Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa xuất khẩu

Một phần của tài liệu hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của tông công ty đức giang – ctcp thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 27 - 29)

* Đối với nền kinh tế quốc dân

Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế mở cửa thì ngoại thương đang ngày có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt động ngoại thương một mặt giúp cho đất nước có được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu, qua đó góp phần công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, mặt khác giúp cho nền kinh tế và các doanh nghiệp học tập được các kinh nghiệm tiên tiến về quản lý và các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm hiện đại hóa sản xuất. Bên cạnh các hoạt động xuất nhập khẩu thì hoạt động gia công hàng hóa có một vai trò quan trọng, nhất là đối với nền kinh tế còn đang phát triển như nước ta.

- Hoạt động gia công thu hút một lượng lớn lao động phổ thông, do đó nó có vai trò tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp cho xã hội, tăng thu nhập cho người dân. Thông qua hoạt động gia công, nước ta tận dụng được nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm được giá thành. Đây cũng là một thế mạnh của gia công tại Việt Nam.

- Thu hút vốn, kĩ thuật, công nghệ nước ngoài, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia đồng thời có điều kiện học tập kinh nghiệm quản lí tiên tiến của nước ngoài, tiếp cận với thị trường thế giới. Gia công chủ yếu là trong các lĩnh

vực công nghiệp nhẹ, khu vực công nghiệp cần nhiều lao động và là khu vực kinh tế cần hiện đại hóa trước tiên nếu muốn hiện đại hóa nền kinh tế.

- Nâng cao trình độ sản xuất trong nước, kích thích hoạt động xuất khẩu phát triển. Tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài, với các trang thiết bị hiện đại và sự quản lí khoa học của họ, ngành công nghiệp Việt Nam sẽ nâng cao trình độ quản lí và hiện đại được các trang thiết bị, từ đó sẽ góp phần nâng cao trình độ sản xuất trong nước. Mặt khác, khi tiến hành gia công cho nước ngoài, chúng ta sẽ tận dụng được cơ sở nhà xưởng, máy móc, sử dụng nguyên phụ liệu, vật tư sẵn có trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước khác nhau, sử dụng "Trademark" (thương hiệu), kênh phân phối hàng hoá của bên đặt gia công ở nước ngoài. Từ các lợi thế trên, sau này chúng ta sẽ rút kinh nghiệm để nâng dần tỷ trọng hàng hoá tự sản xuất trực tiếp xuất khẩu.

* Đối với doanh nghiệp gia công xuất khẩu

Gia công xuất khẩu bên cạnh việc có những vai trò với nền kinh tế thì còn có vai trò rất lớn đối với các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này.

- Khi tiến hành gia công hàng hóa cho các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các trang thiết bị hiện đại tiên tiến của các nước phát triển, từ đó hiện đại hóa ngành công nghiệp nhẹ, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế.

- Gia công hàng xuất khẩu còn giúp cho các doanh nghiệp học hỏi được kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển. Việc này giúp cho các doanh nghiệp của ta tăng cường khả năng quản lý doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

- Gia công hàng xuất khẩu cho các nước phát triển, được họ cung cấp cho các mẫu hàng, các trang thiết bị để hoàn thành công việc. Chính sự cung cấp đó sẽ đưa các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới. Thông qua các mẫu mã mà họ cung cấp, các doanh nghiệp của ta có thể phân tích để

từng bước định hình được phong cách tiêu dùng của thế giới, từ đó có thể tiến tới tự cung cấp mẫu mã cho thị trường.

- Hoạt động gia công xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới một cách dễ dàng hơn. Thị trường tiêu thụ có sẵn, doanh nghiệp không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu.

Một phần của tài liệu hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của tông công ty đức giang – ctcp thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w