Diễn biến lãi suất cho vay và huy động năm 2009:

Một phần của tài liệu Cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận (Trang 26 - 28)

Nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong vòng hơn một thập kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức dưới hai con số. Tuy nhiên trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, từ đầu năm 2009, chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế trong đó cấu phần có tác động mạnh nhất là gói hỗ trợ lãi xuất 4% và chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp. Các gói này được xem như một liều thuốc “giải cứu” giúp nhiều doanh nghiệp vay được vốn để phục hồi và duy trì sản xuất và giải quyết việc làm. Đồng thời, chúng còn góp phần quan trọng làm cho hệ thống ngân hàng cải thiện được tính thanh khoản và duy trì khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, gói kích thích kinh tế vẫn bộc lộ nhiều tồn tại và hệ lụy, việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao gây nguy cơ tái lạm phát, gây đột biến trên thị trường ngoại hối, thị trường vàng, thị trường bất động sản. [20]

Gói hỗ trợ lãi suất chia làm 2 đợt: đợt 1 theo thông tư 02/2009/TT- NHNN và quyết định 131/QĐ-TTg, tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng thương mại được hỗ trợ lãi suất là khách hàng vay vốn lưu động để thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh. Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản cho vay ngắn hạn (thời hạn cho vay đến 12 tháng) bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 - 31/12/2009. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 - 31/12/2009. Đợt 2 theo Quyết định 443/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ quyết định cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất-kinh doanh, kết cầu hạ tầng sẽ được Nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/năm trong khoảng thời gian tối đa 24

tháng. Việc hỗ trợ lãi suất này được thực hiện từ ngày 1-4-2009 đến ngày 31-12- 2011.

Ngày 23/1/2009, NHNN đã giảm lãi suất cơ bản xuống 7,5% từ mức 8,5% làm trần lãi suất cho vay chỉ còn 10,5% làm lãi suất cho vay trên thị trường giảm từ 11,5%/năm tháng 12 năm 2008 xuống 10,6%/năm tháng 1 năm 2009 đối với kỳ hạn 1 năm và lãi suất huy động giảm từ 8,1%/năm tháng 12/2008 xuống 7,2%/năm tháng 1/2009 đối với kỳ hạn 3 tháng.

Mặt bằng lãi suất huy động tháng 4 có xu hướng tăng nhẹ từ 0,2 - 1,5%/năm so với tháng trước (tháng 3), hiện lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 7,1 - 8,6%/năm do các ngân hàng lại tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn lãi suất cao để chủ yếu cho vay các chương trình hỗ trợ của Chính phủ dẫn tới tình trạng huy động cao nhưng cho vay thấp. Trong khi lãi suất huy động có xu hướng tăng thì lãi suất cho vay tháng 4 vẫn giữ ổn định ở mức 8 - 10,5%/năm. Đến cuối tháng 6-2009, lãi suất huy động VND bình quân đầu vào của các NHTM 8,2%/năm, lãi suất cho vay VND bình quân khoảng 10,04%/năm (so với cuối năm 2008, lãi suất huy động tăng 1%/năm, lãi suất cho vay giảm 3,5%/năm). Mặt bằng lãi suất từ tháng 4 đến nay đã trở về thời kỳ ổn định.

biểu đồ 2.3 đơn vị: %/năm

Từ tháng 10, làn sóng chạy đua tăng lãi suất huy động đặc biệt là các kỳ hạn ngắn giữa các ngân hàng thương mại chưa có điểm dừng. Hiện “đỉnh” lãi suất được một số ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần đẩy lên mức 10,3%/năm. Còn lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND của nhóm NHTM nhà nước phổ biến ở mức từ 8,5 - 10%/năm, trung và dài hạn 10 - 10,5%/năm. Lãi suất cho vay VND của nhóm NHTM cổ phần phổ biến ở mức từ 10 - 10,5%/năm. Đến tháng 12/2008 lãi suất huy động ổn định ở mức 10,5%/năm và lãi suất cho vay phổ biến ở mức 11-12%/năm. Chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngân hàng của các tổ chức, cá nhân bằng đồng Việt Nam theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phát huy tác dụng tích cực đến nền kinh tế. Qua đó, đã thực hiện được mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất-kinh doanh, mở rộng đầu tư, giảm giá thành sản phẩm, tạo việc làm…Dư nợ hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn theo Quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ đến cuối tháng 11/2009 khoảng 380.000 tỷ đồng, ước cuối tháng 12/2009 là 400.000 tỷ đồng. Dư nợ hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn theo Quyết định 443 của Thủ tướng Chính phủ đến cuối tháng 11/2009 khoảng 59.000 tỷ đồng, ước cuối tháng 12/2009 là 70.000 tỷ đồng…

Một phần của tài liệu Cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w