Chương 3 Giải pháp và kiến nghị:
3.1 Định hướng chính sách lãi suất đến năm 2015:
Có 2 loại lãi suất chủ yếu là cơ chế lãi suất thoả thuận và lãi suất do NHTW điều tiết theo cách thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Ưu nhược điểm của chính sách lãi suất thoả thuận đã được đề cập ở phần trên. Sau đây là cơ chế lãi suất do NHTW điều tiết:
Trực tiếp: NHTW quy định trần lãi suất cho vay như trong giai đoạn từ 5/2008 đến tháng 1/2010 thì lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản.
Tác động gián tiếp: NHTW sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như
DTBB, nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ tái cấp vốn… để từ đó tác động đến lãi suất thị trường.
Ưu điểm:
Khi lãi suất theo cơ chế thị trường biến động quá cao sẽ làm giảm lượng vốn cung cấp cho nền kinh tế từ đó làm giảm tăng trưởng kinh tế do đó NHTW phải có những tác động kịp thời để hạn chế và đưa mức lãi suất về mức phù hợp như trong năm 2008 ở Việt Nam. Thời gian này lãi suất huy động có khi lên tới gần19%/năm làm lãi suất cho vay đỉnh điểm có khi lên tới 23%/năm khiến các doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn nên NHNNVN đã thay đổi từ cơ chế lãi suất thoả thuận sang cơ chế cho vay không quá 150% lãi suất cơ bản và sử dụng mạnh tay nhiều biện pháp góp một phần làm lãi suất những tháng cuối năm 2008 đã giảm đáng kể.
Lãi suất cơ bản còn được sử dụng khi nền kinh tế rơi vào suy thoái và nó tỏ ra khá hiệu quả. Sang năm 2009 nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy thoái kinh tế, chính phủ đã phải thực hiện các gói kích cầu trong đó có 2 đợt hỗ trợ lãi suất dựa trên nền cho vay theo lãi suất cơ bản để NHNNVN có thể kiểm soát mức lãi suất mà các ngân hàng áp dụng cho vay đối với khách hàng.
NHTW sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để tác động linh hoạt đến lãi suất thị trường nhằm thực hiện các mục tiêu về lạm phát, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm trong từng thời kỳ.
Nhược điểm:
Cơ chế lãi suất do NHTW điều tiết cũng có khá nhiều nhược điểm, đó là: Lãi suất không phản ánh cung cầu thị trường do đó làm giảm tính minh bạch của thị trường, gây ra các hiện tượng xấu như quan hệ ngầm giữa cán bộ tín dụng và khách hàng, sự bất bình đẳng trong việc định giá tiền vay giữa các khách hàng.
Từ ưu nhược điểm của các cơ chế lãi suất này ta có thể thấy rằng trong tương lai đến năm 2015 cơ chế lãi suất thoả thuận vẫn sẽ được phát triển và duy trì tuy nhiên NHNNVN vẫn sẽ sử dụng linh hoạt các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ để điều tiết linh hoạt lãi suất trên thị trường nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của lãi suất cơ bản trong thời gian qua nên có thể thấy nếu nền kinh tế Việt Nam trong tương lai mà phải đối mặt với những khó khăn như năm 2008 và 2009 thì công cụ lãi suất cơ bản sẽ vẫn được sử dụng phù hợp dựa trên tham khảo lãi suất thị trường.
3.2Giải pháp đối với các ngân hàng khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận: 3.2.1 Các biện pháp liên quan đến lãi suất huy động:
Mặc dù một số ngân hàng thương mại công bố giảm lãi suất cho vay với mức giảm khá lớn nhưng trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được với mức lãi suất mới này một phần là do chi phí huy động khá cao. Các NHTM cũng đang tìm những giải pháp để đưa ra một mặt bằng lãi suất giảm dần trên cơ sở cân đối được lãi suất huy động và cho vay để đảm bảo chất lượng tín dụng.
Vốn cho vay được lấy từ hai nguồn chủ yếu là vốn huy động và vốn từ NHNNVN thông qua việc tham gia nghiệp vụ thị trường mở và nghiệp vụ tái cấp vốn.
Để giảm chi phí huy động thì đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ nên cố gắng điều chỉnh cấu trúc tiền gửi bằng cách tăng những nguồn vốn không phải trả lãi suất hoặc trả lãi suất thấp như tiền gửi thanh toán nhờ việc nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cho khách hàng vừa nhanh chóng, thuận tiện vừa rẻ đồng thời tổ chức nhân viên tư vấn cho khách hàng nhiệt tình, tỉ mỉ. Thông qua các quan hệ cá nhân, quan hệ khách hàng, nâng cao uy tín ngân hàng để mở rộng vốn từ tài khoản tiền gửi thanh toán đặc biệt đối với các doanh nghiệp.