1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Nam

112 734 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 18,39 MB

Nội dung

Trang 1

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang trong quá trình tiếp tục công cuộc đổi mới kinh tế, chủ

trương phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh

tế, vận hành theo cơ chế thị trường Những năm qua, dưới tác động của hàng loạt cơ chế, chính sách và sự nỗ lực của toàn dân, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng nhanh qua các năm, đã và đang trở thành một lực lượng kinh tế quan

trọng, góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế, đóng góp nguồn thu ngày càng lớn cho ngân sách nhà nước, là khu vực chủ yếu trong tạo công việc làm, tạo thu nhập cá nhân cho người lao động

Nhận thức rõ vị trí và vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhiều chính sách, cơ chế khuyến khích đã được ban hành, tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Bên cạnh những thành tựu đạt được, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta nói chung, trên địa bàn Quảng Nam nói riêng, trong quá trình phát triển vẫn đang phải đối mặt với

nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu trầm trọng về vốn Để đáp ứng các nhu cầu

bức bách về vốn và các dịch vụ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những năm qua, các Ngân hàng thương mại, trong đó Ngân

hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn với mạng lưới rộng khắp, đã cố

gắng đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng từ dịch vụ tín dụng đến các dịch vụ ngân hàng khác của Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Quảng Nam vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, bất cập

Trang 2

dịch vụ Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn tạo điều kiện để doanh

nghiệp vừa và nhỏ phát triển thuận lợi 2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến đề tài, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết được công bố với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau:

- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay - Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Đoàn Văn Lâm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1997

- Vai trò, thực trạng, phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhỏ - Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Vũ Đức Tuấn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1997

- Đổi mới hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp nhằm phát triển

nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Luận án thạc sỹ kinh tế của tác giả Võ Văn Lâm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1999

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - thực trạng và giải pháp - Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Phạm Ngọc Thước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, thực trạng và giải pháp - Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lê Xuân Lãm, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2002

Trang 3

muốn được nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để góp phần mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Quảng Nam

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích của luận văn

Lầm rõ một số vấn đề lý luận về mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

- Lầm rõ về mặt lý luận các dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ của

Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn để đáp ứng yêu cầu phát triển

của doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Phân tích đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém trong việc cung ứng các dịch vụ của Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Nam thời gian qua

- Xác định quan điểm, đề xuất những giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Nam giai đoạn tiếp theo

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong các dịch vụ của Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Nam

- Phạm vỉ nghiên cứu:

Về nội dung: nghiên cứu các hình thức dịch vụ của Ngân hàng nông

Trang 4

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng các dịch vụ từ 2001-2005 và đề xuất giải pháp cho thời kỳ 2006-2010

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận:

Vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời kế thừa các vấn đề lý luận chuyên môn chuyên ngành Ngân hàng để trên cơ sở đó xác định quan điểm và giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Quảng Nam

- Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp điều tra, thu thập

số liệu, phân tổ, phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra các kết luận cần thiết 6 Đóng góp của luận văn

- Làm rõ được nội dung của việc cần thiết phải mở rộng và nâng cao

chất lượng dịch vụ của Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Đánh giá được thực trạng cung ứng các dịch vụ của Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001-2005

- Đề xuất những giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng dịch

vụ của Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006-2010

7 Kết cấu luận văn

Trang 5

NONG THON- SU CAN THIET PHAI MO RONG VA NANG CAO CHÁT LƯỢNG CỦA NÓ ĐÓI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1 NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHAT TRIEN NÔNG THÔN, VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NÓ

1.1.1 Khái lược về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị

định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)

trên cơ sở tiếp nhận từ NHNN tắt cả các chỉ nhánh NHNN huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tinh,

thành phố Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thú tướng

Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp là NHTM đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật

Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐÐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng

nông nghiệp Việt Nam, theo đó xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam sau này

Từ những kết quả tốt đẹp của Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, Thủ tướng

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập Ngân hàng phục vụ

Trang 6

đồng và NHNN 100 tỷ đồng Hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí Ngân hàng Phục vụ Người

nghèo đã tồn tai va phát triển mạnh, tới tháng 09/2002, dư nợ hộ nghèo đã lên

tới 6.694 tỷ, có uy tín cả trong và ngoài nước, được các Tổ chức quốc tế đánh giá cao và đặc biệt được mọi tầng lớn nhân dân ủng hộ, quý trọng Từ những

kết qua dé, ngày 04/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

số 131/2002/QĐ-TTg ngày 01/01/2003 thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở Ngân hàng Phục vụ Người nghèo Đây là một niềm tự hào to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐÐ-NHNN đổi tên

Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tin dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một NHTM, NHNo&PTNT được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tu vốn trung, đài hạn dé xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

NHNo&PTNT Việt Nam là NHTM lớn nhất Việt Nam với tổng nguồn

vốn huy động lớn nhất: 232.000 tý đồng (tính đến 31/12/2005), chiếm 40,1%

Trang 7

công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, DVNH hoàn hảo Đến nay, tổng số Dự án nước ngoài mà NHNo&PTNT tiếp nhận và triển khai 14 68 du án với tổng số vốn 2.486 triệu USD Hiện nay NHNo&PTNT đã có quan hệ đại lý với trên 900 NH và tổ chức tài chính quốc tế ở 110 quốc gia và vùng lãnh thổ Doanh số thanh toán hàng xuất nhập khâu, doanh số mua bán ngoại tệ đều tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước NHNo&PTNT Việt Nam được khang định là NH chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là NHTM đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống NHTM ở Việt

Nam Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp

tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp - nông thôn, Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới” cho NHNo&PTNT Việt Nam

1.1.2 Các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng thương mại hiện đại và

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam 1.1.2.1 Dịch vụ ngân hàng nói chung

DVNH hiện vẫn là khái niệm còn khá nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau Nhưng để hiểu về DVNH, trước hết chúng ta cần phải hiểu thế nào là DV Bản thân thuật ngữ DV cho đến nay cũng vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất Tính đa dạng phức tạp, phi vật chất của các loại hình DV, làm cho việc thống nhất định nghĩa về DV trở nên khó khăn Ngay cả trên thế giới, ở mỗi quốc gia đều có

những cách hiểu khác nhau về DV Hiệp định chung về thương mại địch vụ

Trang 8

các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu ding [25 tr.217] Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều quan niệm khác nhau dựa trên tính chất của DV, nhưng tựu trung lại: Dịch vụ là các lao động của con người được kết tình trên giá trị của kết quả hay trong giá trị các loại sản phẩm vô hình và không thể cần nắm được Cách hiểu này nêu được 2 đặc trưng cơ bản của DV: Tứ nhất, DV là một sản phẩm; thir hai, DV 1a phi vật chất, là vô hình, DV khác với hàng hoá (là hữu hình)

Tỉnh vô hình, phi vật chất là đặc điểm chính đề phân biệt sản phẩm DV

với các sản phẩm của ngành sản xuất vật khác trong các ngành kinh tế Bởi là vô hình nên không thể sản xuất hàng loạt, nhập kho và sau đó dần đưa vào

tiêu dùng Vì DV là vô hình, nên khung khổ pháp lý và chính sách để điều chỉnh rất khó xác lập chuẩn xác, mà hầu hết, luật pháp các nước đều đặt khái

niệm về DV trong khung khổ mở

DV được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và góc độ nhìn nhận Trong đó có một cách phân loại rất đáng quan tâm là căn cứ theo tính chất thương mại dịch vụ, người ta phân biệt DV thành: DV mang tính chất thương mại và DV không mang tính chất thương mại DV mang tính chất thương mại là những DV được cung ứng nhằm mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận DV không mang tính chất thương mại là những DV được cung ứng không nhằm mục đích kinh doanh, không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu cộng đồng, xã hội Phân biệt rõ điều này rất quan trọng, trong hệ thống ngân hàng, tuy cũng là DV tín dụng, nhưng của các ngân hàng thương mại thì đó là DV mang tính chất thương mại, ngược lại của ngân hàng chính sách xã hội thì DV tín dụng lại không có mục tiêu đó

Trên lĩnh vực hoạt động tài chính-ngân hàng, DV tài chính cũng là một

Trang 9

moi DVNH va DV tai chính khác (ngoại trừ bảo hiểm) Như vậy, nội hàm DV

tài chính là gồm cả DV bảo hiểm; DVNH và DV tài chính khác [57, tr.71]

Ở Việt Nam, đến nay chưa có sự minh định rõ ràng về khái niệm DVNH Có không ít quan niệm cho rằng: DVNH không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ NH theo chức năng của một trung gian tài chính (cho vay, huy động tiền gửi ), chỉ những hoạt động không thuộc nội dung nói trên mới gọi là DVNH (như chuyền tiền, thu uỷ thác, mua

bán hộ, môi giới kinh doanh chứng khoán ) Một số khác lại cho rằng tất cả

hoạt động NH phục vụ cho doanh nghiệp và công chúng đều là DVNH Cũng có ý kiến cho rằng DVNH bao gồm I1 loại hình: nhận tiền gửi, cung cấp các tài khoản giao dịch; quản lý tiền mặt; trao đôi ngoại tệ (DV ngoại hối); DV về tín dụng (chiết khấu thương phiếu, cho vay tài trợ dự án, cho vay tiêu dùng);

DV uỷ thác, cho thuê tài chính, tư vấn tài chính; các DV bảo hiểm; môi giới

đầu tư chứng khoán; DV quỹ tương hỗ và trợ cấp [3, tr.27]

Về khối lượng dịch vụ ngân hàng, cũng có nhiều luồng thông tin khác nhau Được biết, hiện nay tỷ lệ thu nhập dịch vụ trên tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tăng khoảng 20% Tỷ lệ này ở các ngân hàng thương mại ở các nước phát triển là trên 50% và ở khu vực Đông Nam Á

30% Phải chăng, các tỷ lệ trên là ám chỉ tỷ trọng các dịch vụ phi truyền thống

(không bao gồm dịch vụ nhận tiền gửi và cho vay!) Đó chỉ là nghĩa hẹp của dịch vụ ngân hàng [57, tr.75]

Trang 10

cấu thành nào Từ đó xem xét thực trạng, kế hoạch chủ trương, lịch trình phát triển DVNH mới được sát hợp và nhất quán

Một số quan niệm cho rằng, DVNH cần được hiểu theo hai khía cạnh: rộng và hẹp Theo nghĩa rộng thì cho rằng toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối của hệ thống NH (bao gồm NHNN và các NHTM) đều là hoạt động cung ứng DV cho nền kinh tế Quan niệm này phù hợp với cách phân ngành DVNH trong DV của WTO và của Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ, cũng như nhiều nước phát triển Còn theo nghĩa hẹp thì cho rằng DVNH chỉ bao gồm những hoạt động ngoài chức năng của định chế tài chính trung gian huy động vốn và cho vay Luật Các tố chức tín dụng của Việt Nam có quy định về lĩnh vực DVNH của các NHTM, nhưng không có định nghĩa và giải thích Tại khoản 1 và khoản 7, điều 20, cụm từ “hoạt động kinh doanh tiền tệ và địch vụ ngân hàng” được bao hàm cả ba nội dung: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng DV thanh toán, tài khoản Tuy nhiên đâu là kinh doanh tiền tệ và đâu là DVNH thì chưa được phân định rõ ràng Trong Luật thương mại, cho dù chưa có định nghĩa và giải thích nhưng Luật cũng đưa ra một danh mục trong đó liệt kê 13 dịch vụ thương mại, còn Luật Các tổ chức tín dụng chưa có một danh mục như vậy DVNH trong Luật Các tổ chức tín dụng bao gồm: DJ thanh toán và ngân quỹ (Điều 65, mở tài khoản; Điều 66 DV thanh toán; Điều 67 DVNH; Điều 68 tổ chức và tham gia hệ thống thanh toán); DV bảo hiểm (Điều 74.2);- DV tư vấn (Điều 75); Các DV khác có liên quan đến hoạt động NH (Điều 76: bảo quản, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật)

Trang 11

tin dung bi gidi han, bi han chế khi muốn đưa ra những DV mới đáp ứng yêu câu của công chúng

1.1.2.2 Các dịch vụ của ngân hàng thương mại hiện đại

Hầu hết các hoạt động nghiệp vụ của các NHTM đều được gọi là DVNH Mọi NHTM đều hoạt động xoay quanh trục của ba chức năng cơ bản,

đó là: nhận và giữ các khoản tiền gửi; cho phép rút tiền ra và vận hành hệ thống chuyền tiền; cho vay các khoản tiền gửi đư thừa tới các khách hàng có

nhu cầu vay vốn Đây là chức năng cơ bản nhất, nhưng từ đầu những năm 90,

hệ thống NH hiện đại bắt đầu xuất hiện các DV khác rộng rãi hon, tinh vi hon

nhiều Trong thực tế, một NHTM bán lẻ lớn thường có khoảng trên 300 dịch vụ khác nhau cho khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp Ở đây, chỉ xin

được phép tóm tắt các loại hình DV của NHTM đối với đối tượng khách hàng

là doanh nghiệp Có 7 loại hình DV, trong đó có trên 20 DV cụ thể - Dich vụ cho vay, bảo lãnh:

+ Các khoản cho vay ngắn hạn và dài hạn: NH khi đứng trước một yêu cầu xin vay hay yêu cầu thấu chi, phải luôn quan tâm đến 4 câu hỏi cơ bản: Khách hàng muốn vay bao nhiêu? Vay đề làm gì, vay bao lâu, trả nợ thế nào? Bên cạnh đó, vấn đề bảo đảm cũng được quan tâm Có 4 yêu cầu đối với bắt kỳ loại bảo đảm nào để được NH chấp nhận: dễ định giá, dễ cho ngân hàng quyền được sở hữu hợp pháp, dễ bán, giá trị của vật bảo đảm tăng lên với thời

gian thì càng tốt Bảo đảm có thể là trực tiếp hay gián tiếp Trực tiếp là khi nó

được khách hàng ký thác để bảo đảm cho chính mình; gián tiếp khi nó được

một người khác ký thác dé bảo đảm cho khách hàng Một số tình huống cho

Trang 12

thuế thừa kế tài sản; hoặc có các khoản cho vay chun mơn hố hơn như thế

chấp tàu biển, chi phi nông nghiệp, chiết khấu hối phiếu, nhượng nợ

+ Các khoản cho vay trung hạn (thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm) Các khoán cho vay này, doanh nghiệp dùng để mua hay mở rộng nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, hoặc những khoản đầu tư trung hạn khác

+ Thuê mua (leasing) Đây là phương thức giúp các DN có thể có được các cầu kiện nhà xưởng, thiết bị máy móc mà không cần phải xuất vốn

+ Mua trả góp: là một giải pháp giúp DN có được một tài sản mà không bỏ ra nhiều vốn Chỉ phí mua nhà máy hay thiết bị có thé được trải rộng trong một khoảng thời gian dài, bằng cách thanh toán nợ từng phần đều đặn Do đó, ngoài khoản đặt cọc, DN không cần phải sử dụng các nguồn vốn Trong hầu hết các trường hợp mua trả góp, cuối cùng những máy móc, thiết bị trở thành tài sản của DN

+ Factoring và chiết khẩu hoá đơn: Các công ty bán hàng thường bị kẹt đọng vốn, đo thời hạn thanh toán bị kéo dài Để khắc phục tình trạng này, một công ty Factoring cung cấp ngay một khoản tiền tương ứng với một khoản nợ đó cho công ty bán hàng (hầu hết các NHTM đều có dịch vụ Factoring cho khách hàng DN, thường qua công ty con của NH) Các DV Factoring thường cung cấp sự trợ giúp cho ba lĩnh vực chủ yếu: trợ giúp bằng cách mua lại các khoản nợ tiền hàng và thực hiện thanh toán ngay cho DN bán hàng chịu; cung cấp dịch vụ hạch toán số sách bán hàng mà công ty chịu trách nhiệm đối với tất cả các mặt kế toán bán hàng trong DN; đảm bảo thanh toán đầy đủ cho các khoản bán hàng đã được Công ty Factoring chấp thuận Việc thanh toán được

thực hiện thậm chí nếu khách hàng không thẻ trả tiền do đã mất khả năng thanh toán Một DV khác của Công ty Factoring là chiết khấu hoá đơn Khi

Trang 13

ngay tổng số tiền, trừ đi các khoản chi phí chiết khấu, sau đó Công ty Factoring dan xép dé thu được số tiền từ người mua

+ Thư bảo đảm thực hiện: Các khách hàng của NH trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, khi tham gia nhận thầu, phải cung cấp một thư bảo đảm

thực hiện trước khi được phép đấu thầu một hợp đồng Thư bảo đảm thực hiện

chứng minh rằng Công ty có các nguồn lực tài chính và chuyên môn đề đảm

đương hợp đồng cho tới khi kết thúc nếu được nhận thầu Một NH thường

được yêu cầu cung cấp một thư bảo đảm như vậy và khi cấp thư, thường có

cam kết tái đền bù, để trong trường hợp khách hàng khơng hồn thành hợp

đồng và NH bị yêu cầu thanh toán theo các điều khoản của thư thì NH có thể khiếu nại nhà thầu

+ Tài trợ xuất khẩu: Đây là công việc thường xuyên của các NHTM

NH sẽ cung cấp các DV đặc biệt, bao gồm: chấp nhận hối phiếu đề lấy hoa hồng, tư vấn tài chính, quản lý danh mục đầu tư và các DVNH khác

- Dịch vụ chuyển tiền

+ Thanh toán tiễn bù trừ séc: Đây là cách thức mà các NH trao đôi các

tờ séc ký phát lẫn cho nhau trong quá trình giao dịch với khách hàng

+ Thanh toán chuyển tiền nội địa: DV này cho phép một DN dù có hay

không có tài khoản tại NH có thể trả tiền vào tài khoản của một người khác

Khách hang DN sử dụng DV này đề thanh toán cho các nhà cung cấp và các chủ nợ khác, thường nó rất hữu ích dé trả lương trực tiếp cho nhân viên qua tài khoản của họ, hoặc sử dụng trong các mục đích khác

+ Lưu giữ qua đêm: Hầu hết các NH đều có kho bảo quản, được thiết kế chú yếu đành cho các khách hàng DN sử dụng: ký gửi tiền mặt bán hàng

bảo quản qua đêm Các vật có gía trị khác như các chứng từ, cỗ phiếu có

thể được gửi ở NH bảo quản như đối với khách hàng cá nhân

Trang 14

toán được bảo đảm; tức là nó được sử dụng trong trường hợp người thụ hưởng yêu cầu bảo đảm chắc chắn hối phiếu sẽ được thanh toán khi xuất trình Đây là phương tiện thanh toán hữu hiệu sau tiền mặt, vì nó giúp tránh phải mang một lượng tiền lớn đề thanh toán Trước khi phát hành hối phiếu, NH phải

kiểm tra xem khách hàng có đủ tiền trong tài khoản để thanh tốn khơng, sau

đó ghi nợ vào tài khoản của khách hàng và một khoản ghi có chuyên tới hội sở chính của ngân hàng đề thanh toán khi hối phiếu được xuất trình

+ Chuyển tiền qua điện thoại và máy tính: Đây là DV hitu ich cho DN Chuyến tiền bằng điện thoại phải điện kiểm tra bằng mật khẩu, hay mã số va thông thường được chuyên qua hội sở chính của NH có liên quan Nếu chuyển tiền bằng máy tính, sẽ thực hiện qua hệ thống thanh toán bù trừ tự động

+ Chuyển tiển quốc tế: Khách hàng có thể chỉ thị cho NH thực hiện nghiệp vụ chuyên tiền quốc tế (IMT) cho bên thụ hưởng ở nước ngoài Tài khoản của khách hàng sẽ bị ghi nợ bằng loại ngoại tệ được thoả thuận và người thụ hưởng nhận được trị giá tiền ngoại tệ tương đương Việc chuyên tiền quốc tế của các NHTM được thực hiện bằng cách thông qua mạng lưới NH đại lý ở nước ngồi, thơng qua mạng SWIFT và thông qua tài khoản NOSTRO (tài khoản của chúng tôi) và tài khoản VOSTO (tài khoản của các khách hàng)

+ Tín dụng mở: Dịch vụ này đặc biệt phù hợp với khách hàng là DN có

nhà máy hay chỉ nhánh ở nhiều nơi nhằm tạo điều kiện cho họ rút tiền lương

và các khoản lặt vặt ngay tại chỗ

+ Các hệ thống quản lý tiền mặt: Các NH lớn cung cấp hệ thống quản

Trang 15

- Dịch vụ đầu tr: Đôi khi các DN cũng có các nguồn vốn thặng dư để đầu tư và NH có thể cung cấp một số cơ hội đầu tư Những phương tiện đầu tư do NH cung cấp bao gồm: các tài khoản tiền gửi, các chứng chỉ tiền gửi bằng đồng nội tệ và cả ngoại tệ; trái phiếu, kể cả cổ phiếu Ngoài ra, NH còn có các DV quản lý đầu tư và tín thác công ty: do các công ty con của NH cung cấp DV đặc biệt cho các DN Ngân hàng có thể đóng vai trò như những người được uỷ thác của các quỹ đó và quản lý các khoản đầu tư Trường hợp các công ty rất lớn (và các cơ quan Chính phủ) phát hành các trái phiếu, chứng khoán thì bao giờ cũng kèm theo việc chỉ định một người được uỷ thác theo một giao kèo tín thác đề bảo vệ lợi ích của những người nắm giữ trái phiếu và chứng khoán sau này Hầu hết các NH lớn do kinh nghiệm và uy tín quốc tế của họ, có thể được chỉ định làm người uỷ thác cho các đợt phát hành đó của Chính phủ

- Dich vu béo hiểm: Các NH cung cấp một loạt các DV bảo hiểm không chỉ cho khách hàng tư nhân mà còn có bảo hiểm chuyên dụng cho các khách hàng DN Hầu hết các DN cần mua bảo hiểm về hoả hoạn, lũ lụt một

hợp đồng bảo hiểm như vậy là bảo hiểm tổn thất lợi nhuận Loại báo hiểm khác như bảo hiểm tín dụng đề bảo hiểm những khoản nợ khó đòi Ngoài ra còn nhiều loại bảo hiểm khác như bảo hiểm trách nhiệm của chủ hàng, bảo

hiểm trách nhiệm công cộng

- Dịch vụ kế toán: Các NH có thê tận dụng mạng máy tính của mình bằng cách cung cấp cho khách hàng DN một loạt các DV kế toán, bao gồm tính toán tiền lương tuần hoặc tháng cho nhân viên, người đã nghỉ hưu và trả cho họ lương, thanh toán số sách mua bán và DV cung cấp dữ liệu

- Dịch vụ tư vấn: Một số NH đã tập trung vào cung cấp DV tư vấn để đáp ứng các nhu cầu tư vấn tài chính và quản lý các DN NH cung cấp các nội dung tư vấn và hướng dẫn về các hệ thông hoạch định tài chính và kiểm soát

Trang 16

nguon thu nhap va quan ly tai sản, chiến lược kinh doanh Một DV tư vấn khác được cung cấp cho DN là điều tra về tình hình công ty Các DNVVN thường gặp nhiều các vấn đề tài chính và quản lý, chuyên gia NHTM thường là người cố vấn tin cậy mà anh ta có thé tiếp cận

- Các dịch vụ cho nhà xuất, nhập khẩu

Tất cả các NHTM lớn đều có thể cung cấp các thông tin tông quan cho nhà xuất nhập khẩu gồm: điều tra về mậu dịch (tim kiém thi trường và đại lý ở nước ngồi); (hơng fin về tín nhiệm (tương tự như hoạt động cung cấp thông tin, điều tra tài chính liên NH trong một quốc gia; các NH này có các thông tin cập nhật về tín nhiệm của người mua và đại lý ở bất cứ nơi nào trên thế giới);

các báo cáo kinh tế và chỉnh trị của các quốc gia (hạn chế nhập khẩu, các diễn

biến đáng quan tâm); các quy định mậu dịch (giấy phép, các áp đặt ); các dịch vụ lữ hành; các quy định quản lý ngoại hối, chuyển ngoại tệ, tỷ giá hồi đoái, hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn Cung ứng các phương thức đảm bảo thanh toán trong thương mại quốc tế như: Phương thức trả trước (bằng hối phiếu, hoặc bằng chuyên tiền quốc tế ); Phương thức thư tín dụng kèm chứng từ; Phương thức nhờ thu; Phương thức tài khoản mở

Vào đầu những năm 90 trở lại đây, hoạt động NH trên toàn cầu đã có thay đổi rất lớn, đặc biệt là công nghệ tin học thông tin và viễn thông đã tác

động rất mạnh đến quá trình phát triển DVNH Có thể nói, DVNH và DV song hành với nó (DV uỷ thác, các DV phái sinh ) đã mở rộng ra rất nhiều,

giống như một sự bùng nổ Điều quan trọng là cần có sự nhận dạng tương đối

động nhất về DV truyền thống, các DVNH hiện đại và sự phát triển mở rộng

mạnh mẽ của các loại hình DV, đánh giá được thực trạng để có định hướng đúng và giải pháp thích hợp cho phát triển DVNH ở nước ta trong thời gian tới

Mối quan hệ giữa các dịch vụ ngân hàng thương mại

Trang 17

thé tách rời, gắn liền với mọi yêu cầu trong hoạt động SX-KD của DN Dé đáp ứng yêu cầu vay vốn của DN, NH cần phải có nguồn vốn, NH phải đồng

thời thực hiện hai hoạt động DV, đó là DV huy động vốn để làm cơ sở cho

thực hiện DV đầu tư vốn, DV huy động vốn làm tiền đề cho DV cho vay Sau

khi đã cấp tín dụng cho DN, NH không thể không thực hiện hàng loạt các DV

khác để phục vụ theo yêu cầu của DN như DV chuyền tiền, DV thanh toán, DV tư vấn, DV kế toán, DV bảo hiểm, các DV liên quan đến tài trợ xuất nhập khẩu, DV kinh doanh ngoại tệ và các DVNH khác để phục vụ các nhu cầu trong quá trình SX-KD của DN theo quy trình khép kín, đó là một tất yếu Ngày nay trong xu thế các DVNH hiện đại ngày càng phát triển, trên cơ sở sự hỗ trợ mạnh mẽ của khoa học công nghệ, mối quan hệ giữa các DVNH càng trở nên mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau để đáp ứng yêu cầu được phục vụ ngày càng cao của khách hàng, làm cho DVNH ngày càng trở nên phong phú,

đa dạng, là cơ sở để NH khái thác tối đa thị phần, thị trường, tiềm năng khách

hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

1.1.2.3 Các hình thức dịch vụ của Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam

- Dịch vụ Tiết kiệm:

Đây là DV truyền thống với các hình thức tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ như sau: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, Tiết kiệm có kỳ hạn, Tiết

kiệm gửi góp, Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi, Tiết kiệm

hưởng lãi bậc thang theo luỹ tiến của số dư tiền gửi, Tiết kiệm có thưởng, Tiết

kiệm bằng vàng, tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng, Phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu NHNo&PTNT đảm bảo an toàn, bí mật tiền gửi cho

khách hàng và được mua Bảo hiểm tiền gửi theo luật định Đối với khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nếu hết kỳ hạn, khách hàng chưa rút vốn,

Trang 18

dụng lãi suất hiện hành cho kỳ hạn mới Nếu tại thời điểm chuyển,

NHNo&PTNT không quy định loại kỳ hạn tương ứng thì khách hàng được hưởng lãi theo mức lãi suất cao nhất của loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn hơn liền kề trước đó mà NHNo&PTNT đang huy động NHNo&PTNT thực hiện huy

động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi theo định kỳ áp dụng đối với tiền gửi

có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên và áp dụng trả lãi hàng tháng, 3 tháng 1 lần và bội

số của 3 tháng I lần

- Dich vu tin dung

Khách hàng vay vốn của NHNo&PTNT bao gồm các pháp nhân và cá nhân Việt Nam như: DNNN, HTX, công ty TNHH, công ty CP, DN có vốn

đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều

94 Bộ Luật dân sự; Cá nhân; Hộ gia đình; Tổ hợp tác; DN tư nhân; Công ty hợp danh và các pháp nhân và cá nhân nước ngoài NHNo&PTNT sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, các dự án đầu tư, tiêu dùng, phục vụ đời sống, xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động,

trừ các đối tượng mà pháp luật cắm NHNo&PTNT cấp tín dụng dưới nhiều

hình thức đa đạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho khách hàng

+ Phân theo thời hạn vay vốn: Với cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng; Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng; Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên

Trang 19

đứng ra làm đầu mối dàn xếp, huy động các nguồn vốn từ nhiều định chế tài chính khác nhau trong và ngoài nước đề cùng đầu tư vào một hay nhiều dự án); cho vay trả góp (khách hàng vay vốn với thỏa thuận sẽ hoàn trả gốc và lãi thành nhiều kỳ trong thời hạn cho vay); cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng (NHNo&PTNT cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định); cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (NHNo&PTNT chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền

mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM) hoặc

điểm ứng tiền mặt là đại lý của NHNo&PTNT); cho vay theo hạn mức thấu

chi (la việc cho vay mà NHNo&PTNT thỏa thuận bằng văn bán chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng

phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán); Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cắm; phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT và đặc điểm của khách hàng vay vốn

- Dịch vụ bảo lãnh

Với mục tiêu vì quyền lợi chung của cả khách hàng và Ngân hàng, NHNo&PTNT đã và đang giới thiệu và hoàn thiện các DV đa dạng của mình Bảo lãnh là một trong những DV mà NHNo&PTNT đã thực hiện nhiều năm và ngày càng khẳng định uy tín đối với khách hàng bằng kinh nghiệm chuyên môn, bằng phong cách phục vụ tận tình, chu đáo, bằng các thủ tục đơn giản với mức phí cạnh tranh dành cho mọi thành phần kinh tế có nhu cầu

Trang 20

+ Các hình thức phát hành bảo lãnh: Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh thông qua mạng truyền tin có ký hiệu mật; Ký xác nhận bảo lãnh trên

các hối phiếu, lệnh phiếu; Các hình thức khác theo quy định của pháp luật

- Dịch vụ cho thuê tài chính

Nhằm hỗ trợ các khách hàng có nhu cầu đầu tư trung, dài hạn để đổi

mới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh, NHNo&PTNT cung cấp dịch vụ Cho thuê tài chính Đó là việc khách hàng nhận một khoản tín dụng trung, dài hạn thông qua việc thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác từ công ty cho thuê tài chính, qua đó khách hàng có thê sử dụng tài sản thuê và thanh toán dần tiền thuê trong suốt thời hạn đã được thoả thuận

Dịch vụ cho thuê tài chính của NHNo&PTNT đem lại lợi ích, đó là: Thuê tài chính giúp khách hàng kịp thời hiện đại hoá sản xuất theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới kể cả trong điều kiện thiếu vốn tự có; Giá trị tài sản thuê có thể được tài trợ 100% mà khách hàng không cần phải có tài sản thế chấp; Không ảnh hưởng đến mức tín dụng của khách hàng; Thanh toán tiền linh hoạt theo sự thoả thuận của hai bên (Tháng, Quý, Năm) phù hợp với chu chuyển vốn của khách hàng; Nếu khách hàng đã mua tài sản nhưng lại

thiếu vốn lưu động thì khách hàng có thể bán tài sản đó cho NHNo&PTNT và

NHNo&PTNT sẽ cho các khách hàng thuê lại, như vậy khách hàng vẫn có tài sản để sử đụng mà vẫn có vốn lưu động để kinh doanh; Hết thời hạn thuê

khách hàng được mua lại tài sản với giá thấp hơn nhiều, thậm chí chỉ là giá

tượng trưng so với giá trị thực của tài sản và được quyền sở hữu tài sản đó hoặc được ưu tiên thuê tiếp tài sản

- Dịch vụ chiết khẩu chứng từ

Nếu khách hàng cần có tiền ngay để đầu tư vào một dự án khác khi

Trang 21

Chiết khấu chứng từ có giá, theo đó NHNo&PTNT mua đứt những chứng

từ như Kỳ phiếu, Số tiết kiệm do NHNo&PTNT phát hành; Chiết khấu hối

phiếu thương mại

- Dịch vụ thanh toán quốc tế

Những trở ngại về ngôn ngữ; sự khác biệt về luật lệ và chính sách, phong tục và tập quán; khoảng cách về địa lý, sự khác nhau về tiền tệ và chế độ quản lý ngoại hối có thể gây ra những khó khăn hoặc rủi ro cho DN khi tham

gia buôn bán quốc tế Với mạng lưới 2000 chỉ nhánh trên toàn quốc, hơn 900

ngân hàng đại lý tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ và những DVNH quốc tế hiện đại, NHNo&PTNT giúp khách hàng hàng vượt qua những khó khăn đó

Đối với những rủi ro trong vận chuyển hàng hoá: NHNo&PTNT sẽ tư

vấn cho khách hàng hàng những hợp đồng bảo hiểm có lợi nhất trong tư cách là đại lý chính thức của nhiều hãng báo hiểm hàng đầu tại Việt Nam

Đối với những rủi ro về tiền tệ và tỷ giá: khách hàng có thể lựa chọn

hợp đồng hối đoái giao ngay, hối đoái kỳ hạn hoặc quyền chọn tại NHNo&PTNT để phòng ngừa rủi ro tý giá và có cơ hội tăng thêm lợi nhuận cho Công ty

Đối với những rủi ro trong thực hiện hợp đồng: NHNo&PTNT có thể tư vấn cho khách hàng những điều kiện hợp đồng trong quá trình đàm phán với đối tác Các bên tham gia cũng có thể yêu cầu NHNo&PTNT đứng ra bảo lãnh như: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh bảo hành

- Đối với những rủi ro trong thanh toán quốc tế: NHNo&PTNT sẽ giúp khách hàng lựa chọn phương thức thanh tốn quốc tế an tồn nhất

- Dich vụ thanh toán biên mậu

Thanh toán biên giới với Trung Quốc bằng Nhân dân tệ hoặc Việt Nam

Trang 22

điện; công tác thanh toán biên mậu được thực hiện ngay tại các chi nhánh cua NHNo&PTNT ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước

- Dịch vụ kiều hối

Dịch vụ chỉ trả Western Union: Là địch vụ mới được triển khai trong hệ

thống NHNo&PTNT từ tháng 1/2004, sau khi NHNo&PTNT ký kết hợp đồng

đại lý trực tiếp với Western Union Hiện dịch vụ được cung ứng tại tất cả các chỉ nhánh của NHNo&PTNT trên toàn quốc Hình thức DVcó những lợi ích sau: Nhanh chóng (sử dụng dịch vụ Western Union, khách hàng có thể nhận được tiền trong vòng 5-10 phút sau khi người nhà gửi tiền tại nước ngồi) Thuận lợi (khơng cần có tài khoản tại ngân hàng, bạn có thể nhận tiền tại bat kỳ chỉ nhánh nào trong hệ thống NHNo&PTNT)

- Dịch vụ Tài khoản

Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam được coi là một trong những Trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 ngân hàng trong nước và các chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài tại VN Với uy tín vốn có cùng với công nghệ hiện đại và đội ngũ cán bộ lành nghề, nhiệt tình NHNo&PTNT sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, đảm bảo nhanh, chính xác, an toàn với chi

phí thấp NHNo&PTNT thực hiện các ưu đãi đối với khách hàng đến quan hệ

DV tai khoản như: được đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu về vốn, được hưởng ưu đãi về lãi suất khi gửi cũng như khi vay Điều động vốn giữa các vùng của bản

thân một Tổ chức Tín dụng hoặc giữa Tổ chức Tín dụng này với Tổ chức Tín

dụng khác tại các cơ sở của NHNo&PTNT thuận tiện, dễ dàng Hiện tại

NHNo&PTNT đang được rất nhiều khách hàng đến mở tài khoản giao dịch Mọi Tổ chức kinh tế - xã hội đều có thể mở và gửi tiền vào tài khoản tại

Trang 23

với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn, có uy tín sẽ được cấp dịch vụ đặc biệt như: Quản lý vốn tự động, Chuyên tiền tự động, E-bank

- Dich vu Ngan hang dai ly

Với mạng lưới chỉ nhánh rộng khắp đã được thiết lập trong nước và các chi nhánh đại lý của NHNo&PTNT Việt Nam tại nước ngồi, NHNo&PTNT tiếp tục khơng ngừng củng cố, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng DV của mình, phấn đấu trở thành một NHTM có uy tín trong khu vực và trên thế giới

Năm 2002, NHNo&PTNT đã triển khai dịch vụ E-bank, thanh toán điện tử giữa NHNo&PTNT và các ngân hàng đại lý tại Việt Nam NHNo&PTNT cung cấp dịch vụ Sub-member cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa được trực tiếp tham gia hệ thống DV thanh toán điện tử liên ngân hàng qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các thủ tục L/C, chuyên tiền các ngân hàng Đại lý hoàn toàn

có thé tin tưởng vào các DV mà NHNo&PTNT là đối tác NHNo&PTNT có thể

thực hiện các vai trò là: Ngân hàng thông báo L/C (Advising Bank); Ngân hàng thương lượng (Negotiating Bank); Ngân hàng trả tiền (Paying/Reimbursement Bank); Ngân hàng xác nhận (Confiming Bank); Ngân hàng tiêu thụ tiền mặt ngoại tệ (Foreign currency Consuming Bank); Ngân hàng nhờ thu (Collecting Bank); Ngân hàng tư vấn (Consulting Bank); Các dịch vụ khác theo yêu cầu (Others as Requirement)

1.2 SU CAN THIET PHAI MO RONG VA NANG CAO CHAT LUQNG DICH VU CUA NGAN HANG NONG NGHIEP VA PHAT TRIEN NONG THON ĐÓI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.2.1 Doanh nghiệp vừa và nhó Vai trò của nó đối với nền kinh tế 1.2.1.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Những tiêu thức đánh giá

Trang 24

quy định sử dụng để phân loại quy mô DN Điểm khác biệt cơ bản trong khái

niệm DNVVN giữa các nước chính là việc lựa chọn các tiêu thức đánh giá quy

mô DN và lượng hoá các tiêu thức ấy thông qua những tiêu chuẩn cụ thể Mặc

dù có những khác biệt nhất định giữa các nước về quy định các tiêu thức phân loại DNVVN, song khái niệm chung nhất về DNVVN có nội dung như sau:

DNVVN là những cơ sở sản xuất - kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô DN trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia

Khái niệm DNVVN mang tính tương đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn

phát triển kinh tế - xã hội nhất định và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-

xã hội của từng nước Thông thường các nước có trình độ phát triển cao thì giới hạn quy định chỉ tiêu quy mô lớn hơn so với các nước có trình độ phát triển thấp Chẳng hạn ở Nhật Bản, các DN ở khu vực sản xuất có số vốn dưới 1 triệu USD và dưới 300 lao động; trong thương mại, DV có vốn dưới 300.000 USD và dưới 100 lao động thì đều thuộc DNVVN ở Đài Loan theo quy định hiện nay trong ngành xây dựng, các DN có vốn dưới 1,4 triệu USD, lao động dưới 300 người; trong công nghiệp khai khoáng, các DN có vốn dưới 1,4 triệu USD, 500 lao động và trong thương mại, dịch vụ có doanh số dưới 1,4 triệu USD và dưới 50 lao động là những DNVVN [55, tr.9] Sự thay đổi quy định này thể hiện khả năng thích ứng nhanh của cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước đối với khu vực DNVVN dưới tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội và mơi trường bên ngồi Giới hạn chỉ tiêu độ lớn của các DNVVN được quy định khác nhau theo những ngành nghề khác nhau Đa phần các nước có sự phân biệt quy mô các tiêu thức vốn, lao động sử dụng riêng cho những ngành nghề, lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, thương mại hoặc dịch vụ Tuy vậy, vẫn có một số ít các nước dùng chung một tiêu thức cho tất cả các ngành Từng thời kỳ, các tiêu thức và

tiêu chuẩn giới hạn lại có sự thay đổi cho phù hợp với đường lối, chính sách,

Trang 25

DNVVN duoc dùng làm căn cứ thiết lập những chính sách phát triển, hỗ trợ DNVVN của các Chính phủ Việc xác định giới hạn các tiêu thức này có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để xác định cơ chế quản lý với những chính sách ưu tiên thích hợp và xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý có hiệu quả

Ở Việt Nam, khái niệm DNVVN theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP

(ngày 23/11/2001) như sau: “DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người” [7, tr I]

Theo khái niệm này, các DNVVN gồm các loại hình cơ sở sản xuất - kinh doanh nằm trong những tiêu thức và giới hạn tiêu chuẩn quy định của Chính phủ như: Các DNNN đăng ký theo Luật DNNN; Các Công ty CP, Công ty TNHH và các DN tư nhân đăng ký hoạt động theo Luật Công ty, Luật DN tư nhân, Luụât DN và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Các hợp tác xã đăng ký hoạt động theo Luật Hợp tác xã (Luật mới); Các cá nhân và nhóm sản xuất - kinh doanh đăng ký theo Nghị định 66-HĐBT Như vậy, tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh và thoả mãn hai tiêu thức trên đều được coi là DNVVN

- Những đặc trưng cơ bẩn

+ DNVVN tồn tại và phát triển ở mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế Theo số liệu mới đây ở nước ta cho thấy, DNVVN chiếm 96% trong tổng số các DN với các hình thức: DNNN, DN tập thể, DN tư nhân, các Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DN có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sở kinh tế cá thể

Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, toàn bộ khu vực DNVVN trong và ngoài quốc doanh chiếm khoảng 32% giá trị sản lượng công nghiệp,

chiếm gần 80% tổng mức bán lẻ, 65% tổng lượng vận chuyển hàng hoá

Trang 26

+ DNVVN có bộ máy tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả Việc thuê mướn lao động sản xuất và quản lý của các DN này dựa trên yêu cầu công việc nên nhìn chung là gọn nhẹ và phát huy tốt hiệu quả của lao động

+ DNVVN có vốn ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh, hiệu quả cao Bởi vì số vốn đăng ký ban đầu không quá 10 tỷ đồng và chu kỳ sản xuất kinh doanh thường là ngắn nên khả năng thu hồi vốn của DNVVN là rất nhanh

- Từ những đặc trưng cơ bản trên đây có thể rút ra những lợi thế và bất lợi của Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Những lợi thế:

+ DNVVN gắn liền với các công nghệ trung gian, là cầu nối giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại

+ Quy mô nhỏ và vừa, luôn có tính năng động, linh hoạt tự do sáng tạo trong kinh doanh Các DNVVN dễ dàng và nhanh chóng đổi mới công nghệ, thích ứng nhanh với các tiến bộ mới của khoa học, công nghệ hiện đại

+ Vốn đầu tư ban đầu thấp, hiệu quả cao thu hồi vốn nhanh Có tỷ suất vốn đầu tư trên lao động ít hơn nhiều so với DN lớn, hiệu suất tạo việc làm cao

+ Hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý ở các DNVVN gọn nhẹ linh hoạt, công tác điều hành mang tính trực tiếp, chặt chẽ

+ Sự đình trệ thua lỗ, phá sản của các DNVVN có ảnh hưởng rất ít hoặc không gây nên khủng hoảng kinh tế - xã hội Đồng thời ít chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế dây chuyền

Những bất lợi:

+ Nguồn vốn hạn chế, dẫn tới cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ thiết bị công nghệ thường yếu kém, lạc hậu

+ Trình độ quản lý của các DNVVN còn bị hạn chế Khả năng tiếp cận thông tin và tiếp thị của các DNVVN bị hạn chế rất nhiều

Trang 27

1.2.1.2 Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nên kinh tế Hiện nay DNVVN đóng vai trò quan trọng chi phối rất lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các nước DNVVN ở Việt Nam hiện chiếm khoảng 96% tổng số DN trong cả nước, đóng góp khoảng 26% GDP, 32% giá trị tổng sản lượng công nghiệp và chiếm khoảng 26% lực lượng lao động trong cả nước [5I, tr.2] Vai trò của DNVVN không chỉ thể hiện ở giá trị kinh tế mà nó tạo ra, mà quan trọng hơn nó có ý nghĩa then chốt trong việc tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, phát triển đồng đều giữa các vùng, khu vực trong cả nước Với tính năng động cao, các DNVVN còn là trường học khởi nghiệp cho các doanh nhân và là môi trường tạo mối liên kết, tích tụ vốn để từng bước hình

thành các DN lớn Có thể thấy vai trò đó trên một số mặt cụ thể sau đây:

Thứ nhất: DNVVN đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội

Giải quyết công ăn việc làm luôn là vấn đề bức xúc đối với hầu hết các nước trên thế giới đặc biệt là với các nước đang phát triển Sự tồn tại và phát

triển DNVVN là một phương tiện có hiệu quả để giải quyết vấn đề thất

nghiệp, do các DNVVN thường được dễ dàng tạo lập với một lượng vốn không lớn, mặt khác, nó thường xuyên đáp ứng được nhu cầu thay đổi của thị trường Vì vậy, mặc dù số lao động làm việc trong một DNVVN không nhiều nhưng theo quy luật số đông, với số lượng rất lớn DNVVN trong nên kinh tế đã tạo ra phần lớn công ăn việc làm cho xã hội Do vậy, xét trên góc độ giải quyết công ăn việc làm, DNVVN luôn đóng vai trò quan trọng hơn các DN lớn Thực tế cho thấy, khi nền kinh tế suy thoái, thông thường các DN lớn phải cắt giảm lao động do nhu cầu sản phẩm trên thị trường bị thu hẹp Ngược lại, các DNVVN

do đặc tính linh hoạt, uyển chuyển dễ thích ứng với thay đổi của thị trường nên vẫn có thể duy trì được hoạt động, thậm chí có thể len thêm vào thị

Trang 28

động, nhưng cũng trong năm đó, các DNVVN lại tạo ra được 723.000 chỗ làm mới Trong 3 năm 1985 - 1987, cic DNVVN 6 Anh đã tạo thêm được 290.000 chỗ làm việc, trong khi đó các tập đồn, các Cơng ty lớn chỉ tạo ra được 20.000 chỗ làm việc [55, tr.32]

Thứ hai: Sự hoạt động có hiệu quả của các DNVVN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Với một số lượng đông đảo trong nên kinh tế các DNVVN đã tạo ra một sản lượng, thu nhập đáng kể cho xã hội Mặt khác, do đặc tính linh hoạt, mềm dẻo, DNVVN có khả năng đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và độc đáo của người tiêu dùng

Thứ ba: DNVVN góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả

Trên thế giới, thông thường các DN lớn tập trung ở các vùng đô thị, nơi có cơ sở hạ tầng phát triển Với chiều hướng đó sẽ gây ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng trong một quốc gia

Chính sự phát triển của DNVVNgóp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối trong phát triển giữa các vùng Nó giúp cho vùng sâu, vùng xa, các

vùng nông thôn có thể khai thác được tiềm năng của vùng, của địa phương để

phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả Đây cũng là vấn đề rất có ý nghĩa để thực hiện chiến lược CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn

Thứ tr: DNVVN góp phần quan trọng trong việc thu hút và sử dụng tối uu các nguồn lực trong nên kinh tế

Trang 29

động, sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư và biến nó thành các khoản

vốn đầu tư Với sự phân tán ở hầu khắp các địa phương, các vùng lãnh thổ nên DNVVN có khả năng tận dụng các tiềm năng về lao động, về nguyên vật liệu với

trữ lượng hạn chế, không đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn, nhưng sẵn có ở địa

phương, sử dụng các sản phẩm phụ hoặc phế liệu, phế phẩm của các DN lớn Thứ năm: DNVVN góp phần tăng nguồn hàng xuất khẩu và tăng nguồn

thu cho Ngân sách Nhà nước

Ngày nay, mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia phát triển rộng rãi đã làm cho các sản phẩm truyền thống trở thành một nguồn xuất

khẩu quan trọng Việc phát triển DNVVN đã tạo ra khả năng thúc đẩy khai thác tiềm năng của ngành nghề truyền thống ở các địa phương mỗi nước như

các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ Bên cạnh đó, sự tạo lập, phát triển các DNVVN một cách dễ dàng sẽ làm gia tăng số lượng DN va gia tăng khả năng cung ứng sản phẩm và DV cho xã hội Cùng với điều đó sẽ làm tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước

Tóm lại, tuy mỗi nước đều có đặc điểm và mức độ phát triển khác nhau,

nhưng các DNVVN đều đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định xã hội, duy trì các ngành nghề truyền thống, tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước Chính vì vậy, sự tồn tại và phát triển của các DNVVN là một tất yếu khách quan và cần thiết

1.2.2 Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của Ngân hàng nông

nghiệp & Phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là yêu cầu khách quan của phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta

1.2.2.1 Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của Ngân hang

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn là xuất phát từ nhu cầu phát triển của

doanh nghiệp vừa và nhỏ

Phát triển DNVVN là yêu cầu khách quan để tăng trưởng và phát triển

Trang 30

thực tế cho thấy [49, tr.79], hién nay, cic DNVVN vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn cần được trợ giúp, đó là: Thiếu vốn đầu tư cho SX-KD Năng lực cạnh tranh của các DNVVN còn rất thấp Thị trường tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn Thiếu kinh nghiệm trong hợp tác, liên kết, và trong kinh doanh xuất khẩu; Chủ các DNVVN hầu hết còn tương đối trẻ, thiếu kinh nghiệp thương trường, thiếu tính chuyên nghiệp trong kinh doanh; Trình độ công nghệ còn lạc hậu, chậm được cải tiến Bên cạnh một số ít DNVVN hoạt động

trong lĩnh vực công nghệ cao hoặc đã đầu tư công nghệ mới, thì hầu hết các DNVVN chưa đổi mới nhiều về công nghệ; Trình độ marketing và bán hàng

của các DNVVN còn hạn chế Đây thực sự là một khó khăn lớn của các DNVVN Việt Nam Việc chủ động tìm kiếm thị trường, chủ động đưa ra các chương trình marketing cho sản phẩm hàng hoá của mình chưa phải là thói quen của các DNVVN Bên cạnh đó các kỹ năng kinh doanh khác như kỹ năng đàm phán với đối tác, kỹ năng thuyết trình và thuyết phục của người lao động và của các chủ DNVVN là rất hạn chế, yếu kém, không thể hiện được tính chuyên nghiệp trong điều hành SX-KD; Và quan trọng hơn hết, đó là năng lực tài chính và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các DNVVN con rat han chế

Thực tế các DNVVN thường hay tự điều chỉnh mình, tự huy động các

yêu tố cần thiết để phát triển, nhưng bên cạnh vẫn còn nhiều mặt hạn chế như

đã phân tích, rất cần sự trợ giúp từ Nhà nước, các cơ quan chức năng có liên

quan, chắc chắn các DNVVN sẽ phát triển mạnh mẽ, sự trợ giúp này được

hiểu không phải cấp phát tài chính mà là thông qua các cơ chế chính sách để

thúc đẩy cho sự phát triển một cách bền vững của các DNÑVVN

Nhu cầu bức xúc cần được hỗ trợ nhất hiện nay đối với các DNVVN đó

là nguồn vốn cho SX-KD, và các DV trợ giúp khác để DNVVN có thể nhanh

chóng tiếp cận các cơ hội làm ăn trong xu thể hội nhập kinh tế thế giới như

các nhu cầu về cung cấp thông tin kinh tế, nhu cầu về tư vấn xây dựng dự án

kinh doanh, tư vấn trong kinh doanh xuất nhập khẩu, hỗ trợ nghiệp vụ thanh

Trang 31

thiết đó, tất yếu các NHTM, mà nhất là NHNo&PTNT với mạng lưới rộng khắp, sẽ là nơi hỗ trợ tốt nhất cho các DNVVN

Thật vậy, việc được đáp ứng kịp thời và đầy đủ về vốn sẽ gíup các

DNVVN khác phục được tình trạng thiếu vốn để SX-KD; thông qua đòn bẩy lãi suất tín dụng để tăng tính hiệu quả trong SX-KD của DNVVN, giúp

DNVVN có thêm điều kiện để hướng vào các lĩnh vực có lợi thế Thông qua quá trình phát triển, các DNVVN sẽ ngày càng lớn mạnh và trong số đó chắc chắn sẽ có DN trở thành các DN lớn, đây là vấn đề có tính quy luật và thực tế đã kiểm chứng điều này (thí dụ các tập đoàn Deawoo, Samsung của Hàn Quốc cũng đã bắt đầu từ các DNVVN) Việc hỗ trợ vốn cho DNVVN còn là chủ

trương có tính chiến lược của Chính phủ để giúp các DNVVN phát triển Từ những luận giải nêu trên, chúng ta thấy rằng, để từng bước đáp ứng và

đi đến đáp ứng một cách đây đủ nhất các nhu cầu cần được hỗ trợ của các DNVVN, thì việc mở rộng và nâng cao chất lượng các DV của NHNo&PTNT là thật sự cần thiết và sớm được ưu tiên thực hiện, là phù hợp với yêu cầu của quy luật khách quan

1.2.2.2 Mở rộng và náng cao chất lượng dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là

yêu cầu khách quan của sự tôn tại và phát triển bản thân ngân hàng

DVNH là một trong những loại hình DV có chất lượng cao nhất, giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, đời sống và quá trình hội nhập quốc tế nói chung, đối với các khách hàng là DNVVN nói riêng DVNH nói chung là một tín hiệu cho thấy trình độ phát triển của một quốc gia Do vậy, việc mở rộng và nâng cao chất lượng DV của NHNo&PTNT có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của bản thân nó trong môi trường cạnh tranh giữa các NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

NHNo&PTNT phải mở rộng và nâng cao chất lượng các DV đối với

DNVVN là để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Thật vậy, hoạt động

Trang 32

chảy nhịp nhàng, thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn trong nền kinh tế, góp

phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hoá DVNH góp phần tích

cực trong việc mang lại lợi ích cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho NH thông qua việc giảm chi phí nhờ sự tiện ích và sự chuyên môn hóa của từng DV,

giảm chi phí kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển tiền, cũng như tiết kiệm nhân lực

để thực hiện; chi phí DV thấp so với giá trị tài sản hoặc thấp trong trường hợp phải đầu tư phương tiện phải bảo quản tại nhà, khi thực hiện quản lý hộ, giữ hộ khách hàng có cơ hội lựa chọn sản phẩm DV có lợi nhất, hiệu quả nhất Đối với DNVVN, việc mở rộng và nâng cao chất lượng DV của NHNo&PTNT sẽ tác động đến các mặt chủ yếu sau:

- DV của NHNÑo&PTNT thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN phát triển, đóng góp phần lớn vào tăng trưởng GDP của nên kinh tế La một định chế trung gian tài chính, hệ thống mạng lưới các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để thực hiện đầu tư, cho vay ưu tiên tập trung vào khu vực nông nghiệp, nông thôn và các doanh nghiệp là DNVVN Trong điều kiện nên kinh tế nước ta các kênh huy động vốn khác còn chưa phát triển mạnh, với mạng lưới rộng khắp, NHNo&PTNT Việt Nam đã trở thành kênh cung cấp vốn chủ yếu cho đối tượng khách hàng là DNVVN Thông qua DV cho vay,

NHNo&PTNT Việt Nam giúp cho các DNVVN chuyển đổi cơ cấu sản xuất,

dịch chuyển vốn đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ tăng năng lực sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

- DV của NHNo&PTNT Việt Nam thúc đẩy các DNVVN phát triển

Trang 33

banking, E-banking được thực hiện trên nền công nghệ cao Do vậy đòi hỏi

người cung cấp DV và khách hàng phải có am hiểu nhất định mới có thể sử

dụng và vận hành, nhiều trong số DV này tạo ra giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế, đây là một đặc điểm của nền kinh tế tri thức

- DV của NHNo&PTNT có vai trò góp phần cùng DVNH tạo điều kiện

cho các ngành DV khác phát triển Do đặc điểm của DV NHNo&PTNT hoạt

động có liên quan mật thiết đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống cho nên sự phát triển của DV NHNo&PTNT, từ DV đầu tư

tín dụng, DV thanh toán, đến DV chuyển tiền và các DVNH khác luôn gắn với

các DV bưu chính viễn thơng, tư pháp, kế tốn, kiểm tốn, giao thơng vận tải Các DV khác trong nền kinh tế sẽ bị hạn chế nếu dịch vụ thanh toán của ngành NH nói chung, NHNo&PTNT nói riêng không thông suốt

Mở rộng và nâng cao chất lượng DV để tạo thế và lực cho NHNo&PTNT: Mục tiêu hàng đầu của bất cứ một NHTM nào cũng là lợi nhuận Nếu theo

nghiệp vụ truyền thống và cổ điển của NH thì lợi nhuận có được chủ yếu từ

nghiệp vụ tín dụng nhưng đây là nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi trong hoạt động của NH và của khách hàng chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố khách quan vượt quá tầm kiểm soát của con người như thiên tai, dịch bệnh

Việc kinh doanh nhiều lĩnh vực, đa dạng DV là một phương sách hữu hiệu để phân tán rủi ro trong kinh doanh, lợi nhuận thu được từ các DV khác nhau sẽ bổ sung cho nguồn thu nhập của NH

Phát triển DVNH, đa dạng hoá tiện ích theo hướng cải tiến nâng cao chất lượng hệ thống thanh toán, đơn giản hoá thủ tục, mở rộng mạng lưới hoạt động, sẽ thu hút được nhiều khách hàng sử dụng DVNH, từ đó làm tăng trưởng nguồn thu DV của NH

Trang 34

khoản dùng để đảm bảo thanh tốn, vãng lai NH khơng phải trả lãi như đối với các loại tài khoản tiền gửi khác, góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh

Việc phát triển DVNH còn có ý nghĩa thúc đẩy các nghiệp vụ khác

của NH phát triển Các nghiệp vụ của NHTM đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại tạo thành một thể thống nhất Huy động vốn tạo nguồn cho việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng và phát triển DV, ngược lại thông qua nghiệp vụ tín dụng và DV mang lại thu nhập chủ yếu cho NH, là điều kiện nâng cao năng lực tài chính, với năng lực tài chính mạnh sẽ có điều kiện đầu tư trang bị cơ sở vật chất hiện đại, công nghệ tiên tiến phục vụ cho hoạt động kinh doanh, Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự phong phú của DVNH cũng như việc cung ứng các sản phẩm DVNH chất lượng cao đang là vấn đề quan trọng để NH khai thác khách hàng và tham gia hội nhập quốc tế

1.2.3 Những điều kiện đảm bảo để mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Quan điểm phải mở rộng và không ngừng nâng cao chất lượng DV NHNo&PTNT để phục vụ cho đối tượng khách hàng DNVVN, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội là yêu cầu thực tiễn, khách quan và cần thiết Tuy

nhiên để thực hiện được vấn đề đặt ra một cách đồng bộ, hiệu quả và phát triển

bền vững, NHNo&PTNT cần phải đảm bảo một số điều kiện, đó là: - Điều kiện về môi trường pháp lý:

Trang 35

cho cả NHNo&PTNT và cho cả khách hàng, chất lượng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT mới được đảm bảo và chỉ có trên nền một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ, rõ ràng, minh bạch thì hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động DV NHNo&PTNT đối với DNVVN mới

phát triển ổn định và bên vững

- Điều kiện về môi trường kinh tế:

Bao gồm các yếu tố như: tiền tệ ổn định, trình độ phát triển kinh tế thì sẽ

có tác động tích cực tới việc mở rộng và nâng cao chất lượng các DV của

NHNo&PTNT, cụ thể như sau:

Tiên tệ ổn định: Đây là tiền đề, điều kiện cơ bản cho việc mở rộng ứng

dụng DV đối với bất kỳ quốc gia nào Người dân sẽ rút tiền mặt và tiêu dùng ồ

ạt khi đồng tiền bị mất giá nhanh chóng và rõ ràng không ai muốn sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt của NH trong bối cảnh đó

Trình độ phát triển của nền kinh tế: NHNĐo&PTNT khơng thể mở rộng

và nâng cao chất lượng các DV trong điều kiện một nên kinh tế có trình độ phát triển quá thấp, năng lực SX-KD, khả năng cạnh tranh của các DN yếu kém, thu nhập dân cư còn thấp, các khoản chi tiêu nhỏ lẻ Cho nên, việc mở rộng và nâng cao chất lượng các loại DV của NHNo&PTNT phải phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế, mức thu nhập cao và ổn định của người

dan là điều kiện cần thiết để có thể thực thi tốt việc mở rộng và nâng cao chất

lượng DV của NHNo&PTNT

- Điều kiện về môi trường xã hội:

Trang 36

Trình độ dân trí ở đây được hiểu như khả năng tiếp cận và sử dụng DV của công chúng nói chung, của lực lượng cán bộ viên chức-lao động đông đảo trong các DNVVN nói riêng, cũng như sự nhận thức được những tiện ích của DV NHNo&PTNT Nếu người dân, đội ngũ cán bộ viên chức - lao động trong các DNVVN, hay chính Giám đốc của các DNVVN ít hiểu biết về các DV của NHNo&PTNT, tất yếu họ sẽ không thấy được lợi ích từ việc sử dụng các DV này Từ đó làm hạn chế quá trình mở rộng và nâng cao chất lượng DV của NHNo&PTNT

Khả năng tiếp cận các DV NHNo&PTNT của các DNVVN và lực lượng lao động đông đúc là một nhân tố quan trọng để các chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT hướng đến mở rộng và nâng cao chất lượng các DV Hiện nay,

ở nước ta, việc sử dụng tiền mặt và thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến ở nhiều DN và trong dân cư Điều đó ảnh hưởng rất lớn phát triển và nâng

cao các DVcủa NHNo&PTNT

- Điều kiện về môi trường cạnh tranh:

Trong nền kinh tế thị trường, các DN, nhất là đội ngũ đông đảo các DNVVN luôn chủ động tìm kiếm, lựa chọn NHTM để thiết lập các quan hệ DVNH Và các NHTM cũng luôn chủ động chào mời các DN để thiết lập quan hệ DV, đưa ra nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn Trong quá trình đó, DV của NH nào tốt hơn, giá cả phù hợp hơn sẽ được “thượng đế” lựa chọn, va như vậy đã đẩy cao khả năng trong cạnh tranh giữa các NHTM Điều đó buộc các NHTM phải nâng cao trình độ công nghệ, phát triển các DV mang tính tiện ích cho khách hàng Vì vậy cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động NH cũng là một trong những điều kiện thúc đẩy mở rộng và nâng cao chất lượng các DVNH nói chung, DV của NHNo&PTNT nói riêng theo hướng hiện đại

Trang 37

liét, NHNo&PTNT Việt Nam muốn phát huy được lợi thế của mình đó là

mạng lưới rộng lớn, am hiểu hơn các đối thủ nước ngoài và kể cả các đối thủ

cạnh tranh trong nước về thị trường nông nghiệp, nông thôn, nơi các DNVVN

đang ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thì phải năng động

trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng các loại DVNH - Điều kiện về đội ngũ cán bộ viên chức

Nhân tố con người là quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế-

xã hội nói chung và NHNo&PTNT nói riêng Tất cả mọi hoạt động trong nên kinh tế đều phải thông qua tác động của con người, nếu hoạt động của con người có hiệu quả, phát huy được đầy đủ năng lực sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển Trong lĩnh vực kinh doanh của NHNo&PTNT cũng vậy, yếu tố con người được coi trọng hàng đầu và sử dụng đúng đắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc mở rộng và nâng cao chất lượng các DV của NHNo&PTNT Ngược lại,nếu sử dụng những cán bộ viên chức-lao động yếu năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kém, tất yếu hệ quả của nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến uy tín và hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh nói riêng, cả hệ thống NHNo&PTTNT nói chung, và thiệt hại thật khó lường

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn của nhân viên giao dịch NHNo&PTNT có vai trò tích cực trong việc tạo ra chất lượng DV Trình độ, năng lực viên chức thể hiện qua việc xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác, an toàn, ứng xử thông minh, khéo léo, giao tiếp lịch thiệp để thu hút khách Bản thân mỗi viên chức NHNo&PTNT phải luôn chủ động, tích cực giúp đỡ khách hàng nhằm tháo gỡ các vướng mắc, lúng túng trong quá trinh DN su dung DV NHNo&PTNT Do vậy, trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT, muốn mở rộng và nâng cao chất lượng DV thì phải chú trọng

đầu tư đúng mức để phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu

sử dụng, vận hành có hiệu quả các DVNH hiện đại Hiệu quả kinh doanh của một chi nhánh NHNo&PTNT phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó yếu tố con

Trang 38

chất kỹ thuật tiên tiến và đây là điểu kiện không thể thiếu được của NHNo&PTNT trong tương lại, một NH hiện đại,

- Điều kiện về nâng cao chát lượng các kỹ thuật nghiệp vụ

Các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ của NHNo&PTNT đã và đang tiếp tục được khẳng định, đông đảo khách hàng DNVVN tín nhiệm và tin tưởng sử dụng Đó là một trong những điều kiện đủ dé NHNo&PTNT mé rộng và nâng cao chất lượng các DV truyền thống Và một khi các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ đạt hiệu quả cao, đủ độ chín mùi, sẽ là điều kiện để NHNo&PTNT mở rộng

và nâng cao chất lượng các DVNH hiện đại Nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo điều kiện để NHNo&PTNT mở rộng DV tín dụng phát triển sản xuất Trên

cơ sở nguồn vốn huy động, NHNÑo&PTNT có thể đáp ứng được nhu cầu vốn cho nên kinh tế; thông qua việc đầu tư vốn để phát triển sản xuất, sẽ tạo ra nhiều hàng hoá cho xã hội, đồng thời tăng việc làm, tăng thu nhập cho người

lao động góp phần thúc đẩy nên kinh tế phát triển Các DNVVN được

NHNo&PTNT tài trợ vốn làm ăn có hiệu quả, sẽ dễ dàng hoàn trả được được nợ gốc và lãi, mang lại thu nhập cho ngân hàng, đồng vốn được bảo toàn và

phát triển và có điều kiện để NHNo&PTNT tiếp tục đầu tư công nghệ hiện đại

phục vụ cho họat động kinh doanh của đơn vị, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong việc cung ứng vốn và DV một cách tốt nhất Còn nếu như, một khi chất lượng các kỹ thuật nghiệp vụ của NHNo&PTNT yếu kém thì NHNo&PTNT khó có thể giữ được khách hàng và NHNo&PTNT sẽ không còn cơ hội để mở rộng và nâng cao chất lượng các DVNH hiện đại

Trang 39

Công nghệ ngân hàng là một trong những điều kiện “cần” rất quan trọng, tác động có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung (trong đó phần lớn là các DNVVN) và NHNo&PTNT nói riêng Vì vậy, buộc thế NHNo&PTNT, bên cạnh phát huy các DV truyền thống, phải nhanh chóng đổi mới, cải tiến công nghệ, phát triển có chất lượng các DVNH hiện đại

- Điều kiện phải xảy dựng một thương hiệu NHNo&PTNT uy tín cao Uy tin cua NH và chất lượng DVNH là hai mặt của một vấn đề: Một NH với chất lượng DV cao sẽ tạo lập và tăng thêm uy tín đối với khách hàng của mình NH khi đã tạo lập được uy tín trên thị trường, thương hiệu được

nhiều người biết đến có nghĩa là NH đã có nhiều cơ hội để mở rộng và nâng

cáo chất lượng các hoạt động DV, sẽ giúp tăng năng lực tài chính Một NH cung ứng DV tốt sẽ có uy tín trên thương trường và với mot NH co uy tin cao sẽ giữ được khách hàng truyền thống và có khả năng thu hút được khách hàng mới NHNo&PTNT Việt Nam đã và đang tiếp tục xây dựng thương hiệu Agribank, tạo lập và củng cố uy tín trên thương trường, nội địa và vươn xa ra tầm quốc tế

Ngược lại nếu NH bị mất uy tín sẽ mất dần khách hàng, trường hợp bị

Trang 40

Chuong 2

THUC TRANG HOAT DONG DICH VU

CUA NGAN HANG NONG NGHIEP & PHAT TRIEN NONG THON DOI VOI DOANH NGHIEP VUA VA NHO O TINH QUANG NAM

2.1 TINH HINH CUNG UNG DICH VU CUA NGAN HANG NONG NGHIEP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

VỪA VÀ NHỎ THỜI GIAN QUA

2.1.1 Khái lược quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam

Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng I, đơn vị thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 515/NHNo-02, ngày 16/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với chức năng hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên thị trường truyền thống là nông nghiệp, nông thôn, nông dân, góp phần vào sự nghiệp

phát triển kinh tế xã hội địa phương

Ngày đầu thành lập, chỉ nhánh NHNo&PTNT Quảng Nam có tổng số 239 lao động (nhận bàn giao từ Sở Giao dịch II NHNo&PTNT Việt Nam tại Đà Năng), trong đó: trình độ đại học có 50 người, chiếm tỷ lệ 20,92%; đang học đại học 23 người, chiếm tỷ lệ 9,62%; bổ túc sau trung học 35 người, chiếm tỷ lệ 14,64%; trình độ trung cấp 109 người, chiếm tỷ lệ 45,60%,so cap và chưa qua đào tạo 22 người, chiếm tỷ lệ 9,2% Tổng nguồn vốn huy động: 43,5 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 157 tỷ đồng

Đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2005, nguồn vốn huy động đạt 1.547 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 1.354 tỷ đồng Với hệ thống mạng lưới kinh

doanh rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, từ vùng thuận lợi cho phát triển

Ngày đăng: 16/08/2014, 17:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w