tăng trưởng tín dụng:
biểu đồ 2.4
Chỉ tiêu năm 2010 mới chỉ là mục tiêu (nguồn: NHNNVN)
Dựa trên đồ thị ta thấy năm 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động cao nhất một phần là do những điều kiện kinh tế vĩ mô khá thuận lợi. Tính đến cuối năm 2007 tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống tổ chức tín dụng đạt gần 46% so với tháng 12 năm 2006 trong đó tăng trưởng huy động vốn của khối ngân hàng cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng mạnh nhất. Trước áp lực cạnh tranh với các kênh huy động vốn khác như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, trái phiếu chính phủ…, các tổ chức tín dụng đã có nhiều giải pháp tăng cường huy động vốn như đa dạng hoá các hình thức huy động thông qua tăng lãi suất, mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thẻ, khuyến mãi hấp dẫn, mở rộng mạng lưới, chi nhánh, phòng giao dịch… Năm 2007 dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng so với 2006 góp phần đáp ứng có hiệu quả nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tăng trưởng tín dụng cao cũng tập trung ở khối NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay theo ngành của hệ thống ngân hàng, khoảng 28,92%, tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp và thương nghiệp chiếm 26,02% và 18,24% đã tăng so với 2006.
Năm 2008 do tác động xấu từ những thay đổi bất thường của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam là lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại… Vì vậy, năm 2008 là năm mà lãi suất đầy biến động. Trong 3 quý đầu năm 2008 là cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng làm lãi suất huy động biến động rất cao do đó đẩy lãi suất cho vay lên cao làm các doanh nghiệp khó khăn khi tiếp cận vốn làm tăng trưởng tín dụng giảm chỉ còn 23% so với tháng 12/2007 và huy động năm 2008 giảm mạnh chỉ còn 23% so với tháng 12 năm 2007.
Sang năm 2009 do tác động của suy thoái kinh tế nên chính phủ đã thực hiện các gói kích cầu kinh tế nhằm chống suy giảm kinh tế đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong đó có 2 đợt hỗ trợ lãi suất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Lãi suất huy động vẫn cao trong khi lãi suất cho
vay chỉ còn ở mức 7% - 9%/năm do đó làm tăng trưởng tín dụng và huy động đều tăng mạnh.
Năm 2010 NHNNVN đưa ra mức tăng trưởng tín dụng dự kiến là 25% do năm 2009 tăng trưởng tín dụng cao góp phần gây ra lạm phát cao nên mức tăng trưởng tín dụng dự kiến 2010 được đặt ra giảm và tính toán phù hợp để đạt mức tăng trưởng dự kiến 2010 là 6,5%. Thực tế kết thúc quý 1-2010, ước tăng trưởng tín dụng của cả nền kinh tế chỉ có 2,95% so với cuối năm 2009, trong khi chỉ tiêu cả năm cho phép tăng đến 25%. Số thống kê về cơ cấu tín dụng quý 1-2010 cho thấy doanh nghiệp thật sự sợ lãi suất cao. Cả quý 1-2010 tín dụng VND ước tăng có 0,57%, trong khi ngoại tệ tăng đến 14,07% so với cuối năm 2009. Người kinh doanh không chịu nổi lãi suất VNĐ cao đã tìm đến vốn USD có lãi suất chỉ bằng 1/3 của VND. Điều này trái ngược hẳn với năm 2009 khi tăng tín dụng ngoại tệ ở mức âm. Cần nhắc lại ở thời điểm đó, doanh nghiệp không vay USD vì tỉ giá liên tục tăng, trong khi vay VND được Nhà nước bù 4% lãi suất, chỉ phải trả khoảng 6% - 8%/năm. [9][8]
biểu đồ: 2.5
Biểu đồ tăng trưởng tín dụng từ năm 2009 đến nay - (Đơn vị: % - nguồn: Ngân hàng Nhà nước - Riêng tháng 3 là ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. [21]
Về tình hình huy động của các ngân hàng, theo số liệu của NHNNVN thì mức tăng trưởng huy động quí 1 là 3,8%, đặc biệt tiền gửi dân cư tăng 9,2%, tỷ lệ này là chưa cao. Tuy nhiên tốc độ tăng vốn huy động của hệ thống đã được cải thiện tốt. Đến ngày 9-4, tốc độ tăng huy động vốn của hệ thống ngân hàng đã lên tới 4,18% so đầu năm. Riêng 9 ngày đầu tháng 4-2010, vốn huy động tăng
0,68% so cuối tháng 3, trong đó tiết kiệm dân cư tăng 10,2% so đầu năm và 1,2% so cuối tháng 3-2010.
Còn theo các ngân hàng thì khả năng tăng trưởng vốn huy động có tăng nhưng sẽ còn khó khăn. Theo SCB, tăng trưởng huy động vốn của Ngân hàng trong tháng 3/2010 đã được cải thiện, với tổng vốn huy động tính đến 31/3 đạt 48.670 tỷ đồng, tăng 41,30% so với cùng kỳ năm 2009.
Những tháng đầu năm 2010, tín dụng tăng trưởng chậm, cộng với chênh lệch lãi biên ngày càng hẹp khiến cho nguồn thu từ tín dụng tại các ngân hàng chỉ giảm mạnh. Trong năm 2009, những ngân hàng lớn nguồn thu từ tín dụng chiếm 40-60% trong tổng cơ cấu. Trong khi đó khối NHTMCP nhỏ chiếm 70- 90% trong tổng nguồn thu. Bởi vậy, nguồn thu từ tín dụng giảm khiến lợi nhuận 6 tháng đầu năm của nhiều ngân hàng không đạt như dự kiến. Đó cũng chính là lý do khiến các ngân hàng sẽ đẩy mạnh tín dụng trong các tháng còn lại.
Dự báo tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh trong quý III/2010. Thứ nhất, để đạt được mức tăng trưởng GDP cả năm là 6,5% thì GDP hai quý cuối năm phải tăng 7%. Muốn vậy, tăng trưởng tín dụng cả năm 2010 phải ít nhất là 25%. Thứ hai, NHNN tiếp tục có những động thái để hỗ trợ các NHTM giảm mặt bằng lãi suất thông qua thị trường mở. Thứ ba, lộ trình tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng của các NHTM đã và đang được thực hiện. Sau khi tăng vốn, tất yếu các NHTM sẽ mở rộng quy mô tài sản thông qua thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Cuối cùng, quý III hằng năm cũng là lúc các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh để chuẩn bị cho dịp Tết nên cầu về tín dụng cũng rất mạnh.