Quy trình kế toán nghiệp vụ cho vay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh vĩnh phúc (VIB vĩnh phúc) (Trang 52 - 57)

CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

2.2.3: Quy trình kế toán nghiệp vụ cho vay

2.2.3.1: Kế toán giai đoạn cho vay

Bộ phận kế toán nghiệp vụ cho vay sau khi nhận và kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn từ khách hàng, căn cứ vào số tiền cho vay đã ký duyệt, lập chứng từ giải ngân theo quy trình trực tiếp trên máy tính và hạch toán như sau:

Nợ: Tài khoản cho vay thích hợp (chi tiết từng khách hàng) Có: Tài khoản thích hợp (tiền mặt hoặc tiền gửi của khách hàng)

Đồng thời, lập phiếu nhập tài khoản ngoại bảng: tài sản đảm bảo cầm cố, thế chấp. Sau đó, giao một liên hợp đồng tín dụng kiêm khế ước vay tiền cho khách hàng, một liên kèm các chứng từ khác trong bộ hồ sơ vay vốn lưu tại bộ phận kế toán cho vay để thu nợ, thu lãi.

Về tình hình nghiệp vụ cho vay tại VIB Vĩnh Phúc trong những năm qua, doanh số cho vay của chi nhánh không ngừng tăng lên. Cụ thể:

Bảng 6: TÌNH HÌNH CHO VAY CÁC NĂM 2008, 2009 VÀ 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010

Số tiền Số tiền So sánh09/08 tiềnSố So sánh10/09 Doanh số cho vay 640,5 1006,5 57,1% 2132 111,8%

(Nguồn từ Phòng tổng hợp của VIB Vĩnh Phúc)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, năm 2008 khi VIB Vĩnh Phúc mới thành lập, với chiến lược kinh doanh và chính sách chăm sóc khách hàng, nên doanh số cho vay của chi nhánh đạt được 640,5 tỷ đồng, sang năm 2009, doanh số này đã đạt 1006,5 tỷ đồng, tăng 57,1% so với năm trước. Đến năm 2010, doanh số cho vay của chi nhanh tiếp tục tăng, đạt 2132 tỷ đồng, tương đương 111,8%.

Từ đó thấy được, hoạt động nghiệp vụ cho vay của chi nhánh chuyển dịch theo hướng an toàn và hiệu quả hơn, chất lượng hoạt động cho vay được nâng cao, quy mô tín dụng ngày càng mở rộng, tạo được uy tín đối với lượng lớn khách hàng.

2.2.3.2: Kế toán giai đoạn thu hồi nợ vay

Đến hạn trả nợ, cán bộ tín dụng phối hợp cùng với bộ phận kế toán gửi phiếu tính lãi, nhắc số hợp đồng tín dụng cần thu nợ… và bộ phận ngân quỹ trong trường hợp khách hàng trả nợ bằng tiền mặt để thực hiện thu nợ. Cách hạch toán như sau:

+ Nếu trả bằng tiền mặt:

Nợ: Tài khoản tiền mặt (phần gốc)

Có: Tài khoản cho vay của khách hàng (phần gốc) + Nếu trả bằng chuyển khoản:

Nợ: Tài khoản tiền gửi của khách hàng (phần gốc) Có: Tài khoản cho vay của khách hàng (phần gốc)

Nếu khách hàng trả hết nợ, bộ phận kế toán tiến hành tất toán khế ước và lưu cùng nhật ký chứng từ. Đối với khách hàng có tài sản thế chấp, cầm cố thì ngoài bút toán tất toán hết nợ, bộ phận kế toán ghi xuất tài khoản ngoại bảng: “Tài sản thế chấp, cầm cố”.

Tại VIB Vĩnh Phúc, tình hình thu nợ trong vài năm qua có bước tiến vượt bậc, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 7: TÌNH HÌNH THU NỢ CÁC NĂM 2008, 2009 VÀ 2010 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Số tiền Số tiền So sánh 09/08 Số tiền So sánh 10/09 Doanh số thu nợ 482 542,5 12,5% 1.416 161%

(Nguồn từ Phòng tổng hợp của VIB Vĩnh Phúc)

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy: Doanh số thu nợ của chi nhánh năm 2008 đạt 482 tỷ đồng, năm 2009 đạt 542,5 tỷ đồng, tăng 12,5%, sang năm 2010 đạt 1.416 tỷ đồng, tăng 161%. Như vậy, doanh số thu nợ của chi nhánh tăng dần lên theo các năm.

Tốc độ doanh số thu nợ năm 2010 cao hơn nhiều so với năm 2009 là do năm 2009, tình hình kinh tế trong nước không ổn định, dẫn tới tình hình làm ăn của khách hàng giảm sút, đầu ra của sản phẩm gặp nhiều khó khăn, do đó việc trả nợ của doanh nghiệp và thu nợ của ngân hàng chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Sang năm 2010, tình hình kinh tế tiến triển tốt hơn, cùng với kế hoạch đôn đốc thu nợ của chi nhánh cũng được tăng cường, nên doanh số thu nợ đã đạt được thành tích đáng kể.

2.2.3.3: Kế toán gia hạn nợ

quan như: biến động tỷ giá, dịch bệnh… gây bất lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và những nguyên nhân bất khả kháng khác, khách hàng muốn gia hạn nợ phải làm Giấy đề nghị gia hạn nợ và gửi đến VIB Vĩnh Phúc trước ngày đến hạn để ngân hàng tiến hành điều tra và quyết định.

Khi nhận được giấy đề nghị gia hạn nợ, cán bộ tín dụng của chi nhánh xem xét việc cho khách hàng gia hạn nợ, thông qua sự đồng ý của trưởng phòng tín dụng, sau đó trình lên Giám đốc chi nhánh. Sau khi được Giám đốc phê duyệt, các giấy tờ chuyển xuống phòng kế toán để xử lý như sau:

+ Đóng dấu khắc sẵn hoặc ghi chú vào phần trên cùng mặt trước của hợp đồng tín dụng, để thuận tiện cho việc theo dõi những hợp đồng tín dụng đã gia hạn nợ.

+ Điều chỉnh thời hạn nợ, số tiền được gia hạn, ngày tháng năm cho gia hạn trên phụ lục hợp đồng tín dụng và dữ liệu được lưu trữ trong máy tính theo đúng thông báo gia hạn nợ đã được phê duyệt.

2.2.3.4: Kế toán chuyển nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản nợ của khách hàng vay vốn ngân hàng đến hạn không trả được, nếu không được gia hạn nợ thì bộ phận kế toán của ngân hàng lập chứng từ hạch toán chuyển sang nợ quá hạn thích hợp với lãi suất cao hơn lãi suất thông thường, đồng thời lập thông báo chuyển nợ quá hạn gửi cho cán bộ tín dụng để thông báo cho khách hàng. Bút toán hạch toán như sau:

Nợ: Tài khoản nợ quá hạn tương ứng

Có: Tài khoản cho vay trong hạn của khách hàng

Tình hình nợ quá hạn tại VIB Vĩnh Phúc được thể hiện rõ trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 8: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CÁC NĂM 2008, 2009 VÀ 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng dư nợ 322,5 426 672

Tổng dư nợ quá hạn 0 34 1

Quá hạn cho vay ngắn hạn 0 10 0 Quá hạn cho vay trung và dài hạn 0 24 1 Tỷ lệ dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 0 8% 0,1%

(Nguồn từ Phòng tổng hợp của VIB Vĩnh Phúc)

Qua bảng số liệu cho thấy: Năm 2008, hoạt động của VIB Vĩnh Phúc chưa phát sinh nợ xấu. Kết quả đáng mừng này có được là do chi nhánh đã biết sử dụng nguồn vốn của mình vào những khách hàng có khả năng tài chính tốt. Nhưng sang năm 2009 – một năm có nhiều khó khăn đối với hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và VIB Vĩnh Phúc nói riêng, do tình hình kinh tế suy giảm khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn đều không thuận lợi, thậm chí còn thua lỗ, ngân hàng thì khó khăn trong việc huy động vốn, nên ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình nợ xấu của chi nhánh. Trên thực tế, nợ quá hạn của chi nhánh đã tăng lên 34 tỷ đồng, tương đương 8% trên tổng dư nợ.

Bước vào năm 2010, tình hình kinh tế được cải thiện cùng với những nỗ lực của VIB Vĩnh Phúc trong công tác quản trị rủi ro, xếp hạng tín dụng, thẩm định và theo dõi sát sao khách hàng, tình hình tín dụng không phát sinh thêm nợ xấu. Tính đến ngày 31/12/2010, nợ xấu giảm xuống còn 1 tỷ đồng, tương đương 0,1% trên tổng dư nợ. Đó là thành quả đáng ghi nhận của chi nhánh trong việc tăng cường khả năng tín dụng của mình.

2.2.3.5: Kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng

Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phải được thực hiện theo quy định của cơ chế tài chính, theo tỷ lệ đã quy định:

+ Đối với nợ quá hạn dưới 180 ngày, tỷ lệ trích là 20%

+ Đối với nợ quá hạn trên 360 ngày, tỷ lệ trích là 100%

Tuy nhiên, việc trích lập này tại VIB Vĩnh Phúc còn phải thực hiện theo tỷ lệ quy định cụ thể của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam.

Hàng quý, căn cứ vào bảng kê phân loại tài sản có đã được lập riêng cho từng khoản nội tệ để xác định số tiền phải trích lập dự phòng. Nếu số đã trích còn thiếu so với quy định, thì ngân hàng phải trích lập tiếp cho đủ, nếu trích thừa thì phải thói thu. Việc trích lập dự phòng rủi ro của VIB Vĩnh Phúc đã thu được kết quả khả quan, thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 9: TÌNH HÌNH TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO CÁC NĂM 2008, 2009 VÀ 2010 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Tổng dư nợ 322,5 426 627 Trích lập dự phòng rủi ro 0 6.39 8,151 Trích lập dự phòng rủi ro/ Tổng dư nợ (%) 0 1,5% 1,3%

(Nguồn từ Phòng tổng hợp của VIB Vĩnh Phúc)

Từ bảng số liệu trên cho thấy VIB Vĩnh Phúc đã làm tốt công tác đánh giá lại tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để làm cơ sở trích lập dự phòng rủi ro một cách phù hợp, nhằm nâng cao tính chủ động, tự chủ trong công tác hoạch định tài chính. Năm 2008, trích lập dự phòng rủi ro là 6,39 tỷ đồng, tương đương 1,5% trên tổng dư nợ; năm 2009, trích lập dự phòng rủi ro là 8,151 tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng dư nợ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh vĩnh phúc (VIB vĩnh phúc) (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w