CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
2.1.3. Khái quát về bối cảnh hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Một số thuận lợi cơ bản
Mặc dự toàn bộ nền kinh tế thế giới đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất nhưng nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, biến động do ảnh hưởng của thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế. Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng GDP 6,7% (năm 2010) và tổng thể vĩ mô của Việt Nam nhìn chung ổn định. Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ và cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng Việt Nam và nước ngoài.
Đến nay, mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn còn gánh chịu những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, ở trong nước tình hình thiên tai, dịch bệnh gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhưng Chính phủ đã kịp thời đưa ra và
vẫn duy trì một loạt giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng khá và tăng được nguồn lực cho đầu tư phát triển, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã vẫn duy trì chính sách hỗ trợ lãi suất, đồng thời sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ như điều chỉnh lãi suất cơ bản phù hợp với thị trường trong từng giai đoạn; điều hành nhanh nhạy nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn để kiểm soát cung tiền và đảm bảo khả năng thanh toán cho các NHTM, bổ sung nguồn vốn ngoại tệ và điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt phù hợp với tín hiệu của thị trường.
Hiện nay, nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc mặc dự gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn giữ được mức cao hơn so với bình quân chung của cả nước; hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh trên 35%. Đến ngày 31/12/2010, tổng vốn huy động đạt 9,9 nghìn tỷ đồng, tăng 38% so với đầu năm; tổng dư nợ cho vay đạt 12,9 nghìn tỷ đồng, tăng 37,9% so với năm 2009..
Thương hiệu VIB trong lĩnh vực ngân hàng đã được khẳng định ở trong nước và quốc tế, đó là một điều kiện thuận lợi cho VIB Vĩnh Phúc đến với khách hàng. Lực lượng cán bộ của chi nhánh có trình độ, trẻ trung, nhiệt huyết và dễ thích nghi với cái mới, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ - một trong những yếu tố then chốt trong việc cạnh tranh ngân hàng. Công nghệ hiện đại và cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, hiện đại, phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.1.3.2. Những khó khăn, thách thức tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của VIB Vĩnh Phúc
Kinh tế trong nước mặc dù đã vượt qua suy giảm, nhưng chưa thực sự vững chắc do được hỗ trợ từ các chính sách, không phải thực sự tăng trưởng trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả quản lý.
Xuất nhập khẩu hàng hóa giảm mạnh, do nền kinh tế thế giới suy thoái nên thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, kim ngạch xuất nhập khẩu có mức tăng chậm. Tổng giá trị xuất khẩu của địa bàn cả năm 2010 đạt 377,8 triệu USD, tăng 0,5% so với năm 2009; tổng giá trị nhập khẩu đạt 1.389,7 triệu USD, tăng 2%; trong đó riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt tổng trị giá hàng nhập khẩu gần 1.301,9 triệu USD, chiếm 93,68% tổng giá trị nhập khẩu và tăng 6,41% so với năm 2009.
Mạng lưới giao dịch của VIB trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn rất ít nên chi nhánh gặp khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư cũng như phát triển các sản phẩm bán lẻ đến khách hàng. Thêm nữa, cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn như Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng hằng hải, Ngân hàng nhà Hà Nội… ngày càng gay gắt, đồng thời nhiều ngân hàng đưa ra hàng loạt sản phẩm mới và các chính sách khuyến mại hấp dẫn hoặc hạ thấp các điều kiện cho vay để sẵn sàng lôi kéo khách hàng.
Chi nhánh được thành lập ba năm, với đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ hầu hết là mới hoặc được tuyển dụng bổ sung hàng năm, mặc dù có chất lượng đầu vào cao, song đa số kinh nghiệm thực tế trong quản lý cũng như về hoạt động ngân hàng chưa nhiều. Bên cạnh đó, trụ sở chi nhánh phải đi thuê. Đây là các yếu tố tạo nên sự khó khăn trước mắt trong công tác cán bộ và trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh thời gian qua.