1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của tông công ty đức giang – ctcp thực trạng và giải pháp hoàn thiện

68 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 398 KB

Nội dung

1.2.2 Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty Tổng Công Ty Đức Giang chuyên hoạt động trong các lĩnh vực sau: - Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, nguyênphụ l

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Dệt may là một ngành công nghiệp có đóng góp đáng kể vào tổng kimngạch xuất nhập khẩu của cả nước, là một trong những mặt hàng có kim ngạchxuất khẩu trên 1 tỷ USD Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao nhưng phần lớn cácsản phẩm dệt may đều được sản xuất dưới hình thức gia công Tuy gia côngkhông phải là hoạt động chủ lực mà Việt Nam hướng tới trong bước phát triểnngành dệt may nhưng hiện nay, gia công hàng may mặc xuất khẩu đang đóngvai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của ngành Tổng công tyĐức Giang là một trong những công ty được thành lập đầu tiên trong ngành dệtmay, chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc trên thị trường nội địa và thịtrường quốc tế Trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước chưa phát triển, các doanhnghiệp may mặc Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế, cũngnhư rất nhiều các doanh nghiệp dệt may khác, Tổng công ty Đức Giang cũngtiến hành xâm nhập thị trường quốc tế bằng hình thức gia công sản phẩm chocác đối tác nước ngoài

Sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty Đức Giang, tôi đã chọn đề tài

“Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của tông công ty Đức Giang – CTCP : Thực trạng và giải pháp hoàn thiện“ làm báo cáo thực tập tốt

nghiệp

Mục đích của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu hoạt động gia công tại công tynhằm đưa ra một số giải pháp khả thi cho hoạt động gia công tại tổng công tyĐức Giang

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và những giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả gia công hàng xuất khẩu may mặc tại công ty cổ phần ĐứcGiang

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những lí luận cơ bản của gia công hàngmay mặc xuất khẩu, những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động gia công hàng maymặc xuất khẩu và thực trạng hoạt động này tại công ty cổ phần Đức Giang

1

Trang 2

Báo cáo gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về Tổng công ty Đức Giang

Chương II: Thực trạng hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Tổngcông ty Đức Giang

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuấtkhẩu tại Tổng công ty Đức Giang

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY

ĐỨC GIANG

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Công ty cổ phần may Đức Giang là một doanh nghiệp sản xuất và kinhdoanh các sản phẩm may mặc, trực thuộc tổng công ty dệt may - Bộ côngnghiệp.Trụ sở chính của công ty đặt tại 59 –Thị trấn Đức Giang – Gia Lâm– HàNội

Tên giao dịch quốc tế: DUGARCO (DUC COPORATION)

Địa chỉ: 59 thị trấn Đức Giang – Long Biên – Hà Nội

Công ty May Đức Giang tiền thân là Xí nghiệp may Đức Giang được thànhlập vào ngày 2 tháng 5 năm 1989 theo quyết định số 102 CNn/TCLD của BộCông Nghiệp Nhẹ Vào thời điểm này nền kinh tế nước ta đang chuyển mạnh từ

cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường Các đơn vị kinh tế cơ sởthực hiện quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, từ đó vai trò của các tổngcông ty và liên hiệp các xí nghiệp không còn như trước Để thích ứng với cơ chếmới các cơ quan này phải sắp xếp lại tổ chức và tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuậtcùng số lao động dôi dư để hình thành đơn vị sản xuất kinh doanh mới MayĐức Giang là một đơn vị ra đời trong bối cảnh ấy

Cơ sở vật chất ban đầu của xí nghiệp là trạm vật tư May Đức Giang thuộcliên hiệp các xí nghiệp may gồm 5 nhà kho, 2 dãy nhà cấp 4 trên diện tích đất 18

000 m2 máy móc thiết bị có 132 máy khâu Liên Xô và số máy cũ đã thanh lý của

3

Trang 4

May 10, May Thăng Long và của liên hiệp các xí nghiệp may điều cho Tổnggiá trị của số tài sản này là 265 triệu đồng, không có vốn lưu động Về lao động,theo danh sách ban đầu là hơn 40 người được điều từ các phòng ban của liênhiệp và số nhân viên coi kho của trạm vật tư May Đức Giang Song trên thực tếkhi xí nghiệp đi vào hoạt động chỉ còn 28 người và chủ yếu là nhân viên coikho.

Thời gian đầu, xí nghiệp chỉ sản xuất những mặt hàng kỹ thuật trung bình,phù hợp với các đơn đặt hàng trả nợ hoặc đổi hàng cho Liên Xô và các nướcĐông Âu Trong lúc xí nghiệp đang chập chững bước đi đầu tiên thì các doanhnghiệp “đàn anh” trong bầu không khí hối hả đầu tư đổi mới công nghệ, nhiềuđơn vị đã hình thành các xưởng sản xuất với máy móc và trang thiết bị hiện đạicủa Nhật Bản và bắt tay với các đối tác thuộc thị trường khu vực hai Trước tìnhhình đó đòi hỏi xí nghiệp không chỉ phải làm ăn tốt trong hiện tại mà phải cóngay một chương trình đầu tư mới, khẩn trương tiến kịp với các đơn vị đàn anhtrong ngành

Năm 1989, trước tình hình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nhiều doanhnghiệp đã bị giải thể hoặc phá sản do không thích ứng được với sự vận động của

cơ chế mới Từ chỗ nắm bắt được xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới

và nền kinh tế nước nhà, cùng với những điều kiện hiện có, ngày 02-05-1989một phân xưởng may được thành lập trên diện tích của tổng kho vật tư 1 – Liênhiệp may tại thị trấn Đức Giang ngày nay Lúc đó phân xưởng may chỉ có 50người, 5 toà nhà kho, hai dãy nhà cấp 4 Năm 1990, phân xưởng may được Bộcông nghiệp nhẹ tổ chức thành “ Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang”theo quyết định số 102 / CN – TCLĐ ngày 23/2/1990 của Bộ trưởng Bộ côngnghiệp nhẹ

Năm 1990, năm kế hoạch đầu tiên, xí nghiệp đã hoàn thành tốt nhiệm vụcấp trên giao

Trang 5

- Doanh thu đạt 718 triệu đồng

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 23 ngàn đô la

- Nộp ngân sách 25 triệu đồng

- Số lượng lao động 380 người

- Thu nhập bình quân đầu người 40 800 đ/ tháng

Năm 1992, trước yêu cầu thực tế trong quan hệ với bạn hàng, Bộ côngnghiệp nhẹ đã cho “xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang” đổi tên thành

“Công ty may Đức Giang” theo quyết định 1274/QDCN – TCLĐ ngày12/12/1992

Tháng 3 /1993 Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ có quyết định số 211/CN –TCLĐ v/v thành lập doanh nghiệp nhà nước Nghị định 388/HĐBT ngày20/11/1991 của chủ tịch HĐBT nay là thủ tướng chính phủ , theo quyết định nàyCông ty may Đức Giang đã trở thành một doanh nghiệp nhà nước có con dấuriêng

Tháng 4/1993 Công ty được cấp giấy phép kinh doanh XNK số 1021046của Bộ trưởng thương mại 6/9/1993 Từ đó, Công ty may Đức Giang lấy têngiao dịch là “ Công ty xuất – nhập khẩu may mặc Đức Giang” (DUC GIANGIMPORT – EXPORT GARMENT COMPANY) như ngày nay

Từ những căn cứ pháp lý trên, Công ty được phép xuất nhập khẩu trựctiếp, hợp tác liên doanh, liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước

Ngày 28/11/1994 Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ có quyết định số 1579 / CN –TCLĐ v/v chuyển đổi tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất bộ máy củacông ty

Với sự điều hành của bộ máy mới và sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ côngnhân viên, công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Năm 1996, Bộ trưởng thương mại đã có văn bản số 12901/TM –XNK,ngày 14/12/1996 về việc “ Bổ sung ngành kinh doanh XNK và chuyển đổiloại giấy phép ” Như vậy, đến năm 1996, Công ty may Đức Giang trở thành

5

Trang 6

công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tổng hợp Tuy nhiên, sảnphẩm may mặc vẫn là chủ yếu.

Năm 1996: Liên doanh may xuất khẩu Việt Thành ( Bắc Ninh)

Năm 1997: Liên doanh may xuất khẩu Việt Thái ( Thái Nguyên)

Liên doanh may xuất khẩu Việt Thanh ( Thanh Hoá)

Tháng 3/1998, Công ty được tổng công ty Dệt may, Bộ công nghiệp chophép sát nhập Công ty may Hồ Gươm vào Từ đó, hiện nay qui mô của Công tyđược mở rộng nhiều so với năm 1997

Năm 1999: Liên doanh may xuất khẩu Hưng Nhân ( Thái Bình)

Tháng 4/2003 khánh thành nhà máy may công nghệ cao khu côngnghiệp Nguyễn Đức Cảnh - Thị xã Thái Bình

Để quá trình sản xuất kinh doanh thuận tiện và hoạt động có hiệu quảhơn, ngày 1/1/2006, cùng với sự đồng ý của thủ tướng chính phủ, Công ty mayĐức Giang chuyển tên thành “ Công ty cổ phần may Đức Giang”

Trước những đòi hỏi khắt khe của cơ chế thị trường, tập thể cán bộ côngnhân viên trong Công ty cổ phần may Đức Giang đã duy trì ý chí phấn đấu vươnlên Ban Giám đốc luôn tận tuỵ với công việc, lãnh đạo tài tình, năng động tronggiải quyết công việc của Công ty Chính vì vậy vị thế của Công ty may ĐứcGiang ngày càng được củng cố ngày may Việt Nam và trên thị trường thế giới

Ngày 13-9-2005 Bộ trưởng Công Nghiệp kí quyết định số TCCB chuyển Công ty May Đức Giang thành Công ty cổ phần May Đức Giang

2882/QĐ-Từ 1-1-2006 công ty đã chính thức hoạt động theo qui chế công ty cổphần trong đó phần vốn nhà nước chiếm 45% vốn điều lệ Hiện nay số CBCNVcủa Công ty và các đơn vị liên doanh gần 8500 người, mỗi năm sản xuất khoảng

7 triệu sơ- mi, 3 triệu giắc-két và 1 triệu quần Sản phẩm của Công ty được xuất

đi nhiều nước trên thế giới

Hiện nay, công ty May Đức Giang có một khu sản xuất liên hoàn trên

Trang 7

tổng số vốn kinh doanh trên 70 tỷ đồng, năng lực sản xuất mỗi năm trên 7 triệu

áo sơ mi quy đổi Sản phẩm chủ yếu là áo sơ mi cao cấp, áo Jacket, quần Jean,quần âu các loại Thị trường xuất khẩu gồm 22 nước trên thế giới như Nhật Bản,Hàn Quốc, Đài Loan, Hông Công, Khối EU, Trung Cận Đông, Bắc Mỹ Hệthống tiêu thụ trong cả nước có 39 đại lý ở các tỉnh và thành phố ngoài ra đơn vịcòn có 4 đơn vị liên doanh tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hoá, TháiBình giải quyết việc làm cho hơn 3000 lao động tại các địa phương

Sau gần hai thập kỉ phát triển, công ty đã được nhà nước tặng thưởngdanh hiệu Anh hùng và nhiều huân chương các loại

1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

1.2.1 Đặc điểm về quy trình công nghệ của công ty

Quy trình sản xuất của công ty có đối tượng chế biến là vải được cắt vàmay thành các chủng loại mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ vải củamỗi chủng loại mặt hàng có mức độ khác nhau, phụ thuộc vào số lượng chi tiếtcủa loại hàng đó Do mỗi mặt hàng, kể cả kích cỡ của mỗi mặt hàng có yêu cầusản xuất riêng về loại vải, về thời gian hoàn thành cho nên tuỳ từng chủng loạimặt hàng khác nhau, được sản xuất trên cùng một dây chuyền ( cắt, may, là )nhưng không được tiến hành đồng thời cùng một thời gian và mỗi mặt hàngđược may từ nhiều loại khác nhau hoặc nhiều loại khác nhau được may cùngmột loại vải Do đó cơ cấu chi phí chế biến và định mức kỹ thuật của mỗi loạichi phí cấu thành sản lượng sản phẩm của từng mặt hàng là khác nhau

Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là sản suất phức tạp kiểu liêntục, sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau Các mặt hàng mà công

ty sản xuất có nhiều kiểu cách, chủng loại khác nhau Song tất cả đều phải trảiqua các giai đoạn cắt, là may, đóng gói riêng với mặt hàng có yêu cầu giặt màihoặc thêu thì được thực hiện ở các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ Ta cóthể thấy được quy trình công nghệ sản suất sản phẩm ở Công ty May Đức Giangqua sơ đồ sau:

7

Trang 8

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG

Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty may Đức Giang

Nguyên vật liệu chính là vải được nhập từ kho nguyên liệu theo từngchủng loại vải mà phòng kỹ thuật đã yêu cầu cho từng loại mã hàng Vải đượcđưa vào nhà cắt, tại đây vải được trải, đặt mẫu, đánh số và trở thành bán thànhphẩm Sau đó các bán thành phẩm được nhập kho nhà cắt và chuyển cho các tổmay trong xí nghiệp Ở các bộ phận may, việc may lại được chia thành ít nhiềucông đoạn như may cổ, tay, thân tổ chức thành một dây chuyền, bước cuối

Kho phụ liệu

may

Giặt Thêu

KCS

Bao bì Nhập kho Đóng hòm

Trang 9

dụng các nguyên liệu phụ như cúc, chỉ, khoá, chun Cuối cùng khi sản phẩmmay song chuyển qua bộ phận là, rồi chuyển sang bộ phận KCS của xí nghiệp

để kiểm tra xem sản phẩm có đảm bảo chất lượng theo yêu cầu không Khi đãqua bộ phận KCS thì tất cả các sản phẩm được chuyển đến phân xưởng hoànthành để đóng gói, đóng kiện

1.2.2 Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty

Tổng Công Ty Đức Giang chuyên hoạt động trong các lĩnh vực sau:

- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, nguyênphụ liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, linh kiện ngành dệt may;

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩmnông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản, thực phẩm công nghệ;

- Kinh doanh các sản phẩm dân dụng, thiết bị văn phòng, phương tiệnvận tải, vật liệu điện, điện tử, điện lạnh, cao su;

- Nhập khẩu sắt thép gỗ, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho sảnxuất kinh doanh, kinh doanh kim loại màu (kẽm, nhôm, đồng, chì) làm nguyênliệu cho sản xuất;

- Kinh doanh vận tải đường bộ và đường thuỷ;

- Dịch vụ xuất nhập khẩu;thương mại, siêu thị

- Kinhdoanh bất động sản, xây dựng và kinh doanh cho thuê làm vănphòng, trung tâm và nhà ở;

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lưu trú du lịch; kinh doanh du lịch lữhành nội địa và quốc tế;

1.2.3 Đặc điểm sản phẩm sản xuất của công ty

Trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường, Công ty cổ phầnmay Đức Giang đã sản xuất kinh doanh theo phương thức đa dạng hóa sản phẩm

để tạo ra sự linh hoạt, thích ứng nhanh chóng với nhu cầu người tiêu dùng nhằmthâm nhập thị trường mới đồng thời mở rộng thị trường truyền thống của mình.Hiện nay, công ty sản xuất hơn 20 chủng loại sản phẩm may mặc khác nhau

9

Trang 10

Tuy nhiên, Công ty cũng xác định được sản phẩm chủ chốt là : áo sơ mi nam,quần âu, veston, áo jacket.

Áo Jacket : Đây là mặt hàng truyền thống của công ty Nói đến áo

Jacket có thể được sản xuất gia công từ nhiều nguyên liệu, phụ liệu khác nhau.Đây là mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật cao, song đó chính là đặc điểm dễ dàng phânbiệt, so sánh chất lượng và cạnh tranh của may Đức Giang và các công ty maytrong và ngoài nước Đặc điểm trong tiêu thụ Jacket là phần lớn sản phẩm xuấtkhẩu được treo trên giá trong container do đó đòi hỏi thực hiện tốt công tác vệsinh công nghiệp khi giao hàng

Áo sơ mi nam : Đây còn là mặt hàng truyền thống của công ty Về quy

trình sản xuấ tuy đơn giản hơn áo Jacket nhưng yêu cầu về kỹ thuật còn đòi hỏitương đối với Jacket Đây là mặt hàng có thế mạnh của công ty về chấtlượng ,quy trình công nghệ,thị trường Chủng loại áo sơ mi đa dạng, phong phú,

áo sơ mi vải 100 % cotton, vải Jean, visco Hiện nay, với máy móc thiết bị hiệnđại, sản phẩm áo sơ mi của công ty sáng bóng, hấp dẫn đạt tiêu chuẩn quốc tế

Áo sơ mi nam là mặt hàng công ty dự định tăng đầu tư thiết bị chuyên dùng mởrộng thị trường xuất khẩu và chiếm lĩnh thịu trường nội địa

Áo veston : Áo Veston là loại hàng đòi hỏi kỹ thuật cao, đặc biệt ở bộ

phận vai và thân áo công ty đầu tư máy Đp thân, sắp tới sẽ đầu tư thêm một sốmáy chuyên dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm

Quần âu,quần Jean : Hàng năm công ty may Đức Giang xuất khẩu hàng

chục nghìn chiếc quần Sau khi được may xong, quần Jean được đưa xuốngphân xưởng giặt mài, do đó tạo nên giá thương mại cao Để chuyển sang bánFOB quần âu vào những năm tới, công ty đã đầu tư thiết bị chuyên dụng như :máy mổ túi, máy cuốn ống, máy đính bọ

1.2 4 Tài sản cố định của công ty

Để mở rộng thị trường thì công ty phải luôn chú ý đến đầu tư vào cơ

Trang 11

công ty đã có tổng 5154 máy may công nghiệp và các thiết bị chuyên dùng.Trong đó có đến 80% là thiết bị hiện đại gồm máy JUKI của Nhật, máy PEAFF.Đặc biệt công ty có 4 đầu máy thêu TAJIMA hiện đại nhất trị giá hàng triệu đôcủa Nhật Bản phục vụ sản xuất các sản phẩm cao cấp áo jacket, áo khoác nữ đểxuất khẩu Công ty cũng có máy : Hệ thống máy nến khí, máy thổi form jacket,

6 máy Dpmex, máy lộn cổ sơ mi, máy Đp cổ, máy Đp thân và băng chuyền tựcủa dây chuyền gấp gói sơ mi

Hiện nay, công ty có 9 xí nghiệp sản xuất, xí nghiệp giặt mài, xínghiệp thêu điện tử,phân xưởng bao bì carton

Bảng 1.1 : TSCĐ của công ty tại ngày 31/12/2012

STT Tên tài sản cố định Số lượng( chiếc) Giá trị

Trang 12

1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Trang 13

13

Trang 14

Sơ đồ 1.2 sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Bất kỳ một doanh nghiệp một tổ chức kinh tế nào muốn kinh doanh tốtđều phải có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phối hợp đồng nhất với nhau, hỗ trợnhau trong công việc

Là đơn vị hạch toán kinh tế, kinh doanh độc lập, Công Ty may ĐứcGiang có quản lý theo hai cấp Cấp công ty ( phía trên ) và các Xí nghiệp thànhviên (phía dưới)

- Tổng giám đốc : Là đại diện pháp lý của công ty, chịu trách nhiệm caonhất trước pháp luật và cấp trên về mọi hoạt động của công ty

- Ba phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị cấp trên bổ nhiệmgồm : - Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất

- Phó tổng giám đốc điều hành kinh doanh

- Phó tổng giám đốc điều hành xuất nhập khẩu

- Các phòng ban chức năng (khối chức năng ) có nhiệm vụ tham mưucho ban giám đốc về lĩnh vực mang tính chất chuyên môn hoá gồm :

Trang 15

vì toàn bộ công việc đều đến tay Tổng Giám Đốc, Giám Đốc giải quyết chịutrách nhiệm thì nay được chia xẻ bớt cho các phòng ban chức năng gánh vác vàchịu trách nhiệm đối với khối lượng công việc được giao trước tổng giám đốc,giám đốc vì thế sẽ hạn chế được những quyết định sai lầm gây thiệt hại, thói cửaquyền, độc đoán, nhằm vụ lợi cá nhân Mặt khác việc chia sẻ bớt quyền lực chonhững người đứng đầu các phòng ban còn tạo cho họ có được sự hưng phấn,cống hiến hết mình cho công việc chung của công ty từ đó góp phần vào việchoàn thành tốt những nghị quyết, mục tiêu đã đề ra Khi công việc thực hiệnkhông được tốt thì cũng dễ ràng quy trách nhiệm tránh tình trạng đổ lỗi chonhau và nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân vì lỗi xẩy ra ở ngay trong mộtlĩnh vực cụ thể Tuy nhiên mô hình này cũng có những hạn chế nhất định đó lànhiều khi có sự hiểu sai ý của cấp trên nên cấp dưới thực hiện không đúng nhưmong muốn gây hậu quả nhiều khi rất khó lường trước vì thế đòi hỏi các bộ phảithực sự có trình độ, hiểu nhanh ý của cấp trên

Ghi chú :

Các phòng tại Tổng Công Ty Đức Giang bao gồm :

- Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu ; Phòng Kinh doanh Tổng hợp ;Phòng Kế hoạch Vật tư; Phòng Đầu tư; Phòng ISO; Phòng Kỹ Thuật, Phòng Cơđiện; Phòng Đời sống; Phòng Tài chính kế toán và Văn phòng tổng hợp

Các xí nghiệp phụ trợ :

- Xí nghiệp Giặt mài ; Xí nghiệp thêu điện tử và Xí nghiệp bao bì carton

Công ty Liên doanh May XNKTH Việt Thành :

- Cơ sở 1 : tại huyện Thuận Thành (Bắc Ninh)

- Cơ sở 2 : tại huyện Gia Bình (Bắc Ninh)

Công ty TNHH May Hưng Nhân :

- Cơ sở 1 : tại huyện Hưng Hà (Thái Bình)

- Cơ sở 2 : tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình)

15

Trang 16

Công ty Liên doanh May XK Việt Thanh :

- Cơ sở 1 : tại Km số 9 đường Nguyễn Trãi (Thanh Hoá)

- Cơ sở 2 : tại 355 đường Bà Triệu (Thanh Hoá)

1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

1.4.1 Lao động

Trang 17

Bảng 1.2 : Đánh giá cơ cấu lao động của công ty

người

Tỷ trọng (%)

Số người

Tỷ trọng (%)

Số Người

Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối (+/-)

Tương đối (%)

Tuyệt đối (+/-)

Tương đối (%)

1950 6540

22,9 77,1

2020 6820

22,8 77,2

- 290 1530

- 13 30,5

70 280

3,58 4,28

( Nguồn : Phòng TCHC của Công ty cổ phần may Đức Giang )

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động của công ty qua một số

năm như sau :

- Tổng số CBCNV của công ty đã tăng trung bình % một năm

- Tỷ lệ số lao động nam và lao động nữ ở công ty có số chênh lệch lớn Tuy

nhiên, trong một số năm gần đây tỷ lệ số lao động nam đang có chiều hướng

tăng lên

- Lao động trực tiếp ở công ty là chủ yếu và tỷ lệ này có xu hướng tăng lên

17

Trang 18

Là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc nên đaphần số công nhân lao động trực tiếp sản xuất đều là nữ.Với số lượng lao độnglớn đòi hỏi công ty có những chính sách hợp lí trong quản lí nguồn nhân lực củamình

1.5 Đánh giá một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây

Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanhthu thuần và trị giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu

tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đếnhoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửachữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bấtđộng sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 19

Bảng 1.3 Trích Bảng Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2010 -2012

Trang 20

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 2011 công ty đã đầu tư mua mớimột số máy móc thiết bị sản xuất.Vì vậy, tổng chi phí tăng243.864.666.292VNĐ tương ứng tăng 44,4% so với năm 2010 Năm 2012, công

ty chi thêm 24.104.880.659 VNĐ so với năm 2011 phục vụ cho hoạt độngMatketing và bán hàng

Về lợi nhuận, công ty đã có sự phát triển rõ rệt khi lợi nhuận thu về năm

2011 tăng 38.052.563.686 VNĐ tương đương tăng 54,08 % Có sự tăng trưởngnày do năm 2011, công ty có sự thay mới trang thiết bị sản xuất khiến giá thànhsản phẩm rẻ hơn trong khi chất lượng cao hơn, thu hút các bạn hàng trong nướccũng như quốc tế Năm 2012,nền kinh tế gặp nhiều biến động khiến lợi nhuậnthu về giảm đáng kể, cụ thể giảm 23.640.793 240 VNĐ tương ứng giảm 21,8

% Theo dự báo, năm 2013 khi nền kinh tế dần phục hồi sẽ tạo điều kiện chocông ty đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia lớn như Mỹ, Canada

Trang 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT

KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY ĐỨC GIANG-CTCP.

2.1 Cơ sở lí luận của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu.

2.1.1 Khái niệm hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu

Gia công hàng may mặc xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuấtkhẩu Trong đó, người đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết

bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước.Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêucầu của khách Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại chongười đặt gia công để nhận tiền công

Tiền công gia công

MMTB, NPL,

Trả sản phẩm hoàn chỉnh

Sơ đồ 2.1: Quan hệ giữa hai bên ( đặt và nhận) trong hoạt động gia công

Tại Việt Nam, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, khái niệm gia công đượcquy định trong Nghị định 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 như sau:

Gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài là việc thương nhân ViệtNam, doanh nghiệp được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Trang 23

nhận gia công hàng hóa tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài hoặc đặt giacông ở nước ngoài.

Như vậy, hoạt động gia công xuất khẩu là quan hệ hợp tác giữa hai haynhiều bên để sản xuất ra hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu Trong mối quan hệnày, bên nhận gia công có lợi thế về nhân lực nhận tổ chức quá trình sản xuấtsản phẩm theo hợp đồng sau đó sẽ trả sản phẩm hoàn chỉnh cho bên đặt gia công

để lấy tiền công

2.1.2 Phân loại hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu

Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu là một hoạt động mang lạinguồn ngoại tệ, góp phần phát triển đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng.Căn cứ vào các tiêu chí, có thể phân loại hoạt động gia công hàng may mặc xuấtkhẩu như sau:

 Căn cứ theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm,hoạt động gia công có các hình thức sau:

+ Hình thức nhận nguyên liệu, giao sản phẩm: bên nhận gia công sản xuấtsản phẩm từ nguyên liệu và bán thành phẩm thuộc quyền sở hữu của bên đặt giacông, sau đó giao sản phẩm và nhận tiền công Phương thức này còn gọi làphương thức gia công xuất khẩu đơn thuần, là phương thức sơ khai của gia côngxuất khẩu Theo phương thức này, bên nhận gia công có lợi thế là không phải bỏvốn ra mua nguyên phụ liệu, không những thế, nếu thực hiện sử dụng tiết kiệmnguyên phụ liệu so với định mức thì bên nhận gia công còn có thể hưởng sốnguyên phụ liệu còn dư ra đó Tuy nhiên gia công theo hình thức này hiệu quảkinh tế không cao vì bên nhận gia công chỉ được hưởng tiền công gia công Bêncạnh đó, bên nhận gia công còn phụ thuộc vào tiến độ giao nguyên phụ liệu củabên đặt gia công Bên đặt gia công thường gặp rủi ro trong phương thức giacông này là nếu bên nhận gia công làm sai thì sẽ mất số nguyên phụ liệu đó màkhông thu được hàng hóa

23

Trang 24

+ Hình thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm: Theo hình thức này, bênđặt gia công sẽ cung cấp các mẫu mã, tài liệu kĩ thuật cho bên nhận gia côngtheo hợp đồng để tiến hành sản xuất và sau đó sẽ mua lại thành phẩm Bên nhậngia công có thể mua nguyên phụ liệu theo hai cách: mua theo sự chỉ định củabên đặt gia công hoặc tự tìm nhà cung cấp nguyên phụ liệu Đây là hình thứcphát triển cao của gia công xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bên nhậngia công.

Ưu điểm của phương thức gia công này là bên đặt gia công không phảichịu chi phí ứng trước về nguyên phụ liệu, nếu bên nhận gia công làm sai thìkhông mất nguyên phụ liệu, do vậy giảm bớt rủi ro trong quá trình đặt gia cônghàng Bên nhận gia công có thể chủ động trong việc mua nguyên phụ liệu,không phụ thuộc vào bên đặt gia công, đặc biệt nếu tự mua nguyên liệu hoàntoàn thì sẽ giảm được chi phí sản xuất, vì vậy mà nâng cao hiệu quả kinh tế Mặtkhác, bên nhận gia công còn có thể mở rộng thị trường nguyên phụ liệu thôngqua việc xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu do bên đặtgia công chỉ định Tuy nhiên, phương thức này có những bất lợi với bên nhậngia công là nếu không mua nguyên phụ liệu của nhà cung cấp do bên đặt giacông chỉ định thì sai hợp đồng, nhưng nếu mua lại thường hay bị ép giá

 Căn cứ theo giá cả, gia công có các hình thức sau:

+ Hợp đồng khoán: trong hợp đồng gia công người ta xác định định mứccho sản phẩm gồm: chi phí định mức và thù lao định mức Hai bên sẽ thanh toánvới nhau theo mức đó cho dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêuchăng nữa

+ Hợp đồng thực chi thực thanh: bên nhận gia công thanh toán với bên đặtgia công toàn bộ chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công

 Căn cứ theo mức độ cung cấp nguyên phụ liệu:

Trang 25

+ Bên đặt gia công cung cấp 100% nguyên phụ liệu và bên nhận gia côngsản xuất sản phẩm theo định mức đã thỏa thuận trong hợp đồng, sau đó sẽ trả lạithành phẩm cho bên đặt gia công hoặc sẽ giao cho bên thứ ba theo chỉ định.

+ Bên nhận gia công chỉ nhận nguyên liệu chính theo định mức cònnguyên liệu phụ thì tự khai thác theo đúng yêu cầu của khách hàng

+ Bên nhận gia công không nhận bất cứ nguyên liệu phụ nào của kháchhàng mà chỉ nhận ngoại tệ để mua nguyên liệu theo đúng yêu cầu

 Căn cứ vào nghĩa vụ của bên nhận gia công

- CM (cutting and making): Người nhận gia công chỉ tiến hành pha cắt vàchế tạo sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công

- CMP (cutting, making and packaging): Người nhận gia công phải phacắt, chế tạo và đóng gói sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công

- CMPQ (cutting, making, packaging and quota fee): Người nhận giacông ngoài việc cắt may, đóng gói sản phẩm còn phải trả phí hạn ngạch theo quyđịnh những mặt hàng được quản lí bằng hạn ngạch

Hiện nay, công ty cổ phần May 10 chỉ thực hiện gia công hàng may mặcxuất khẩu thông qua hai hình thức: gia công nhận nguyên liệu, giao thành phẩm

và gia công mua nguyên liệu, bán thành phẩm Phương thức mua nguyên liệubán thành phẩm bên cạnh việc công ty tìm kiếm đối tác đặt gia công theophương thức này thì đa số các hợp đồng đặt gia công mua nguyên liệu bán thànhphẩm của công ty đều do các bạn hàng chuyển từ gia công nhận nguyên liệu,giao thành phẩm chuyển sang Hiện nay, số hợp đồng gia công nhận nguyênliậu, giao thành phẩm của công ty đã giảm đi đáng kể, thay vào đó là hợp đồngmua nguyên liệu, bán thành phẩm bởi các hợp đồng này sẽ làm tăng giá trị giacông mà công ty nhận được Số hợp đồng mua nguyên liệu, bán thành phẩmchiếm 70% – 80% trong tổng số hợp đồng gia công mà công ty May 10 nhậnđược

25

Trang 26

Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu

Xuất phát từ khái niệm gia công thì hoạt động gia công hàng hóa xuấtkhẩu bao gồm hai nội dung: thứ nhất, bên nhận gia công sẽ nhận gia công chothương nhân nước ngoài để hưởng tiền gia công, thứ hai, bên đặt gia công thuêbên nhận gia công hàng hóa để kinh doanh thương mại Trong nội dung của báocáo này chỉ đề cập tới nội dung thứ nhất

Như vậy, hoạt động gia công có những đặc điểm sau:

- Hoạt động gia công là phương thức sản xuất hàng hóa theo đơn đặthàng Bên đặt gia công sẽ đặt hàng cho bên gia công để sản xuất sản phẩm nhằmphục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Văn bản để chứng tỏ tínhpháp lý của đơn đặt hàng đó là hợp đồng gia công

- Nội dung gia công bao gồm: sản xuất, chế biến, chế tác, sữa chữa, táichế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu và bằng nguyên phụ liệucuả bên đặt gia công Khi bên đặt gia công đặt hàng, doanh nghiệp nhận giacông sẽ phải thực hiện toàn bộ các công đoạn để sản xuất ra hàng hóa bằngnguyên phụ liệu mà bên đặt gia công đã cung cấp hoặc yêu cầu Các khâu trongquá trình sản xuất từ khi đưa nguyên phụ liệu vào cho tới khi hoàn thành sảnphẩm để đóng gói giao cho bên đặt đều phải do bên nhận gia công chịu tráchnhiệm

- Để thực hiện việc gia công, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tiếnhành chuyển giao công nghệ Do trình độ khoa học công nghệ kém phát triểncủa nước nhận gia công mà các doanh nghiệp nước ngoài có thể chuyển giaocông nghệ cũng như những kinh nghiệm quản lý để bên nhận gia công có thểhoàn thành được hợp đồng Tuy nhiên việc gia công hàng hóa cũng như việcchuyển giao công nghệ phải được thực hiện đúng theo hợp đồng gia công vàtheo quy định của pháp luật của nước nhận gia công và nước đặt gia công

- Bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của quyền sởhữu công nghiệp đối với hàng hóa gia công Khi đặt gia công, các mẫu mã mà

Trang 27

mẫu mã thuộc quyền sở hữu của bên đặt gia công Các mẫu mã này phải đượcbên đặt gia công đăng kí bản quyền tác giả và bên đặt gia công phải chịu mọitrách nhiệm nếu phát hiện những mẫu mã đó là vi phạm quyền tác giả.

- Bên đặt gia công có quyền cử thanh tra để kiểm tra, giám sát việc giacông tại nơi nhận gia công theo thỏa thuận giữa các bên nhằm tránh tình trạngsai sót trong khi sản xuất hàng gia công

- Bên nhận gia công giao sản phẩm hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đề ra vànhận tiền công

2.1.4 Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa xuất khẩu

* Đối với nền kinh tế quốc dân

Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế mở cửa thì ngoại thương đang ngày

có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hoạt động ngoại thương một mặt giúpcho đất nước có được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu, qua đó góp phần côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, mặt khác giúp cho nền kinh tế và các doanhnghiệp học tập được các kinh nghiệm tiên tiến về quản lý và các tiến bộ khoahọc công nghệ nhằm hiện đại hóa sản xuất Bên cạnh các hoạt động xuất nhậpkhẩu thì hoạt động gia công hàng hóa có một vai trò quan trọng, nhất là đối vớinền kinh tế còn đang phát triển như nước ta

- Hoạt động gia công thu hút một lượng lớn lao động phổ thông, do

đó nó có vai trò tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, gópphần giảm tỉ lệ thất nghiệp cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân Thông quahoạt động gia công, nước ta tận dụng được nguồn lao động dồi dào với giá nhâncông rẻ để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm được giá thành Đây cũng là mộtthế mạnh của gia công tại Việt Nam

- Thu hút vốn, kĩ thuật, công nghệ nước ngoài, tăng nguồn thu ngoại

tệ cho quốc gia đồng thời có điều kiện học tập kinh nghiệm quản lí tiên tiến củanước ngoài, tiếp cận với thị trường thế giới Gia công chủ yếu là trong các lĩnh

27

Trang 28

vực công nghiệp nhẹ, khu vực công nghiệp cần nhiều lao động và là khu vựckinh tế cần hiện đại hóa trước tiên nếu muốn hiện đại hóa nền kinh tế

- Nâng cao trình độ sản xuất trong nước, kích thích hoạt động xuấtkhẩu phát triển Tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài, với các trang thiết bịhiện đại và sự quản lí khoa học của họ, ngành công nghiệp Việt Nam sẽ nângcao trình độ quản lí và hiện đại được các trang thiết bị, từ đó sẽ góp phần nângcao trình độ sản xuất trong nước Mặt khác, khi tiến hành gia công cho nướcngoài, chúng ta sẽ tận dụng được cơ sở nhà xưởng, máy móc, sử dụng nguyênphụ liệu, vật tư sẵn có trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước khác nhau, sửdụng "Trademark" (thương hiệu), kênh phân phối hàng hoá của bên đặt gia công

ở nước ngoài Từ các lợi thế trên, sau này chúng ta sẽ rút kinh nghiệm để nângdần tỷ trọng hàng hoá tự sản xuất trực tiếp xuất khẩu

* Đối với doanh nghiệp gia công xuất khẩu

Gia công xuất khẩu bên cạnh việc có những vai trò với nền kinh tế thì còn

có vai trò rất lớn đối với các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này

- Khi tiến hành gia công hàng hóa cho các doanh nghiệp nước ngoài,các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại tiên tiếncủa các nước phát triển, từ đó hiện đại hóa ngành công nghiệp nhẹ, góp phầnhiện đại hóa nền kinh tế

- Gia công hàng xuất khẩu còn giúp cho các doanh nghiệp học hỏiđược kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển Việc này giúp chocác doanh nghiệp của ta tăng cường khả năng quản lý doanh nghiệp, giúp doanhnghiệp hoạt động có hiệu quả

- Gia công hàng xuất khẩu cho các nước phát triển, được họ cung cấpcho các mẫu hàng, các trang thiết bị để hoàn thành công việc Chính sự cung cấp

đó sẽ đưa các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới Thông

Trang 29

từng bước định hình được phong cách tiêu dùng của thế giới, từ đó có thể tiếntới tự cung cấp mẫu mã cho thị trường.

- Hoạt động gia công xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp tiếp cận vớithị trường thế giới một cách dễ dàng hơn Thị trường tiêu thụ có sẵn, doanhnghiệp không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu

2.1.5 Một số chỉ tiêu phân tích hoạt động gia công

* Doanh thu gia công (TR)

TR = Pi * Qi

Trong đó: Pi: Đơn giá gia công của sản phẩm i

Qi: Số lượng sản phẩm i

* Chi phí gia công (TC)

Chi phí gia công bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuấtnhư chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu cung ứng, chi phí bán hàng, (trừ chi phí nguyên vật liệu chính)

* Lợi nhuận gia công (P)

P = TR – TC

Lợi nhuận gia công là toàn bộ khoản tiền thu được sau khi lấy doanh thugia công trừ đi chi phí gia công

* Tỷ suất doanh thu / chi phí

Tỷ suất Doanh thu/ Chi phí = TR/ TC*100%

Chỉ tiêu này có ý nghĩa là bỏ ra một đồng chi phí vào gia công thì thuđược bao nhiêu đồng doanh thu

* Tỷ suất Lợi nhuận/ Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu = P/ TR * 100%

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

29

Trang 30

2.1.6 Hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu

2.1.6.1 Khái niệm hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu

Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu là sự thỏa thuận giữa hai bên đặt giacông và nhận gia công Trong đó, bên đặt gia công là một cá nhân hay một tổchức kinh doanh ở nước ngoài Còn bên nhận gia công Việt Nam được hiểu:Thương nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận gia côngcho các thương nhân nước ngoài, không hạn chế số lượng, chủng loại hàng giacông Đối với hàng gia công thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấmnhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân chỉ được ký hợpđồng sau khi có sự chấp nhận bằng văn bản của Bộ Công Thương

Thông thường hợp đồng gia công có những quy định sau:

- Loại hàng gia công

- Nguyên phụ liệu, định mức của chúng

- Thời gian, phương thức cung cấp, giao nhận nguyên phụ liệu, máymóc thiết bị

- Đào tạo nhân công

- Thời gian, phương thức giao nhận sản phẩm

- Tiền gia công và phương thức thanh toán

- Các quyền lợi và nghĩa vụ khác của các bên

Theo điều 12 Nghị định 57 CP quy định: Hợp đồng gia công phải đượclập thành văn bản và bao gồm các điều khoản sau :

- Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng;

- Tên, số lượng sản phẩm gia công;

- Giá gia công;

- Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán;

- Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu

Trang 31

mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ haohụt nguyên liệu trong gia công;

- Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặctặng cho để phục vụ gia công (nếu có);

- Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc,thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thức hợpđồng gia công

- Địa điểm và thời gian giao hàng;

- Nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá;

- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

2.1.6.2 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu

Sơ đồ 2.2: Trình tự thực hiện hợp đồng gia công

Đây là quy trình mang tính chung nhất cho việc thực hiện hợp đồng giacông hàng may mặc của công ty, mỗi công đoạn bao gồm nhiều công việc khácnhau Tùy từng đơn đặt hàng với mỗi loại mặt hàng khác nhau sẽ có thêm nhữngcông việc cụ thể để hoàn chỉnh đơn hàng theo yêu cầu của từng khách hàng.Trong tất cả các công đoạn trên thì may mẫu vẫn là khâu rất quan trọng vì saukhi nhận nguyên phụ liệu thì bên nhận gia công phải nhanh chóng tiến hàng maysẵn các sản phẩm mẫu Các mẫu có thể có sẵn do khách hàng gửi về hoặc phòng

kĩ thuật của công ty phải tự nghiên cứu, thiết kế các mẫu Sản phẩm mẫu sau khimay xong phải được gửi sang cho khách hàng xem xét, đánh giá và được chấpnhận thì quá trình may mới được tiếp tục

31

Kí kết hợp

Trang 32

Một đặc điểm nổi bật của gia công hàng may mặc khác với các sản phẩmkhác là sau khi sản phẩm hoàn thiện được bộ phận KCS (bộ phận quản lý chấtlượng sản phẩm) của Công ty kiểm tra thì các sản phẩm này phải để cho phía đốitác kiểm tra lại rồi sau đó mới được xuất hàng Tuy việc này làm cho quá trìnhthực hiện hợp đồng kéo dài thêm một công đoạn nữa nhưng nó giúp phát hiệnkịp thời những lỗi sai hỏng để có những biện pháp khắc phục kịp thời ngay từkhi sản phẩm còn ở trong xưởng Mặt khác, việc làm này giúp cho công ty tránhkhỏi tình trạng xuất khẩu hàng sang nước bạn rồi lại bị trả lại, như vậy thì khoảnchi phí này là rất lớn.

2.2 Thực trạng hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty

2.2.1 Tổ chức hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty

2.2.1.1 Lựa chọn bên đặt gia công

Lựa chọn bên đặt gia công là khâu đầu tiên trong hoạt động nhận gia côngxuất khẩu hàng may mặc Trong quá trình lựa chọn bên đặt gia công, các cán bộban Marketing đóng vai trò quan trọng Các cán bộ ban Marketing tiến hànhnghiên cứu thị trường của công ty, tuy nhiên, công tác nghiên cứu vẫn còn nhiềuhạn chế, chỉ dừng lại ở các khâu nghiên cứu lượng cung của thị trường, giá cảcủa các đơn đặt hàng, giá nguyên phụ liệu, giá bán thành phẩm có thể, giá bánsản phẩm của bên đối tác cho khách hàng của họ,… và môi trường luật phápchính trị của thị trường tiêu thụ và thị trường nguyên phụ liệu

Việc tìm đối tác gia công của công ty chủ yếu dựa vào việc tham gia cáchội chợ về may mặc trong nước và quốc tế Khách hàng thông qua hội chợ nàybiết tới công ty và tự tìm đến với công ty thiết lập quan hệ làm ăn Trong tất cảcác đơn đặt hàng gia công của công ty thì số hợp đồng mà bên đối tác tìm đếnchiếm 90% tổng số hợp đồng, còn khách hàng mà công ty tìm được rất ít, chỉchiếm 10% Một số khách hàng mà công ty tìm được có thể kể tới: MTA Co.,

Trang 33

Bên cạnh việc tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế, các cán bộcông ty còn tìm kiếm đối tác thông qua các thông tin trên mạng Internet Nhữngnguồn thông tin mà công ty hay sử dụng là nguồn thông tin của Phòng thươngmại và công nghiệp Việt Nam, Tập đoàn dệt may Việt Nam, các đại sứ quán,tham tán, thương vụ của Việt Nam tại các nước bạn hàng và các nước mà ViệtNam có quan hệ ngoại giao, các tổ chức xúc tiến thương mại ở các nước,…

2.2.1.2 Ký kết hợp đồng gia công

Sau khi lựa chọn được đối tác đặt gia công thì bước tiếp theo là tổ chức kíkết hợp đồng gia công Ban Marketing và phòng kế hoạch của công ty chịu tráchnhiệm kí kết, thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu Phòng kế hoạch củacông ty phụ trách bộ phận gia công của công ty, trong đó có hai phó phòng trựctiếp chịu trách nhiệm hoạt động mảng gia công, bao gồm một phó phòng chịutrách nhiệm mảng gia công theo phương thức nhận nguyên liệu, giao thànhphẩm, một phó phòng chịu trách nhiệm mảng gia công theo phương thức muanguyên liệu, bán thành phẩm Khi khách hàng có yêu cầu đặt gia công thì bộphận Marketing và bộ phận phụ trách gia công sẽ phụ trách kí hợp đồng vớikhách hàng đó

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng

Nếu là khách hàng quen thuộc của công ty, đã đặt hàng với số lượng lớn,thời gian dài với mức giá cụ thể thì những hợp đồng này sẽ được gửi cho cán bộphụ trách mặt hàng gia công đã từng kí hợp đồng với khách hàng trước đó Tại

bộ phận gia công của công ty có 4 cán bộ phụ trách các mặt hàng khác nhau.Nếu khách hàng không chấp nhận mức giá cũ mà yêu cầu đàm phán mức giámới hoặc công ty yêu cầu đàm phán mức giá mới thì các cán bộ trên sẽ lưu hồ

sơ của khách hàng bằng một phiếu yêu cầu hoặc dùng chính văn bản chào giácủa khách hàng làm phiếu yêu cầu, đánh số theo dõi và trình lên cho trưởng

33

Trang 34

phòng kế hoạch, các phó phòng phụ trách bộ phận gia công xem xét và quyếtđịnh.

Với những khách hàng mới thì việc chào giá gia công cũng tương tự nhưkhi khách hàng quen thuộc của công ty không chấp nhận mức giá cũ, hoặc khicông ty không chấp nhận mức giá gia công đã kí ở những hợp đồng trước đó

Bước 2: Xem xét khả năng đáp ứng của công ty

Trưởng và các phó phòng kế hoạch sẽ xem xét các phiếu yêu cầu do cáccán bộ phụ trách mặt hàng của công ty trình lên Các nội dung chủ yếu cần phảixem xét trong phiếu yêu cầu là:

- Loại hàng đặt gia công, số lượng sản phẩm đặt hàng và tính toán khả năngđáp ứng của công ty

- Đơn giá và giá trị của từng mặt hàng, từng sản phẩm

- Khả năng công nghệ của công ty có đáp ứng được yêu cầu về chất lượng

- Bên cung cấp nguyên phụ liệu

- Thời hạn giao hàng

- Điều kiện thanh toán

Sau khi xem xét và thấy khả năng của công ty có thể đáp ứng được,trưởng và phó phòng kế hoạch sẽ hoàn thành biểu mẫu “Xem xét hợp đồng”hoặc biểu mẫu “Xem xét phụ lục hợp đồng” Trưởng phòng kế hoạch kí tên vàobiểu mẫu và trình lên Tổng giám đốc xem xét và phê duyệt Nếu tổng giám đốcđồng ý thì gửi một xác nhận tới khách hàng bằng mail, sau đó tiến hành kí kếthợp đồng Nếu tổng giám đốc không đồng ý có thể e-mail để đàm phán Nếu haibên vẫn không đồng ý thì sẽ tổ chức gặp mặt để đàm phán

Bước 3: Soạn thảo và kí kết hợp đồng

Việc soạn thảo hợp đồng có thể do công ty cổ phần May 10 hoặc do bênđặt gia công soạn thảo Nếu do công ty phụ trách soạn thảo thì việc soạn thảo sẽ

do cán bộ phụ trách các mặt hàng phụ trách Việc soạn thảo hợp đồng sẽ dựa

Ngày đăng: 13/08/2014, 06:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2 : Đánh giá cơ cấu lao động của công ty - hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của tông công ty đức giang – ctcp  thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Bảng 1.2 Đánh giá cơ cấu lao động của công ty (Trang 17)
Bảng 1.3 Trích Bảng Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2010 -2012 - hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của tông công ty đức giang – ctcp  thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Bảng 1.3 Trích Bảng Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2010 -2012 (Trang 19)
Bảng 2.1: Bảng phân tích hiệu quả hoạt động gia công quốc tế trong giai đoạn 2010 - 2013 - hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của tông công ty đức giang – ctcp  thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Bảng 2.1 Bảng phân tích hiệu quả hoạt động gia công quốc tế trong giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 43)
Sơ đồ 1.1 Qui trình công nghệ sản xuất của tổng công ty Đức Giang Sơ đồ 1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của tổng công ty Đức Giang - hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của tông công ty đức giang – ctcp  thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Sơ đồ 1.1 Qui trình công nghệ sản xuất của tổng công ty Đức Giang Sơ đồ 1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của tổng công ty Đức Giang (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w