Tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận (Trang 41 - 45)

Tồn tại:

 Lãi suất cho vay còn cao, chưa khuyến khích được nhiều doanh nghiệp vay vốn:

Từ tháng 4 trở lại đây, lãi suất mới do các ngân hàng công bố đã giảm so với trước đây. Đó là một nỗ lực của ngân hàng nhưng thực tế lại chưa được như kỳ vọng của DN. Cơ bản, trong tình hình khó khăn của DN hiện nay, lãi suất mới giảm ít thì chưa thể đủ tạo nên một động lực kinh doanh mới như kiểu hỗ trợ lãi suất của năm ngoái.

Theo các DN, với mức lãi suất hiện tại, chỉ những DN cần tiền trong ngắn hạn, trả nợ... mới dám vay. Một đại diện của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Hoàn Dương về lĩnh vực hàng nông nghiệp lo lắng bởi thời điểm này cực kỳ khó khăn vì phải đối mặt với hàng loạt tác động bất lợi: chi phí đầu vào tăng theo giá xăng, điện; thiếu vốn nhưng không dám mạo hiểm vay... Không phải chỉ những dự án đầu tư mới phải tạm dừng mà ngay cả hoạt động sản xuất, kinh doanh hằng ngày của công ty cũng bị ảnh hưởng bởi thiếu vốn.

Nhiều DN bức xúc: “Thỏa thuận chứ thực chất NH vẫn “áp đặt” lãi suất, DN chịu thì vay không thì thôi chứ làm gì có chuyện thỏa thuận. Đa số NH đều

đưa ra lãi suất thỏa thuận dao động từ 12 - 13,5% nhưng DN vẫn phải cõng đủ các loại phí nên mức lãi suất thực mà DN phải gánh có khi lên đến gần 17% - 18%/năm”.

Việc DN không còn được hưởng gói hỗ trợ lãi suất 4% và nay phải vay với mức lãi lên tới 18% sẽ rất khó khăn cho DN trong năm 2010. Chịu mức lãi suất cao, chi phí tăng cao cũng đồng nghĩa các DN phải nâng giá thành sản phẩm thì mới có thể bảo toàn đồng vốn. Điều này đã và đang làm cho các sản phẩm xuất khẩu của VN giảm tính cạnh tranh so với các nước. Đối với trong nước, đây là con đường ngắn nhất để dẫn tới lạm phát!

Ông Nguyễn Đức Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần XNK và đầu tư Tây Nguyên nói thêm, dòng vốn lưu thông trên thị trường đang có dấu hiệu bị chựng lại. Những năm trước, công ty được các ngân hàng cho vay với hạn mức 400 - 500 tỷ đồng thì năm nay chỉ có thể vay được 100 tỷ đồng. Lý do được các ngân hàng đưa ra là chính họ cũng đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Thiếu vốn, hàng hóa trong nước sẽ bị các đối tác ép giá vì đến kỳ đáo hạn ngân hàng, họ trả giá nào DN cũng buộc phải bán!

 LS thỏa thuận tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư ở thị trường bất động sản và chứng khoán trong khi chúng ta đang cần vốn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Tổng giám đốc Công ty HDReal Nguyễn Quốc Dũng cho rằng với LS thỏa thuận, dòng vốn sẽ chảy mạnh vào thị trường bất động sản và chứng khoán. Thời gian qua hai thị trường này trầm lắng vì nguồn vốn hạn hẹp, không được ưu tiên.

Theo ông Dũng, mức LS 15-16%/năm là chấp nhận được với nhà đầu tư bất động sản. Bên cạnh hai thị trường trên, mảng tiêu dùng cá nhân cũng có nhiều khả năng bùng nổ với chính sách LS thỏa thuận. Năm 2009, theo NHNN Chi nhánh TPHCM, dư nợ cho vay bất động sản đạt 78.290 tỷ đồng, chiếm 13,9% tổng dư nợ. Còn dư nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng vọt, đến 69,6% so với đầu năm 2009.

Nguyên nhân:

 Chi phí huy động vốn của nhiều ngân hàng còn cao:

Một số ngân hàng nói rằng cạnh tranh trong huy động vốn trở nên khốc liệt ở quý I/2010, nhất là thời điểm đầu năm 2010. Chi phí huy động thực tế đã vượt qua mức trần lãi suất tiền gửi 10,5%/năm, nên không thể giảm lãi vay đột ngột.

Đầu tháng 12 năm ngoái, khi lãi suất cơ bản tăng từ mức 7% lên 8%, các thành viên Hiệp hội Ngân hàng cùng với sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đã thống nhất giữ lãi suất huy động không quá 10,5% để đảm bảo lợi nhuận khi cho vay đúng mức quy định không quá 12%. Tuy nhiên nhiều vấn đề phát sinh đã bộc lộ chỉ ít ngày sau khi mức trần lãi suất huy động được công bố, ngân hàng khó lòng hút vốn khi trong đời sống còn nhiều kênh hấp đầu tư sinh lợi lớn hơn như chứng khoán, bất động sản và vàng. Để huy động được, ngân hàng nào cũng phải tìm cách này hay cách khác để khuyến mãi, thưởng thêm, đưa lãi suất thực trả cho khách vượt xa mức 10,5%.

Theo ông Nguyễn Văn Lê, TGĐ Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội, lãi suất huy động thực của một số ngân hàng hiện đã đẩy lên tới 12%/năm do thực hiện chương trình khuyến mại tặng tiền, tặng vàng.

Nhưng trong bối cảnh giá vàng biến động liên tục, tỷ giá USD được điều chỉnh tăng, lãi suất tiết kiệm đứng yên (NHNN lần thứ 4 liên tiếp thông báo giữ nguyên lãi suất cơ bản bằng VND ở mức 8% trong tháng 6/2010), liệu kênh tiết kiệm có đủ sức hấp dẫn người dân. Chưa kể, điều này còn gây ra khó khăn trong thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

Tổng giám đốc Eximbank cho rằng khó có thể xuống nhanh ngay, bởi thực tế chi phí huy động đầu vào của các ngân hàng vẫn còn khá cao. Mặt khác, một yếu tố quan trọng là cần căn cứ theo tình hình lạm phát trong thời gian tới. Và nếu lạm phát ổn định, khoảng 7% trong năm nay, thì lãi suất cho vay trong thời gian tới chỉ khoảng 14%/năm

 Áp lực lợi nhuận đối với các ngân hàng cổ phần.

Một số ý kiến cho rằng, ngân hàng cổ phần sẵn sàng đồng thuận hạ lãi suất để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp vay vốn. Nhưng, ngược lại, họ cũng chịu ràng buộc lợi nhuận và lợi ích của cổ đông.

 Tâm lý các ngân hàng đều đang nhìn nhau để giảm lãi suất huy động vì sợ mất khách hàng.

 Một số ngân hàng nhỏ khó tiếp cận với lượng vốn rẻ thông qua nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn của NHNNVN do lượng GTCG ít.

Hơn nữa hạn mức chiết khấu đối với các ngân hàng phụ thuộc nhiều điều kiện nên các ngân hàng lớn hoạt động kinh doanh tốt mới được tiếp cận nguồn vốn tốt gây ra hiện tượng các ngân hàng lớn được vay chiết khấu rẻ đem cho vay lại đối với các ngân hàng nhỏ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng làm hạn chế hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu Cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w