1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THIẾU MÁU THIẾU SẮT TRONG 3 THÁNG GIỮA THAI KỲ ppt

26 962 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 204,61 KB

Nội dung

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: xác định tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt bằng những xét nghiệm thường qui và định lượng ferritin huyết thanh; và tìm các yếu tố liên quan với thiếu máu

Trang 1

THIẾU MÁU THIẾU SẮT TRONG 3 THÁNG GIỮA THAI KỲ

TÓM TẮT

Thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt (TMTS) là vấn đề sức khỏe quan trọng ở những nước đang phát triển cũng như những nước công nghiệp phát triển Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng nguy cơ cao trong dân

số Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: xác định tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt bằng những xét nghiệm thường qui và định lượng ferritin huyết thanh; và tìm các yếu tố liên quan với thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả thực

hiện trên 302 thai phụ ở tam cá nguyệt thứ II đến khám thai tại bệnh viện Đại học Y Dược Những thai phụ này sẽ được xét nghiệm định lượng nồng

độ hemoglobin (Hb), ferritin huyết thanh và các gía trị huyết học khác Những thông tin về dịch tễ học, trình độ học vấn, mức độ ăn uống trong thai kỳ…sẽ được thực hiện qua bảng câu hỏi mẫu

Kết quả: Tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ (Hb < 11 g/dl) là 20,19%, nhưng

không có trường hợp nào thiếu máu nặng (Hb < 7 g/dl), tỷ lệ TMTS (Hb <

11 g/dl và ferritin < 12 ng/ml) là 17,21% Những yếu tố liên quan với tình

Trang 2

trạng TMTS là: việc sử dụng sắt dự phòng trong thai kỳ, việc uống sữa có bổ sung sắt trong thai kỳ, số con hiện có và số lần bỏ thai

Kết luận: Tỷ lệ thiếu máu, TMTS trong thai kỳ lần lượt là 20,19% và

17,21% Tỷ lệ này tương ứng với các nước đang phát triển khác (25-35%) và còn cách xa với các nước công nghiệp phát triển (5-8%)

ABSTRACT

Background: Anemia, Iron – deficiency anemia (IDA) is a public health

problem in the developing and even industrialized countries Pregnant women and the children under 5 years of age are among the high – risk population Our main in this study were to obtain the prevalence of anemia, IDA and its association with mesures of IDA among a group of pregnant women by routine methods and by serum ferritin and rick factors associated

Subjects: A cross – sectional survey the estimates are based on 302

reportedly healthy pregnant women in their second trimester, at hospital of University of Science Medical and Pharmaceutical A series of determinations were conducted to determine heamoglobin concentration (Hb); serum ferritin and other indexes Then a questionaire for epidemiological data, type of diet, level of education, laboratory data, ect was filled

Trang 3

Result: The prevalence of anemia (Hb < 110g/dl) was 20.19%, but severe

anemia (Hb < 70g/dl) was absent; the prevalence of IDA (Hb < 110 g/dl and serum ferritin < 12 ng/ml) was 17.21% Iron prophy laxis in pregnancy – general, milk fortified with iron, number of children, number of abortion were associated with IDA during pregnancy

Conclusion: The prevalence of anemia in pregnant women was 20.19%, of

IDA was 17.21%, which is the same as the prevalence found in other developing countries (25-35%) This show that we are still far behind the health status in the industrialized countries (5-8%)

Trang 4

Thiếu máu trong thai kỳ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng chiếm mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới Theo báo cáo khoảng 56% phụ nữ mang thai ở các nước đang phát triển bị thiếu máu, trong khi chỉ có 18% ở những nước phát triển(6) Thiếu máu gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: sanh non, sanh con nhẹ cân, gây tử vong mẹ và con ở những trường hợp thiếu máu nặng(7,8) Thiếu sắt là nguyên nhân chiếm hàng đầu trong các nguyên nhân gây thiếu máu Ở những nước đang phát triển ngoài nguyên nhân thiếu sắt trong khẩu phần ăn TMTS còn do các bệnh ký sinh trùng đường ruột và sốt rét Tỷ lệ TMTS ở những nước công nghiệp phát triển đã giảm trong vài thập kỉ gần đây nhưng tỷ lệ TMTS chung trên toàn thế giới thay đổi rất ít Khoảng 500 triệu người trên thế giới bị TMTS, và tỷ lệ TMTS chiếm 25-35% ở những nước đang phát triển, trong khi chỉ chiếm khoảng 5-8% ở những nước công nghiệp phát triển(4).

Những thai phụ có dự trữ sắt tốt, được bổ sung viên sắt đầy đủ trong thai kỳ này vẫn có khả năng bị TMTS trong thai kỳ sau(9,10) Khi dự trữ sắt trong cơ thể người mẹ giảm sẽ đưa đến tình trạng giảm sắt trong thai nhi, thậm chí tình trạng thiếu sắt này kéo dài trong năm đầu tiên của trẻ(11)

Trong những thập kỉ gần đây, việc cải thiện chế độ dinh dưỡng, sử dụng sữa

có bổ sung sắt, sử dụng viên sắt dự phòng đã phần nào giảm tần suất thiếu máu thiếu sắt(10,11)

Trang 5

Một trong những vấn đề quan trọng là phân biệt TMTS và tình trạng thiếu máu do những nguyên nhân khác như: sốt rét, nhiễm HIV, tình trạng viêm mãn tính, bệnh lí hemoglobin(12) Xét nghiệm máu nếu có nồng độ hemoglobin thấp nhưng nồng độ ferritin bình thường sẽ loại trừ được những trường hợp này Nồng độ ferritin huyết thanh là chỉ số đặc trưng sử dụng để đánh giá tình trạng dự trữ sắt của cơ thể(13,14) Nồng độ hemoglobin (hay nồng độ hematocrit) không đủ để đánh giá tình trạng thiếu sắt ở thai phụ bởi

vì có rất nhiều trường hợp thai phụ chỉ mới thiếu sắt chưa biểu hiện thiếu máu

Nghiên cứu này thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tỷ lệ thiếu máu, TMTS trong thai kỳ dựa vào nồng độ hemoglobin và ferritin huyết thanh Và tìm những yếu tố liên quan đến tình trạng TMTS ở những thai phụ đến khám thai tại bệnh viện Đại học Y Dược

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Đại học Y Dược từ tháng 10/2006 đến tháng 3/2007

Trong nghiên cứu này, 302 thai phụ có tuổi thai từ 12-24 tuần (tính theo siêu

âm hoặc kinh chót) sẽ được phỏng vấn và nhận vào nghiên cứu nếu không

có những yếu tố loại trừ Những thai phụ có bệnh gan, tim mạch, ung thư hoặc đang trong tình trạng nhiễm trùng sẽ không được nhận vào nghiên cứu

Trang 6

Tất cả thai phụ sẽ được rút 2ml máu để xét nghiệm nồng độ hemoglobin và định lượng nồng độ ferritin huyết thanh tại phòng xét nghiệm bệnh viện Đại học Y Dược

Chúng tôi sẽ thu thập những thông tin về tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, chế độ ăn khi mang thai (ăn nhiều hơn, ít hơn hay bình thường), thói quen ăn uống (thói quen sử dụng trà, cà phê, thuốc lá, rượu-bia, thuốc lá), việc sử dụng sữa có bổ sung sắt, việc được bổ sung viên sắt dự phòng khi khám thai, số con hiện có, số lần bỏ thai và biện pháp kế hoạch hóa gia đình

Phân tích số liệu

Số liệu được quản lí và phân tích trên phần mềm SPSS 15 Sử dụng phép kiểm 2 để kiểm định yếu tố liên quan

KẾT QUẢ

Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi:

Tuổi mang thai trung bình của thai phụ là 27,91 ± 5,13 tuổi (18 tuổi – 40 tuổi)

Đa số thai phụ có trình độ học vấn cấp 2 – 3, chiếm 92,4%; tốt nghiệp đại học và sau đại học (ĐH – SĐH) chiếm 7,6% và không có thai phụ nào có trình độ cấp 1 hoặc mù chữ

Trang 7

Tương ứng với trình độ học vấn, số thai phụ làm nhân viên văn phòng (NVVP) chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu 47,3%, tiếp theo là nội trợ (37,5%) và những nghành nghề khác (buôn bán, công nhân) chiếm 15,2%

Vì đặc thù của bệnh viện Đại học Y Dược là bệnh viện bán công nên không

có thai phụ nào đến khám thai có kinh tế nghèo, đa số có tình trạng kinh tế

đủ ăn và khá, chiếm tỷ lệ lần lượt là 57,6% và 42,4%

Bảng 1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Đặc điểm

Số thai phụ

Tỷ lệ (%)

Trang 8

Đặc điểm

Số thai phụ

Tỷ lệ (%)

Có /3 con 31 10,2 Đặt vòng 23 7,6

Trang 9

Đặc điểm

Số thai phụ

Tỷ lệ (%)

Dựa trên bảng 1, chúng tôi nhận thấy:

Chỉ có 4,9% thai phụ nghén nhiều trong thai kỳ, đa số thai phụ nghén ít, chiếm 59,9% và 35,2% cảm thấy bình thường như lúc không mang thai

Số liệu thống kê trong mẫu 302 thai phụ, tỷ lệ thai phụ ăn bình thường và ăn

ít hơn khi mang thai tương đương nhau, chiếm 42,4% và 40,2% và chỉ có 17,4% thai phụ ăn nhiều hơn so với lúc không mang thai

Có 257 thai phụ sử dụng sữa bổ sung sắt trong thai kỳ, chiếm tỷ lệ 84,9% và chỉ có 45 thai phụ không sử dụng sữa, chiếm tỷ lệ 15,1%

Hầu hết thai phụ đều có bổ sung viên sắt khi mang thai, chiếm tỷ lệ 72,4%

Trang 10

Nhóm nghiên cứu ghi nhận đa số thai phụ không có thói quen sử dụng trà, cà phê, thuốc lá và rượu bia, chiếm tỷ lệ 54,9%

Đa số thai phụ trong nghiên cứu sanh lần đầu chiếm 54,9%; sanh lần 2, lần 3

và lần 4 lần lượt chiếm tỷ lệ 25%, 9,9% và 10,2%

Chúng tôi ghi nhận trên 302 thai phụ tham gia nghiên cứu: có 45,1% thai phụ chưa bỏ thai lần nào; 34,9% bỏ thai 1 lần, 20% bỏ thai 2-3 lần và không

có thai phụ nào bỏ thai trên 3 lần

Tỷ lệ thai phụ thiếu máu và TMTS trong thai kỳ

Trong tổng số 302 thai phụ, có 61 thai phụ bị thiếu máu (Hb < 11 g/dl) chiếm tỷ lệ 20,19% và 241 thai phụ có mức hemoglobin bình thường, chiếm

tỷ lệ 79,81% trên tổng số mẫu nghiên cứu

Bảng 2: Phân bố mức độ thiếu máu của thai phụ (theo tiêu chuẩn của WHO)

Mức độ thiếu máu Số thai

phụ

Tỷ lệ (%)

Trang 11

Mức độ thiếu máu Số thai

phụ

Tỷ lệ (%)

Căn cứ xét nghiệm nồng độ hemoglobin và ferritin huyết thanh, tỷ lệ thai phụ bị thiếu máu thiếu sắt (khi nồng độ hemoglobin < 11 g/dl và nồng độ ferritin huyết thanh < 12 ng/ml) là 17,21%, chiếm 85,25% trong tổng số thai phụ bị thiếu máu

Mối liên quan giữa TMTS trong thai kỳ và một số yếu tố nguy cơ

Về trình độ học vấn

Không có thai phụ học vấn dưới cấp 1 Trong nhóm thai phụ trình độ học vấn đại học – sau đại học chỉ có 1 thai phụ bị TMTS (chiếm 4,3%), nhóm

Trang 12

thai phụ còn lại có 52 người bị TMTS (chiếm 18,5%) Mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,889

Về nghề nghiệp

Nhóm nghề nội trợ chiếm tỷ lệ cao nhất và có 20,8% thai phụ bị TMTS, trong những người làm việc văn phòng có 19,3% bị TMTS và ở những thai phụ làm nghề khác (công nhân, buôn bán…) tỷ lệ TMTS là 2,2% Mối quan

hệ này không có ý nghĩa thống kê với p =0,211

Về kinh tế

Trong 302 mẫu nghiên cứu của chúng tôi không có thai phụ có kinh tế nghèo, trong nhóm thai phụ có kinh tế đủ ăn tỷ lệ TMTS chiếm 21,7% và trong nhóm thai phụ kinh tế khá tỷ lệ TMTS chỉ chiếm 10,9% Với phép kiểm 2 chúng tôi nhận thấy giữa TMTS thai kỳ và tình trạng kinh tế không

có mối liên quan có ý nghĩa thống kê p=0,763

Trang 13

Về thói quen ăn uống

Chúng tôi nhận thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng TMTS trong thai kỳ, p = 0,231

Biện pháp ngừa thai và TMTS trong thai kỳ

Cũng không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê, p = 0,118

Bảng 3 Liên quan giữa TMTS trong thai kỳ và một số yếu tố nguy cơ

Thiếu máu thiếu sắt

Yếu tố nguy

Giá trị P

15 (6,8%)

204 (93,2%)

47 (56%)

0,041

30 (11,6%)

227 (88,4%)

24 (52,2%)

0,023

Trang 14

Không

1 (0,7%)

135 (99,3%)

1 lần

22 (22,8%)

83 (77,2%)

Số lần

bỏ thai

2-3 lần

30 (49,2%)

31 (51,8%)

0,007

0 con 15 (9%) 151(91%) 0,011

1 con

14 (18,7%)

61 (81,3%)

2 con

1 (3,3%)

30 (96,7%)

8 (25,8%)

Nghiên cứu trên 302 thai phụ chúng tôi nhận thấy đa số phụ nữ mang thai được bổ sung viên sắt trong thai kỳ Trong nhóm có sử dụng viên sắt số thai phụ TMTS chiếm tỷ lệ 6,8%, trong khi ở nhóm không được bổ sung viên sắt

tỷ lệ TMTS là 44% Qua phép kiểm 2, nhóm nghiên ghi nhận mối liên quan

Trang 15

giữa TMTS và vấn đề bổ sung sắt trong thai kỳ có mối liên quan có ý nghĩa thống kê, với p = 0,04

Về vấn đề sử dụng sữa có bổ sung sắt trong thai kỳ, chúng tôi nhận thấy trong nhóm thai phụ có sử dụng sữa có bổ sung sắt có tỷ lệ TMTS là 11,6%

và nhóm không sử dụng sữa bổ sung sắt có tỷ lệ TMTS là 47,8% Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê, p = 0,023

Qua khai thác tiền căn sản khoa chúng tôi nhận thấy những thai phụ chưa bỏ thai lần nào chỉ có 0,7% bị TMTS thai kỳ, và những thai phụ bỏ thai 1 lần, 2-3 lần bị TMTS thai kỳ chiếm tỷ lệ lần lượt là 20,8% và 49,2% Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (p=0,007)

Ở những thai phụ chưa có con, tỷ lệ TMTS chiếm khoảng 9% và tỷ lệ này tăng lên cùng với số con hiện có (thai phụ có 3 con, tỷ lệ TMTS chiếm 74,2%) Qua phép kiểm 2 chúng tôi nhận thấy mối liên quan giữa TMTS

và số con hiện có của thai phụ có ý nghĩa thống kê, với p = 0,011

BÀN LUẬN

Tỷ lệ thiếu máu và TMTS ở phụ nữ mang thai

Từ 302 thai phụ tham gia nghiên cứu được phân tích, chúng tôi ghi nhận tỷ

lệ thiếu máu trong thai kỳ tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là 20,19%, tỷ lệ TMTS là 17,21%

Trang 16

Những kết quả nghiên cứu trong trước đây cho thấy:

- Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai theo công bố của Viện bảo vệ sức khoẻ Bà mẹ – Trẻ em và trường Đại học Y Khoa Hà Nội vào năm 1994 là 40,4% trên toàn mẫu nghiên cứu(1).

Năm 1996, Viện Dinh Dưỡng quốc gia thống kê trên 53 tỉnh thành trong cả nước ghi nhận tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ tại Việt Nam là 52,3%(3)

Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Đặng Thị Hà thực hiện trên 2.084 phụ nữ mang thai trên 22 quận nội, ngoại thành ghi nhận tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 38,1% và tỷ lệ TMTS là 31,53%(2)

So sánh với các tác giả trong nước, tỷ lệ thiếu máu, TMTS ở phụ nữ mang thai theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều(1-3) Điều này là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại một bệnh viện, mà đặc thù của dân số nghiên cứu ở đây đa số là có kinh tế đủ ăn và khá giả Thai phụ đến khám thai hầu hết đều ý thức được vấn đề quan trọng của việc khám và theo dõi sức khỏe bà mẹ và bé Trong khi đó, những nghiên cứu của các tác giả khác được thực hiện tại cộng đồng, đặc biệt là nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, khảo sát đến tận các vùng nông thôn sâu, nơi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, ý thức về chăm sóc sức khỏe y tế và chăm sóc thai kỳ của người dân còn nhiều hạn chế, vì vậy tỷ lệ thiếu máu, TMTS trong các nghiên cứu rất cao

Trang 17

So sánh với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài thì tỷ lệ thiếu máu thai kỳ của chúng tôi nằm trong giới hạn thay đổi chung của các nước đang phát triển, từ 25-35%(18) Nhưng tỷ lệ này cao rất nhiều so với những nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ thiếu máu thai kỳ ở các nứơc này chỉ từ 5-8% Và thấp hơn tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ các nước thuộc thế giới thứ 3(18)

Nghiên cứu tại Mexico năm 1995 cho thấy thiếu máu gặp nhiều ở thai phụ với tỷ lệ là 18,17%(12)

Quan sát trên 3.591 phụ nữ mang thai của 15 tỉnh, Lao QK ghi nhận tỷ lệ thiếu máu vào năm 2004 của thai phụ Trung Quốc là 19,1%(15)

Tại Ấn Độ, nghiên cứu trên 15 quận cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 84,9%, trong đó tỷ lệ thiếu máu nặng (hemoglobin < 70 g/dl) chiếm đến 13,1%(17)

Nghiên cứu tại Malaysia năm 2005 ghi nhận tỷ lệ thiếu máu trên 52 thai phụ tham gia nghiên cứu là 34,6%(5)

Tỷ lệ thiếu máu thai kỳ trong nghiên cứu của chúng tôi là 20,19%, có nhiều khác biệt so với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Sự khác biệt này là

do cách chọn mẫu khác nhau, điều kiện chăm sóc y tế và chăm sóc tiền thai

ở mỗi quốc gia có sự khác nhau Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ của các nghiên cứu trên (cả Việt nam và nước ngoài) đều nằm trong tỷ lệ

Ngày đăng: 01/08/2014, 06:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w