MỤC TIÊUSau khi học xong, học viên có khả năng: Biết được các nguyên nhân gây chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ.. ĐỊNH NGHĨA Chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ bao gồm tất cả các
Trang 1CHẢY MÁU TRONG
3 THÁNG CUỐI THAI KỲ
Ths ĐÀM THỊ QUỲNH LIÊN
Trang 2MỤC TIÊU
Sau khi học xong, học viên có khả năng:
Biết được các nguyên nhân gây chảy
máu trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Trình bày được các triệu chứng và chẩn
đoán của từng nguyên nhân.
Biết được hướng xử trí đối với từng
nguyên nhân.
Trang 3ĐỊNH NGHĨA
Chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ bao
gồm tất cả các trường hợp sản phụ bị chảy máu âm đạo vì bất kỳ nguyên nhân
gì trong 3 tháng cuối thai kỳ
Trang 4NGUYÊN NHÂN
Trang 51 Rau tiền đạo
Trang 6Rau tiền đạo
Chiếm khoảng 0,5-1% trong tổng số đẻ.
Rau tiền đạo là bánh rau bám ở đoạn
dưới và cổ tử cung, nó chặn phía trước cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ đẻ.
Trang 8Phân loại RTĐ theo giải phẫu
Rau tiền đạo bám thấp.
Rau tiền đạo bám bên.
Rau tiền đạo bám mép.
Rau tiền đạo trung tâm không hoàn
toàn.
Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn.
Trang 10Phân loại RTĐ theo lâm sàng
RTĐ chảy máu ít: RTĐ bám thấp, bám bên và
bám mép, khả năng đẻ đường dưới nếu chảy máu ít.
RTĐ chảy máu nhiều: RTĐ trung tâm hoàn
toàn và không hoàn toàn, không có khả năng
đẻ đường dưới và rất nguy hiểm cho tính mạng mẹ và con, vì mẹ có nguy cơ chảy máu
và con thường non tháng.
Trang 11Cơ chế chảy máu
Do sự thành lập đoạn dưới trong 3 tháng cuối.
Do có cơn co tử cung trong 3 tháng cuối.
Sự thành lập đầu ối khi chuyển dạ.
Khi thai đi ngang qua bánh rau.
Trang 12Các yếu tố thuận lợi
Những người trước đây đã bị rau tiền đạo
Tiền sử đã mổ lấy thai.
Tiền sử đã mổ tử cung như: u xơ tử cung,
chửa góc tử cung, mổ tạo hình tử cung
Tiền sử nạo thai, nạo sẩy, hút điều hoà kinh
nguyệt.
Tiền sử đẻ có kiểm soát tử cung hay bóc rau
nhân tạo.
Tiền sử đẻ nhiều lần.
Trang 13Triệu chứng cơ năng
Máu chảy tự nhiên bất ngờ: không thấy
đau bụng
Máu đỏ tươi có khi lẫn máu cục.
Lượng máu chảy ra nhiều, máu chảy ra
một cách ồ ạt, rồi máu chảy ít dần và màu thẫm lại.
Sau đó thấy máu tự cầm lại được, dù có
hay không dùng thuốc.
Trang 14Triệu chứng cơ năng và toàn thân
Sự chảy máu này sẽ tái phát lại nhiều lần.
Lượng máu lần sau sẽ chảy ra nhiều hơn lần
trước.
Khoảng cách chảy máu lần sau ngắn hơn lần
trước.
Triệu chứng thiếu máu như da xanh xao, gầy
yếu, mệt mỏi phụ thuộc vào lượng máu chảy
ra nhiều hay ít.
Trang 15Triệu chứng thực thể
M, HA, nhịp thở thay đổi tuỳ sự mất máu.
Nhìn: Da, niêm mạc thay đổi tuỳ sự mất máu.
Nhìn: TC hình trứng (thường là ngôi dọc) hay
bè ngang ( thường là ngôi ngang).
Nắn: trong RTĐ thấy ngôi thai bất thường:
ngôi vai, ngôi mông hay ngôi đầu cao lỏng.
Nghe tim thai ở RTĐ không chảy máu: bình
thường Tiếng tim thai chỉ thay đổi (suy thai) khi rau tiền đạo chảy máu nhiều.
Trang 16Thăm âm đạo
Thăm bằng tay: có thể tìm thấy cảm giác đệm
của vùng rau tiền đạo bám, nhưng rất khó, vì
bề dày của bánh rau thường không dày lắm
Bằng mỏ vịt, bằng van âm đạo: có giá trị chẩn
đoán phân biệt với các bệnh gây ra chảy máu
từ tổn thương cổ tử cung như lộ tuyến cổ cung, viêm hay loét cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, polype cổ tử cung
Trang 17Triệu chứng cận lâm sàng
Siêu âm: vị trí của bánh rau (bàng quang
phải có đủ nước tiểu), đo khoảng cách
từ mép bánh rau tới lỗ trong của cổ tử cung
Xét nghiệm máu.
Trang 18Xử trí
Chăm sóc điều dưỡng.
Vào bệnh viện có cơ sở phẫu thuật theo dõi,
điều trị.
Nằm bất động tại giường, hạn chế đi lại ở
mức độ tối đa dù đã hết chảy máu
Chế độ ăn uống: chế độ dinh dưỡng tốt, ăn
chế độ chống táo bón (nhiều rau nhất là chất xơ)
Trang 19Xử trí
Chế độ thuốc.
Papaverin chlohydrat: 0,04 g đến 0,32g Liều
thuốc nên rải đều ra trong ngày để có đủ nồng
độ thuốc để ức chế CCTC.
Nếu CCTC mạnh có thể kết hợp với các loại
giảm co khác như Spasfon hay Salbutamol.
Dùng Corticoid giúp trưởng thành phổi: tuần
thai 28 – 34 tuần.
Trang 20Xử trí
Aspirin: đối kháng với protaglandin, chỉ nên
dùng cho những tuổi thai dưới 32 và dùng 3 -
5 ngày
Kháng sinh: lactamin.
Thuốc nhuận tràng uống như Duphalac,
Sorbitol
Uống viên sắt hay Vitamin B12, nếu thiếu máu
nặng truyền máu tươi cùng loại với khối lượng ít mỗi lần 100-200ml.
Trang 21Xử trí
RTĐ bám thấp, bám bên hay bám mép mà từ
bánh rau đến lỗ trong cổ tử cung trên 20mm
có thể chờ chuyển dạ đẻ tự nhiên.
RTĐ trung tâm nên chủ động mổ lấy thai
trước khi chuyển dạ để tránh chảy máu khi chuyển dạ.
Khi điều trị chảy máu của RTĐ không có kết
quả, thì ta phải chủ động mổ lấy thai để cầm máu cứu mẹ là chính bất kể tuổi thai.
Trang 222 Rau bong non
Trang 23Định nghĩa
Rau bong non là rau bám đúng vị trí
nhưng bong trước khi sổ thai
Là một cấp cứu sản khoa, nếu không
cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong cho con và cả cho mẹ.
Không có sự tương xứng giữa lâm sàng
và giải phẫu bệnh.
Trang 25Yếu tố thuận lợi
Chấn thương
Tiền sản giật.
Thiếu sinh sợi huyết bẩm sinh
Hút thuốc lá, thiếu dinh dưỡng
Hút 10 điếu thuốc lá/ngày
Thiếu axit folic, Vitamin A, Canxi hay thiếu
máu
Lạm dụng Cocain, ma tuý
Trang 26Giải phẫu bệnh
Đại thể:
Bánh rau: cục máu sau rau in lõm vào bánh
rau, ổ nhồi máu, ổ chảy máu ở mặt các múi.
Tử cung: có những ổ nhồi máu hoặc tử cung
bầm tím ở tử cung hoặc lan sang dây chằng rộng.
Buồng trứng hay nơi khác : chảy máu tại
buồng trứng, chảy máu ở thận, ở ruột.
Trang 27Giải phẫu bệnh
Vi thể:
Hoại tử khư trú, nốt nhồi máu đỏ
Viêm mao động mạch thoái hoá
Huyết khối ở những tĩnh mạch nhỏ hơn ở
vùng sau bánh rau.
Rau bong non thể nặng: các sợi cơ tử cung
ngập trong máu và thanh huyết.
Máu tách vào giữa 2 dây chằng rộng và phúc
mạc tiểu khung
Trang 28Triệu chứng cơ năng
Dấu hiệu choáng nhẹ hoặc nặng, da xanh ,
niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp hạ
Đau vùng bụng dưới, lúc đầu đau theo từng
cơn, các cơn đau ngày càng nhiều hơn và sau
đó thấy đau liên tục.
Ra máu âm đạo: máu không đông
TSG ở những mức độ khác nhau.
Trang 29Triệu chứng thực thể
Trương lực cơ bản tăng lên: TC gần như co
liên tục, trong RBN thể nặng thì TC co cứng như gỗ.
Sờ nắn khó thấy các phần thai vì TC co cứng.
Nghe tim thai thấy dấu hiệu suy thai Tim thai
có thể mất trong thể nặng hoặc trung bình.
Thăm ÂĐ thấy đầu ối căng, bấm ối có thể thấy
nước ối lẫn máu.
Dấu hiệu toàn thân đôi khi không phù hợp với
số lượng máu chảy ra ngoài ÂĐ.
Trang 30Triệu chứng cận lâm sàng
Siêu âm: Thấy khối máu tụ sau rau, có
thể không thấy tim thai.
Nước tiểu: có Albumin trong nước tiểu
Sinh hoá: có thể có hiện tượng giảm
Fibrinogen huyết thanh.
Trang 31Các thể lâm sàng
Rau bong non thể ẩn.
Rau bong non thể nhẹ.
Rau bong non thể vừa.
Rau bong non thể nặng.
Trang 32RBN thể ẩn
Khó chẩn đoán được trước khi đẻ.
Thường sau khi sổ thai thì rau bong
luôn và thấy có cục máu nhỏ sau rau ra cùng
Trang 33RBN thể nhẹ
TSG nhẹ
Cường độ CCTC bình thường, trương
lực hơi tăng nhưng khó nhận thấy.
Cuộc đẻ tiến triển bình thường, sau đẻ
kiểm tra bánh rau: máu cục sau rau lõm vào bánh rau.
Siêu âm chẩn đoán
Sinh sợi huyết hơi giảm
Trang 34RBN thể trung bình
Trang 35 Xét nghiệm: SA: máu cục sau rau, tim thai âm
tính SSH = 0, Hematocrit giảm, Hb giảm.
Trang 36Chân đoán phân biệt
Rau tiền đạo:
Tiền sử ra máu 3 tháng cuối thời kỳ thai nghén,
máu đỏ tươi, máu cục, tự cầm, tái phát
qua lỗ trong cổ tử cung.
Vỡ tử cung:
đục vùng thấp…
Trang 37Xử trí
Nguyên tắc lấy thai ra càng nhanh càng
tốt để tránh tổn thương nặng cho tử cung.
Trong trường hợp thể nhẹ, nếu cổ tử
cung mở hết, đầu lọt thì có thể cho bệnh nhân đẻ nhanh bằng can thiệp Forceps.
Trang 38Xử trí
Còn trong các trường hợp khác thì nên
mổ lấy thai càng sớm càng tốt, thậm chí ngay cả khi đã mất tim thai , để cố gắng bảo tồn tử cung, vì trong rau bong non thì tổn thương tại tử cung nhiều khi không tương xứng với các triệu chứng lâm sàng.
Trang 39Xử trí
Trong khi mổ lấy thai phải xác định tổn
thương tại tử cung, nếu tử cung bị bầm tím nhiều, chảy máu thì nên cắt tử cung bán phần thấp
Trong các trường hợp muốn bảo tồn tử
cung phải rất cẩn thận sau khi đã loại trừ chắc chắn nguy cơ chảy máu
Trang 40Xử trí nội khoa
Bồi phụ khối lượng tuần hoàn: Khối hồng cầu,
tiểu cầu, sinh sợi huyết, các yếu tố đông máu
Bù đủ và nhanh chóng khối lượng máu đã bị
mất để phục hồi chức năng tuần hoàn và dinh dưỡng các tạng như gan, thận, não
Chống choáng: do mất thể tích máu, đau và
những tác động của sản khoa Dùng thuốc chống choáng, giảm đau, trợ tim trợ lực và an thần
Trang 413 Vỡ tử cung trong
khi có thai
Trang 42Đại cương
Vỡ tử cung là một trong những tai biến nguy
hiểm nhất của thai nghén
Ở Hoa kỳ nó là nguyên nhân của 5% các tử
vong mẹ và còn là vấn đề ở các nước đang phát triển, tỷ lệ thay đổi tuỳ điều kiện chăm sóc thai nghén của các nước, trung bình khoảng 1/2000 cuộc đẻ
Vỡ tử cung có thể xảy ra trong khi có thai và
trong khi chuyển dạ.
Trang 45Nguyên nhân
Tử cung có sẹo cũ: Sẹo mổ ở thân tử
cung, sẹo mổ đoạn dưới từ hai lần trở lên
Tử cung dị dạng.
Trang 46Giải phẫu bệnh
VTC hoàn toàn: Rách cả lớp cơ và phúc mạc,
buồng tử cung thông với ổ bụng, xảy ra ở TC
có sẹo mổ cũ hoặc đến muộn.
VTC không hoàn toàn hay vỡ dưới phúc mạc:
chỉ có lớp cơ bị vỡ, phúc mạc chưa bị rách nên máu không chảy vào ổ bụng mà chảy ra
âm đạo.
Vết rách TC thường là ở vết sẹo cũ hoặc ở
đoạn dưới TC nếu TC không có sẹo cũ
Trang 47Giải phẫu bệnh
Các tổn thương phối hợp.
Rách đoạn dưới TC kèm theo tổn thương
bàng quang, niệu quản, đại tràng.
Thai nhi.
Thường bị chết nếu rau và thai đã nằm ngoài
TC (vào ổ bụng), trường hợp vỡ dưới phúc mạc nếu mổ sớm có thể thai vẫn sống nhưng thường bị suy thai, cần phải hồi sức kịp thời.
Trang 48Triệu chứng
Thường có tiền sử mổ ở tử cung, nhất là mổ
thân tử cung, hiếm thấy ở những tử cung nguyên vẹn.
Không có dấu hiệu gì báo trước mà tự nhiên
thấy xuất hiện các dấu hiệu của vỡ tử cung như: tự nhiên đau bụng, có cảm giác muốn ngất, buồn nôn và nôn, có thể xuất hiện các dấu hiệu của choáng do chảy máu trong
Trang 50Chẩn đoán phân biệt
Rau tiền đạo: chảy máu ra ngoài âm đạo
là chủ yếu, cơn co tử cung không mau, mạnh, khám âm đạo sờ thấy rau.
Rau bong non: Có thể thấy TSG, máu
chảy ra âm đạo là máu loãng không đông, có thể choáng nhưng huyết áp bình thường, tử cung co cứng.
Trang 51Xử trí vỡ tử cung
Mổ cấp cứu ngay càng nhanh càng tốt,
cả khi mẹ bị choáng, tim thai đã mất Có thể vừa mổ vừa hồi sức, truyền máu.
Tuỳ theo tổn thương và nhu cầu sinh đẻ
của mẹ mà có thể khâu bảo tồn tử cung hoặc cắt tử cung.