1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh vĩnh phúc (VIB vĩnh phúc)

73 597 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 395 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng và mức độ phức tạp của kế toán nghiệp vụ cho vay, trong thời gian thực tập tại VIB Vĩnh Phúc, qua quá trình học tập, nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động tín dụng của chi nhánh, em mạnh dạn lựa chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp: “Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc”. Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được kết cấu thành ba chương như sau: Chương I: Lý luận chung về kế toán ngân hàng và kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc Kế toán nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ tín dụng khá phức tạp, nguồn tài liệu tham khảo không nhiều và sự hiểu biết còn hạn chế, nên bài viết không thể tránh khỏi những thiết sót nhất định.

Trang 1

Khoa: Ngân hàng – Tài chính

Thời gian thực tập: Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2011

Đơn vị thực tập: Ngân hàng Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc Địa chỉ: Số 69, đường Mờ Linh, Phường Liên Bảo, Tp Vĩnh Yên, Tỉnh

Vĩnh Phúc

Điện thoại: (84-211) 3597 888

Fax: (84-4) 3597 688

Trang 2

MỤC LỤCDANH MỤC BẢNG BIỂU

Quy trình kế toán phương thức cho vay từng lần được thực hiện qua các bước sau: 17

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Quy trình kế toán phương thức cho vay từng lần được thực hiện qua các bước sau: 17

Trang 4

Là một sinh viên của lớp TCDN 20.16-hệ Văn bằng II - khoa Ngân hàngTài chính - trường ĐH Kinh tế Quốc dân, em đã tham gia đợt thực tập trongvòng 9 tuần từ tháng 9/2011 đến tháng 11/2011 theo sự tổ chức của khoa Trongthời gian 9 tuần đó, em đã có cơ hội thực tập tại Ngân hàng Quốc tế Việt Nam(VIB bank) – Chi nhánh Vĩnh Phúc (VIB Vĩnh Phúc) Với sự giúp đỡ tận tìnhcủa các anh chị đồng nghiệp ở Chi nhánh, em đã thu được rất nhiều kiến thứccũng như những bài học kinh nghiệm quý báu trong đó ngoài những kiến thứcchung về nghiệp vụ ngân hàng, em nhận thấy nghiệp vụ kế toán Ngân hàngtrong đó có kế toán nghiệp vụ cho vay là một lĩnh vực tuy có nhiều khó khănthách thức nhưng lại vô cùng quan trọng quyết định sự sống còn của mỗi ngânhàng Đây cũng là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm đặc biệt của em.

Trong các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, kế toán ngân hàng đang trởnên ngày một cần thiết và hữu ích, tổ chức tốt công tác kế toán ngân hàng làđòn bẩy nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng Trong đó, kếtoán nghiệp vụ cho vay là một mảng vô cùng quan trọng đối với ngân hàng,bởi nghiệp vụ này phục vụ cho việc hạch toán quá trình hoạt động cho vay,

Trang 5

theo dõi thu nợ và thu lãi, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu và đảm bảo tàisản cho Ngân hàng.

Cùng với sự đổi mới của toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngân hàng TMCPQuốc tế Việt Nam trong những năm qua đó rất chú trọng tới kế toán ngânhàng, đặc biệt là kế toán nghiệp vụ cho vay và đang từng bước hoàn thiệntrong hoạt động kinh doanh của mình để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

Là một đơn vị mới thành lập được ba năm, Ngân hàng TMCP Quốc Tế ViệtNam Chi nhánh Vĩnh Phúc (VIB Vĩnh Phúc) đã tập trung vốn cho vay theonhững mục tiêu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và đất nước nói chung,đóng góp vai trò không nhỏ vào thành quả chung của toàn hệ thống

Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của nghiệp vụ tín dụng và kế toánnghiệp vụ cho vay tại VIB Vĩnh Phúc cũng như một số bất cập ít nhiều có ảnhhưởng đến việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng Từ đó đòi hỏi phải

có giải pháp trong kế toán nghiệp vụ cho vay thì mới có thể hoàn thiện vànâng cao chất lượng kế toán và tín dụng

Nhận thức được tầm quan trọng và mức độ phức tạp của kế toán nghiệp

vụ cho vay, trong thời gian thực tập tại VIB Vĩnh Phúc, qua quá trình học tập,nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động tín dụng của chi nhánh, em mạnh dạn

lựa chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp: “Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc”.

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của đề tài được kết cấu thành ba chương như sau:

Chương I: Lý luận chung về kế toán ngân hàng và kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng thương mại

Chương II: Thực trạng kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc

Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc

Trang 6

liệu tham khảo không nhiều và sự hiểu biết còn hạn chế, nên bài viết khôngthể tránh khỏi những thiết sót nhất định Vì vậy, em rất mong nhận được sựgóp ý, quan tâm của các thầy cô giáo, các anh chị đồng nghiệp để bài viếtđược hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Đức

Lữ, cùng các thầy cô Khoa Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại học Kinh

tế Quốc dân Hà Nội cũng như các anh chị đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCPQuốc Tế Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em rất nhiều để em cóthể hoàn thành đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình!

Trang 7

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

VÀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và chức năng của kế toán ngân hàng

1.1.1 Khái niệm về kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng là công tác thu thập, ghi chép, xử lý và phân tích cácnghiệp vụ kinh tế, tài chính về hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngânhàng dưới hình thức chủ yếu là giá trị nhằm phản ánh và kiểm tra toàn bộ hoạtđộng kinh doanh của đơn vị ngân hàng, đồng thời cung cấp thông tin cần thiếtphục vụ công tác quản lý hoạt động tiền tệ ngân hàng ở tầm vĩ mô và vi mô,cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của Pháp luật

Kế toán ngân hàng bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị:

+ Kế toán tài chính là việc thu thập, ghi chép, xử lý, phân tích các nghiệp

vụ kinh tế tài chính theo chế độ, chuẩn mực kế toán để hệ thống hóa thông tintheo các chỉ tiêu tổng hợp được quy định thống nhất trong báo cáo tài chínhngân hàng nhằm phục vụ cho quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng củaChính phủ, Ngân hàng Trung ương, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin chocác đối tượng bên ngoài và của bản thân đơn vị ngân hàng

+ Kế toán quản trị là việc thu thập, ghi chép, xử lý, phân tích và cungcấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tàichính trong nội bộ đơn vị ngân hàng

1.1.2 Đặc điểm của kế toán ngân hàng

+ Mang tính xã hội cao: Đặc điểm này thể hiện ở chỗ kế toán ngân hàng

không chỉ phản ánh toàn bộ các hoạt động của bản thân ngân hàng, mà nó cònphản ánh được đại bộ phận hoạt động kinh tế, tài chính của nền kinh tế thông

Trang 8

nghiệp, các đơn vị tổ chức kinh tế (TCKT) và các cá nhân trong nền kinh tế.

Do vậy, những chỉ tiêu do kế toán ngân hàng cung cấp là những chỉ tiêu kinh

tế, tài chính quan trọng giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân hàng

và quản lý nền kinh tế

+ Tiến hành đồng thời với kiểm soát, xử lý nghiệp vụ và ghi sổ sách kế

toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh Trong kế toán ngân hàng, việc thựchiện các bút toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được tiến hành đồngthời Điều này đòi hỏi khi tiếp nhận chứng từ kế toán từ khách hàng hay donội bộ ngân hàng lập, nhân viên kế toán ngân hàng phải kiểm soát, xử lý theonội dung của chứng từ Khi chứng từ hợp lệ, hợp pháp thì cho hoàn thànhnghiệp vụ và phản ánh ngay vào sổ kế toán thích hợp để kiểm soát số dư tàikhoản hạn mức tín dụng, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ các giao dịch mới

+ Mang tính chính xác kịp thời rất cao, bởi đối tượng kế toán ngân hàng có

liên quan mật thiết với đối tượng kế toán của các doanh nghiệp, cá nhân trong nềnkinh tế Bên cạnh đó hoạt động ngân hàng đã dẫn đến ngân hàng tập trung đượcmột khối lượng vốn tiền tệ rất lớn của xã hội và thường xuyên biến động Vì vậy,

kế toán ngân hàng phải có độ chính xác và kịp thời rất cao để vừa đáp ứng yêu cầuhạch toán của ngân hàng, vừa phục vụ hạch toán của toàn bộ nền kinh tế

+ Có khối lượng chứng từ lớn, tổ chức luân chuyển phức tạp và gắn liền

với việc luân chuyển vốn của nền kinh tế Ngân hàng có nhiều loại chứng từkhác nhau với khối lượng rất lớn Điều này xuất phát từ tính đa dạng của cácnghiệp vụ ngân hàng và số lượng lớn các giao dịch diễn ra hàng ngày tại cácđơn vị ngân hàng Ngoài ra chứng từ kế toán ngân hàng không chỉ minhchứng cho hoạt động tài chính của bản thân ngân hàng mà còn minh chứngcho hoạt động kinh tế, tài chính và việc chu chuyển vốn của nền kinh tế Do

đó, việc tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán ngân hàng có liên quan đếnviệc luân chuyển vốn tiền tệ của nền kinh tế

Trang 9

+ Sử dụng tiền tệ (nội tệ, ngoại tệ) làm đơn vị đo lường chủ yếu trong

hầu hết các mặt nghiệp vụ Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm kinh doanh

tiền tệ của ngân hàng

1.1.3 Vai trò của kế toán ngân hàng

Kế toán là công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế vì nó có tác dụng tolớn trong việc kiểm tra thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, việc sử dụng vốn tiền

tệ, bảo vệ tài sản, củng cố và tăng cường chế độ hạch toán kinh tế Kế toánngân hàng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kế toán của nền kinh tếnên cũng phát huy vai trò của kế toán nói chung Tuy nhiên, do những đặctính hoạt động của ngân hàng nên vai trò của kế toán ngân hàng có nhữngđiểm khác biệt so với vai trò của kế toán trong các ngành khác

+ Cung cấp thông tin tổng hợp để phục vụ quản lý nền kinh tế: Mọi hoạt

động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp đều được phản ánh thông qua các tàikhoản mở tại ngân hàng Vì vậy, số liệu ghi chép của kế toán vừa phản ánhđược hoạt động nghiệp vụ của ngành, vừa phản ánh được hoạt động của cácngành khác về tình hình kinh tế, tài chính, sự biến động của vật tư, lao động,tiền vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận… từ đó các đơn vị có đầy đủ thông tin

để ra quyết định điều hành kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quảsản xuất kinh doanh Mặt khác, các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vựctài chính, kế toán, thống kê cũng cần được cung cấp thông tin kế toán ngânhàng để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, xây dựng chế độ quản lý tài chính

+ Bảo vệ an toàn tài sản: bảo vệ tài sản là trách nhiệm chung của kế

toán trong bất kỳ ngành nghề nào, song kế toán ngân hàng có vai trò quantrọng hơn vì ngoài việc bảo vệ an toàn tài sản của bản thân ngân hàng, kế toánngân hàng còn bảo vệ tài sản của Nhà nước và của khách hàng gửi tại ngânhàng Do đó, kế toán ngân hàng phải ghi chép, kiểm soát một cách chặt chẽmọi loại tài sản để tránh mất mát, thiếu hụt về mặt số lượng và nâng cao hiệuquả mọi tài sản trong quá trình sử dụng

Trang 10

+ Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, quản trị ngân hàng: Kế toán được

tiến hành trên cơ sở các mặt nghiệp vụ như: nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanhtoán… cho nên số liệu của kế toán đã phản ánh được kết quả các mặt hoạtđộng nghiệp vụ của từng đơn vị cũng như của toàn ngành ngân hàng Hệthống số liệu này có thể chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tạitrong quá trình hoạt động, từ đó các nhà lãnh đạo sử dụng nó như là một công

cụ hữu hiệu để chỉ đạo, điều hành, quản trị ngân hàng có hiệu quả

Do đó không thể phủ nhận vai trò to lớn của kế toán ngân hàng Kếtoán ngân hàng giúp cho các giao dịch trong nền kinh tế được tiến hành mộtcách nhanh chóng, chính xác và kịp thời hơn Những số liệu do kế toán ngânhàng cung cấp là những chỉ tiêu thông tin kinh tế quan trọng giúp cho việc chỉđạo điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như làm căn cứ choviệc hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và chỉ đạo toàn bộ hoạtđộng của nền kinh tế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung

1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng

+ Thu thập, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tài chính phát sinh của đơn vị ngân hàng theo đối tượng, nội dung công việc

tế-kế toán, theo đúng chuẩn mực và chế độ tế-kế toán Trên cơ sở đó để bảo vệ antoàn tài sản của bản thân ngân hàng cũng như tài sản của toàn xã hội bảo quảntại ngân hàng

+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản thu chi tài chính, quá trình sửdụng tài sản của bản thân ngân hàng và của xã hội thông qua các khâu kiểmsoát của kế toán, góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố chế độ hạchtoán kinh tế trong ngân hàng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân + Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải phápphục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của ngân hàng Bên

Trang 11

cạnh đó, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Trung ương và các cơ quan quản

lý Nhà nước khác nhằm phục vụ quá trình chỉ đạo thực thi chính sách tiền tệ tín dụng nói riêng và chính sách tài chính nói chung, đồng thời đáp ứng nhucầu của công tác thanh tra ngân hàng

-+ Tổ chức giao dịch, phục vụ khách hàng một cách khoa học, văn minh,lịch sự, giúp khách hàng nắm được những nội dung cơ bản của kỹ thuật,nghiệp vụ ngân hàng nói chung và kỹ thuật, nghiệp vụ kế toán ngân hàng nóiriêng, góp phần thực hiện tốt chiến lược khách hàng của ngân hàng

1.2 Kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu và tạo ra phần lớnthu nhập cho Ngân hàng thương mại (NHTM) Đó là một hình thức cấp tíndụng, theo đó Ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vàomục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cảgốc và lãi Có thể nói, đây là nghiệp vụ cung ứng khối lượng vốn lớn cho nềnkinh tế để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh

tế, đồng thời là nghiệp vụ sinh lời lớn nhất của các NHTM

Tuy nhiên, cho vay lại là nghiệp vụ phức tạp và phải thường xuyên cậpnhật theo những biến chuyển của môi trường kinh tế, nên việc theo dõi, quản

lý, phân tích số liệu tài chính – kế toán có liên quan đến nghiệp vụ cho vay đãgóp phần quan trọng cho chính sách tín dụng của ngân hàng Trong đó, kếtoán nghiệp vụ cho vay giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ nghiệp vụ kế toánngân hàng vì tham gia trực tiếp vào quá trình vay vốn và quản lý một bộ phậntài sản rất lớn của mỗi ngõn hàng

1.2.1 Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ cho vay

1.2.1.1 Khái niệm

Kế toán nghiệp vụ cho vay là công việc tính toán, ghi chép, phản ánhtổng hợp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản tín dụng trong tất cả

Trang 12

các khâu từ giải ngân, thu nợ, thu lãi, theo dõi dư nợ toàn bộ quá trình cấp tíndụng của ngân hàng, trên cơ sở đó bảo vệ an toàn vốn cho vay của ngân hàng

và cung cấp các thông tin cần thiết cho việc quản lý và điều hành hoạt độngtín dụng của ngân hàng

1.2.1.2 Vai trò

Một số vai trò chủ yếu của kế toán nghiệp vụ cho vay:

+ Cung cấp cho ngân hàng và các doanh nghiệp, TCKTvà các cá nhân cóquan hệ tín dụng với ngân hàng những thông tin liên quan tới quá trình chovay, thu nợ, thu lãi, thời hạn hoàn trả… một cách đầy đủ, qua đó giúp cholãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình cho vay, dư nợ, doanh số cho vay, thu

nợ, thu lãi, tình hình nợ quá hạn… để đưa ra biện pháp xử lý, chỉ đạo phù hợpnhằm đạt được mục tiêu an toàn, sinh lợi và lành mạnh trong hoạt động kinhdoanh ngân hàng

+ Phản ánh tình hình đầu tư vốn vào các ngành kinh tế, đồng thời tạođiều kiện cho các TCKT có đủ vốn để sản xuất kinh doanh và mở rộng giaolưu hàng hóa Thông qua kế toán nghiệp vụ cho vay, ngân hàng có thể biếtđược phạm vi hoạt động, phương hướng đầu tư của các nhà đầu tư, theo dõiđược hiệu quả sử dụng vốn vay của những nhà đầu tư… từ đó có khả năng đề

ra chiến lược đầu tư phù hợp, hiệu quả

+ Trong bảng cân đối, hoạt động cho vay chiếm phần lớn trong tổng tài sản

có của ngân hàng, mà kế toán nghiệp vụ cho vay tham gia trực tiếp vào quá trình

sử dụng vốn hoạt động cơ bản, vì vậy đây là công cụ đảm bảo an toàn vốn vay củangân hàng, hạn chế rủi ro, góp phần ổn định thu nhập của ngân hàng

+ Thông qua kế toán nghiệp vụ cho vay, ngân hàng đưa khối lượng vốnlớn ra lưu thông, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, luân chuyển hànghóa trong toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và phát triển nềnkinh tế của đất nước

Trang 13

+ Phục vụ đắc lực trong việc chỉ đạo chấp hành chính sách tín dụng tiền

tệ của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường với cơ chế tín dụnghiện nay Ngân hàng trở thành cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ tổchức thực hiện chính sách tiền tệ, áp dụng mức lãi suất đối với các thành phần

có vốn hoạt động, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh kịp thời Thựchiện tốt công tác kế toán nghiệp vụ cho vay, làm tham mưu đắc lực cho côngtác tín dụng để tín dụng thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế cũng như giám sátbằng đồng tiền đối với toàn bộ hoạt động trong nền kinh tế quốc dân

1.2.1.3 Nhiệm vụ

+ Xác lập hồ sơ, chứng từ cho vay một cách hợp lệ Kiểm soát chặt chẽnhằm đảm bảo tính pháp lý của chứng từ kế toán cho vay, đồng thời đảm bảocác khoản cho vay có khả năng thu hồi ngay từ khâu phát tiền vay Giám sáttình hình cho vay và thu nợ, qua đó giúp lãnh đạo ngân hàng có kế hoạch vàphương hướng đầu tư tín dụng ngày càng có hiệu quả

+ Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các số liệu cho vay đểđảm bảo vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị, TCKT và cá nhân, tạo điềukiện tăng nhanh vòng quay của vốn tín dụng Mặt khác, theo dõi cẩn thận kỳhạn nợ để hạch toán thu nợ, thu lãi hoặc chuyển nợ quá hạn kịp thời nhằmtránh thất thoát vốn, bảo vệ tài sản của ngân hàng, đồng thời có tác động tíchcực tới đơn vị khách hàng trong quan hệ tín dụng với khách hàng

+ Giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng thông qua hoạtđộng của tài khoản tiền gửi và tài khoản tiền vay Phát hiện kịp thời nhữnghợp đồng kinh tế không lành mạnh của khách hàng, trên cơ sở đó làm thammưu cho cán bộ tín dụng để có biện pháp xử lý đúng mức Kết hợp với cán bộtín dụng trong việc giám sát sử dụng vốn vay, trong việc thẩm định các khoảnvay và đôn đốc thu hồi nợ hoặc chuyển nợ quá hạn đúng chế độ làm cho đồngvốn vay mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trang 14

Như vậy, công tác kế toán nghiệp vụ cho vay cùng với các công tác kếtoán ngân hàng khác giúp ngân hàng vừa cung ứng được vốn cho nền kinh tế,vừa tăng cường sức sống tín dụng cho bản thân ngân hàng

1.2.2 Tài khoản sử dụng và chứng từ kế toán nghiệp vụ cho vay

Tài khoản phản ánh nghiệp vụ cho vay thuộc tài sản có của ngân hàng,

dựng để ghi chép, phản ánh toàn bộ số tiền cho vay của ngân hàng đối vớingười đi vay (TCKT hay cá nhân), đồng thời chi chép và phản ánh số tiềnngười vay phải trả ngân hàng theo từng kỳ hạn nhất định

1.2.2.1 Tài khoản sử dụng trong kế toán nghiệp vụ cho vay

1.2.2.1.1 Tài khoản nội bảng

a) Tài khoản cho vay phản ánh nợ trong hạn

- Tùy vào từng loại khách hàng vay vốn, từng loại cho vay theo thời gian(ngắn, trung và dài hạn), từng loại tiền cho vay (cho vay bằng Việt Nam đồng-VND, bằng ngoại tệ và vàng), tài khoản cho vay được bố trí thành tài khoản cấp

I số 21 “cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước”

- Bao gồm các tài khoản:

•Tài khoản 211: Cho vay ngắn hạn bằng VND

•Tài khoản 212: Cho vay trung hạn bằng VND

•Tài khoản 213: Cho vay dài hạn bằng VND

•Tài khoản 214: Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng

•Tài khoản 215: Cho vay trung hạn bằng ngoại tệ và vàng

•Tài khoản 216: Cho vay dài hạn bằng ngoại tệ và vàng

- Kết cấu của các tài khoản cho vay:

•Bên nợ ghi: Số tiền cho vay đối với các TCKT, cá nhân

•Bên có ghi: - Số tiền thu nợ từ các TCKT, cá nhân

- Số tiền chuyển sang tài khoản nợ thích hợp theo quy định hiện hành vềphân loại nợ

Trang 15

•Số dư Nợ: Phản ánh số tiền đang cho khách hàng vay theo loại nợ thích hợp.b) Tài khoản nợ quá hạn

- Tài khoản này dựng để theo dõi mức độ nợ quá hạn của người vay

- Bao gồm các tài khoản:

•Tài khoản 2111: Nợ cần chú ý (khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày, cókhả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi)

•Tài khoản 2113: Nợ dưới tiêu chuẩn (khoản nợ quá hạn từ 90 – 180ngày, không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn)

•Tài khoản 2114: Nợ nghi ngờ (khoản nợ quá hạn từ 80 – 360 ngày, cókhả năng tổn thất cao)

•Tài khoản 2115: Nợ có khả năng mất vốn (khoản nợ quá hạn trên 360ngày, không còn khả năng thu hồi, mất vốn)

- Kết cấu của các tài khoản nợ quá hạn:

•Bên nợ ghi: Số tiền mà ngân hàng cho vay bị chuyển sang nợ quá hạn

•Bên có ghi: Số tiền mà ngân hàng thu nợ được

•Số dư Nợ: Phản ánh số nợ quá hạn chưa thu hồi được

c) Tài khoản lãi phải thu từ cho vay

- Tài khoản này phản ánh số lãi ngân hàng dự tính sẽ thu được từ kháchhàng, nhưng khách hàng chưa thanh toán cho ngân hàng

- Bao gồm các tài khoản:

•Tài khoản 3941: Lãi phải thu từ cho vay bằng VND

•Tài khoản 3942: Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ và vàng

- Kết cấu của các tài khoản lãi phải thu cho vay:

•Bên Nợ ghi: Số tiền lãi ngân hàng dự thu trong kỳ

•Bên Có ghi: Số tiền lãi khách hàng thanh toán cho ngân hàng; hoặc sốtiền lãi ngân hàng đã dự thu nhưng không thu được, phải xóa lãi, trích lập chi

Trang 16

phí tương ứng với số lãi đã dự thu

•Số dư Nợ: Phản ánh tổng số lãi ngân hàng đã dự thu nhưng chưa đượckhách hàng thanh toán

d) Tài khoản thu lãi cho vay

- Tài khoản này dựng để theo dõi thu nhập từ lãi trong hoạt động chovay khách hàng, số hiệu là 702

- Kết cấu của tài khoản 702:

•Bên có ghi: Số tiền lãi ngân hàng thu được từ hoạt động cho vay

•Bên nợ ghi: Số tiền lãi được kết chuyển vào tài khoản lợi nhuận (để xácđịnh kết quả kinh doanh cuối kỳ)

•Số dư có: Phản ánh số lãi ngân hàng thu được chưa kết chuyển để xácđịnh kết quả kinh doanh

e) Tài khoản dự phòng phải thu khó đòi

- Tài khoản này phản ánh số dự phòng rủi ro đối với nợ gốc, số hiệu là 219

- Kết cấu của tài khoản 219:

• Bên Có ghi: Số dự phòng rủi ro nợ phải thu khó đòi

• Bên Nợ ghi: Số dự phòng được sử dụng để bù đắp tổn thất hoặc đượchoàn nhập (do đó dự phòng vượt mức)

• Số dư Có: Phản ánh số dự phòng rủi ro chưa được sử dụng

f) Tài khoản tài sản gán xiết nợ chờ xử lý

- Tài khoản này phản ánh tài sản đảm báo của khách hàng bị ngân hàng

án nợ, đang chờ xử lý, số hiệu là 387

- Kết cấu của tài khoản 387:

• Bên Nợ ghi: Giá trị tài sản đảm bảo do ngân hàng thỏa thuận giá trịgán nợ với khách hàng

•Bên Có ghi: Giá trị tài sản gán xiết nợ ngân hàng đã bán được hoặcngân hàng đưa vào sở hữu và sử dụng

Trang 17

•Số dư Nợ: Phản ánh giá trị tài sản đảm bảo đã bị gán nợ đang chờ xử lýg) Tài khoản thu bán nợ, tài sản đảm bảo nợ chờ thanh toán

- Tài khoản này phản ánh số tiền ngân hàng thu được từ việc bán nợ, bántài sản đảm bảo nợ chờ thanh toán, số hiệu là 4591

- Kết cấu của tài khoản 4591:

•Bên có ghi: Số tiền ngân hàng thu được từ việc bán nợ, bán tài sản đảmbảo nợ

•Bên nợ ghi: Số tiền ngân hàng dựng để bù đắp tổn thất nợ mất vốn/hoặc số tiền còn dư ngân hàng trả lại khách hàng

•Số dư có: Phản ánh số tiền ngân hàng thu được từ việc bán nợ, bán tàisản đảm bảo nợ chưa được xử lý, đang chờ thanh toán

1.2.2.1.2 Tài khoản ngoại bảng

a) Tài khoản lãi cho vay quá hạn chưa thu được

- Tài khoản này dựng để phản ánh số lãi cho vay đã quá hạn nhưng ngân hàng chưa thu được, số hiệu là 94

- Bao gồm các tài khoản:

•Tài khoản 941: Lãi cho vay quá hạn chưa thu được bằng VND

•Tài khoản 942: Lãi cho vay quá hạn chưa thu được bằng ngoại tệ

- Kết cấu của tài khoản 94:

•Bên Nhập: Phản ánh số lãi quá hạn chưa thu được

•Bên Xuất: Phản ánh số lãi đã thu được

•Số còn lại: Phản ánh số lãi cho vay chưa thu được còn phải thu

b) Tài khoản thế chấp cầm đồ của khách hàng

- Tài khoản này dựng để phản ánh các tài sản cầm cố, thế chấp của các TCKT,

cá nhân vay vốn của ngân hàng theo chế độ cho vay quy định, số hiệu là 994

- Kết cấu của tài khoản 994:

Trang 18

giao cho tổ chức tín dụng (TCTD) quản lý để đảm bảo nợ vay

•Bên Xuất: Phản ánh:

- Giá trị tài sản thế chấp, cầm đồ trả lại tổ chức cá nhân vay khi trả được nợ

- Giá trị tài sản thế chấp, cầm đồ đem phát mại để trả nợ vay cho TCTD

Số còn lại: Phản ánh giá trị tài sản thế chấp, cầm đồ của khách hàng màTCTD đang quản lý

c) Tài khoản tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý

- Tài khoản này dựng để phản ánh các tài sản gán, xiết nợ của tổ chức, cánhân vay vốn TCTD để chờ xử lý do thiếu bảo đảm nợ vay, số hiệu là 995

- Kết cấu của tài khoản 995:

• Bên Nhập ghi: Giá trị tài sản TCTD tạm giữ chờ xử lý

• Bên Xuất ghi: Giá trị tài sản TCTC tạm giữ đã được xử lý

• Số còn lại: Phản ánh giá trị tài sản của tổ chức, cá nhân vay vốn đangđược TCTD tạm giữ chờ xử lý do thiếu bảo đảm nợ vay TCTD

d) Tài khoản nợ khó đòi chờ xử lý

- Tài khoản này dựng để hạch toán các khoản nợ bị tổn thất và đãđược dựng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp, vẫn tiếp tục được theo dõi để thuhồi nợ dần, số hiệu 97

- Kết cấu của tài khoản 97:

• Bên nhập: Phản ánh nợ tổn thất đã được xử lý bù đắp và chuyển sangthu ngoại bảng theo quy định

• Bên xuất: Phản ánh nợ tổn thất đã được thu hồi

• Số còn lại: Phản ánh nợ tổn thất đã được bù đắp nhưng vẫn tiếp tục theo dõi

1.2.2.2 Chứng từ kế toán nghiệp vụ cho vay

Chứng từ dùng trong kế toán nghiệp vụ cho vay là những giấy tờ, vậtmang tin đảm bảo về mặt pháp lý cho các khoản cho vay của ngân hàng Mọi

sự tranh chấp về các khoản cho vay hay trả nợ giữa ngân hàng và người vay

Trang 19

đều phải giải quyết trên cơ sở các chứng từ cho vay hợp lệ, hợp pháp.

Chứng từ kế toán nghiệp vụ cho vay bao gồm nhiều loại nhằm phục vụcho công việc hạch toán và theo dõi thu hồi nợ:

 Chứng từ gốc: Là chứng từ có giá trị trong quan hệ tín dụng xácđịnh quyền và nghĩa vụ của bên đi vay và bên cho vay, được lập trực tiếp khiphát sinh các nghiệp vụ kinh tế, bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn: do khách hàng lập để xin vay vốn ngân hàng,trong đó trình bày rõ mục đích vay, số tiền vay Đây là căn cứ ban đầu đểngân hàng xem xét cho vay

- Hợp đồng tín dụng: là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết tranhchấp (nếu có) xảy ra giữa khách hàng và ngân hàng

- Giấy nhận nợ

- Các loại giấy tờ xác nhận tài sản thế chấp, cầm cố

Trong số các chứng từ gốc thì hợp đồng tín dụng (còn được sử dụngdưới hình thức khế ước vay tiền, sổ cho vay) và giấy nhận nợ là giấy tờ xácđịnh trách nhiệm pháp lý về khoản nợ người vay nhận nợ với ngân hàng vàphải hoàn trả trong phạm vi kỳ hạn nợ Loại giấy tờ này cần được kế toánquản lý tuyệt đối an toàn

 Chứng từ ghi sổ: Là chứng từ làm thủ tục kế toán, là căn cứ đượclập trên cơ sở chứng từ gốc, bao gồm:

- Chứng từ cho vay: nếu cho vay bằng tiền mặt, dựng giấy lĩnh tiền mặt,séc lĩnh tiền, phiếu chi…Nếu cho vay bằng chuyển khoản, dựng các chứng từthanh toán không dùng tiền mặt như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…

- Chứng từ thu nợ: nếu ngân hàng chủ động trích tài khoản tiền gửi củangười vay để thu nợ thì dựng phiếu chuyển khoản

- Chứng từ thu lãi: nếu ngân hàng thu lãi hàng tháng theo phương pháp

Trang 20

tích số thì dựng bảng kê số dư để tính tích số.

Các giấy tờ trong quan hệ tín dụng đòi hỏi phải có tính pháp lý được thểhiện trong chứng từ kế toán nghiệp vụ cho vay Đó chính là các yếu tố xácđịnh quyền chủ thể cho vay của ngân hàng, chỉ rõ người chịu trách nhiệmnhận nợ và người cam kết trả nợ gốc và lãi theo đúng hạn cho ngân hàng

1.2.3 Quy trình hạch toán của một số phương thức cho vay cơ bản

1.2.3.1 Quy trình kế toán cho vay, thu nợ và thu lãi theo phương thức cho vay từng lần

Ngân hàng cho vay ngắn hạn (tối đa là 12 tháng) dưới phương thức chovay từng lần đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốncho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống Cho vay từng lần (haycòn gọi là cho vay theo món) thuộc loại tín dụng ứng trước và có các đặcđiểm sau:

- Thường được áp dụng với người vay không có nhu cầu vay vốn thườngxuyên hoặc vay có tính chất thời vụ

- Giải ngân một lần toàn bộ hạn mức tín dụng

- Định kỳ hạn nợ cụ thể cho khoản cho vay; người vay trả nợ một lần khiđáo hạn

Quy trình kế toán phương thức cho vay từng lần được thực hiện qua cácbước sau:

a Kế toán khi cho vay (giai đoạn giải ngân)

Hồ sơ xin vay do người vay nộp, sau khi được cán bộ tín dụng thẩm định

và giám đốc ngân hàng duyệt, được chuyển sang kế toán để kiểm soát và giảingân toàn bộ số tiền cho vay theo hạn mức tín dụng ghi trên hợp đồng tíndụng (hoặc khế ước vay tiền, sổ cho vay)

Bút toán phản ánh giai đoạn giải ngân:

Nợ: Tài khoản cho vay ngắn hạn/ nợ đủ tiêu chuẩn (TK 2111)

Trang 21

Có: + Tài khoản tiền mặt (nếu giải ngân bằng tiền mặt) (TK 1011), hoặc+ Tài khoản tiền gửi người thụ hưởng (TK 4211) (nếu cho vay bằngchuyển khoản thanh toán cùng ngân hàng), hoặc

+ Tài khoản thanh toán vốn giữa các ngân hang thích hợp (nếu cho vaybằng chuyển khoản thanh toán các ngân hàng)

Đối với các khoản vay có tài sản thế chấp, cầm cố, kế toán căn cứ vàobiên bản định giá tài sản thế chấp, cầm cố để hạch toán tài khoản ngoại bảng,ghi: nhập: TK 994 “Tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng”

Để đảm bảo số tiền cho vay trên hợp đồng tín dụng khớp với số dư nợcác tài khoản cho vay thì cuối kỳ (tháng, quý), kế toán cho vay tiến hành sao

kê số dư các hợp đồng tín dụng để đối chiếu với dư nợ tài khoản cho vay Nếu

có chênh lệch thì phải tìm nguyên nhân để điều chỉnh sao cho tổng dư nợ trênhợp đồng tín dụng phải bằng tổng dư nợ của các tài khoản cho vay tương ứng

b Kế toán giai đoạn thu nợ

Cơ sở kế toán thu hồi nợ các khoản cho vay từng lần là kỳ hạn nợ ghitrên hợp đồng tín dụng Theo quy chế tín dụng đến hạn trả nợ, người vay phảichủ động nộp bằng tiền mặt hay trích tài khoản tiền gửi để trả nợ ngân hàng.Nếu người vay không chủ động trả nợ trong khi tài khoản tiền gửi của ngườivay có đủ tiền để trả nợ thì kế toán chủ động lập phiếu chuyển khoản trích tàikhoản tiền gửi của người vay để thu nợ

+ Nếu thu bằng tiền mặt, kế toán căn cứ giấy nộp tiền của người vay vào

sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính

+ Nếu thu bằng chuyển khoản, kế toán căn cứ vào ủy nhiệm chi củangười vay, hoặc lập phiếu chuyển khoản để vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệuvào máy tính

Bút toán phản ánh nghiệp vụ thu nợ từ khách hàng vay:

Trang 22

Nợ: - Tài khoản tiền mặt (TK 1011) (nếu trả bằng tiền mặt), hoặc

- Tài khoản tiền gửi khách hàng (TK 4211) (nếu trả từ tài khoản tiền gửi)Có: Tài khoản nợ đủ tiêu chuẩn thích hợp (TK 2111)

Đồng thời với việc hạch toán, kế toán xóa nợ trên hợp đồng tín dụngbằng cách ghi số tiền thu nợ vào cột “số tiền trả nợ”, rút số dư Hợp đồng tíndụng đã thu hết nợ (số dư bằng 0) được xuất khỏi hồ sơ tín dụng để đóngthành tập riêng, hoặc đóng vào tập nhập ký chứng từ nếu số lượng ít

Sau đó làm thủ tục để ghi: Xuất Tài khoản ngoại bảng 994 và trả lại cácgiấy tờ được nhận làm thế chấp tài sản cho người vay

c Kế toán thu lãi cho vay

Đối với phương thức cho vay từng lần, ngân hàng áp dụng hai cách thulãi: thu lãi định kỳ hàng tháng và thu lãi sau (thu lãi cùng vốn gốc một lần khiđáo hạn); đồng thời áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích (dự thu) đối với thu lãi

từ hoạt động tín dụng Theo đó, quy trình kế toán thu lãi cho vay từng lầnđược thực hiện một cách phù hợp

Đối với cả hai cách thu lãi trên, việc tính và hạch toán thu lãi vẫn đượcthực hiện hàng tháng Nếu hàng tháng, khách hàng trả lãi ngay bằng tiền mặthoặc trích tài khoản tiền gửi để trả thì ngân hàng sẽ thu trực tiếp, còn nếukhách hàng chưa trả thì số lãi cho vay phát sinh hàng tháng sẽ được hạchtoán, ghi nhận vào Tài khoản “lãi phải thu về hoạt động tín dụng” (TK 3941)

* Kế toán thu lãi định kỳ (hàng tháng)

Hàng tháng khi khách hàng đến trả lãi, kế toán tiến hành tính lãi trongtháng cho khách hàng để phản ánh vào tài khoản “thu lãi cho vay” (TK 702).Công thức tính lãi định kỳ cho vay từng lần:

Lãi cho vay = Số tiền gốc cho vay * Lãi suất (tháng)

Bút toán phản ánh thu lãi trực tiếp:

Nợ: - Tài khoản tiền mặt (TK 1011) nếu khách hàng trả bằng tiền mặt,

Trang 23

- Tài khoản tiền gửi khách hàng (TK 4211) nếu khách hàng trích từ Tàikhoản tiền gửi để trả lãi

Có: Tài khoản thu lãi cho vay (TK 702)

* Kế toán thu lãi sau

Thu lãi sau là cách thức thu lãi mà lãi được thu cùng nợ gốc khi đáo hạn.Tuy nhiên, theo nguyên tắc hạch toán lãi dự thu, dự trả, hàng tháng ngân hàngvẫn tính và hạch toán số lãi phát sinh vào thu nhập, đối ứng với tài khoản “lãiphải thu về hoạt động tín dụng” Trong trường hợp này, lãi phát sinh thángthường được tính vào một ngày cận cuối tháng nhất định cho tất cả các kháchhàng vay (từng lần)

- Từng tháng, ngân hàng tính toán số lãi cho vay từng lần phát sinh trongtháng Công thức tính lãi định kỳ cho vay từng lần:

Lãi cho vay = Số tiền gốc cho vay * Lãi suất (tháng)

Sau khi tính được số lãi phát sinh, kế toán hạch toán:

Nợ: Tài khoản phải thu từ hoạt động tín dụng (TK 3941)

Có: Tài khoản thu lãi cho vay (TK 702)

- Khi kết thúc hợp đồng cho vay từng lần, khách hàng sẽ trả cả nợ gốc

và lãi vay Nợ gốc được thu và hạch toán như phần trên đã trình bày, còn lãi

vay được ngân hàng hạch toán như sau:

Nợ: - Tài khoản tiền mặt (TK 1011) nếu thu bằng tiền mặt

- Tài khoản tiền gửi khách hàng (TK 4211) nếu khách hàng trảbằng tiền gửi

Có: Tài khoản lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (TK 3941)

Chú ý:

- Trường hợp khi đáo hạn món vay, nếu lãi của kỳ cuối cùng ngân hàngchưa hạch toán treo vào lãi phải thu thì số lãi này sẽ được hạch toán thẳng vào

Trang 24

thu nhập

Bút toán hạch toán thu lãi như sau:

Nợ: Tài khoản tiền mặt hoặc tiền gửi khách hàng: Tổng số lãi cho vayCó: Tài khoản lãi phải thu từ hoạt động tín dụng: Số lãi đã hạch toán dự thuCó: Tài khoản thu lãi cho vay: Số lãi chưa hạch toán dự thu

- Trường hợp ngân hàng đã hạch toán dự thu nhưng khách hàng khôngtrả lãi vay đúng hạn, tức là ngân hàng không thu hồi được khoản doanh thu đãghi nhận thì không được ghi giảm doanh thu (thói thu từ tài khoản thu nhập702) mà xử lý theo hai trường hợp như quy định của chuẩn mực kế toán ViệtNam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”:

+ Nếu khoản lãi được đánh giá là không thể thu hồi được thì hạch toánthẳng vào chi phí để tất toán tài khoản “lãi phải thu từ hoạt động tín dụng”

Kế tốn ghi:

Nợ: Tài khoản chi phí khác (TK 89)

Có: Tài khoản lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (TK 3941)

+ Nếu khoản lãi được đánh giá là không chắc chắn thu được thì phải lập

dự phòng để bù đắp, và khi khoản lãi đó được xác định chắn chắn là khôngthu hồi được thì sẽ được trích từ tài khoản dự phòng này để bù đắp

* Khi hạch toán vào tài khoản chi phí để lập dự phòng, ghi:

Nợ: Tài khoản chi phí dự phòng rủi ro khác (TK 8829)

Có: Tài khoản dự phòng rủi ro lãi phải thu (TK 399)

Đồng thời, để tiếp tục theo dõi thu hồi số lãi từ khách hàng, kế toán sẽhạch toán ngoại bảng đối với số lãi trên, kế toán ghi:

Nhập: Tài khoản ngoại bảng “Lãi cho vay quá hạn chưa thu được” (TK 941)

* Khi sử dụng dự phòng để bù đắp khoản lãi phải thu nhưng không thu được, kế toán ghi:

Nợ: Tài khoản dự phòng rủi ro lãi phải thu (TK 399)

Trang 25

Có: Tài khoản lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (TK 3941)

Khoản lãi phải thu đã sử dụng dự phòng để xử lý vẫn được tiếp tục theodõi và tiếp tục truy thu trong khoảng thời gian nhất định

* Trường hợp TCTD đã trích lập dự phòng rủi ro lãi phải thu nhưng sau

đó khoản lãi phải thu đã thu được, không phải sử dụng dự phòng thì TCTDphải hoàn nhập dự phòng Việc hoàn nhập dự phòng có thể được thực hiệntừng lần hoặc theo định kỳ

1.2.3.2 Quy trình kế toán cho vay, thu nợ và thu lãi theo phương thức hạn mức tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng trong các trường hợp chovay ngắn hạn dành cho các tổ chức kinh tế, cá nhân có đủ điều kiện vay theohình thức này Nội dung chủ yếu của hình thức cho vay này là giữa ngân hàng

và khách hàng được xác định và thoả thuận theo một hạn mức tín dụng duy trìtrong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh

Cho vay theo hạn mức tín dụng có các đặc điểm như sau:

- Chỉ áp dụng cho các khách hàng vay có nhu cầu vay vốn thường xuyên,

có vòng quay vốn lưu động nhanh, có khả năng tài chính lành mạnh và uy tínvới ngân hàng Nhu cầu vay thường là để tài trợ cho nguồn vốn lưu động bịthiếu hụt

- Không định kỳ hạn nợ cụ thể cho từng lần giải ngân nhưng kiểm trachặt chẽ hạn mức tín dụng còn thực hiện

Quy trình kế toán phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng có cáchbước như sau:

a Kế toán giai đoạn giải ngân

Việc giải ngân được thực hiện theo nhu cầu vốn của khách hàng vaytrong phạm vi hạn mức tín dụng Do đó, mỗi lần giải ngân kế toán phảiđối chiếu với hạn mức tín dụng còn thực hiện để tránh giải ngân vượt quá

Trang 26

hạn mức.

Bút toán hạch toán như sau:

Nợ: Tài khoản cho vay ngắn hạn/ Nợ đủ tiêu chuẩn

Có: - Tài khoản tiền mặt (TK 1011) nếu giải ngân bằng tiền mặt, hoặc

- Tài khoản tiền gửi người thụ hưởng (TK 4211) nếu thanh toán chuyểnkhoản cùng ngân hàng, hoặc

- Tài khoản thích hợp trong thanh toán vốn giữa các ngân hang nếu thanhtoán chuyển khoản khác ngân hàng

b Kế toán thu nợ

Kế toán tiến hành hạch toán thu nợ theo 2 trường hợp:

* Trường hợp 1: Thu nợ trực tiếp vào tài khoản cho vay

Khách hang vay nộp tiền bán hàng bằng tiền mặt hoặc bằng chuyểnkhoản vào bên có tài khoản cho vay để trả nợ ngân hàng, căn cứ vào cácchứng từ thích hợp, kế toán hạch toán:

Nợ: - Tài khoản tiền mặt

- Tài khoản tiền gửi khách hàng, hoặc

- Tài khoản thích hợp khác

Có: Tài khoản cho vay ngắn hạn/ Nợ đủ tiêu chuẩn

Chú ý: Khi tài khoản cho vay đã hết số dư (dư Nợ = 0) thì số tiền bán

hàng sẽ được nộp vào tài khoản tiền gửi thanh toán

* Trường hợp 2: Ngân hàng thu nợ định kỳ từ tài khoản tiền gửi

Trường hợp này tiền bán hàng sẽ được nộp vào tài khoản tiền gửi thanhtoán Đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng vay lập ủy nhiệm chi trích tài khoản tiềngửi để trả nợ ngân hàng Nếu khách hàng vay không chủ động trả nợ thì ngânhàng chủ động lập phiếu chuyển khoản để trích tài khoản tiền gửi khách hàngthu nợ, hạch toán:

Nợ: Tài khoản tiền gửi của khách hang vay (TK 4211)

Trang 27

Có: Tài khoản cho vay ngắn hạn/ Nợ đủ tiêu chuẩn

c Kế toán thu lãi

Xuất phát từ đặc điểm của phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng

là gốc không cố định trên lãi cho vay được tính và thu hàng tháng theophương pháp tích số (thường vào ngày cố định cuối tháng), theo đó công thứctính lãi như sau:

Số tiền lãi = (Tổng tích số tính lãi trong tháng x Lãi suất tháng) / 30 ngày

Tổng tích số tính lãi trong tháng = số dư nợ tài khoản cho vay x số ngàyduy trì số dư nợ tài khoản cho vay

Vào ngày cân đối tháng, thanh toán viên quản lý tài khoản cho vay củakhách hang lập bảng tính lãi để hạch toán thu lãi Bút toán hạch toán thu lãitrực tiếp:

Nợ: Tài khoản tiền gửi khách hàng (TK 4211)

Có: Tài khoản thu lãi cho vay (TK 702)

1.2.3.3 Quy trình kế toán cho vay, thu nợ và thu lãi theo phương thức

dự án đầu tư

Ngân hàng cho vay theo dự án đầu tư nhằm cung ứng vốn cho kháchhàng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ vàcác dự án phục vụ đời sống

Phương thức cho vay theo dự án đầu tư có một số đặc điểm như sau:

- Đối tượng cho vay là các dự án đầu tư về thiết bị, máy móc, côngxưởng, các công trình xây dựng cơ bản nên thời hạn cho vay thường dài Dovậy, cho vay theo dự án đầu tư thuộc loại tín dụng trung, dài hạn

- Đối với các dự án đầu tư vào thiết bị, máy móc thì đối tượng cho vay làcác thiết bị, máy móc trong dự án Loại tài sản này sau khi hoàn thành lắp đặt

sẽ được sử dụng ngay nên ngân hàng tiến hành thu nợ theo định kỳ dựa trên

Trang 28

số tiền trích khấu hao định kỳ của những tài sản này và một số nguồn khác.

- Đối với các dự án là các công trình phải xây dựng cơ bản thì đối tượng chovay là các chi phí phát sinh trong thời gian xây dựng cơ bản để hoàn thành côngtrình, kể cả chi phí trả lãi vay nếu được tính vào giá thành công trình

- Về cơ bản, kỹ thuật cho vay, hạch toán thu lãi của phương thức cho vaytheo dự án đầu tư giống phương thức cho vay từng lần

Quy trình kế toán phương thức cho vay theo dự án đầu tư có các bước như sau:

a Kế toán giai đoạn giải ngân

Đối với cho vay để mua sắm thiết bị, máy móc thì có thể giải ngân mộtlần toàn bộ số tiền cho vay Đối với cho vay các công trình xây dựng cơ bảnthì việc giải ngân được thực hiện dần dần theo chi phí phát sinh trong suốtthời gian xây dựng cơ bản

Bút toán hạch toán như sau:

Nợ: - Tài khoản cho vay trung hạn/nợ đủ tiêu chuẩn (TK 2121), nếu chovay trung hạn, hoặc

- Tài khoản cho vay dài hạn/nợ đủ tiêu chuẩn (TK 2131), nếu cho vay dài hạnCó: - Tài khoản tiền mặt (TK 1011) nếu giải ngân bằng tiền mặt, hoặc

- Tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng (TK 4211) nếu cho vaychuyển khoản

b Kế toán thu nợ

Định kỳ (theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng) khách hàng vaylàm thủ tục trả nợ ngân hàng Nếu khách hàng không chủ động trả nợ thì kếtoán lập phiếu chuyển khoản trích tài khoản tiền gửi của khách hàng vay đểthu nợ (nếu tài khoản tiền gửi đủ số dư)

Bút toán hạch toán như sau:

Nợ: - Tài khoản tiền mặt (TK1011)

- Tài khoản tiền gửi của khách hàng (TK4211), hoặc

- Tài khoản thích hợp khác

Trang 29

Có: Tài khoản cho vay trung hạn hoặc dài hạn/ Nợ đủ tiêu chuẩn

c Kế toán thu lãi

Về cơ bản, việc tính và hạch toán lãi cũng được thực hiện giống nhưthu lãi định kỳ của phương thức cho vay từng lần Riêng lãi cho vay trongthời gian xây dựng cơ bản sẽ được tính cộng dồn và đến thời điểm hoàn thànhcông trình, số lãi này sẽ được nhập gốc để xác định tổng số tiền khách hàngnhận nợ với ngân hàng (được vốn hóa)

Bút toán phản ánh việc nhập lãi vào gốc vay:

Nợ: Tài khoản cho vay trung hạn hoặc dài hạn/ Nợ đủ tiêu chuẩn

Có: Tài khoản lãi phải thu về hoạt động tín dụng

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ kế toán cho vay của ngân hàng thương mại

1.3.1 Yếu tố bên trong

1.3.1.1 Những quy định của bản thân NHTM

Ta đã đề cập tới vai trò của NHNN đối với các NHTM nhưng trong nềnkinh tế thị trường thì hệ thống Ngân hàng được phân chia làm hai cấp đảmbảo tính tách bạch giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh Họatđộng kinh doanh của NHTM thì chịu sự quản lý của NHNN nhưng bản thânNHTM có sự độc lập tương đối trong việc điều hành họat động kinh doanhcủa mình Do đó, quy định của NHTM dặc biệt là các quy định về tổ chứccông tác kế toán và mô hình tổ chức của nghiệp vụ kế toán cho vay ảnhhưởng lớn đến hiệu quả công tác kế toán cho vay tại NHTM

1.3.1.2 Yếu tố nguồn nhân lực

Trong lĩnh vực Ngân hàng cũng như những lĩnh vực kinh tế khác, yếu tốcon người có vai trò hàng đầu quyết định sự thành công trong công cuộc cạnh

Trang 30

tranh giữa các ngân hàng Và đây cũng là nhân tố chính quyết định năng suấtlao động, nâng cao hiệu quả của công việc Đặc biệt với công tác cho vay,họat động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn tron họat động kinh doanh của NHTMthì để giảm rủi ro cho hoạt động tín dụng đòi hỏi không nhỏ vai trò của các kế toánviên trong việc thực hiện đẩy đủ, chính xác, kịp thời công tác kế toán cho vay.

- Về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm: đòi hỏi cán bộ NH phải cókiến thức vững chắc về lĩnh vực ngân hàng, luật, khả năng phân tích, hiểu biếtnhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau để việc thẩm định đánh giá kháchhàng được chính xác khách quan và theo dõi được xát xao tình hình diễn biễncủa các khoản cho vay đối với khách hàng

- Về tư cách đạo đức của cán bộ kế toán Hoạt động tín dụng là hoạtđộng phức tạp liên quan trực tiếp đến vấn đề tài chính do vậy mà tính trungthực của cán bộ kế toán là rất quan trọng

1.3.1.3 Chất lượng cơ sở vật chất thiết bị

Cơ sở vật chất thiết bị cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vaynói chung và hoạt động kế toán cho vay của ngân hàng Nếu cơ sở vật chấtthiết bị lạc hậu, các công việc của ngân hàng sẽ được xử lý chậm chạp, thiếuhiệu quả; các hoạt động liên quan của ngân hàng thực hiện một cách khó khăn

và do đó hoạt động nghiệp vụ kế toán của cán bộ Ngân hàng cũng bị hạn chếgây nên nhiều sai xót nhầm lẫn trong quá trình làm việc

Nền kinh tế phát triển cùng với những tiến bộ vượt bậc của công nghệthông tin Các NHTM ngày càng được thành lập nhiều hơn, và để dành đượcthắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi phải có sự ứng dụng công nghệ rộng rãi,hiệu quả trong mọi nghiệp vụ của ngân hàng Công nghệ thông tin là yếu tốthể hiện sự vượt trội của một ngân hàng này với một ngân hàng khác trongphục vụ khách hàng Hiện nay công tác kế toán cho vay cũng không phải thủ

Trang 31

công như trước nữa mà thay vào đó đã có phần mềm Nhờ đó công việc kếtoán sẽ trở nên nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn Vì vậy, các ngân hàngcần chú trọng đổi mới trang thiết bị vật chất, liên tục cập nhật các tiến bộ củacông nghệ thông tin vào mọi hoạt động của ngân hàng đặc biệt là ứng dụngvào hoạt động nghiệp vụ kế toán giúp cho công việc kế toán được thực hiệnnhanh chóng và chính xác hơn.

1.3.2 Yếu tố bên ngoài

1.3.2.1 Sự quản lý của nhà nước.

Kế toán cho vay chịu ảnh hưởng lớn bởi các văn bản và chuẩn mực kếtoán Và với chế độ kế toán cho NHNN ban hành áp dụng cho các TCTD thì

đó chính là định hướng, là khung là cơ sở pháp lý để NHTM tổ chức công tác

kế toán nói chung và công tác cho vay nói riêng Rõ ràng, chế độ kế toán cóảnh hưởng rất lớn độn công tác kế toán tại NHTM Khi chế độ kế toán banhành không phù hợp với họat động của NHTM trong tình hình kinh tế thịtrường hay đơn giản hơn chính là không phù hợp với tình hình thực tế, cònnhiều bất cập so với chuẩn mực thực tế thì sẽ gây cản trở lớn cho công tác kếtoán của NHTM Ngoài ra các chế độ quy định của NHTM còn chịu ảnhhưởng mạnh mẽ từ phía các cơ quan chức năng khác như chế độ kế toán doNHNN ban hành áp dụng cho các TCTD được dựa trên chuẩn mực kế toán do

Bộ tài chính ban hành

1.3.2.2 Tốc độ phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân

Trong xu thế hiện nay, nền kinh tế phát triển kéo theo đó là sự hìnhthành các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội Trong lĩnh vực Ngânhàng, các Ngân hàng không ngừng phải nâng cao năng lực bản thân để có thểcạnh tranh và phát triển Trong tình hình đó, một điều dễ hiểu là sự ra đời củarất nhiều dịch vụ Ngân hàng khác nhau, những phương thức cho vay khác

Trang 32

nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Tuy nhiên mỗi hình thức, mỗiphương thức cho vay mới ra đời sẽ phải tuân theo những quy định, văn bảnđiều chính hướng dẫn nó Điều này đòi hỏi kế toán cho vay phải không ngừnghọc hỏi để thích ứng và đáp ứng tốt.

1.3.2.3 Sự phát triển của công nghệ thông tin.

Sự bủng nổ của nền khoa học công nghệ thông tin có ảnh hưởng rất lớnđối với lĩnh vực ngân hàng nói chung và đối với bản thân nghiệp vụ kế toánnói riêng Giờ đây, với tất cả các phần mềm kế toán máy, kế toán chỉ việcnhập vào máy và những yêu cầu như theo dõi, tính toán… phần lớn đã đượcthực hiện trên máy giúp cho công việc của kế toán diễn ra nhanh hơn Nhưngbên cạnh đó, chính sự phát triển của công nghệ thông tin cũng đặt ra nhữngcâu hỏi là những bài toán khó yêu cầu nhà kế toán phải nắm thật rõ mọi kiếnthức tránh những rủi ro tiềm tàng như virus, treo mạng…

Trang 33

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY

TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM

CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của VIB Vĩnh Phúc

2.1.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển của VIB Vĩnh Phúc

Tên đầy đủ: Chi nhánh Vĩnh Phúc - Ngân hàng thương mại cổ phầnQuốc tế Việt Nam

Tên giao dịch: VIB Vĩnh Phúc

Địa chỉ: Số 69, đường Mờ Linh, Phường Liên Bảo, Tp Vĩnh Yên, TỉnhVĩnh Phúc

VIB Vĩnh Phúc được thành lập theo giấy Chứng nhận Đăng ký Kinhdoanh và đăng ký thuế số 1913000138 ngày 09/09/2008 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp Từ khi thành lập đến nay, VIB Vĩnh Phúc là mộttrong những ngân hàng tiên phong đi đầu trong hệ thống NHTMCP ở tỉnhVĩnh Phúc chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triểndịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng, hoạt động theo môhình một cửa với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiêntiến, theo đúng dự án hiện đại hoá ngân hàng Việt Nam hiện nay

Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, được Ngân hàng đã thực hiệnxong chương trình hiện đại hoá, đưa phần mềm mới Symbol vào sử dụng,đây là chương trình có nhiều tiện ích online trên cả nước rất thuận tiện chocông tác thanh toán trên toàn quốc, chuyển tiền trong nước và quốc tế

Qua hơn ba năm hoạt động, VIB Vĩnh Phúc đã tổ chức tốt công tác huyđộng vốn từ các thành phần kinh tế trong dân cư, tiếp nhận có hiệu quả nguồn

Trang 34

huy động vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế, phục vụ cho vayphát triển sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địaphương và trở thành một địa chỉ tin cậy của khách hàng.

2.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy của VIB Vĩnh phúc.

Mô hình tổ chức của VIB Vĩnh Phúc được xây dựng theo mô hình hiệnđại hoá ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô vàđặc điểm hoạt động của Chi nhánh

Trang 35

Giao dịch viên

Trưởng quỹ

Kiểm ngân

Bộ phận

kế toán

Bộ phận quỹKiểm soát

Giao dịch viên

Trưởng quỹ

Kiểm ngân

Trưởng phòng giao dịchQuản lý KHCN

P.GĐ KHDNPhó phòng KHDNQuản lý KHDN

Bộ phận giao dịch tín dụng nhân sự, ITHành chính

Cán bộ hành chính

Cán bộ nhân sự

Cán bộ IT

Trang 36

Chức năng cụ thể của mỗi phòng ban như sau:

- Khối khách hàng doanh nghiệp và khối khách hàng cá nhân: thực hiện

công tác phát triển khách hàng, trực tiếp đưa ra hạn mức tín dụng, giới hạn tíndụng và đề xuất tín dụng, đồng thời theo dõi và quản lý tình hình hoạt độngcủa khách hàng, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn, tài sản đảm bảo nợvay, phân loại, rà soát phát hiện rủi ro…

- Phòng dịch vụ khách hàng: Thu thập, phản ánh, xử lý, tổng hợp và lưu

giữ hồ sơ, tài liệu thông tin về nguồn vốn, tài sản của VIB Vĩnh Phúc; thựchiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụkinh doanh khác của chi nhánh Đồng thời, lập và nộp đúng thời hạn các báocáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính, cung cấpthông tin, số liệu kế toán theo quy định hiện hành của nhà nước phục vụ choviệc quản lý, điều hành của cấp trên… Phòng dịch vụ khách hàng bao gồmcác bộ phận: Kế toán và Ngân quỹ

+ Bộ phận ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, vận

chuyển tiền trên đường đi và quản lý an toàn kho qũy của VIB Vĩnh Phúc.Ngoài ra, thực hiện nghiệp vụ nhận, cất giữ giấy tờ có giá trị và tài sản đảmbảo của khách hàng, báo cáo kho quỹ theo quy định

+ Bộ phận kế toán: Tiếp nhận yêu cầu mở, đúng tài khoản thanh toán của

KH, thực hiện hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản của KH nhưgửi, rút, chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế… phụ tráchlập các báo cáo về tài chính của chi nhánh

- Phòng hành chính nhân sự, IT:

+ Bộ phận hành chính, nhân sự: Tiếp nhận công văn, quy định, quyếtđịnh từ cấp trên, phổ biến các quy định, quyết định tới toàn bộ nhân viêntrong ngân hàng, đồng thời bố trí nhân sự làm việc tại ngân hàng

+ Bộ phận IT: Tiếp nhận xử lý các yêu cầu của các bộ phận do lỗi của các

Ngày đăng: 16/08/2014, 20:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Các trang web: http://vib.com.vn http://vneconomy.v Link
1. Giáo trình Kế toán Ngân hàng của trường Học viện Ngân hàng, đồng chủ biên: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, NGƯT. Vũ Thiện Thập, xuất bản tại Hà Nội năm 2007 Khác
2. Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại của PGS. TS. Phan Thị Thu Hà, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
3. Cẩm nang tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Nam 4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VIB Việt Nam và VIB Vĩnh Phúc năm 2008, 2009 và 2010 Khác
5. Các văn bản Luật Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng 6. Điều lệ của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Cơ cấu huy động vốn theo khách hàng - Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam  chi nhánh vĩnh phúc (VIB vĩnh phúc)
Bảng 1 Cơ cấu huy động vốn theo khách hàng (Trang 40)
Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền gửi - Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam  chi nhánh vĩnh phúc (VIB vĩnh phúc)
Bảng 2 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền gửi (Trang 41)
Bảng 3: Tình hình dư nợ qua các năm 2009, 2010 - Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam  chi nhánh vĩnh phúc (VIB vĩnh phúc)
Bảng 3 Tình hình dư nợ qua các năm 2009, 2010 (Trang 43)
Bảng 7: TÌNH HÌNH THU NỢ CÁC NĂM 2008, 2009 VÀ 2010 - Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam  chi nhánh vĩnh phúc (VIB vĩnh phúc)
Bảng 7 TÌNH HÌNH THU NỢ CÁC NĂM 2008, 2009 VÀ 2010 (Trang 54)
Bảng 9: TèNH HèNH TRÍCH LẬP DỰ PHềNG RỦI RO  CÁC NĂM 2008, 2009 VÀ 2010 - Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam  chi nhánh vĩnh phúc (VIB vĩnh phúc)
Bảng 9 TèNH HèNH TRÍCH LẬP DỰ PHềNG RỦI RO CÁC NĂM 2008, 2009 VÀ 2010 (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w