Cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận

52 258 0
Cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tính cấp thiết của đề tài: Nền kinh tế Việt Nam năm 2010 đã chứng kiến rất nhiều thay đổi liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng: về tỷ giá có 2 đợt tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng với mức khá mạnh, về quy định đóng cửa sàn vàng, về quy định liên quan đến vốn cổ phần của các ngân hàng… Nhưng nổi bật lên là việc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế lãi suất cơ bản đã được duy trì trong năm 2008 và 2009 sang cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận. Đầu tiên là cho phép cho vay lãi suất thoả thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn với thông tư số 072010TTNHNN có hiệu lực từ ngày 2622010 và tiếp theo đó là vào ngày 1442010 NHNNVN tiếp tục đưa ra thông tư số 122010TTNHNN cho phép áp dụng cơ chế thoả thuận hoàn toàn với cả cho vay ngắn hạn và trung dài hạn. Trước tháng 52008 NHNNVN cũng đã áp dụng cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận nên việc áp dụng cơ chế này sang năm 2010 đã có những chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, hứa hẹn thành công hơn. Cơ chế cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản đã có tác dụng khá lớn trong năm 2008 lạm phát cao và năm 2009 suy thoái kinh tế nhưng sang năm 2010 khi mà lãi suất cơ bản được giữ ổn định trong liền 6 tháng đầu năm trong khi lãi suất cho vay biến động tăng mạnh, sự xuất hiện của nhiều loại phí dịch vụ khiến lãi suất cho vay vượt xa trần quy định khiến thị trường thiếu tính minh bạch và cạnh tranh thì cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận là cần thiết. Mục đích nghiên cứu: Em là sinh viên năm thứ 3 nên em đã được học hầu hết các môn đại cương và chuyên ngành. Em viết bài này là muốn hoàn thiện những kiến thức lý luận về tài chính ngân hàng đã được học ở trường.

Lời nói đầu Tính cấp thiết của đề tài: Nền kinh tế Việt Nam năm 2010 đã chứng kiến rất nhiều thay đổi liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng: về tỷ giá có 2 đợt tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng với mức khá mạnh, về quy định đóng cửa sàn vàng, về quy định liên quan đến vốn cổ phần của các ngân hàng… Nhưng nổi bật lên là việc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế lãi suất cơ bản đã được duy trì trong năm 2008 và 2009 sang cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận. Đầu tiên là cho phép cho vay lãi suất thoả thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn với thông tư số 07/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 26/2/2010 và tiếp theo đó là vào ngày 14/4/2010 NHNNVN tiếp tục đưa ra thông tư số 12/2010/TT-NHNN cho phép áp dụng cơ chế thoả thuận hoàn toàn với cả cho vay ngắn hạn và trung dài hạn. Trước tháng 5/2008 NHNNVN cũng đã áp dụng cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận nên việc áp dụng cơ chế này sang năm 2010 đã có những chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, hứa hẹn thành công hơn. Cơ chế cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản đã có tác dụng khá lớn trong năm 2008 lạm phát cao và năm 2009 suy thoái kinh tế nhưng sang năm 2010 khi mà lãi suất cơ bản được giữ ổn định trong liền 6 tháng đầu năm trong khi lãi suất cho vay biến động tăng mạnh, sự xuất hiện của nhiều loại phí dịch vụ khiến lãi suất cho vay vượt xa trần quy định khiến thị trường thiếu tính minh bạch và cạnh tranh thì cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận là cần thiết. Mục đích nghiên cứu: Em là sinh viên năm thứ 3 nên em đã được học hầu hết các môn đại cương và chuyên ngành. Em viết bài này là muốn hoàn thiện những kiến thức lý luận về tài chính ngân hàng đã được học ở trường. 1 Bài viết của em còn nhằm nghiên cứu lý thuyết và tình hình thực tế áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận ở các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những tháng đầu năm 2010 và đưa ra những ý kiến riêng của em về vấn đề này. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của bài viết này là việc áp dụng cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận ở các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong những tháng đầu năm 2010. Phạm vi nghiên cứu: diễn biến lãi suất từ năm 2007 đến nay để từ đó đưa ra ưu nhược điểm của cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận và định hướng chính sách lãi suất trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu: Bài viết được nghiên cứu dựa trên phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng để phân tích đối tượng nghiên cứu một cách khoa học và khách quan nhất. Tình hình thực tế về cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận được thực hiện dựa trên phương pháp thống kê, phân tích, so sánh các số liệu và tài liệu nghiên cứu. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về lãi suất và cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận. Phần 2: Thực trạng chính sách lãi suất thoả thuận ở Việt Nam từ 2007 đến nay. phần 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện cho vay theo lãi suất thoả thuận. 2 Chương 1. Tổng quan về lãi suất và cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận 1.1 Khái quát về lãi suất:[5] 1.1.1 Khái niệm: Định tính: Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu. Định lượng: Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu. Do đó lãi suất có đặc điểm: có đặc trưng của một loại giá cả và biến động rất thường xuyên do tác động của nhiều nhân tố. 1.1.2 Phân loại lãi suất theo một số tiêu chí chủ yếu: Căn cứ vào thời hạn tín dụng: gồm 3 loại Lãi suất ngắn hạn: < 1 năm Lãi suất trung hạn: từ 1 – 5 năm Lãi suất dài hạn: > 5 năm Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất: Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay là lãi suất chưa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất thực tế: là lãi suất đã được điều chỉnh cho đúng với những thay đổi về lạm phát hay là lãi suất đã trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát Do đó: i danh nghĩa > tỷ lệ lạm phát => i thực dương i danh nghĩa = tỷ lệ lạm phát => i thực bằng 0 i danh nghĩa < tỷ lệ lạm phát => i thực âm. 3 Lãi suất thực có 2 loại: Lãi suất thực dự tính là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính của lạm phát. Lãi suất thực thực tế là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi trên thực tế của lạm phát. Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ tín dụng: Lãi suất tín dụng thương mại: áp dụng trong quan hệ mua bán chịu giữa các doanh nghiệp. Lãi suất tín dụng doanh nghiệp: áp dụng khi các doanh nghiệp đi vay dưới hình thức phát hành trái phiếu hay cấp tín dụng cho người tiêu dùng. Lãi suất tín dụng nhà nước: áp dụng khi nhà nước đi vay các chủ thể khác nhau trong xã hội. Lãi suất tín dụng ngân hàng: áp dụng trong các quan hệ: Ngân hàng với ngân hàng Ngân hàng với NHTW Ngân hàng với khách hàng 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất: • Dưới góc độ cung cầu quỹ cho vay: Cầu quỹ cho vay: là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, bao gồm: doanh nghiệp – có nhu cầu về vốn cao nhất, cá nhân hộ gia đình, khu vực chính phủ, chủ thể nước ngoài như doanh nghiệp, chính phủ nước ngoài, các tổ chức trung gian tài chính nước ngoài. Sự biến động của lãi suất thị trường độc lập với nhu cầu vốn của khu vực chính phủ nhưng lại tác động mạnh đến nhu cầu vốn của các chủ thể khác trong nền kinh tế tức là khi lãi suất tăng thì cầu về vốn cho vay giảm và ngược lại. 4 Đường cầu quỹ cho vay kí hiệu là D có dạng dốc xuống do cầu quỹ cho vay biến động ngược chiều với lãi suất. Đồ thị 1.1 (nguồn: giáo trình Tiền tê – Ngân hàng của HVNH) Cung quỹ cho vay là khối lượng vốn dùng để cho vay kiếm lời của các chủ thể trong xã hội bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân, hộ gia đình. Nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời của doanh nghiệp Các khoản thu chưa sử dụng của Ngân sách nhà nước Nguồn vốn của chủ thể nước ngoài. Sự biến động của lãi suất độc lập với khả năng cung ứng vốn của khu vực chính phủ nhưng lại có tác động mạnh đến khả năng cung ứng vốn của các chủ thể khác tức là khi lãi suất tăng thì cung về vốn tăng và ngược lại. Đường cung quỹ cho vay kí hiệu là S có dạng dốc lên do cung quỹ cho vay biến động cùng chiều với lãi suất. Các nhân tố làm ảnh hưởng đến cung cầu quỹ cho vay cũng là những nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất: Những nhân tố làm dịch chuyển đường cung quỹ cho vay: 5 Tài sản và thu nhập: Khi nền kinh tế đang tăng trưởng thì tài sản và thu nhập của các chủ thể kinh tế tăng lền làm tăng khả năng cung ứng vốn ở mọi mức lãi suất. Cung quỹ cho vay tăng lên và đường cung quỹ cho vay dịch phải, lãi suất giảm. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế làm đường cung quỹ cho vay dịch trái, lãi suất tăng. Tỷ suất lợi tức dự tính của công cụ nợ: Trong trường hợp lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên trong tương lai, giá thị trường của công cụ nợ dài hạn sẽ bị giảm đi, tỷ suất lợi tức dự tính của nó theo đó giảm. Công cụ nợ hiện tại trở nên kém hấp dẫn làm giảm nhu cầu mua của các chủ thể kinh tế, cung quỹ cho vay giảm và đường cung quỹ cho vay dịch trái và ngược lại. Sự thay đổi về lạm phát dự tính cũng làm thay đổi mối tương quan giữa tỷ suất lợi tức dự tính của tài sản thực (nhàm ô tô,…) và tỷ suất lợi tức dự tính của công cụ nợ. Khi lạm phát dự tính tăng lam tăng tỷ suất lợi tức dự tính của tài sản thực và giảm tỷ suất lợi tức dự tính của công cụ nợ. Lượng cầu công cụ nợ giảm làm dương cung quỹ cho vay dịch trái và ngược lại. Rủi ro: Khi mức rủi ro của công cụ nợ tăng lên so với công cụ đầu tư khác sẽ làm nhu cầu mua công cụ nợ giảm đi, làm cung quỹ cho vay giảm, làm đường cung quỹ cho vay dịch trái và ngược lại. Tính lỏng của các công cụ đầu tư: Tính lỏng của các công cụ đầu tư là nói tới khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của công cụ đó một cách nhanh chóng và ít tốn kém. Nếu tính lỏng của công cụ nợ cao hơn tính lỏng của các công cụ đầu tư khác sẽ làm tăng tính hấp dẫn của công cụ nợ, làm cầu công cụ nợ tăng lên ở mọi mức lãi suất và đường cung quỹ cho vay dịch phải và ngược lại. Những nhân tố làm dịch chuyển đường cầu quỹ cho vay: Lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư: 6 Trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng có nhiều cơ hội đầu tư được trông mong là sinh lợi và làm tăng nhu cầu vay vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp. Lượng cầu quỹ cho vay tăng lên ở mọi mức lãi suất và đường cầu quỹ cho vay dịch phải làm lãi suất tăng. Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái thì ngược lại, D dịch trái làm lãi suất giảm. Lạm phát dự tính: Sự tăng lên của mức lạm phát dự tính làm cho chi phí thực dự tính của việc vay tiền ở mọi mức lãi suất giảm xuống, người vay vốn được lợi làm tăng nhu cầu vay vốn. Lượng cầu quỹ cho vay tăng lên ở mọi mức lãi suất và đường cầu quỹ cho vay dịch phải. Sự giảm xuống của lạm phát dự tính có tác động ngược lại làm đường cầu quỹ cho vay dịch trái. Tình trạng thâm hụt Ngân sách nhà nước: Khi mức bội chi ngân sách nhà nước tăng, nhu cầu vay vốn tài trợ thiếu hụt ngân sách nhà nước tăng ở mọi mức lãi suất làm tăng lượng cầu quỹ cho vay, đường cầu quỹ cho vay dịch phải và ngược lại. • Dưới góc độ cung cầu tiền: Đồ thị 1.2 Cầu tiền là số lượng tiền tệ mà dân chúng, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước giữ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bảo 7 toàn giá trị trong điều kiện giá cả và các biến số vĩ mô cho trước. Đường cầu tiền kí hiệu là MD. Cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông bao gồm các tài sản là tiền và các tài sản khác được coi là tiền nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch và nhu cầu cất giữ giá trị của các chủ thể phi ngân hàng. Đường cung tiền kí hiệu là MS. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu tiền: Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền: Thu nhập thực tế: Loại trừ ảnh hưởng của yếu tố biến động giá ra khỏi thu nhập danh nghĩa ta có thu nhập thực tế. Khi nền kinh tế đang tăng trưởng, thu nhập thực tế tăng lên, các chủ thể kinh tế muốn giữ thêm tiền làm nơi dự trữ giá trị đòng thời muốn chi tiêu dùng nhiều hơn làm cầu tiền tăng. Khi nền kinh tế suy thoái thì ngược lại. Mức giá cả: Người ta muốn giữ tiền chỉ vì sức mua hàng hoá hay vì khả năng trao đổi lấy hàng hoá và dịch vụ của nó chứ không phải vì bản thân nó. Khi giá cả tăng làm sức mua của tiền tệ giảm xuống, người ta muốn nắm giữ lượng tiền nhiều hơn để đảm bảo vẫn mua được lượng hàng hoá dịch vụ như trước kia, làm cầu tiền tăng, đường cầu tiền dịch phải và ngược lại. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền: Sự thay đổi mức cung ứng tiền do Ngân hàng Trung ương quyết định. Khi NHTW tăng cung ứng tiền sẽ làm đường cung tiền dịch phải và ngược lại. 1.1.4 Ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất tới sự phát triển của nền kinh tế: • Kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền tiết kiệm của các chủ thể kinh tế: 8 Tiết kiệm là phần thu ngân hàngập còn lại sau khi tiêu dùng ở hiện tại của các chủ thể kinh tế. Với việc tạo ra thu ngân hàngập cho người tiết kiệm, lãi suất trở thành nhân tố cơ bản điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm. Lãi suất cao khuyến khích người ta hy sinh tiêu dùng hiện tại, tiết kiệm nhiều hơn để có các khoản tiêu dùng cao hơn trong tương lai và ngược lại. • Là công cụ phân phối vốn và kích thích sử dụng vốn có hiệu quả: Đối với ngân hàngững dự án đầu tư có mức độ rủi ro như nhau, dự án nào có lãi suất cao hơn thường thu hút được vốn nhanh hơn, nhiều hơn. Còn đối với ngân hàngững dự án nào chứa đựng nhiều rủi ro hơn thì phải trả lãi suất cao hơn mới có khả năng thu hút được vốn. Bằng việc buộc phải trả lãi đã kích thích các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, vốn phải có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo thu ngân hàngập để bù đắp chi phí, có lợi nhuận, tạo cơ sở trả lãi. • Là công cụ đo lường sức khoẻ của nền kinh tế: Người ta thấy rằng: Trong giai đoạn đang phát triển của nền kinh tế lãi suất thường có xu hướng tăng do cung cầu quỹ cho vay đều tăng lên trong đó tốc độ tăng của cầu quỹ cho vay lớn hơn tốc độ tăng của cung quỹ cho vay. Ngược lại trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế lãi suất thường có xu hướng giảm xuống. Các xu hướng biến động của lãi suất được phản ánh trên đường cong lãi suất. Do vậy, nhìn vào đường cong lãi suất có thể thấy được xu hướng biến động của lãi suất và tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế. • Là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô và công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cũng như nền kinh tế tài chính chưa phát triển, lãi suất là công cụ trực tiếp tác động đến mục tiêu trung gian và qua đó tới mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. NHTW sử dụng loại công cụ này dưới hình thức ấn định trực tiếp lãi suất kinh doanh cho các ngân hàng hoặc khung lãi suất tiền gửi – lãi suất cho vay hoặc trần lãi suất cho vay. 9 Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển, NHTW sử dụng công cụ lãi suất gián tiếp như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay cầm cố… để tác động gián tiếp tới lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường thay đổi sẽ tác động tới các biến số vĩ mô. Tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế: đồ thị 1.3 Ta thấy như trên đồ thị khi cung tiền giảm (MS dịch trái từ MS0 sang MS1) làm lãi suất tăng từ i0 lên i1 -> hạn chế đầu tư (I giảm từ I0 xuống I1) mà AD= C+I+G+EX-IM nên làm tổng cầu giảm (AD dịch trái từ AD0 sang AD1) -> sản lượng giảm từ Y0 xuống Y1, giá cả giảm, thất nghiệp tăng… Khi cung tiền tăng thì có tác động ngược lại làm sản lượng tăng, giá cả tăng, thất nghiệp giảm… 1.2 Lãi suất tín dụng ngân hàng: [5] Áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng với công chúng và doanh nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho vay, trong hoạt động tái cấp vốn của NHTW 10 [...]... 1.2.3.3 Cơ chế lãi suất thoả thuận: Khái niệm: Cơ chế lãi suất thoả thuận hay lãi suất thả nổi là khi ngân hàng và khách hàng có quyền thoả thuận, thương lượng về lãi suất cho vay từ đó đưa ra được lãi suất cho vay hợp lý đối với cả ngân hàng và khách hàng Mức lãi suất cho vay này được kí kết và ghi vào hợp đồng tín dụng Ưu nhược điểm của cơ chế thoả thuận lãi suất:  Ưu điểm: Lãi suất cho vay được... khăn cho khách hàng vay vốn Trong nhiều năm khi có cơ chế thoả thuận lãi suất thì mặc dù lãi suất thị trường có biến động nhưng lãi suất cơ bản hầu như không biến động Từ lần điều chỉnh lãi suất cơ bản ngày 19/5/2008 theo quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN từ 8,75% lên 12%/năm thì lãi suất cơ bản đã trả lại vai trò kim chỉ nam của thị trường khi lãi suất cho vay không được quá 150% lãi suất cơ bản Cơ chế cho. .. tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thoả thuận đối với cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng cả ngắn, trung và dài hạn 2.2 Tình hình thực hiện chính sách lãi suất từ 2007 đến nay 2.2.1 Diễn biến lãi suất cho vay trước cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận mới theo thông tư số 7 và 10 năm 2010 của NHNNVN: 2.2.1.11 Diễn biến lãi suất cho vay và huy động... ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần cho các khoản vay trung dài hạn Trước đó NHNNVN cũng đã có quyết định cho phép các ngân hàng thương mại cho vay theo lãi suất thoả thuận trong phương thức thấu chi tài khoản cá nhân và thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng chứng tỏ việc thực hiện cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận đã được NHNNVN... vốn cho các ngân hàng dưới hình thức cầm cố, thế chấp các GTCG chưa đến hạn thanh toán của ngân hàng Cặp lãi suất kiểm soát thường xuyên: bao gồm lãi suất tiền gửi tại NHTW và lãi suất cho vay qua đêm của NHTW với vai trò ngăn không cho lãi suất liên ngân hàng biến động vượt quá giới hạn của cặp lãi suất này đồ thị 1.4 1.2.3 Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay 12 1.2.3.1 Lãi suất tiền gửi: Áp dụng cho. .. suất áp dụng khi NHTG cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu GTCG Tiền lãi chiết khấu = F * lãi suất chiết khấu * thời hạn còn lại  Lãi suất cầm cố, thế chấp: lãi suất áp dụng khi NHTG cho khách hàng vay dưới hình thức cầm cố GTCG hoặc thế chấp bằng bất động sản Tiền lãi = số tiền vay * lãi suất * thời hạn cho vay  Lãi suất cho vay phụ thuộc các nhân tố sau: Chi phí trả lãi cho người gửi tiền... thông báo giảm lãi suất huy động để từ đó tạo cơ sở giảm lãi suất cho vay Hiện lãi suất cho vay bình quân trên thị trường tháng 5 chỉ còn 15,8%/năm và mức lãi suất cho vay ưu đãi chỉ còn 12-12,5%/năm Dự báo, trong vòng 1-2 tháng tới lãi suất sẽ tiếp tục hạ, điều này sẽ kích thích doanh nghiệp gia tăng vay vốn Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank) cho biết, giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp... các tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay bằng VND theo nhu cầu vay và các văn bản của tổ chức tín dụng quy định về lãi suất cho vay ngay sau khi ban hành 33 Lãi suất thỏa thuận đã được các ngân hàng Việt Nam áp dụng trước đây, nhưng đến tháng 5/2008, lãi suất lại điều điều chỉnh theo lãi suất cơ bản Cơ chế lãi suất cơ bản đã là công cụ hữu hiệu để điều hành chính sách...11 cho các ngân hàng và trong quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng 1.2.1 Lãi suất liên ngân hàng: Lãi suất Liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng nhằm bù đắp thiếu hụt vốn khả dụng 1.2.2 Lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn: Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các NHTG sử dụng làm cơ sở... NHNNVN đã liên tục cắt giảm lãi suất cơ bản và chuyển khá nhanh từ chính sách thắt chặt tiền tệ sang nới lòng tiền tệ, theo đó các ngân hàng đã phải liên tục điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay và bắt đầu một cuộc 26 chạy đua giảm lãi suất mới Lãi suất cho vay từ tháng 9 – 12/2008 giảm từ 21,8% - 11,5%/năm và lãi suất huy động giảm từ 18,3% - 8,1%/năm, lãi suất cho vay đã kích thích đầu tư, . chuyển đổi từ cơ chế lãi suất cơ bản đã được duy trì trong năm 2008 và 2009 sang cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận. Đầu tiên là cho phép cho vay lãi suất thoả thuận đối với các khoản vay trung. sản… 1.2.3.3 Cơ chế lãi suất thoả thuận: Khái niệm: Cơ chế lãi suất thoả thuận hay lãi suất thả nổi là khi ngân hàng và khách hàng có quyền thoả thuận, thương lượng về lãi suất cho vay từ đó đưa. sách lãi suất từ 2007 đến nay 2.2.1 Diễn biến lãi suất cho vay trước cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận mới theo thông tư số 7 và 10 năm 2010 của NHNNVN: 2.2.1.11 Diễn biến lãi suất cho vay

Ngày đăng: 30/07/2014, 12:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 Khái quát về lãi suất:[5]

    • 1.1.1 Khái niệm:

    • 1.1.2 Phân loại lãi suất theo một số tiêu chí chủ yếu:

    • 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất:

    • 1.1.4 Ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất tới sự phát triển của nền kinh tế:

    • 1.2 Lãi suất tín dụng ngân hàng: [5]

    • 1.3 Vai trò của NHTW trong việc điều tiết lãi suất:[4]

      • 1.3.1 Nghiệp vụ thị trường mở: là nghiệp vụ mua bán ngắn hạn các GTCG.

      • 1.3.2 Nghiệp vụ tái cấp vốn:

      • 1.3.3 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

      • 2.1 Các văn bản pháp quy về chính sách lãi suất thoả thuận ở Việt Nam từ 2007 đến nay

      • 2.2 Tình hình thực hiện chính sách lãi suất từ 2007 đến nay

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan