiết trong từng giai đoạn, dựa trên việc phân chia nhu cầu nguyên vật liệu thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc Nó được thiết kế nhằm trả lời các câu hỏi:
Trang 12- Doanh nghiệp cần những loại nguyên liệu, chi tiết, bộ phận gì?
- Cần bao nhiêu?
- Khi nào cần và trong khoảng thời gian nào?
- Khi nào cần phát đơn hàng bổ sung hoặc lệnh sản xuất?
- Khi nào nhận được hàng?
Kết quả thu được là hệ thống kế hoạch chi tiết về các loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận và thời gian biểu cụ thể nhằm cung ứng đúng thời điểm cần thiết
Hệ thống kế hoạch này thường xuyên được cập nhật những dữ liệu cần thiết cho thích hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự biến động của môi trường bên ngoài
Để thực hiện những quá trình đó cần biết một loạt các yếu tố đầu vào chủ yếu như:
- Số lượng, nhu cầu sản phẩm dự báo
- Số lượng sản phẩm trong đơn đặt hàng
- Mức sản xuất và dự trữ
- Cấu trúc của sản phẩm
- Danh mục nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận
- Thời điểm sản xuất
- Thời hạn cung ứng hoặc thời gian thi công
Trang 13- Bảng danh mục nguyên vật liệu
- Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu
Lịch trình sản xuất chỉ rõ nhu cầu sản phẩm cần sản xuất và thời gian phải
có Đây là những nhu cầu độc lập Số lượng cần thiết được lấy ra từ những nguồn khác nhau Như đơn đặt hàng của khách, số liệu dự báo Thời gian thường lấy là đơn vị tuần Hợp lý nhất là lấy lịch trình sản xuất bằng tổng thời gian để sản xuất ra sảm phẩm cuối cùng Đó là tổng số thời gian cần thiết trong quá trình lắp ráp sản phẩm Vấn đề đặc biệt quan trọng trong MRP là sự ổn định trong kế hoạch sản xuất ngắn hạn
Bảng danh mục vật tư linh kiện cung cấp thông tin về các loại chi tiết, linh kiện và bộ phận hợp thành cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm cuối cùng Do
đó, mỗi loại đơn vị sản phẩm đều có hồ sơ danh mục nguyên vật liệu, chi tiết bộ phận riêng biệt Bảng danh mục vật tư còn cho biết thông tin về mối liên hệ giữa các hạng mục linh kiện nằm ở đâu trong quá trình sản xuất Thông qua hệ thống hóa
và phân tích cấu trúc hình cây của sản phẩm, các dữ kiện về nguyên vật liệu, linh kiện được ghi theo thứ tự bậc từ cao xuống thấp Mỗi đơn vị sản phẩm gồm những chi tiết bộ phận ở những bậc khác nhau trong cấu trúc từ trên xuống
Hồ sơ dự trữ cho biết lượng dự trữ nguyên vật liệu, bộ phận hiện có Nó dùng để ghi chép, báo cáo tình trạng của từng loại nguyên vật liệu, chi tiết bộ phận trong từng thời gian cụ thể Hồ sơ dự trữ cho biết trong nhu cầu, đơn hàng sẽ tiếp nhận và những thông tin chi tiết khác như người cung ứng, độ dài thời gian cung ứng và độ lớn lô cung ứng Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu, bộ phận cần phải chính xác, do đó đòi hỏi công tác theo dõi, ghi chép thận trọng cụ thể chi tiết Những sai sót trong hồ sơ dự trữ sẽ dẫn đến những sai sót lớn trong MRP
Những yếu tố đầu ra chính là kết quả của MRP cần trả lời được các vấn đề
cơ bản sau:
- Cần đặt ra hàng hoá sản xuất những loại nguyên vật liệu nào?
Trang 14- Số lượng bao nhiêu?
- Thời gian khi nào?
- Đặt vendor nào?
Những thông tin này được thể hiện trong các văn bản, tài liệu như lệnh phát đơn đặt hàng kế hoạch, lệnh sản xuất nếu tự gia công, báo cáo về dự trữ Có nhiều loại tài liệu báo cáo hồ sơ nguyên vật liệu, chi tiết bộ phận dự trữ
1.2.3 Hoạt động mua nguyên vật liệu
Mua hàng là một hoạt động nghiệp vụ kinh doanh thương mại của doanh nghiệp, sau khi xem xét chào hàng, mẫu mã, chất lượng hàng hóa, giá cả hàng hóa, doanh nghiệp cùng với đơn vị bán hàng thỏa thuận điều kiện mua bán, giao nhận, thanh toán tiền hàng bằng hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.3.1 Tìm kiếm lựa chọn nguồn cung ứng
Mua hàng, tiếp nhận nguyên vật liệu là một khâu quan trọng và là khâu mở đầu của việc quản lý nguyên vật liệu Nó là bước chuyển giao trách nhiệm trực tiếp bảo quản và đưa vật liệu vào sản xuất giữa đơn vị cung ứng và đơn vị tiêu dùng Đồng thời nó là ranh giới giữa bên bán và bên mua, là cơ sở hạch toán chính xác chi phí lưu thông và giá cả nguyên vật liệu của mỗi bên Việc thực hiện tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho người quản lý nắm chắc số lượng, chất lượng và chủng loại, theo dõi kịp thời tình trạng của nguyên vật liệu trong kho từ đó làm giảm những thiệt hại đáng kể cho hỏng hóc, đổ vỡ, hoặc biến chất của nguyên vật liệu Do tính cấp thiết như vậy, trong công tác mua sắm nguyên vật liệu, doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá và lựa chọn các nhà cung ứng tốt nhất, cung cấp nguyên vật liệu có chất lương cao nhất mà vẫn đảm bảo chi phí hợp lý
1.2.3.2 Đàm phán ký kết hợp đồng
Các nhà cung ứng chủ yếu là các chi nhánh thương mại của tập đoàn điện tử Samsung trên toàn thế giới thu mua từ rất nhiều nhà sản xuất khác nhau trên toàn thế giới nên việc đàm phán ký kết hợp đồng đối với nhà cung ứng là rất đơn giản và
Trang 15công ty chỉ việc lựa chọn và cung cấp danh mục hàng hóa cần thiết cho các chi nhánh, làm các thủ tục hải quan cần thiết để nhập hàng về
Đối với các nhà cung cấp trong nước thì việc ký kết hợp đồng được thực hiện hàng năm bởi ban đánh giá và phát triển nhà cung cấp
Công ty cũng như tập đoàn có hệ thống mạng Glomet liên kết hầu hết các nhà cung cấp và do vậy trong các hợp đồng thì việc yêu cầu các nhà cung cấp phải đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin rất cao
Một số nội dung cơ bản trong khi đàm phán ký kết hợp đồng với nhà cung cấp:
- Đảm bảo tính bảo mật cho công ty
- Đảm bảo công suất sản xuất và thời gian giao hàng
- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phải đáp ứng tốt để duy trì thông tin mạng nhanh chóng và liên tục với công ty
- Đối với các sản phẩm cần có sự cung cấp khuôn đúc từ phía Samsung thì nội dung về quản lý, cung cấp và vận hành khuôn là rất quan trọng và nó phải được cập nhật hàng ngày chính xác số lần sử dụng, trạng thái khuôn, kế hoạch sử dụng và bảo quản
- Giá của tất cả các linh kiện của công ty đối với mỗi loại nguyên vật liệu đều
có sự điều chỉnh giảm dần đều theo từng quý là 10%
- Số lượng sản phẩm an toàn cần có đối với từng chủng loại hàng và vật liệu
để sản xuất mặt hàng đó
- Phương thức và địa điểm giao nhận phải rõ dàng
- Thời gian thanh toán là ngày 5 và 25 hàng tháng bằng chuyển khoản
1.2.4 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu
1.2.4.1 Tiếp nhận và bảo quản
Khâu tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu phải thực hiện tốt hai nhiệm vụ:
Trang 16Thứ nhất là tiếp nhận một cách chính xác về chất lượng, số lượng, chủng loại nguyên vật liệu, quy cách đóng gói theo đúng nội dung phiếu giao hàng, phiếu vận chuyển và tất cả các thùng hàng phải được dán nhãn có mã vạch theo quy định của công ty
Thứ hai là phải vận chuyển một cách nhanh chóng nhất để đưa nguyên vật liệu từ địa điểm tiếp nhận vào kho của doanh nghiệp tránh hư hỏng, mất mát Hàng nhận được phải được cập nhật số lượng, chất lượng trên hệ thống và đảm bảo sẵn sàng cấp phát kịp thời cho sản xuất
Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ này công tác tiếp nhận phải tuân thủ những yêu cầu sau:
- Nguyên vật liệu khi tiếp nhận phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ
- Nguyên vật liệu khi nhập phải qua đủ thủ tục kiểm nhận và kiểm nghiệm Phải xác định chính xác số lượng, chất lượng, chủng loại hoặc phải làm thủ tục đánh giá, xác nhận nếu có hư hỏng mất mát
- Nguyên vật liệu sau khi tiếp nhận và kiểm tra phải được ký nhận vào biên bản giao nhận cùng người giao hàng và phải được cập nhật ngay lên hệ thông Phiếu giao nhận sẽ được lưu trữ trong vòng 1 năm tại bộ phận kho
- Bên doanh nghiệp và bên cung ứng phải thống nhất địa điểm, phương thức tiếp nhận, cung ứng thẳng hay qua kho của doanh nghiệp
Kho là nơi tập trung dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu, thiết bị máy móc, dụng cụ chuẩn bị cho quá trình sản xuất , đồng thời cũng là nơi dự trữ thành phẩm của doanh nghiệp trước khi tiêu thụ Do tính chất đa dạng và phức tạp của nguyên vật liệu nên
hệ thống kho của doanh nghiệp phải có nhiều loại khác nhau phù hợp với nhiều loại nguyên vật liệu Thiết bị kho là những phương tiện quan trọng để đảm bảo giữ gìn toàn vẹn số lượng và chất lượng cho nguyên vật liệu
Do vậy, tổ chức quản lý kho phải thực hiện những nhiệm vụ sau :
- Bảo quản toàn vẹn số lượng, chất lượng nguyên vật liệu, hạn chế ngăn ngừa
hư hỏng, mất mát đến mức tối thiểu
Trang 17- Luôn nắm chắc tình hình nguyên vật liệu vào bất kỳ thời điểm nào nhằm đáp ứng một cách nhanh nhất cho sản xuất
- Bảo đảm thuận tiện cho việc xuất nhập, kiểm tra bất cứ lúc nào
- Bảo đảm hạ thấp chi phí bảo quản, sử dụng hợp lý và tiết kiệm diện tích kho
Để thực hiện những nhiệm vụ trên công tác quản lý kho bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Công tác sắp xếp nguyên vật liệu : dựa vào tính chất, đặc điểm nguyên vật liệu và tình hình cụ thể của hệ thống kho để sắp xếp nguyên vật liệu một cách hợp
lý, khoa học, đảm bảo an toàn ngăn nắp, thuận tiện cho việc xuất nhập, kiểm kê Do
đó, phải phân khu, phân loại kho, đánh số, ghi ký hiệu các vị trí nguyên vật liệu một cách hợp lý
- Bảo quản nguyên vật liệu: Phải thực hiện đúng theo quy trình, quy phạm nhà nước ban hành để đảm bảo an toàn chất lượng nguyên vật liệu
- Xây dựng và thực hiện nội quy về chế độ trách nhiệm và chế độ kiểm tra trong việc bảo quản nguyên vật liệu
1.2.4.2 Cấp phát nguyên vật liệu
Việc đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với mọi đơn vị sản xuất kinh doanh Để đảm bảo nguyên vật liệu trong sản xuất phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Đảm bảo cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất Tính kịp thời là yêu cầu về mặt lượng của sản xuất Phải luôn đảm bảo để không xảy ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu làm cho sản xuất bị gián đoạn
- Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, chủng loại và quy cách của nguyên vật liệu Tính kịp thời phải gắn liền với đủ về số lượng và đúng về chất lượng Đây là một yêu cầu của công tác phục vụ Nếu cung cấp kịp thời nhưng thừa về số lượng
và chất lượng không đảm bảo thì hiệu quả sản xuất sẽ không cao Về mặt quy cách
và chủng loại cũng là yếu tố quan trọng, nếu cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đảm
Trang 18bảo chất lượng nhưng sai quy cách và chủng loại sẽ gây nhiều thiệt hại cho sản xuất, thậm chí sản xuất còn bị gián đoạn
- Đảm bảo cung cấp đồng bộ Tính đồng bộ trong cung cấp cũng có ý nghĩa tương tự như tính cân đối trong sản xuất Tính đồng bộ hoàn toàn không phải là sự bằng nhau về số lượng mà đó chính là quan hệ tỷ lệ do định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm quyết định Nếu cung cấp không đồng bộ (tức là không đảm bảo quan hệ tỷ lệ) thì sản xuất sẽ không mang lại hiệu quả cao Tính đồng bộ trong cung ứng được thể hiện qua nội dung của kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu
Cấp phát nguyên vật liệu là hình thức chuyển nguyên vật liệu từ kho xuống các bộ phận sản xuất Việc cấp phát một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tận dụng có hiệu quả cao năng suất lao động của công nhân, máy móc thiết bị, làm cho sản xuất được tiến hành liên tục, từ
đó làm tăng chất lượng sản phẩm đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm
Việc cấp phát nguyên vật liệu có thể tiến hành theo các hình thức sau:
+ Cấp phát theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất:
Căn cứ vào yêu cầu nguyên vật liệu của từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất đã báo trước cho bộ phận cấp phát của kho trong thời gian nhất định để tiến hành cấp phát Số lượng nguyên vật liệu được yêu cầu được tính toán dựa trên nhiệm vụ sản xuất và hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã tiêu dùng
- Ưu điểm: đáp ứng kịp thời tiến độ sản xuất đối với từng bộ phận của doanh nghiệp , tránh những lãng phí và hư hỏng không cần thiết
- Hạn chế : bộ phận cấp phát của kho chỉ biết được yêu cầu của bộ phận trong thời gian ngắn, việc cấp phát kiểm tra tình hình sử dụng gặp nhiều khó khăn, thiếu tính kế hoạch và chủ động cho bộ phận cấp phát
+ Cấp phát theo tiến độ kế hoạch (cấp phát theo hạn mức):
Trang 19Đây là hình thức cấp phát quy định cả số lượng và thời gian nhằm tạo sự chủ động cho cả bộ phận sử dụng và bộ phận cấp phát Dựa vào khối lượng sản xuất cũng như dựa vào định mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch, kho cấp phát nguyên vật liệu cho các bộ phận sau từng kỳ sản xuất Doanh nghiệp thực hiện quyết toán vật tư nội bộ nhằm so sánh số sản phẩm đã sản xuất ra với số lượng nguyên vật liệu đã tiêu dùng Trường hợp thừa hay thiếu sẽ được giải quyết một cách hợp lý và có thể căn cứ vào một số tác động khách quan khác Thực tế cho thấy hình thức cấp phát này đạt hiệu quả cao, giúp cho việc giám sát hạch toán tiêu dùng nguyên vật liệu chính xác, bộ phận cấp phát có thể chủ động triển khai việc chuẩn bị nguyên vật liệu một cách có kế hoạch, giảm bớt giấy tờ và đỡ thao tác tính toán Do vậy, hình thức cấp phát này đạt hiệu quả cao và được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp có mặt hàng sản xuất tương đối ổn định và có hệ thống định mức tiên tiến, có kế hoạch sản xuất
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị nguyên vật liệu bao gồm cả các yếu tố chủ quan và khách quan Việc xem xét các yếu tố này là rất cần thiết để nhằm đánh giá đúng ảnh hưởng của từng nhân tố tới công tác quản lý nguyên vật liệu
1.3.1 Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm thường được cấu thành từ 3 yếu tố( sức lao động, tư liệu sản xuất, đối tượng lao động- nguyên vật liệu) trong đó nguyên vật liệu còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm Do đó để một sản phẩm hoàn chỉnh trong quy trình sản xuất, lưu kho và chờ ngày lưu thông trên thị trường thì yếu tố quyết định là nguyên vật liệu Ngược lại, loại sản phẩm, quy cách sản phẩm cũng tác động không nhỏ đến quy cách nguyên vật liệu Có loại sản phẩm đòi hỏi nguyên vật liệu thô chưa qua chế biến nhưng cũng có loại sản phẩm lại đòi hỏi nguyên vật liệu là loại đã được chế biến gia công thành một dạng khác so với hình thái ban đầu
Trang 20Hơn nữa cũng một loại sản phẩm nhưng cũng có những loại nguyên vật liệu khác nhau để sản xuất ra sản phẩm đó Vì vậy, để có được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì ngay từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu phải được chú trọng
Người làm công tác quản lý nguyên vật liệu còn phải dựa vào số lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch để tính toán nhu cầu nguyên vật liệu sao cho phù hợp, giảm thiểu tối đa sự gián đoạn trong quá trình sản xuất do thiếu nguyên vật liệu, hoặc là lãng phí nguyên vật liệu do xác định nhu cầu lớn hơn mức cần thiết
1.3.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một yếu tố cơ bản nhất của quá trình sản xuất Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì nguyên vật liệu sẽ bị thay đổi hình dạng và chuyển dịch giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Chi phí các loại nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm Do đó, việc quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ngay từ khâu thu mua cho đến khâu sử dụng sẽ có ý nghĩa và hiệu quả rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí và tiết kiệm vốn
Mặt khác, nguyên vật liệu là những tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho, chúng rất đa dạng và phong phú về chủng loại nguyên vật liệu cũng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, phức tạp vì đời sống lý hóa nên dễ bị tác động bởi điều kiện thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh
Từ những đặc điểm trên cho thấy nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
1.3.3 Cơ cấu chủng loại của nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào quyết định rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh Hơn nữa, do đặc điểm là rất phong phú, đa dạng về chủng loại và chất lượng, cho nên để phục vụ cho công tác quản lý nguyên vật liệu một cách hiệu quả nhất thì yêu cầu đặt ra là phải nhận biết và tiến hành phân loại nguyên vật liệu Phân loại nguyên vật liệu là quá trình sắp xếp nguyên vật liệu theo
Trang 21từng loại, từng nhóm trên một căn cứ nhất định, tùy thuộc vào từng loại hình cụ thể của từng doanh nghiệp
Có rất nhiều loại nguyên vật liệu để cấu thành nên sản phẩm, việc quản lý nguyên vật liệu bị tác động rất nhiều bởi cơ cấu chủng loại nguyên vật liệu
Các chủng loại nguyên vật liệu có thể được phân chia như sau: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ,nhiên liệu, phụ tùng thay thế, nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản phẩm, vật liệu dùng cho các nhu cầu khác
1.3.4 Mô hình và phương pháp quản lý nguyên vật liệu
Hiện nay có rất nhiều mô hình và phương pháp quản lý nguyên vật liệu nhưng người ta thường sử dụng mô hình MFCA(Material Flow Cost Accounting) là
mô hình quản lý chi phí dòng nguyên liệu là phương pháp quản lý và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu được giới thiệu từ những năm 90 tại Đức và hiện đang được áp dụng rộng rãi tại các công ty của Nhật Bản Phương pháp MFCA cũng đã được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành thành tiêu chuẩn 14051:2011
Dưới tác động của khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc mà phải đối mặt với nhiều thách thức: giá nguyên vật liệu, năng lượng đầu vào tăng, trong khi đó giá thành sản phẩm hàng hóa bán ra bị sức ép cạnh tranh, đông thời các doanh nghiệp cũng chịu áp lực về các qui định quản lý môi trường, tiết kiệm sử dụng tài nguyên…Phương pháp quản lý thông qua định mức đang được áp dụng bộc
lộ nhược điểm về hiệu quả vì bản thân nó đã bao gồm lãng phí Để cắt giảm lãng phí và sử dụng nguyên liệu một cách có hiệu quả, cần có cách tính toán, kiểm soát giá thành và tối ưu chi phí về nguyên liệu
1.3.5 Thị trường
Điểm đầu tiên và cũng là điểm kết thúc của quá trình sản xuất kinh doanh chính là thị trường Thị trường là nơi để thu mua nguyên vật liệu phục vụ quá trình
Trang 22sản xuất, cũng là nơi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng- kết thúc một vòng quay của quá trình sản xuất Hơn nữa, các yếu tố cung cầu trên thị trường có vai trò quyết định đến giá cả của nguyên vật liệu Khi cung lớn hơn cầu, giá cả có xu hướng giảm và ngược lại Do đó, dựa trên thực tế và khả năng dự báo sự biến động của thị trường nguyên vật liệu mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn thời điểm thu mua nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm chi phí một cách tối đa
1.3.6 Trình độ khoa học kỹ thuật-công nghệ
Các thành tựu trong lĩnh vực khoa học công nghệ có tác dụng như lực đẩy giúp nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua viêc tạo khả năng to lớn đưa chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên Tiến bộ khoa học công nghệ đã tạo ra và đưa vào sản xuất những công nghệ mới có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao hơn, ít tiêu hao nguyên vật liệu, góp phần tiết kiệm chi phí Đồng thời, khoa học kỹ thuật cho phép chúng ta tạo ra và tìm ra những nguyên vật liệu mới, nguyên vật liệu tốt hơn, rẻ hơn, nhờ có tiến bộ khoa học kỹ thuật mà con người có thể tạo ra các phương pháp và phương tiện kỹ thuật quản lý tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng, và hạ giá thành sản phẩm
Mặt khác, khoa học kỹ thuật còn tạo ra các phần mềm tiên tiến, giúp cho công tác quản lý dự trữ, cấp phát, hạch toán nguyên vật liệu được tiến hành một các nhanh chóng, chính xác và thuận tiện hơn, không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay
1.3.7 Trình độ lao động
Trong thời đại công nghệ hiện đại như ngày nay, các loại máy móc thiết bị ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ đã có thể thay thế con người trong hầu hết các công việc Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của con người là không thể thiếu được trong bất cứ hoạt động, lĩnh vực nào Trong công tác quản trị nguyên vật liệu cũng vậy, con người là nhân tố trực tiếp sử dụng các phương pháp khoa học để tính toán định mức tiêu hao nguyên vật liệu, xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần dùng trong kỳ kế hoạch, tham gia vào việc quản lý dự trữ, cấp phát và theo dõi việc sử dụng nguyên vật liệu, sử dụng vận hành các trang thiết
Trang 23bị hiện đại trong kho Nếu các cán bộ phụ trách vật tư không có trình độ chuyên môn cần thiết thì có thể dẫn đến nhiều sai sót trong quản trị nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, gây mất an toàn trong kho Từ đó, có thể làm lãng phí nguồn vốn hoặc gây tình trạng chậm trễ trong sản xuất Mặt khác, nhờ có con người và thông qua các phương tiện sản xuất mà các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu có thể kết hợp với nhau tạo nên thực thể sản phẩm Nói các khác, nhân tố con người hay trình độ lao động có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị nguyên vật liệu và qua đó là ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
Trang 24CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY TNHH ĐIỆN TỬ SAMSUNG VIỆT NAM
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty TNHH điện tử Samsung việt nam( viết tắt là SEV)
Loại hình doanh nghiệp: 100% vốn đầu từ nước ngoài
Ngày thành lập: 25.03.2008 (10.04.2009 dây truyền sản xuất điện thoại di động đi vào hoạt động)
Địa chỉ: KCN Yên Phong 1, Yên Trung, Yên Phong, Bắc Ninh
Sản phẩm chính: thiện thoại di động và các sản phẩm điện tử khác
Diện tích: 100 ha
- 11.12.2007: Hoàn thành bản nghi nhớ với tình Bắc Ninh
- 25.03.2008 Nhận giấy phép đầu tư nhà máy
- 10.10.2008 Cử 173 nhân viên sang Hàn Quốc đào tạo chuyên môn
- 10.04.2009 Nhà máy đi vào sản xuất điện thoại di động
- 10.08.2009 Xưởng sản xuất Injection đi vào hoạt động
- 21.10.2009 Tổng thống Lee Myung Pak thăm nhà máy
- 28.10.2009 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự lễ khai trương nhà máy
- 25.12.2010 Nhà máy hút bụi đi vào hoạt động
- 25.02.2011 đạt mốc doanh thu đạt 2 tỷ usd
- 09.09.2011 Nhà máy điện thoại thứ 2 đi vào hoạt động
- 29.02.2012 Nhà máy sản xuất Camera cho điện thoại di động đi vào hoạt động
Trang 25- 01.07.2102 Xưởng sản xuất Injection thứ 2 đi vào hoạt động
Đến ngày 30-6-2012 số cán bộ công nhân viên của SEV đã là 20,316 người và hiện tại vẫn còn đang tuyển dụng và mục tiêu đến cuối năm 2012 sẽ là 25,000 người
Công ty TNHH điện tử Samsung Việt Nam (SEV), trụ sở tại KCN Yên Phong I, Yên Trung, Yên Phong, Bắc Ninh, là thành viên của tập đoàn Điện tử Samsung, Hàn Quốc chuyên sản xuất điện thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao Tại Việt Nam, SEV được đánh giá là một trong những công ty có môi trường làm việc hiện đại và tốt nhất (GWP – Great Work Place); chính sách tiền lương, thưởng cạnh tranh với mục tiêu công bằng, nâng cao hiệu quả làm việc
và tăng cường sự gắn bó của các thành viên
SEV đặt mục tiêu trở thành một trong những công ty được ngưỡng mộ nhất tại Việt Nam và tiếp tục góp phần đưa Samsung trở thành thương hiệu được yêu thích nhất của người tiêu dùng Để đạt mục tiêu này, công ty luôn nhận thức yếu tố con người
là yếu tố quyết định Vì thế, SEV luôn chủ động phát triển con người toàn diện, vững về năng lực chuyên môn và chuyên nghiệp trong phong cách làm việc
Với khẩu hiệu: “Samsung luôn hân hoan chào đón những người muốn đến với SEV bằng tài năng, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và lòng say mê công việc Đến với SEV, các bạn sẽ được khuyến khích phát huy hết khả năng sáng tạo của mình trong công việc, được nuôi dưỡng tài năng, được làm việc trong tình đồng nghiệp đoàn kết và thân ái; các bạn sẽ được trao cơ hội và thử thách để khẳng định bản thân bằng chính tài năng của mình”
Lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH điện tử Samsung Việt Nam:
- Sản xuất điện thoại di động
- Sản xuất máy hút bụi
- Các thiết bị điện tử
Trang 262.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm 1 Tổng giám đốc, tiếp đến là 1 CEO quản lý toàn bộ nhà máy, tiếp đến là các giám đốc các khu vực như sản xuất, kế hoạch, mua hàng, tài chính, hành chính nhân sự
Công ty có quy mô rất lớn, với khoảng 20 nghìn Cán bộ công nhân viên, sản lượng sản xuất hơn 100 triệu điện thoại di động với doanh số 6 tỷ USD năm 2011 Từ đó cho thấy hoạt động quản lý nguyên vật liệu của công ty vừa có ưu thế và những hạn chế nhất định
Hiện tại với khoảng 6 nghìn danh mục nguyên vật liệu trong kho và khoảng
4 nghìn nguyên vật liệu xuất nhập hàng ngày để sản xuất được khoảng 450 nghìn điện thoại di động một ngày thì việc quản lý nguyên vật liệu của công ty là rất lớn đòi hỏi một hệ thống quản trị tốt cả về nhân lực và phần mềm vi tính để tính toán, lập kế hoạch sản xuất, mua bán, cung cấp hàng một cách đồng bộ và hiện đại
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (Năm 2009-2012)
1 Doanh thu Tr.đồng 7.278.419 33.439.801 172.091.320 108.247.393
2 trước thuế Lợi nhuận Tr.đồng 612.835 2.247.485 16.859.764 4.940.276
3 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 619.772 2.188.903 16.862.679 4.490.171
4 Giá trị xuất khẩu Tr.đồng 5.067.418 30.300.345 122.381.294 105.372.599
Trang 275 Giá trị nhập khẩu Tr.đồng 4.066.129 29.144.278 103.351.784 106.495.011 Xét về mặt doanh thu ta thấy, doanh thu của công ty tăng rất nhanh từ khi bắt đầu đi vào hoạt động 8 tháng năm 2009 khoảng 7000 tỷ đồng, năm 2010 là 33000
tỷ đồng, năm 2011 là 172000 tỷ đồng và dự kiến cả năm 2012 là 240000 tỷ đồng Nếu xét từng năm một thì sau khi đi vào sản xuất doanh thu năm 2010 tăng khoảng 300%, năm 2011 tăng 500% và dự kiến năm 2012 tăng 130% và dần đi vào ổn định
Xét về mặt lợi nhuận hàng năm, thì lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng rất cao, năm 2010 tăng khoảng 240%, năm 2011 tăng khoảng 750% , nhưng năm nay
dự kiến chỉ bằng năm 2011 Điều này là do 6 tháng đầu năm 2012 công ty đầu tư xây dựng thêm nhà máy Injection thứ 2 nên chi phí nhập khẩu các thiết bị cho nhà máy là rất lớn, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty
Xét về lợi nhuận trước và sau thuế ta thấy năm 2009, năm 2011 lợi nhuận sau thuế lớn hơn lợi nhuận trước thuế, điều này do 2 nội dung: thứ nhất là công ty được miễn thuế trong vòng 5 năm, thứ 2 do một số sản phẩm mà công ty chưa sản xuất được thì công ty đã nhập khẩu từ các nhà máy khác để bán hàng tại Việt nam
và được hoàn thuế
Xét về mặt giá trị xuất nhập khẩu hàng năm đều tăng rất cao, năm 2010 và
2011 tăng khoảng 400% và dự kiến năm nay tăng khoảng 200% Điều này cho thấy công ty sẽ dần đi vào hoạt động ổn định và dần chuyển sang lĩnh vực sản xuất các sản phẩm điện tử khác như máy tính sách tay, máy ảnh, màn hình LCD có giá trị xuất nhập khẩu nhỏ hơn
Xét về kim ngạch xuất nhập khẩu, thì giá trị xuất khẩu đều cao hơn giá trị nhập khẩu Chỉ riêng giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012 nhỏ hơn nhập khẩu do công ty nhập khẩu nhiều thiết bị phục vụ cho nhà máy Injection thứ 2
2.1.4 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty
2.1.4.1 Điểm mạnh
Hiện nay công ty đã sản xuất điện thoại di động, máy hút bụi, Camera cho điện
Trang 28thoại và dự kiến đến năm 2015 công ty sẽ hoàn thành nhà máy sản xuất máy ảnh, máy tính xách tay, điều đó sẽ đem lại sự lớn mạnh về thương hiệu cũng như sự đa dạng sản phẩm của công ty
Là một đơn vị thành viên của tập đoàn Samsung Electronics Hàn Quốc chuyên sản xuất điện thoại di động và các thiết bị điện tử Theo kế hoạch Samsung Việt Nam sẽ được tăng vốn đầu tư rất lớn nhất từ tập đoàn trong thời gian tiếp tới, Samsung Việt Nam
sẽ là nhà máy sản xuất điện thoại di động cũng như các thiết bị điện tử lớn nhất Việt Nam cũng như là nhà máy lớn nhất của tập đoàn điện tử Samsung
Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm và trưởng thành qua các năm công tác Đặc biệt có đội ngũ nhân viên nòng cốt được đào tạo ở nước ngoài về, có trình độ chuyên môn, ngoại ngũ cũng như đạo đức nghề nghiệp tốt Ngoài ra hàng năm công ty có đợt tuyển đội ngũ nguồn nhân lực là các bạn sinh viên mới ra trường tại các trường đại học lớn ở Việt Nam cũng như trên thế giới, với tuổi trẻ, nhiệt tình ham khám phá các bạn ấy sẽ là nguồn nhân lực tốt đem lại sự thành công cho công ty trong thời gian tới
Công ty luôn có các chính sách phát triển bền vững như chiến dịch hiến máu nhân đạo, quỹ từ thiện, chiến dịch bảo vệ môi trường luôn thực hiện 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, sẵn sàng, săn sóc…) Công ty cũng có các quỹ học bổng cho các
em học sinh nghèo vượt khó, các học bổng cho các bạn sinh viên có thành tích xuất sắc, các chính sách hỗ trợ cho người mù, tàn tật…
Sản phẩm là hàng công nghệ cao do vậy giá thảnh rất thấp so với doanh thu nên doanh thu tăng với mức độ rất nhanh theo tháng, quý, năm
Với đặc điểm là công ty sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới, hiện tại công
ty đang sử dụng hệ thống phần mềm SAP,G-ERP,CSGM,IMAS,WMS và Mysingle
để kết nối trên toàn thế giới tới tất cả các nhà cung cấp, các công ty phân phối, các nhà máy sản xuất thuộc tập đoàn Samsung Nhờ việc sử dụng hệ thống phần mềm mạnh mà tất cả các công việc như các đơn hàng về điện thoại di động trên toàn thế giới, các kế hoạch sản xuất của tập đoàn, các thông tin về tình trạng và nhu cầu
Trang 29nguyên vật liệu của tập đoàn, các thông tin và đặc điểm sản phẩm mới đều được hiển thị trên hệ thống phần mềm, mỗi bộ phận đều có quyền truy cập vào hệ thống trên toàn thế giới theo từng Modul mà đã được phân quyền để thực hiện các công việc của bộ phận mình
Với doanh số tăng trưởng kỷ lục hàng năm, đến năm 2011 đạt doanh thu 6 tỷ USD và dự kiến năm 2012 công ty đạt doanh số 12 tỷ USD công ty góp phần lớn vào doanh thu của ngành điện tử cũng như nền công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng Hàng năm công ty đều vinh dự được đón các khách VIP là nguyên thủ quốc gia của Việt Nam, bộ trưởng bộ công nghiệp và đại sứ quán Hàn Quốc tại việt nam Công ty là cầu nối quan trọng trong tình đoàn kết kinh tế giữa Việt Nam
và Hàn Quốc
2.1.4.2 Về mặt khó khăn
Hiện tại sản phẩm chính của công ty là sản xuất điện thoại đi động, máy hút bụi
và Camera cho điện thoại nhưng các sản phẩm này vẫn còn rất nhiều khó khăn do tính cạnh tranh rất cao do điện thoại là hàng công nghệ cao do vậy giá bán, giá thành, chi phí biến động lớn rất khó cho việc ra các quyết định quản trị
Dưới sự cạnh tranh không ngừng của các đối thủ như: Nokia, Apple, Iphone, HTC, LG…do vậy cần cải tiến công nghệ là một bải toán khó cho bất kỳ hãng sản xuất điện thoại di động nào Đòi hỏi công ty phải không ngừng hoàn thiện sản phẩm của mình, các loại sáng chế cũng như đăng ký kiểu dáng sản phẩm phải hết sức chú ý
Sản phẩm của công ty là sản phẩm công nghệ cao nên có sự thay đổi quá nhanh dẫn tới chủng loại nguyên vật liệu thay đổi nhanh, quản lý vật liệu và chi phí quản lý vật liệu cũng khó khăn Vòng đời của 1 models điện thoại thường chỉ vài tháng là ngừng sản xuất mà mỗi models điện thoại lại sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau Bên cạnh đó để chớp lấy cơ hội kinh doanh và uy tín của công ty đang lớn hiện nay, công ty đã phát triển với tốc độ chóng mặt dẫn tới cơ sở vật chất và thiết bị sản xuất vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn cán bộ kỹ thuật trong nước chưa được cao trong khi sản phẩm là hàng công nghệ cao, chưa đáp ứng được yêu cầu khắt
Trang 30khe của khách hàng, của thị trường tiêu dùng do vậy có phần phải thuê ngoài (gia công ) đã làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp cũng như khó khăn lớn trong việc quản lý nguyên vật liệu cả trong và ngoài công ty
Vì là công ty sản xuất sản phẩm công nghệ cao nên công ty luôn áp dụng những công nghệ quản lý nguyên vật liệu mới nhất nhưng do khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa giữa các nước đã làm cho cho các cán bộ công nhân viên chưa thể lĩnh hội được công nghệ tiên tiến trên thế giới một cách tuyệt đối và hệ thống cũng không thể đáp ứng được ngay yêu cầu phát sinh trong thực tế đã gây nhiều khó khăn cho việc quản
lý nguyên vật liệu tại công ty
2.1.4.3 Cơ hội
Đất nước chúng ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, với việc chúng ta đã gia nhập WTO giúp cho Samsung có nhiều điều kiện thuận lợi về thuế quan vì phẩn lớn giá thành của sản phẩm là nguyên vật liệu và nguyên vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài
Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sản xuất của Samsung
và hiện nay chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc đã có nhiều văn bản ký kết về thỏa thuận thương mại giữa hai nước
Nước ta có nguồn nhân lực trẻ dồi đào đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung Đây sẽ là cơ hội lớn cho Samsung để giảm chi phí lao động mà giá trị sản phẩm vẫn lớn (người lao động trẻ luôn có tính sáng tạo cao với lòng nhiệt tình của mình…họ sẽ tạo ra một giá trị và hấp thụ vào sản phẩmsẽ đem lại giá trị lớn cho các sản phẩm công nghệ cao của Samsung)
2.1.4.4 Thách thức
Sản phẩm là các hàng công nghệ cao, do vậy vòng đời của sản phẩm rất nhanh Điều này làm tăng chi phí công nghệ của công ty cũng như chi phí phát triển sản phẩm mới
Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường smartphone cũng như các thiết bị điện
Trang 31tử công nghệ cao gây nên những tranh chấp về bản quyền, mẫu mã, kiểu dáng, phần mềm cho điện thoại đem lại khó khăn cho công ty
Trang 322.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty
Hiện nay với khoảng 6 nghìn mã nguyên vật liệu, và rất nhiều loại có giá trị rất lớn, sự khác biệt về đặc tính kỹ thuật và ngoại quan là ít nên để dễ dàng kiểm soát, công ty quản lý nguyên vật liệu dựa trên mã code, mỗi code gồm 11 ký tự được mã hóa bằng hệ thống mã vạch, được chuẩn hóa như sau:
AAAA-XXXXXX
Bốn ký tự đầu AAAA là các chữ hoặc số, hiển thị cho chủng loại nguyên vật liệu Sáu ký tự XXXXXX là các chữ hoặc số, hiển thị cho từng nguyên vật liệu cụ thể Dấu nối ở giữa để ngăn cách giữa chủng loại và nguyên vật liệu cụ thể
Tất cả các mặt hàng nhập từ nhà cung cấp cần phải được gắn mã code trước khi giao đến SEV, trách nhiệm này thuộc về phòng mua hàng Trong trường hợp hàng mà không có code thì SEV có thể trả lại hàng cho nhà cung cấp hoặc đích thân nhân viên mua hàng quản lý nhà cung cấp đó phải in và dán code vào hàng
Mã code của nguyên vật liệu thể hiện trình độ chuyên môn cao, tính khoa học và logic để cho mọi công nhân viên đều có thể hiểu, nhớ và sử dụng trong suốt quá trình nhập hàng, lưu trữ, bảo quản hàng và xuất hàng ra cho sản xuất Bất cứ sự khác biệt nào đều dễ dàng phát hiện và ngăn chặn từ xa mọi sai sót có thể xảy ra
Mỗi code đều được in mã vạch để sử dụng hệ thống máy scan mã vạch để cập nhật dữ liệu trên hệ thống Việc sử dụng hệ thống mã vạch rất thuận tiện, chính xác, hiện đại và khoa học
Nguyên vật liệu của công ty dùng để sản xuất các thiết bị điện tử công nghệ cao nên chủ yếu có giá trị rất lớn, có đặc tính công nghệ cao, tinh vi, có chu kỳ sống thấp đòi hỏi phải được bảo quản cận thận điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, tránh va đập mạnh trong suốt quá giao nhận, lưu giữ
Tất cả nguyên vật liệu trong công ty đều dùng chung cho tập đoàn trên toàn thế giới nên được mã hóa và đặt tên bằng tiếng Anh để dễ chuẩn hóa và tránh gây nhằm lẫn
Trang 33Các mã code của nguyên vật liệu được theo các Model và đặc tính sản phẩm
và nguyên vật liệu, có thể cùng một liệu nguyên vật liệu từ nhà cung cấp nhưng cũng có thể được đặt dưới dạng nhiều mã code khác nhau
Bảng 2.2 Bảng số liệu một số nguyên vật liệu chính của công ty tháng 7-2011
Mã hàng Tên hàng Đ.vị Số lượng Giá,USD Lượng
tiền,USD
0601-003079 LED;SMD(TOP VIEW),WHT,1.0x0.5mm,4.1x3.9x PC 234.000 1,0350 242.190 0902-002690 IC-MICROPROCESSOR;SC5C111AAC-A040,1GHz,F PC 84.040 26,9675 2.266.349 1108-000355 IC-MCP;KAP202N00M-BWEW,256Mb/1Gbit/256Mb PC 580.000 3,9800 2.308.400 1108-000411 IC-MCP;KAT007012C-BRTT,4Gb/3Gb,ONENAND/D PC 466.400 10,5800 4.934.512 1108-000424 IC-MCP;KMVYL000LM-B503,16GB+512Mb,MoviNA PC 216.320 24,2650 5.249.005 1201-002967 IC-POWER AMP;ACPM-5208-SG1,SMD,10P,3x3mm PC 393.000 0,4845 190.409 1201-003088 IC-POWER AMP;ACPM-5301-SG1,MSL,10P,3x3mm PC 418.000 0,4213 176.103 1203-006732 IC-POWER SUPERVISOR;MAX8899GEWZ+T,WLP,11 PC 436.000 2,4800 1.081.271 1203-006851 IC-POWER SUPERVISOR;MAX8997EWW+T,WLP,169 PC 228.000 3,8616 880.445 1205-003297 IC-TRANSCEIVER;RTR6285,QFN,68P,8x8mm,PLA PC 492.000 3,9910 1.963.552 1205-004213 IC-MODEM;PMB9811-B,NSP,221P,7.5x7.5x1.0m PC 430.000 8,1224 3.492.632 2203-007449 C-CER,CHIP;1000nF,20%,6.3V,X5R,0603 PC 31.845.000 0,0140 445.830 2809-001348 OSCILLATOR-TCXO;26MHz,0.5ppm,10Kohm/10pF PC 984.000 0,7591 746.974 3719-001319 CONNECTOR-ADAPTOR;9P,AU PC 99.840 0,1974 19.708 4709-001844 W-LAN MODULE;SWB-B23,2402-2480MHz,8.2x7 PC 90.000 4,5900 413.100 4709-001976 W-LAN MODULE;Bluetooth Bluetooth 4.0 + H PC 72.000 6,4860 466.992 4709-001987 W-LAN MODULE;Bluetooth Bluetooth 4.0 + H PC 228.000 5,6400 1.285.920 GH02-00077B CHEMICALS-PVD TOP U.V CLEAR#90;GT-S5233, G 1.695.000 0,0170 28.730 GH31-00392A MOTOR DC-SCH-S369;LA4-459QB,10000+-2500r PC 706.545 0,2398 169.429 GH43-03457A SOFT BATTERY PACK-4000MAH,UNI,BLACK,MAIN PC 3.844 9,1722 35.258 GH43-03504A INNER BATTERY PACK-EB494358VU,GT-S5830,L PC 187.574 3,1425 589.451 GH44-02223A ADAPTOR-ETA3U30EBE;ETA3U30EBE,WEP850,Mic PC 5.000 1,2641 6.320 GH44-02292A ADAPTOR-ETAP10XBE(P1 WORLD WIDE);ETAP10X PC 47.800 5,3606 256.237 GH59-06281A ASSY ETC-LED BACK LIGHT UNIT;GT-S3600,HW PC 120.389 0,8725 105.039
Trang 34Bảng 2.3 Bảng số liệu một số nguyên vật liệu chính của công ty tháng 7-2012
Mã hàng Tên hàng Đ.vị Số lượng Giá,USD Lượng
tiền,USD
0103-007497 RESIN-PC;GRIVORY GVX-5H WHITE,GVX-5H WHI G 14.050.000 0,0112 156.896 0403-001688 DIODE-ZENER;USFZ5.6V,5%,500mW,USF2,TP PC 5.172.281 0,0139 71.667 0404-001646 DIODE-SCHOTTKY;PMEG4005EJ,40V,500mA,SOD3 PC 768.000 0,0293 22.479 0406-001267 DIODE-TVS;Rclamp0521P,6/-/-V,100W,SLP100 PC 2.610.000 0,0203 52.926 0605-001195 CCD;COB,95P,23.2x16.2xT0.2mm,8M,1/3.2" PC 391.234 4,1942 1.640.895 0902-002766 IC-MICROPROCESSOR;SC5C210bBB-A040,1.2Ghz PC 696.439 34,6117 24.104.959 0902-002939 IC-MICROPROCESSOR;SC54412ACA-A030,1.4GHz PC 1.236.013 31,1646 38.519.882 1202-001123 IC-VOLTAGE COMP.;FAN256L8X,MicroPak,8P,1 PC 1.490.000 0,0825 122.953 1203-006851 IC-POWER SUPERVISOR;MAX8997EWW+T,WLP,169 PC 204.000 3,1789 648.503 1203-006913 IC-POWER SUPERVISOR;MAX8986EWG+T,WLP,81P PC 521.760 1,3084 682.674 1203-007321 IC-POWER SUPERVISOR;MAX77693EWQ+T,WLP,10 PC 766.000 2,1797 1.669.681 1203-007322 IC-POWER SUPERVISOR;MAX77686EWE+T,WLP,14 PC 791.850 3,4899 2.763.487 1205-004511 IC-MODEM;PMBP9811C,FBGA,626P,7.5X7.5X1.0 PC 1.159.520 6,1273 7.104.671 2203-007393 C-CER,CHIP;4700nF,10%,10V,X5R,TP,1005 PC 27.230.075 0,0183 498.719 2203-007449 C-CER,CHIP;1000nF,20%,6.3V,X5R,0603 PC 53.041.773 0,0063 335.967 2203-007781 C-CER,CHIP;22000nF,20%,10V,X5R,TP,1608,0 PC 5.086.949 0,0516 262.644 2203-007795 C-CER,CHIP;10000nF,20%,10V,X5R,TP,1005,0 PC 7.013.251 0,0395 277.346 2809-001369 OSCILLATOR-VCTCXO;26MHz,1.0ppm,10Kohm/10 PC 1.489.001 0,4297 639.843 2809-001371 OSCILLATOR-VCTCXO;26MHz,1.5ppm,10K,1.8V, PC 1.028.000 0,4755 488.802 2910-000125 DUPLEXER-SAW;1922.4MHz,1977.6MHz,871~891 PC 1.530.000 1,3982 2.139.284 3711-006615 HEADER-BOARD TO BOARD;BOX,10P,2R,0.4mm,S PC 3.368.340 0,0705 237.438 3719-001319 CONNECTOR-ADAPTOR;9P,AU PC 748.800 0,1851 138.571 GH02-01154A TAPE CONDUCTIVE-GRAPHITE SHEET;TAPE HEAT PC 358.000 0,8284 296.578 GH07-01577A LCD-LCD PANEL(GT-S5360);BT030QVMG001-A30 PC 456.610 3,4954 1.596.033 GH31-00604A MOTOR DC-GT_C3262;YB0934SWC,12500,3.0V,8 PC 222.478 0,3667 81.580 GH43-03668A BATTERY;EB464358VU,GT-S7500,Li-ion,1300m PC 111.200 2,9681 330.049
GH59-10482A CAMERA
MODULE-CAMERA-MODULE,GT-S5830;CM- PC 21.600 5,4764 118.290
Trang 352.2.2 Định mức nguyên vật liệu của sản phẩm
Hiện tại công ty sử dụng phương pháp phân tích, là phương pháp kết hợp việc tính toán về kinh tế kĩ thuật với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc tiêu hao nguyên vật liệu, chính vì thế nó được tiến hành theo hai bước
Bước 1: Thu thập và nghiên cứu các tài liệu về thiết kế sản phẩm, đặc tính của nguyên vật liệu, chất lượng máy móc thiết bị, trình độ tay nghề công nhân
Bước 2: Phân tích từng thành phần trong cơ cấu định mức, tính hệ số sử dụng
và đề ra biện pháp phấn đấu giảm mức trong tương lai
Phương pháp này tính khoa học và tính chính xác cao, đưa ra một mức tiêu dùng hợp lý nhất Hơn nữa khi sử dụng phương pháp này định mức tiêu dùng luôn nằm trong trạng thái được cải tiến tuyệt đối
Tất cả các định mức nguyên vật liệu đều được hiển thị trên hệ thống G-ERP
và mọi bộ phận của tập đoàn điện tử Samsung toàn cầu đều có thể lấy được để có thể thiết lập hệ thống lập kế hoạch sản xuất, đặt mua hàng, hệ thống kiểm tra chất lượng, hệ thống nhập và lưu giữ bảo quản cấp phát nguyên vật liệu Bất cứ sự thay đổi nào đều được cảnh báo tới từng bộ phận
Định mức nguyên vật liệu( BOM-Bill of Material) là một hệ thống các nguyên vật liệu cấu thành nên 1 sản phẩm và được hiển thị dưới dạng cây thư mục, chia theo từng cấp độ
Để xem được BOM cũng như các thông tin trên hệ thống ta phải vào các Module khác nhau Ví dụ như bên dưới ta vào xem BOM :
Trang 362.2.3 Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là khâu đầu tiên và được đánh giá là khâu quan trọng nhất cho hoạt động quản lý nguyên vật liệu của SEV Khi tiến hành xác định nhu cầu nguyên vật liệu, công ty sử dụng phương pháp MRP ( Material Requirements Planning) MRP là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về những nhu cầu nguyên vật liệu, linh kiện cần thiết trong từng thời gian cụ thể
Kết quả thu được là hệ thống kế hoạch chi tiết về các loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận và thời gian biểu cụ thể nhằm cung ứng đúng thời điểm cần thiết
Hệ thống kế hoạch này thường xuyên được cập nhật những dữ liệu cần thiết cho
Trang 37thích hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự biến động của môi trường bên ngoài
Để thực hiện những quá trình đó cần biết một loạt các yếu tố đầu vào chủ yếu như:
- Số lượng, nhu cầu sản phẩm dự báo
- Số lượng sản phẩm trong đơn đặt hàng
- Mức sản xuất và dự trữ
- Cấu trúc của sản phẩm
- Danh mục nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận
- Thời điểm sản xuất
- Thời hạn cung ứng hoặc thời gian thi công
- Bảng danh mục nguyên vật liệu
- Hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu
Lịch trình sản xuất chỉ rõ nhu cầu sản phẩm cần sản xuất và thời gian phải
có Đây là những nhu cầu độc lập Số lượng cần thiết được lấy ra từ những nguồn khác nhau Như đơn đặt hàng của khách, số liệu dự báo Thời gian thường lấy là đơn vị tuần Hợp lý nhất là lấy lịch trình sản xuất bằng tổng thời gian để sản xuất ra sảm phẩm cuối cùng Đó là tổng số thời gian cần thiết trong quá trình lắp ráp sản phẩm Vấn đề đặc biệt quan trọng trong MRP là sự ổn định trong kế hoạch sản xuất ngắn hạn
Trang 38Bảng danh mục vật tư linh kiện cung cấp thông tin về các loại chi tiết, linh kiện và bộ phận hợp thành cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm cuối cùng Do
đó, mỗi loại đơn vị sản phẩm đều có hồ sơ danh mục nguyên vật liệu, chi tiết bộ phận riêng biệt Bảng danh mục vật tư còn cho biết thông tin về mối liên hệ giữa các hạng mục linh kiện nằm ở đâu trong quá trình sản xuất Thông qua hệ thống hóa
và phân tích cấu trúc hình cây của sản phẩm, các dữ kiện về nguyên vật liệu, linh kiện được ghi theo thứ tự bậc từ cao xuống thấp Mỗi đơn vị sản phẩm gồm những chi tiết bộ phận ở những bậc khác nhau trong cấu trúc từ trên xuống
Hồ sơ dự trữ cho biết lượng dự trữ nguyên vật liệu, bộ phận hiện có Nó dùng để ghi chép, báo cáo tình trạng của từng loại nguyên vật liệu, chi tiết bộ phận trong từng thời gian cụ thể Hồ sơ dự trữ cho biết trong nhu cầu, đơn hàng sẽ tiếp nhận và những thông tin chi tiết khác như người cung ứng, độ dài thời gian cung ứng và độ lớn lô cung ứng Hồ sơ dự trự nguyên vật liệu, bộ phận cần phải chính xác, do đó đòi hỏi công tác theo dõi, ghi chép thận trọng cụ thể chi tiết Những sai sót trong hồ sơ dự trữ sẽ dẫn đến những sai sót lớn trong MRP
Những yếu tố đầu ra chính là kết quả của MRP cần trả lời được các vấn đề
cơ bản sau:
- Cần đặt ra hàng hoá sản xuất những loại nguyên vật liệu nào?
- Số lượng bao nhiêu?
- Thời gian khi nào?
- Đặt vendor nào?
Những thông tin này được thể hiện trong các văn bản, tài liệu như lệnh phát đơn đặt hàng kế hoạch, lệnh sản xuất nếu tự gia công, báo cáo về dự trữ Có nhiều loại tài liệu báo cáo hồ sơ nguyên vật liệu, chi tiết bộ phận dự trữ
Quy trình chạy MRP của tập đoàn Samsung với mục tiêu lập kế hoạch đáp ứng đúng yêu cầu để hoàn thành từng công đoạn từ bán thành phẩm tới thành phẩm
Quy trình chuẩn để chạy MRP gồm 2 công đoạn:
Trang 39Công đoạn 1: Chạy MRP dựa trên BOM:
BOM sản xuất
BOM
Lượng vật liệu hiện
có
Lượng nguyên vật liệu đã đặt mua
đã có ở sản xuất
Tỷ lệ thay thế
Danh sách nguyên vật liệu
Thông tin ghi giữ
Kế hoạch chạy hàng thiếu
Trang 40Công đoạn 2: Chạy MRP dựa trên lượng tiêu hao:
- Dựa vào phương pháp thống kê để quyết định lượng tiêu thụ tương lai trên
cơ sở hiện tại
- Không quan tâm đến kế hoạch sản xuất
Cơ sở dữ liệu Nguyên vật liệu
thực xuất
Giá thị tiêu thụ an toàn
Quyết định dựa trên phương pháp lập kế hoạch
Tạo lượng tiêu thụ
Kết quả chạy
MRP
Kế hoạch đặt hàng
Yêu cầu mua hàng
Kế hoạch chạy hàng thiếu