Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB Vĩnh Phúc trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh vĩnh phúc (VIB vĩnh phúc) (Trang 39 - 47)

CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

2.1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB Vĩnh Phúc trong những năm gần đây

năm gần đây

2.1.4.1: Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động chủ đạo, có ý nghĩa then chốt và luôn được đạt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng. Bởi có được một nguồn vốn ổn định, hoạt động kinh doanh mới diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng thanh toán và tăng tính chủ động cho ngân hàng.

Trước những sức ép về vốn cũng như để chủ động trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, VIB Vĩnh Phúc đã xác định huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và đã triển khai một loạt các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn như: triển khai nhanh chóng các sản phẩm mới theo chỉ đạo của Trung ương, ưu tiên chăm sóc các khách hàng lớn, đưa ra các sản phẩm gửi tiền được nhận quà tặng, chủ động trong công tác markettinh, động viên cán bộ VIB sử dụng sản phẩm dịch vụ của VIB.

Với chính sách linh hoạt về lãi suất, phí, thời hạn cùng những chương trình ưu đãi khác, hiệu quả của những công tác huy động vốn được nâng lên rõ rệt, kết quả cụ thể như sau :

Tính đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn đạt 859 tỷ VND, trong đó nguồn vốn huy động từ khách hàng 661tỷ VND tăng 174 tỷ, chiếm tỷ trọng 7.73% so với tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn.

* Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng:

Bảng 1: Cơ cấu huy động vốn theo khách hàng

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010

Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Huy động từ

khách hàng 241 100% 402 100% 661 100%

+ TCKT 200 83,2% 307 76,4% 509 77%

+ Dân cư 41 16,8% 95 23,6% 152 23%

(Nguồn từ Phòng tổng hợp của VIB Vĩnh Phúc)

Từ số liệu cho thấy: Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động đạt 241 tỷ tăng 54,7% tương đương 85 tỷ so với năm 2007. Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động đạt 402 tỷ tăng 61% tương đương với 161 tỷ so với năm 2008, năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 661 tỷ tăng 64,4% tương đương 259 tỷ so

với năm 2009. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đã bám sát sự chỉ đạo của NH Nhà nước và ban quản trị VIB Việt Nam, ưu tiên tập trung vào nguồn vốn nhằm nâng cao tính thanh khoản cho toàn hệ thống nói chung và cho VIB Vĩnh Phúc nói riêng.

Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đều tăng dần qua các năm và có sự điều chỉnh về cơ cấu: tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn huy động đã giảm dần qua các năm 2008 – 2009 từ 83,2% năm 2008 xuống 76,4% năm 2009, sau đó tăng nhẹ lên 77% năm 2010. Điều này thể hiện sự nỗ lực của VIB Vĩnh Phúc trong việc vận động và thu hút các khách hang mới mở tài khoản và giao dịch tại chi nhánh, điển hình là công ty Jafacomfeed, Prime Group…

Bên cạnh đó, công tác chăm sóc và đàm phán với các công ty có số dư tiền gửi lớn thực hiện tốt, đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng. Tỷ trọng vốn huy động từ dân cư năm 2010 (23%) tuy có giảm so với năm 2009 (23,6%), nhưng xét về khối lượng thì vốn huy động từ dân cư năm 2010 tăng 57 tỷ VND, tương đương 60% so với năm 2009.

* Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi:

Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền gửi

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Vốn huy động từ KH 241 100% 402 100% 661 100% Tiền gửi không kỳ hạn 54,5 22,6% 78,4 19,5% 265 40,1% Tiền gửi có kỳ hạn 185,5 76,8% 319,6 79,5% 381 57,6%

Giấy tờ có giá 1 0,6% 4 1% 15 2,3%

(Nguồn từ Phòng kế toán của VIB Vĩnh Phúc)

Đến ngày 31/12/2010, nguồn vốn huy động từ khách hàng bằng VND đạt 661 tỷ VND, tăng 259 tỷ so với năm 2009, chiếm 78,9% tổng nguồn

vốn huy động từ khách hàng. Nguồn vốn huy động từ khách hàng bằng ngoại tệ quy USD đạt 9,5 triệu USD, tương đương 190 tỷ VND, tăng 4,3 triệu USD so với năm 2009, chiếm 21,1% tổng nguồn vốn huy động.

Ngoài ra, năm 2010, vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn là 265 tỷ, tăng 186,6 tỷ, tương đương 238% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 40,1% tổng vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn là 381 tỷ, tăng 61,4 tỷ, tương đương 19,2% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 57,6% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá là 15 tỷ, tăng 11 tỷ so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 2,3% tổng nguồn vốn huy động.

Hơn nữa, năm 2010 khối lượng vốn huy động tăng 259 tỷ so với năm 2009, vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn tăng cao, tăng 186,6 tỷ, tương đương 238% so với năm 2009. Điều này là do năm 2010, VIB Vĩnh Phúc đã thiết lập thêm nhiều mối quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp, mở rộng thêm mạng lưới giao dịch tới nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.

Do đó, cơ cấu nguồn vốn huy động có sự thay đổi, giảm tỷ trọng vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn xuống từ 79,5% (2009) xuống 57,6% (2010), tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn lên từ 19,5% (2009) tới 40,1% (2010), điều này khiến cho cơ cấu tài sản của ngân hàng năm 2010 trở nên kém bền vững hơn so với năm 2009.

Nhìn chung, công tác huy động vốn của VIB Vĩnh Phúc trong năm 2010 đã có bước tiến vượt bậc nhưng có phần chưa vững chắc. Trong năm, chi nhánh này đã tận dụng tốt cơ hội, tranh thủ khai thác có hiệu quả nguồn vốn từ các tổ chức đang có quan hệ và thu hút thêm một số khách hàng mới, đồng thời khai thác và sử dụng hiệu quả các sản phẩm dịch vụ truyền thống để gia tăng khách hàng cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4.2: Hoạt động tín dụng

hàng, còn hoạt động cho vay là hoạt động chính mang lại thu nhập, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong thời gian qua VIB Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô tín dụng gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn vốn, hạn chế rủi ro. Tổng dư nợ của ngân hàng ở mức tăng trưởng khá qua các năm.

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì công tác khách hàng ngày càng giữ vai trò quan trọng. Cho tới nay, Chi nhánh đã duy trì và thiết lập mối quan hệ giao dịch với hầu hết các khách hàng có quy mô lớn trên địa bàn như: Công ty Honda Việt Nam, Công ty Piaggo VV, Daewoo Apparel, Vinakorea, Daewoo Bus, tập dồn Vĩnh Phúc… và một số khách hàng lớn trên địa bàn lân cận như: Tổng Công ty giấy Việt Nam (Phú Thọ), Công ty sữa Hà Nội (Hà Nội), Công ty Hòa Bình Minh (Phú Thọ), Công ty Xuất nhập khẩu Hà Anh ( Hà Nội)… và nhiều hộ kinh doanh có quy mô lớn, hiệu quả trong và ngoài tỉnh.

Tính đến ngày 31/12/2010, dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 672 tỷ đồng, tăng 246 tỷ so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 5,9% tổng dư nợ trên địa bàn. Cụ thể:

Bảng 3: Tình hình dư nợ qua các năm 2009, 2010

Đơn vị: Tỷ đồng và triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh 10/09 Tổng dư nợ 426 672 57,7% - VND 419 571 36,3% - Ngoại tệ (USD) 4,58 5,04 10% - Ngắn hạn 299 376 25,6% - Trung và dài hạn 350 296 42,8% - Tỷ lệ nợ xấu 0,4% 0,16% -60%

(Nguồn từ Phòng tổng hợp của VIB Vĩnh Phúc)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình hoạt động tín dụng của VIB Vĩnh Phúc như sau:

+ Dư nợ tín dụng theo loại tiền:

- Dư nợ cho vay VND đến ngày 30/12/2010, đạt 571 tỷ VND, chiếm 85% tổng dư nợ.

- Dư nợ cho vay ngoại tệ quy USD đạt 5,04 triệu USD, tương đương 100,8 tỷ VND, chiếm 15% tổng dư nợ.

+ Dư nợ tín dụng theo thời gian:

- Cho vay ngắn hạn đạt 376 tỷ VND, chiếm 55,9% trên tổng dư nợ. - Cho vay trung và dài hạn đạt 296 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 44,1% trên tổng dư nợ.

Như vậy cả về số tuyệt đối lẫn tương đối hoạt động tín dụng của VIB Vĩnh Phúc không ngừng tăng lên về mặt quy mô. Trong đó hoạt động cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá lớn.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2010 là khá tập trung, nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của các ngân hàng khác trên địa bàn (37,8%) và tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng vẫn là tương đối nhỏ so với tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn. Vì vậy thị phần tín dụng của chi nhánh trên địa bàn còn chiếm tỷ trọng thấp. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do việc không chế dư nợ trần của Trung ương đã tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những tháng cuối năm 2010.

Do làm tốt ngay từ các khâu thẩm định và lựa chọn khách hàng cùng với việc quản lý, theo sát khách hàng trong năm 2010, hoạt động tín dụng tại VIB Vĩnh Phúc không phát sinh nợ xấu. Công tác xử lý thu hồi nợ xấu cũng được thực hiện triệt để và đạt được hiệu quả, tính đến ngày 31/12/2010, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 0,16% trên tổng dư nợ, giảm 60% so với cùng kỳ năm 2009.

Trong năm 2010, VIB Vĩnh Phúc đã làm tốt việc đánh giá lại tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hang để làm cơ sở xác định mức

trích lập dự phòng rủi ro thích hợp, nhằm nâng cao tính tự chủ trong kế hoạch tài chính và hoạt động kinh doanh của Chính phủ.

2.1.4.3: Hoạt động Thanh toán Quốc tế

Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình hình khan hiếm ngoại tệ trong nước kéo dài dẫn đến nguồn USD bán cho khách hàng không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán, nên hoạt động thanh toán XNK của chi nhánh gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, phát huy lợi thế sẵn có về thương hiệu cũng như kinh nghiệm sẵn có, chi nhánh đã làm tốt công tác thanh toán xuất - nhập khẩu, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Cụ thể như sau:

Bảng 5: Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế

Đơn vị: Nghìn USD và tỷ VND

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh 10/09

Tổng doanh số XNK 51.404 80.705 57% Thanh toán TTR XK 21.513 29.882 38,9% Thanh toán TTTM XK 2.436 5.296 217,4% Thanh toán TTR NK 16.610 24.151 145,4% Thanh toán TTTM NK 10.845 21.376 17,1% Bảo lãnh 16 tỷ VND 55 tỷ VND 249%

(Nguồn từ Phòng kế toán của VIB Vĩnh Phúc)

Từ bảng trên ta thấy hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh có nhiều bước tiến lớn trong năm 2010. Tổng doanh số XNK năm 2010 tăng vượt bậc từ 51.404 nghìn USD lên đến 80.705 nghìn USD tăng đến 57%. Trong đó hoạt động thanh toán xuất khẩu và Nhập khẩu đều tăng. Đặc biệt phải kể đến hoạt động thanh toán TTTM XK tăng lên đến 217,4% so với năm 2009 và hoạt động thanh toán TTR NK cũng tăng đến 145,4% so với năm 2009. Có được kết quả này là do Chi nhanh đã chú trọng công tác Marketing trên toàn tỉnh và đặt quan hệ giao dịch với nhiều doanh nghiệp XNK lớn ở các khu công nghiệp trong toàn tỉnh như Honda, Piagio, Daewoo,…

2.1.4.4: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VIB Vĩnh Phúc trong năm 2010 gặp nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên lượng ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu vay chi nhánh bị hạn chế. Đồng thời, tình trạng khan hiếm ngoại tệ kéo dài cộng với tỷ giá chênh lệch cao giữa ngân hàng và thị trường càng làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn hơn. Kết quả hoạt động: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Doanh số bán ngoại tệ đến ngày 31/12/2010 là: 67,9 triệu quy USD + Doanh số mua ngoại tệ đến ngày 31/12/2010 là: 67,5 triệu quy USD + Chênh lệch từ kinh doanh ngoại tệ đạt: 826 triệu VND

2.1.4.5: Công tác ngân quỹ

Công tác ngân quỹ luôn được VIB Vĩnh Phúc chú trọng, nhằm đảm bảo an toàn và đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, hoạt động ngân quỹ của chi nhánh trong thời gian qua luôn được đảm bảo thu, chi đúng, đủ, kịp thời, chính xác và an toàn, đáp ứng tốt nhu cầu tiền mặt cho khách hàng.

Công tác điều chuyển vốn trong ngày, trong đó có việc điều chuyển cho phòng giao dịch hàng ngày được thực hiện an toàn, đúng quy trình, quy định. Quy trình thu chi tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá được thực hiện nghiêm túc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.

Kết quả đến ngày 31/12/2010, tổng lượng tiền thu, chi tại VIB Vĩnh Phúc như sau:

+ Thu tiền mặt VND đạt: 1.6 tỷ VND + Thu tiền mặt ngoại tệ đạt: 2,5 triệu USD + Chi tiền mặt VND đạt: 1.5 tỷ VND + Chi tiền mặt ngoại tệ đạt: 2,4 triệu USD

tổng số tiền 67 triệu VND. 2.1.4.6: Kết quả tài chính

Kết quả tài chính là một trong các tiêu chí cơ bản đánh giá kết quả hoạt động của VIB Vĩnh Phúc, xác định năm 2010 là một năm có nhiều khó khăn bởi những ảnh hưởng biến động của nền kinh tế, do đó chi nhánh tận dụng tốt các nguồn thu và giảm thiểu tối đa các khoản chi phí nhằm gia tăng thu nhập. Đến ngày 31/12/2010, tổng thu của chi nhánh đạt 93,1 tỷ VND, tổng chi phí đạt 71,9 tỷ VND, thu nhập ròng trước thuế đạt 21,2 tỷ VND, đạt 176% so với kế hoạch (trong đó đã trích lập dự phòng rủi ro 0,8 tỷ VND). Lợi nhuận vượt kế hoạch là một tín hiệu đáng mừng, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế gặp phải nhiều trở ngại như hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam chi nhánh vĩnh phúc (VIB vĩnh phúc) (Trang 39 - 47)