QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
3.2.4. Giải pháp xử lý nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
+ Về vấn đề xử lý nợ quá hạn: Khi đã phát sinh nợ quá hạn, nhiệm vụ của bộ phận kế toán cho vay là phải kịp thời hạch toán chuyển sang tài khoản nợ quá
hạn tương ứng và tiếp tục theo dõi xát xao các tài khoản này để kịp thời cập nhật tình hình khoản nợ cho cán bộ tín dụng có biện pháp thông báo với khách hàng và đề ra được các biện pháp phù hợp để xử lý và thu hồi nợ. Ví dụ nếu do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng phải kiên quyết thu hồi nợ bằng mọi biện pháp như động viên khách hàng dựng nguồn vốn khác để trả nợ, phát mại tài sản đảm bảo để trả nợ, hoặc chuyển nợ xấu thành vốn góp tại DN. Nếu do nguyên nhân khách quan, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể để có những giải pháp thích hợp như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tư vấn sản xuất kinh doanh theo sự hiểu biết của cán bộ ngân hàng, động viên khách hàng tự xử lý tài sản bảo đảm trả nợ hết. Trường hợp xử lý tài sản quá khó khăn và đủ điều kiện thì đề nghị xử lý nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro.
+ Về vấn đề trích lập dự phòng rủi ro: Đây là công viện quan trọng và thường xuyên của bộ phận kế toán cho vay. Cán bộ kế toán cần phải theo dõi xít xao các khoản nợ đặc biệt là khoản nợ quá hạn từ đó áp dụng các tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro phù hợp cho từng khoản nợ căn cứ vào quy định của Ngân hàng. Theo quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN ngày 27/11/2000, ngân hàng chỉ được lập dự phòng dựa trên các báo cáo tuổi nợ của khoản cho vay. Căn cứ này giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng, không làm giảm thu nhập hay vốn tự có của bản thân ngân hàng.