Lãi suất cho vay đã được kiểm soát hơn, đã giảm so với trước khi áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận. Thị trường vốn đang nhen nhóm sự cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng.
Thông qua nhiều cuộc họp giữa các ngân hàng và NHNNVN cũng như hiệp hộinh ta thấy các ngân hàng thương mại cũng đang tìm tiếng nói chung để thống nhất hạ lãi suất cho vay VND. Theo ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), cho biết, hiện nay hoạt động cho vay tại Vietcombank đang được đẩy mạnh với lãi suất bình quân ở khoảng 14% - 14,5%/năm. Các ngân hàng cổ phần khác cũng đang giảm lãi suất cho vay để phù hợp với mặt bằng lãi suất chung cùng với các NHTM nhà nước để giữ chân khách hàng.
NHNNVN và chính phủ đã khá quyết liệt và có các biện pháp hỗ trợ đối với các ngân hàng trong việc giảm lãi suất cho vay, kích thích tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước duy trì việc cung tiền qua thị trường mở với lãi suất thấp và kỳ hạn dài hơn sẽ tạo áp lực buộc các ngân hàng giảm lãi suất huy động. Thay vì tăng lãi suất để thu hút vốn trong dân, các ngân hàng sẽ tìm vốn rẻ trên thị trường mở. Thí dụ, trong 3 tháng đầu năm 2010: tháng 1, NHNN chào 264.000 tỷ đồng, trong khi các ngân hàng thương mại chỉ mua 153.000 tỷ đồng; tháng 2, NHNN chào 262.000 tỷ đồng, ngân hàng thương mại trúng thầu 73.000 tỷ đồng; tháng 3 chào 218.000 tỷ đồng, các ngân hàng thương mại chỉ mua 94.000 tỷ đồng; riêng 12 ngày đầu tháng 4, chúng tôi chào 97.000 tỷ đồng, ngân hàng thương mại chỉ trúng thầu 47.000 tỷ đồng. Tuy nhiên việc một số ngân hàng nhỏ không trúng thầu một phần là do họ không chú trọng đến việc đầu tư một tỷ lệ thích đáng giấy tờ có giá trong bản cân đối tài sản để có công cụ đấu thầu vốn từ thị trường mở.
Trong khi đó, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm xuống còn 6,92%/năm, thay vì mức bình quân 7,24%/năm trước đó.
Thời gian qua, đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng và Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu hạ mặt bằng lãi suất, các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất thoả thuận đối với dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng đã có cuộc họp với các ngân hàng thương mại với hai nội dung chính là thực hiện lãi suất thỏa thuận và tìm cách kéo lãi suất xuống.
Cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận góp phần tạo tính minh bạch thông thoáng cho các NH điều hành lãi suất hợp lý, nâng cao tính cạnh tranh về uy tín trong cả lĩnh vực huy động vốn.
Nhiều chuyên gia đánh giá việc gỡ bỏ cơ chế trần lãi suất, cho vay theo lãi suất thỏa thuận là bước đi "dũng cảm", "trúng thời điểm" của NHNN, đáp ứng nhu cầu chính đáng của thị trường. Trước đây, mặc dù chỉ áp dụng trần lãi suất là 12%, nhưng trên thực tế, nhiều NH đều áp dụng mức 15-19%. Bởi vậy, vô hình trung, nó đã làm méo mó, không công bằng trong quá trình giải quyết bài toán về vốn, nó cũng gây ra những tiêu cực.
Chủ trương cho vay theo thỏa thuận sẽ có tác động rất lớn đến thị trường tiền tệ hiện nay, tạo ra thanh khoản, tạo tính minh bạch thông thoáng cho các NH điều hành lãi suất hợp lý, nâng cao tính cạnh tranh về uy tín trong cả lĩnh vực huy động vốn. Thỏa thuận được lãi suất cho vay, các NH cũng sẽ thỏa thuận được lãi suất huy động, đảm bảo khả năng kinh doanh của NH, chống những tiêu cực như tự do khuyến mại, tự do cộng chi phí… và quan trọng là sẽ không lo những nguồn "chênh" này nằm vào túi các nhân viên trực tiếp thỏa thuận với khách hàng.
Phía NHNN cũng khẳng định cho vay theo lãi suất thỏa thuận nhưng không có nghĩa là sẽ thả lỏng.
TCTD thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam phải niêm yết công khai lãi suất cho vay ở mức hợp lý, trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, tiết kiệm chi phí hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay để phát triển sản xuất - kinh doanh,
nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa. TCTD điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với mức biến động của lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và mục tiêu, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền phân tích: "Việc cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận không có nghĩa là để lãi suất tự do thả nổi trên thị trường", ông Hiền khẳng định. "Thỏa thuận về lãi suất trong hoạt động của các tổ chức tín dụng phải nằm trong giới hạn quy định của pháp luật". Trong trường hợp cần thiết, NHNN sẽ can thiệp trực tiếp vào cơ chế lãi suất của tổ chức tín dụng.