1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần dược trung ương i - pharbaco

74 938 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 721 KB

Nội dung

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦNDƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I – PHARBACO LỜI MỞ ĐẦU Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khaithác và sử dụng có

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I – PHARBACO

LỜI MỞ ĐẦU

Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khaithác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kĩthuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác độnglại với nhau Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kĩthuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thìkhông thể Con người, với khả năng sáng tạo, lao động cần cù, siêng năng củamình, đã phát minh ra những dụng cụ từ ban đầu là thô sơ cho đến phát triển côngnghệ cao, khoa học kĩ thuật cao như ngày nay đã phục vụ được nhu cầu bản thân vàphát triển xã hội

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì nhu cầu về tài chính, nhu cầunhân lực,… là hết sức quan trọng Với cách nhìn con người vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực của sự phát triển kinh tế xã hội, việc doanh nghiệp muốn tuyển đúngngười, đúng việc là hết sức cần thiết, nó là tiền đề cho sự phát triển của doanhnghiệp trong hiện tại cũng như trong tương lai Hơn nữa, quá trình tuyển dụng màdiễn ra tốt đẹp thì sẽ giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có được những con người

có kĩ năng phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức Và tuyển chọn tốt cũng giúpdoanh nghiệp giảm bớt chi phí do việc không phải tuyển lại, bố trí lại lao động…Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tuyển dung laođộng đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế bước đầuhội nhập vào nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt và khốc liệt, sựcạnh tranh tìm kiếm, thu hút nhân tài cũng là đặc điểm nổi trội của nền kinh tế đangbước vào hội nhập

Từ những kiến thức đã học được ở nhà trường về công tác tuyển dụng nhân sự

và tầm quan trọng của nó, trong thời gian tìm hiểu thực tế và được sự hướng dẫn tậntình của thầy Nguyễn Ngọc Huyền và cô Phan Thanh Hoa cùng với cán bộ trong

Công ty em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại Công

ty Cổ phần dược phẩm trung ưong I- Pharbaco” cho chuyên đề tốt nghiệp của

mình

Trang 2

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại công ty

Cổ Phần Dược Trung Ương I – Pharbaco

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I – PHARBACO

Trang 3

1 QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

1.1 Lịch sử hình thành

- Quyết định thành lập: Căn cứ Quyết định số: 286/ QĐ-BYT ngày 25- 01- 2007 và

Quyết định số: 2311/QĐ-BYT ngày 27-06- 2007 của Bộ trưởng Bộ y tế về việcquyết định chuyển Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1 thành Công ty cổ phầnDược phẩm trung ương I – Pharbaco

- Tên Công ty bằng tiếng Việt:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I- PHARBACO

- Tên bằng tiếng Anh:

PHARBACO CENTRAL PHARMACEUTICAL JOINT- STOCK COMPANY N°1

- Tên viết tắt: PHARBACO

- Logo:

Trụ sở đăng ký của Công ty là:

- Địa chỉ: Số 160 Phố Tôn Đức Thắng, Phường Hàng Bột, Quận Đống Đa, Hà Nội

- Điện thoại: (84-4) 8454 561 / 8454562 Fax: (84-4) 8237460

- Website: www.pharbaco.com.vn; www.pharbaco.vn

Trang 4

- Chi nhánh Hải Phòng:

+ Địa chỉ: 129 Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng

+ Điện thoại: (031) 3717415

- Chi nhánh Thanh Hoá:

+ Địa chỉ: 536 Bà Triệu, P Trường Thi, TP Thanh Hoá

+ Địa chỉ: Xã Thanh Xuân, H Sóc Sơn, Tp Hà Nội

- Thời hạn hoạt động của Công ty: không xác định.

- Hình thức pháp lí: Công ty là một pháp nhân kinh tế có mục tiêu lợi nhuận, hoạt

động theo nguyên tắc tự nguyện, hoàn toàn tự chủ, tự quản, tự định đoạt về mọimặt

Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo qui định của pháp luật, có con dấu vàđược mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn kinh doanh

- Quyền và nghĩa vụ của công ty

Công ty là đơn vị kinh doanh tự chủ, tự quản về tổ chức, tài chính, quản lý, hoạtđộng và có quyền làm mọi việc mà pháp luật không cấm Công ty có nghĩa vụ tuânthủ các qui định của pháp luật trong việc tổ chức và hoạt động của mình; thực hiệncác nghĩa vụ với Nhà nước theo qui định của pháp luật; tôn trọng cam kết với kháchhàng và chịu trách nhiệm vật chất theo qui định của pháp luật

- Mục tiêu của Công ty

Huy động và sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có, hợp tác, liên kết, liên doanh đểphát triển sản xuất kinh doanh, nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tạo công ăn việc làm ổnđịnh cho người lao động, tăng lợi ích cho các cổ đông, đóng góp nhiều cho ngânsách Nhà nước, phát triển Công ty và góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khoẻnhân dân

Trang 5

- Lĩnh vực kinh doanh của Công ty

+ Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên, phụ liệu làm thuốc, dược phẩm,hoá chất (trừ các hoá chất Nhà nước cấm), mỹ phẩm, thực phẩm, vật tư và máy mócthiết bị sản xuất dược phẩm và y tế

+ Tư vấn dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y dược

+ Xây dựng, quản lý, khai thác các công trình công nghiệp và dân dụng

+ Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước (không bao gồm tư vấn luật và tư vấn tàichính)

1.2 Sự thay đổi của doanh nghiệp cho đến nay

Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trung Ương I - Pharbaco tiền thân là Viện bàochế Trung ương cơ sở ở tại Phố Phủ Doãn Hà Nội Trong thời kỳ kháng chiếnchống Pháp Viện bào chế được chuyển lên chiến khu Việt Bắc và được giao nhiệm

vụ sản xuất thuốc phục vụ kháng chiến Sau ngày hoà bình lập lại năm 1954 đượcchuyển về Hà nội, năm 1955 chuyển cơ sở từ Phố Phủ Doãn về trụ sở Công ty hiệnnay 160 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội và được sát nhập thêm các đơn vị, đổitên thành Xí nghiệp I với nhiệm vụ sản xuất thuốc men, bông băng và các vật tư y tếphục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và phục vụ Nhân dân Do nhiệm vụsản xuất đa dạng, số lượng mặt hàng nhiều và để đảm bảo tính chuyên môn nênnăm 1961 Xí nghiệp 1 đã tách thành 3 Xí nghiệp:

Xí nghiệp Dược phẩm 1: Chuyên sản xuất thuốc tân dược

Xí nghiệp hoá dược nay là Công ty cổ phần hoá dược Hà nội: sản xuất hoá chất làmthuốc và một số loại vật tư y tế

Xí nghiệp dược phẩm 3 nay là Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương III tại HảiPhòng

Năm 1993 Xí nghiệp dược phẩm 1 đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương

1 nay là Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương I – Pharbaco

Từ ngày thành lập ( năm 1955 đến nay) doanh nghiệp luôn là con chim đầu đàn củangành công nghiệp dược Việt nam và Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiềuhuân huy chương các loại: Huân Chương Lao động hạng nhất, nhì, ba Huânchương độc lập và nhiều huân huy chương, bằng khen khác…

* Cơ sở 1 tại 160 Tôn Đức Thắng, Công ty hiện có: 03 dây chuyền đạt tiêu chuẩnGMP ASEAN 01 phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP và hệ thống kho đạt tiêuchuẩn GSP

Trang 6

* Cơ sở 2 tại Sóc Sơn - Hà Nội, Công ty đang Đầu tư xây dựng và hoàn thiện Nhàmáy mới hiện đại, dây chuyền thiết bị Châu Âu, đạt các tiêu chuẩn GMP - WHO,GLP, GSP.

* Trụ sở chính: 160 Phố Tôn Đức Thắng- Phường Hàng Bột – Quận Đống Đa - HàNội

2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

a) Sản phẩm chủ yếu

Pharbaco sản xuất trên 200 loại sản phẩm gồm các nhóm thuốc kháng sinh,thuốc hạ sốt giảm đau, thuốc tim mạch, thuốc chống lao, chống sốt rét, các vitamin,thuốc chống tiểu đường…với các dạng bào chế khác nhau: viên nang, viên nén,viên bao film, viên bao đường (trên 2 tỷ viên/năm); thuốc tiêm bột (chục triệulọ/năm), tiêm dung dịch (50 triệu ống/năm)

Các sản phẩm thuốc của Pharbaco được sản xuất theo công nghệ tiên tiếntrên các dây chuyền và hệ thống kiểm soát chất lượng hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP.Đặc biệt Pharbaco có các dây chuyền riêng biệt để sản xuất các loại kháng sinhnhóm β- lactam như:

Dây chuyền sản xuất thuốc bột, cốm, viên nén, viên bao, viên nang cứngchứa kháng sinh nhóm penicillin

Dây chuyền sản xuất thuốc bột, cốm, viên nén, viên bao, viên nang cứngchứa kháng sinh nhóm Cephalosporin

Dây chuyền sản xuất thuốc bột tiêm chứa kháng sinh nhóm CephalosporinSản phẩm của Pharbaco được bao phủ rộng khắp toàn quốc và xuất khẩusang nhiều nước Đông Âu, Châu Á và Châu Phi

b) Doanh thu thuần, chi phí và lợi nhuận sau thuế

Bảng 1- Doanh thu thi phí và lợi nhuận sau thuế của Công ty

Trang 7

Qua đó ta có nhận xét:

Doanh thu của Công ty đều tăng qua các năm từ 2006 -2010 Cụ thể, năm2006-2007 tăng ít nhất và tăng khoảng 21 tỉ đồng tương ứng tăng 12,23%, và giaiđoạn 2007-2008 tăng nhiều nhất : 94 tỉ đồng tương ứng tăng 50,1%, giai đoạn 2008-

2009 tăng chậm hơn: 71 tỉ đồng tương ứng 25,28%, và giai đoạn 2009-2010 tăng 33

tỉ đồng tương ứng 9,5% Đặc biệt năm 2008, mặc dù khủng hoảng kinh tế diễn ratrên toàn cầu nhưng doanh thu của Công ty đã tăng vọt lên hơn 281 tỷ đồng, tức làgấp 1.7 lần so với năm 2006 và 1.5 lần so với năm 2007 Năm 2009 tuy gặp nhiềukhó khăn do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng doanh thu của Công ty vẫntăng lên hơn 352 tỷ gấp 2.12 lần so với năm 2006 , tăng 1.88 lần so với năm 2007

và 1.3 lần so với năm 2008 Lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2006 – 2007 giảm từhơn 6.8 tỷ xuống còn 3.7 tỷ nhưng bước sang năm 2008 có tăng nhẹ lên 3.8 tỷ.Nguyên nhân là do năm 2007 Công ty chuyển sang hình thức cổ phần hoá có nhiều

sự thay đổi lớn dẫn đến lợi nhuận sụt giảm mạnh Lợi nhuận của doanh nghiệp giaiđoạn 2007- 2008 tăng chậm tuy nhiên đến năm 2009 tăng mạnh đến hơn 7.3 tỷ đồnggấp 1.92 lần so với năm 2008 Sở dĩ có doanh thu và lợi nhuận cao mặc dù tình hìnhkinh tế đang khó khăn là do Công ty đã biết tận dụng các cơ hội mở rộng thị trườngtiêu thụ, thực hiện xuất khẩu thuốc sang các nước trên thế giới, từ đó đẩy mạnh hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, Công ty còn kiểm soát chặtchẽ các khoản chi phí hoạt động và hàng tồn kho nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.Lợi nhuận giai đoạn 2009-2010 tăng 1,4 tỷ tương ứng với 19,2% Ta thấy doanh thu

Trang 8

của Công ty qua 5 năm tăng 218,904 tỷ đồng, trung bình mỗi năm tăng 54,726 tỷ,tức là mỗi năm tăng 18,24% So với chi phí qua 5 năm tăng 217,043 tỷ, mỗi nămtăng 43,408 tỷ tương ứng 18,69% mỗi năm thì 2 đại lượng này xấp xỉ nhau, nhưngchi phí tăng ít hơn nên lợi nhuận có tăng nhưng tăng ít, tính ra mỗi năm lợi nhuậnchỉ tăng 4,9%.

c) Thu nhập bình quân đầu người:

Pharbaco có đội ngũ lao động trẻ, năng động, sáng tạo và nhiệt tình;đội ngũDược sỹ, công nhân giỏi về chuyên môn, tâm huyết, lành nghề trong lĩnh vực sảnxuất và nghiên cứu sản phẩm Lực lượng lao động của Công ty trong những nămvừa qua luôn có sự gia tăng, không chỉ về mặt số lượng mà còn có sự thay đổi về cơcấu nguồn lao động theo xu hướng trình độ lao động ngày càng được nâng cao

Bảng 3 - Cơ cấu lao động của Công ty

Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao của Công ty trong thời gianvừa qua có sự gia tăng nhưng hoạt động vẫn chưa thực sự hiệu quả Trong công tác

tổ chức quản lý người lao động, Công ty đã cố gắng bố trí sắp xếp lao động hợp lýcho từng công đoạn sản xuất, và áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm để khuyếnkhích nâng cao năng suất lao động và tinh thần trách nhiệm của người lao động.Đối với bộ phận hành chính Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gianđồng thời cũng dựa vào kết quả công việc để có hình thức khen thưởng hợp lý

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đội ngũ lao động của Công ty luôn cốgắng hoàn thành kế hoạch đề ra, đảm bảo chất lượng và cung cấp đầy đủ hàng hoácho khách hàng

Trang 9

Đơn vị tính: VNĐ

Thu nhập

bình quân 3.400.000 3.700.000 3.830.000 4.145.000 4.850.000Bảng 4 – Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2006 – 2010

Qua bảng trên ta có nhận xét:

Thu nhập bình quân đầu người tăng đều qua các năm Ngoài tiền lương chínhthì các nhân viên còn được nhận thêm tiền thưởng theo doanh số bán ra Điều nàychứng tỏ mức sống của cán bộ công nhân viên luôn được đảm bảo, đồng thời thểhiện được khả năng sinh lời của công ty, ngoài ra với mức thu nhập gần5.000.000đ/người đây cũng là mức thu nhập tương đối cao trong nghành y tế nóichung và các nghành nghề kinh doanh khác

d) Tỉ suất lợi nhuận

Lợi nhuận sau thuế / nguồn vốn chủ sở hữu

Bảng 5 - Tỉ suất lợi nhuận của Công ty từ 2006-2010

Ta thấy, tỉ suất lợi nhuận của Công ty là chưa cao so với toàn ngành Tỉ lệnày nói chung là tăng trong giai đoạn 2006-2010 nhưng tăng nhẹ, trong đó năm

2007 là năm có tỉ suất lợi nhuận sụt giảm nhất, đặc biệt là tỉ suất lợi nhuận sau thuếtrên nguồn vốn chủ sở hữu, lí do là vì trong năm này doanh nghiệp tiến hành cổphần hóa, có nhiều thay đổi dẫn đến lợi nhuận sụt giảm Từ năm 2008 trở đi, lợinhuận tăng dần lên nên các chỉ số này cũng có xu hướng tăng lên

Trang 10

Bảng 6 - Tình hình nộp ngân sách nhà nước 2006 - 2010

Ta thấy, công ty dự tính nộp ngân sách qua các năm nhưng tất cả 5 năm trởlại đây thực tế đều cao hơn so với kế hoạch, cao hơn trung bình khoảng 1,5 lần Đặcbiệt năm 2009 thực tế khác nhiều so với dự tính do ảnh hưởng của khủng hoảngkinh tế, giá cả biến động, thị trường bất ổn, công tác dự đoán không thể chuẩn xácđược

2.2 Đánh giá kết quả các hoạt động khác

Công ty thực hiện tốt các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệtrong Công ty Hàng năm doanh nghiệp tổ chức các cuộc thi cầu lông, bóng bàn,bóng đá …cho các cán bộ nhân viên trong công ty tham gia Bên cạnh các hoạtđộng đó, Công ty còn tổ chức các ngày nghĩ lễ cho cán bộ nhân viên trong Công tynhư: ngày giỗ tổ 10/03 công ty tổ chức cho các cán bộ nhân viên trong Công ty trở

về cội nguồn Điều này giúp nêu cao tinh thần dân tộc của nhân viên Công ty Ngàytrung thu có tổ chức vui trung thu, tặng quà cho con cháu của nhân viên Bên cạnh

đó, trong công việc doanh nghiệp còn tổ chức các cuộc thi chuyên môn giúp cán bộcông nhân viên trong doanh nghiệp giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiêm Tổ chứccho cán bộ công nhân viên được đi bồi dưỡng thêm để nắm các kiến thức mới

3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

3.1 Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của HĐQT

Hiện tại, hội đồng quản trị (HĐQT) công ty cổ phần Dược phẩm TƯ1-Pharbaco

gồm có 05 thành viên:

- Ông Đinh Xuân Hấn - Chủ tịch HĐQT

- Ông Nguyễn Đức Sơn - Thành viên HĐQT

- Ông Trần Thắng Lợi - Thành viên HĐQT

- Ông Hoàng Quốc Cường - Thành viên HĐQT

- Bà An Thị Anh Thư - Thành viên HĐQT

HĐQT là cơ quan quản trị Pharbaco, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông

về kết quả hoạt động kinh doanh của Pharbaco, có toàn quyền nhân danh Pharbaco

để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Pharbaco, trừnhững vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông và của Ban kiểm soát

- Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể:

• Trình Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặcchuẩn y các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT liên quan đến tổ chức và

Trang 11

hoạt động kinh doanh của Pharbaco theo quy định của pháp luật và điều lệcủa Pharbaco

• Trình Đại hội đồng cổ đông của Pharbaco:

- Định hướng và chiến lược phát triển của Pharbaco

- Sửa đổi, bổ sung điều lệ của Pharbaco

- Tăng giảm vốn điều lệ của Pharbaco

- Các loại cổ phần có thể phát hành, tổng số cổ phần phát hành theo từng loại

- Việc lựa chọn công ty kiểm toán độc lập cho năm tài chính tiếp theo

- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Pharbaco

- Tổng mức thù lao, tiền thưởng và các lợi ích khác đối với thành viên Hộiđồng quản trị và thành viên Ban Kiểm soát

- Các vấn đề khác mà HĐQT phải trình Đại hội đồng cổ đông theo quy định

• Quản lý Pharbaco theo quy định của Pháp luật và điều lệ Pharbaco vì lợi íchcủa Pharbaco, của các cổ đông và tự quyết định các vấn đề:

- Phê duyệt kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và đơn giá tiềnlương cho toàn bộ hệ thống của Pharbaco

- Quyết định tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp khác, trừ các trường hợpthuộc thẩm quyển của ĐHĐCĐ, cử người đại diện phần vốn của Pharbaco đểtham gia góp vốn vào các doanh nghiệp khác và các quyền lợi của họ

- Có thể đình chỉ các quyết định của Tổng Giám Đốc nếu xét thấy trái Phápluật, vi phạm Nghị quyết và các quy định của ĐHĐCĐ

- Ban hành các quy chế, quy định quản lí nội bộ liên quan đến tổ chức, quản trị

và hoạt động kinh doanh của Pharbaco phù hợp với các quy định của Pháp luật

và điệu lệ của Pharbaco, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban kiểmsoát và ĐHĐCĐ

- Xem xét, phê duyệt và công bố báo cáo thường niên và báo cáo tài chínhhàng quý, hàng năm của Pharbaco theo quy định Pháp luật

- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp ĐHĐCĐ, triệu tập họpĐHĐCĐ hoặc lấy ý kiến bằng văn bản để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ

Trang 12

- Ban hành văn bản dưới hình thức phù hợp để ủy quyền cho Tổng Giám đốcthực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ của HĐQT theo quy định tại điều lệ củaPharbaco khi cần thiết.

- Phê duyệt quy chế hoạt động của BĐH, ban hành hệ thống chỉ tiêu đánh giáchất lượng công việc của BĐH, giám sát, chỉ đạo BĐH thực hiện các Nghịquyết, quyết định của ĐHĐCĐ và HĐQT, tiến hành đánh giá hàng năm vềhiệu quả hoạt động của Tổng Giám đốc, các thành viên BĐH và các cán bộquản lí khác do HĐQT bổ nhiệm

3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc của Công ty là Ông Đinh Xuân Hấn

Nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước Hội đồng cổ đông

và pháp luật hiện hành

- Chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại

- Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược củacông ty

- Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty

- Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư củacông ty

- Đề xuất các chiến lược kinh doanh, đầu tư cho Hội đồng cổ đông

- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong khu vực và trên thế giới

Quyền hạn:

- Trực tiếp ký các hợp đồng XNK

- Quyết định toàn bộ giá cả mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu

- Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và các phòng ban cụ thểtrong công ty theo kế hoạch phát triển do Hội đồng cổ đông phê duyệt

- Quyết định các chỉ tiêu về tài chính

- Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động trong công ty

3.3 Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Phó Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc của Công ty là Ông Trần Thắng Lợi, Hoàng Quốc Cường và

Bà Phạm Thị Ngọc Lan

Nhiệm vụ:

- Nhận chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của Công ty, khai thác nguồn hàng ngoài thịtrường

Trang 13

- Báo cáo kết quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp choTổng Giám đốc công ty.

- Tổ chức điều hành sản xuất, thực hiện hoàn thành kế hoạch của công ty giaođồng thời đảm bảo kế hoạch nguồn hàng bên ngoài để thu về lợi nhuận caonhất

- Quản lí, điều hành, đào tạo đội ngũ CBCBV, xây dựng hệ thống quản lí sảnxuất và chất lượng sản phẩm trong phạm vi toàn xí nghiệp

- Thực hiện các nội quy, quy chế về quản lí lao động, quản lí vật tư thiết bị, tàisản của xí nghiệp

- Xây dựng mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh theo quý, năm và đảm bảolợi nhuận và vốn Công ty đầu tư

Quyền hạn:

- Quyền kí quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động nhân sự

- Tự chủ về hoạt động tài chính của Xí nghiệp, ưu tiên nhận kế hoạch sản xuất

từ Công ty, tự chủ động nguồn hàng đối với năng lực sản xuất dư thừa

- Ký hợp đồng kinh tế theo ủy quyền của Tổng Giám đốc, phê duyệt một sốvăn bản giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất trong Công ty theo ủyquyền của Tổng Giám đốc

3.4 Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các phòng chức năng

- Phòng kinh doanh: Là phòng nghiệp vụ có chức năng thực hiện các công tác

sản xuất kinh doanh, xây dựng các kế hoạch sản xuất và bán hàng của công ty

+ Các nhiệm vụ chủ yếu: Đón tiếp khách hàng, phân tích và nghiên cứu thịtrường, tìm thị trường, khách hàng cho công ty; lập kế hoạch sản xuất kinh doanhcho từng tháng, quí, năm; nhận các đơn đặt hàng, dự thảo các hợp đồng kinh tế trìnhgiám đốc kí; báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng cho tổng giám đốc công ty kí

+ Quyền hạn:

• Được chủ động giao dịch với cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan hữuquan để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên

• Được quyền yêu cầu các phòng cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục

vụ quá trình kinh doanh theo yêu cầu của Giám đốc công ty

Trang 14

• Chịu trách nhiệm về hàng gia công như sản lượng, mặt hàng, khách hàng.

- Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ có chức năng thực hiện các

công tác tổng hợp hành chính, văn thư, tuyên truyền dữ liệu trong công ty

+ Các nhiệm vụ chủ yếu: Đề xuất xây dựng và phát triển mô hình, bộ máy tổchức của công ty phù hợp với định hướng phát triển của từng giai đoạn; duy trì vàphát triển nguồn nhân lực của công ty; thực hiện công tác văn thư, trực tổng đài, tạp

vụ, vệ sinh môi trường, tổ chức quản lý, phục vụ các bữa ăn giữa ca và bồi dưỡnghiện vật cho cán bộ công nhân viên, thực hiện lưu trữ tài liệu theo quy định Đồngthời theo dõi và quản lý các loại văn bản ở các bộ phận chức năng trong công ty

• Tham gia góp ý kiến về hệ thống quản lí chung của Công ty

• Đề xuất áp dụng các văn bản, chính sách, chế độ của Nhà nước mới banhành

• Đảm bảo an toàn lao động, an toàn tài sản vật chất, an toàn thông tin

• Tự đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn

- Phòng kế toán tài chính: Là phòng có chức năng quản lý tài chính và quản

lý nguồn vốn, các quỹ trong công ty

+ Các nhiệm vụ chủ yếu: Giải quyết các nhiệm vụ có liên quan đến công táctài chính kế toán của công ty; đảm bảo cân bằng thu chi, ổn định nguồn tài chínhcho các đơn vị trong công ty; tham mưu giúp giám đốc giải quyết việc cấp kinh phícho các đơn vị theo quy chế của công ty; thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo về

Trang 15

hoạt động tài chính theo chế độ kế toán hiện hành Bảo quản, lưu trữ các chứng từ

kế toán theo qui định

+ Quyền hạn:

• Có quyền đề nghị các phòng của công ty cung cấp các tài liệu, số liệu có liênquan đến công tác báo cáo cho Giám đốc và các cơ quan hữu quan theo quyđịnh

• Được quyền yêu cầu các phòng của công ty tổ chức các biện pháp nhằm sửdụng tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ an toàn tài sản của công ty

• Có quyền yêu cầu các phòng cung cấp đầy đủ kịp thời các chứng từ số liệuliên quan đến công tác lập kế hoạch, kế toán, kiểm tra kế toán và kiểm kê tàisản của đơn vị

• Được chủ động giao dịch với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quanhữu quan để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm nêu trên

+ Trách nhiệm:

• Đại diện cho công ty làm việc với các cơ quan bên ngoài về các nộidung của kế toán tài chính, với các công ty chứng khoán có kí hợp đồng hợptác với công ty

• Thực hiện chế độ báo cáo định kì, đột xuất về hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty lên Tổng Giám đốc

• Tham mưu cho Ban lãnh đạo về:

Các kế hoạch kinh doanh – tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, các

dự toán chi phí kinh doanh, các dự toán chi tiêu tài chính, các định mức kinh tế kĩthuật

Kết quả và hiệu quả kế hoạch kinh doanh của Công ty, phát hiện những haohụt và thiệt hại đã xảy ra và có thể xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, để cóbiện pháp khắc phục

Thông qua công tác tài chính – kế toán, nghiên cứu cải tiến tổ chức kinhdoanh nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả đồng vốn.Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn kinh doanh

Tham gia xây dựng và thực hiện theo đúng các quy trình quy pham, quy địnhcủa Hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

- Phòng kế hoạch & phát triển: Là phòng có chức năng tham mưu, định

hướng cho Ban Giám đốc cùng các phòng ban trong công ty thực hiện tốt các hoạtđộng sản xuất và cung ứng trên thị trường

Trang 16

+ Các nhiệm vụ cụ thể: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng

và đề ra các chính sách, giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của công tytrong từng giai đoạn cụ thể; trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh hàng ngày, tối

đa hoá lợi nhuận của công ty; tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc phát triểnmạng lưới hoạt động

• Tham gia xây dựng, duy trì và cải tiến có hiệu quả các hệ thông quản

lí chung của Công ty

- Phòng kiểm nghiệm: phòng có chức năng giám sát, kiểm định các sản phẩm

để đưa vào sản xuất kinh doanh

+ Các nhiệm vụ chủ yếu: Kiểm tra, giám định chất lượng, mẫu mã sản phẩm

từ cơ sở sản xuất trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ; nghiệm thu sản phẩm về cácmặt như chất lượng, công dụng, tính năng, khả năng tiêu thụ, … theo quy định hiệnhành

+ Quyền hạn:

• Kí phiếu và thông báo kết quả kiểm nghiệm

• Đề xuất với ban Tổng Giám đốc Công ty cung cấp đầy đủ nhân lực, vật lựccho phòng Kiểm Nghiệm để xây dựng và duy trì phòng Kiểm nghiệm theoGLP

Trang 17

• Tham gia phối hợp các công việc theo đề nghị của phòng Đảm bảo chấtlượng, phòng Nghiên cứu phát triển và các phân xưởng sản xuất.

- Phòng nghiên cứu phát triển: Phòng có chức năng nghiên cứu thị trường,

sản phẩm, khách hàng, đối thủ cạnh tranh cũng như phát triển các công nghệ sảnxuất mới phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty

+ Các nhiệm vụ chủ yếu: Phối hợp với các đơn vị và cá nhân liên quan đểtriển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ, liênkết và hợp tác; xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới đối tác trong nước và quốctế; nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm

+ Quyền hạn:

• Có quyền yêu cầu các bộ phận trong Công ty cung cấp đầy đủ, kịp thờinguyên phụ liệu, số liệu nghiên cứu cho phòng Nghiên cứu phát triển để cóthể hoàn thành được nhiệm vụ

• Được quyền đưa ý kiến, đề nghị thay đổi mặt hàng nghiên cứu dựa trêntình hình nghiên cứu thực tế của đề tài

• Có quyền đề xuất điều kiện làm việc đáp ứng yêu cầu công việc, đề xuất,khen thưởng cho những sáng kiến, cải tiến nhằm đáp ứng yêu cầu côngviệc được tốt hơn

• Có quyền tham gia và đóng góp ý kiến tại các cuộc họp bàn của Công ty,nhà máy, phòng ban khi được mời tham dự

- Phòng đảm bảo chất lượng: Tham mưu tổng hợp đề xuất ý kiến giúp công

ty tổ chức quản lý và thực hiện công tác khảo thí và kiểm định chất lượng

+ Các nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng cho sảnphẩm; giám sát các hoạt động đảm bảo chất lượng sản phẩm; phối hợp các phòngban trong việc đảm bảo chất lượng

+ Quyền hạn:

• Được tham gia đề xuất ý kiến cho việc quyết định chấp nhận hay bác bỏnguyên liệu hay thành phẩm

Trang 18

• Quyết định tạm ngừng 1 bộ phận sản xuất khi thấy tại đó có vi phạm nghiêmtrọng quy trình, quy định, hoặc những dấu hiệu có thể gây ảnh hưởng xấu tớichất lượng sản phẩm Đồng thời báo cáo lãnh đạo – giám sát việc chấp hànhquyết định của lãnh đạo xử lí vụ việc đó.

• Được triển khai, điều tra, truy xét các vấn đề liên quan đến tình trạng kémchất lượng: nguyên liệu và sản phẩm

• Được ưu tiên cung cấp các loại tài liệu và tham dự các cuộc họp, khóa học vềchất lượng GMP và công nghệ sản xuất hiện đại

• Giúp hệ thống duy trì việc thực hiện GMP

• Theo sát chương trình kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường

3.5 Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận sản xuất

- Phân xưởng thuốc bột tiêm: sản xuất các sản phẩm thuốc bột tiêm theo đúng kế

hoạch và quy trình của Công ty

+ Quyền hạn:

• Được liên hệ và cung cấp thông tin phục vụ công việc

• Đề xuất các điều kiện làm việc đáp ứng yêu cầu sản xuất theo khuyến cáoWHO – GMP Từ chối các nhiệm vụ được giao trái quy định pháp luật,không đúng quy chế chuyên môn, điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn– vệ sinh lao động

• Quyết định dừng sản xuất khi điều kiện lao động không đảm bảo an toàn vệsinh

Trang 19

• Xây dựng triển khai và giám sát chương trình vệ sinh phân xưởng đảm bảođiều kiện sản xuất dược phẩm.

• Lập dự trù máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sản xuất

+ Trách nhiệm:

• Chịu trách nhiệm về năng suất, chất lượng và định mức lao động, định mức

kĩ thuật của sản phẩm do phân xưởng sản xuất Đảm bảo sản phẩm được sảnxuất theo đúng hồ sơ tài liệu đã được phê duyệt với giá thành cho phép

• Chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động trong phân xưởng

• Đảm bảo an toàn tài sản vật chất của Công ty trong phạm vi được phân công

• Phối hợp, có mối liên hệ thường xuyên, kịp thời với lãnh đạo Công ty, lãnhđạo các phòng ban chức năng, nhân viên phân xưởng

- Phân xưởng thuốc tiêm: sản xuất các sản phẩm thuốc tiêm nước, thuốc dịch

truyền, thuốc đông khô theo kế hoạch, quy trình của Công ty

Quyền hạn và Nhiệm vụ: giống phân xưởng thuốc bột tiêm

- Phân xưởng viên: sản xuất các sản phẩm viên nén, viên nén bao, viên nén sủi

bọt, viên nang, thuốc bột, thuốc cốm theo kế hoạch và quy định

Quyền hạn và Nhiệm vụ:giống như phân xưởng thuốc bột tiêm

- Phân xưởng cơ điện: quản lí toàn bộ máy móc, thiết bị, duy tu, bảo dưỡng

nhằm nâng cao tuổi thọ đồng thời giảm chi phí cho việc duy trì hoạt độngcủa các máy móc thiết bị đó Tham gia việc lắp đặt, vận hành, thẩm định, sửachữa và bảo dưỡng tất cả các máy móc, thiết bị, nhà xưởng và cơ sở hạ tầngkhu vực sản xuất và phụ trợ Đảm bảo cung cấp các hệ thống năng lượng.Cùng với các đơn vị liên quan tham gia liên kết lắp đặt về mặt bằng côngnghệ máy móc thiết bị và hệ thống năng lượng của các nhà xưởng theo yêucầu cụ thể và phù hợp khả năng chuyên môn

+ Quyền hạn:

• Đề xuất các danh mục phụ tùng thay thế, bảo dưỡng và các giải pháp kĩthuật để sửa chữa, bảo dưỡng và cải tiến máy móc thiết bị nhằm đạt hiệuquả cao nhất

• Liên hệ công việc với các tổ trong PX, các đơn vị liên quan

• Báo cáo nhân lực, vật tư, thời gian lao động cho quản đốc và các cấp cóliên quan

• Đề xuất các phụ tùng thay thế, các giải pháp kĩ thuật cho các hệ thống điềuhòa, thông gió

Trang 20

• Sửa chữa, bảo dưỡng, vận chuyển, lắp đặt các máy móc của công ty theoyêu cầu.

+ Nhiệm vụ:

• Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống năng lượng: hệ thống cungcấp điện, điện động lực, chiếu sáng, điều khiển tự động, hệ thống cấp nướcsạch, nước ngầm và xử lí nước ngầm, nước thải và thoát nước, cấp hơi, cấpchân không, điều hòa không khí và thông gió

• Bảo dưỡng, lắp ráp và sửa chữa các máy sản xuất, thiết bị phục vụ cho sảnxuất

• Sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ bản: nhà xưởng, đường

sá, cống rãnh và các thiết bị vệ sinh trong toàn Công ty

• Quản lí máy móc, thiết bị và phụ tùng thay thế

• Xây dựng và quản lí hệ thống tài liệu kĩ thuật

• Đề ra các biện pháp cải tiến kĩ thuật các máy và thiết bị sản xuất để tối đahóa hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị, nâng cao năng suất lao động và tiếtkiệm chi phí

4 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG CỦA CÔNG TY

4.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Trong những năm gần đây, mức sống của người Việt Nam ngày càng tăng đãlàm tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Cụ thể, nhu cầu tiêu dùng thuốc trên đầungười tăng từ 6 USD năm 2001 lên 16.45 USD năm 2008 và dự kiến đạt 25 USDvào năm 2015 Tổng nhu cầu tiêu dùng thuốc năm 2008 đạt 1,426 tỷ USD , tăng25,4% so với mức 1,136 tỷ USD năm 2007 Ngành Dược Việt Nam đạt mức tăngtrưởng 2 con số, trung bình 20 – 29% / năm trong giai đoạn 2003 – 2008, theo một

số dự báo hiện nay thì tốc độ tăng trưởng của ngành Dược trong năm 2011 sẽ đạttrên 15% với giá trị tiêu thụ là 1,6 tỷ USD

Trong tương lai, ngành Dược Việt Nam đang tiến đến đạt chuẩn GMP-WHO( tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt) cho các công ty trong ngành, càng củng cố thêm sứcmạnh của ngành Dược trong nước Số doanh nghiệp đạt GMP ngày càng tăng, trongnăm 2009, co 97 cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP Ngành Dược Việt Nam hoàn toàn cókhả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về đầu tư, công nghệ, nhân lực.Xuất khẩu dược phẩm cũng có thể coi là thế mạnh của Việt Nam nếu được kinh

Trang 21

doanh đúng mức, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức thực tế và ngoạingữ.

Như vậy, ngành Dược Việt Nam hứa hẹn sẽ có những bước tiến đáng kể, đây

sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành nói chung và cho Công ty CổPhần Pharbaco nói riêng trong thời gian tới

Hiện nay cả nước có hơn 170 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong đó có

93 doanh nghiệp sản xuất tân dược, còn lại là các doanh nghiệp về đông dược.Ngoài ra còn có 6 doanh nghiệp sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế Trong thời gianvừa qua, đa số các doanh nghiệp đã tích lũy được nguồn vốn khá lớn từ việc giatăng sản lượng tiêu thụ và một phần đến từ phát hành cổ phiếu huy động vốn, nhờvậy mà các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để tiếp tục đầu tư nâng caohơn nữa năng lực sản xuất

Thuốc sản xuất trong nước đang cố gắng thoát ra khỏi những danh mục hoạtchất generic, hướng tới những nhóm thuốc đang tăng tỉ lệ sử dụng, thuốc chuyênkhoa ( như : thuốc tim mạch, tiểu đường, thần kinh, nội tiết…) Các dạng bào chếcũng được phát triển hơn ( như: thuốc tác dụng kéo dài, thuốc tiêm đông khô, thuốcsủi bot…)

Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội phát triển, đời sống của ngườidân được nâng cao, chi tiêu cho thuốc hàng năm tăng dần Với lợi thế về dân sốđông và trẻ, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ tiềm năng đối với các doanh nghiệpsản xuất thuốc trong nước cũng như đa quốc gia Do đó, các doanh nghiệp trongnước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nước ngoài, đặc biệt khithời hạn bảo hộ các doanh nghiệp dược trong nước khi gia nhập WTO đã sắp hết

Ở nước ta, cùng sự phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới, lĩnh vực hoạtđộng của ngành dược đang ngày càng được mở rộng, tham gia thường xuyên và tíchcực hơn vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Tại buổi hội thảo về ngành Y – Dược vừa được tổ chức tại TPHCM, cácchuyên gia nhận định: sự thiếu hụt nhân lực trong ngành Y – Dược mà Bộ Y tế vừacông bố chính là nguyên nhân “lên ngôi” của ngành này trong năm 2009

Theo số liệu từ hội thảo, trung bình mỗi năm, mỗi công ty trong ngành dược

sẽ tuyển từ 40 - 80 lao động, chủ yếu là sinh viên mới tốt nghiệp để đảm nhận các vịtrí trình dược viên, nhân viên trong các công ty dược, bệnh viện và sở y tế các tỉnh,thành Đó là chưa kể sự thiếu hụt lớn các y, bác sỹ

Trang 22

Cũng theo báo cáo này, hiện mỗi năm cần thêm khoảng 6.000 bác sỹ, 1.500dược sỹ, 10.000 điều dưỡng viên và khoảng 7.000 nhân viên cho các vị trí khác.Theo ước tính, đến 2010 ngành Y – Dược sẽ cần trên 74.000 người.Hiện nay, nước ta vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu nhân lực trong ngành dược nên ởmột số địa phương vùng núi, vùng sâu, vùng xa, dược sĩ trung học được ủy nhiệmvai trò của dược sĩ đại học Những dược sĩ trung học này thường được giao giữ vịtrí chủ nhiệm quầy thuốc huyện, phụ trách khoa dược của trung tâm y tế huyện…Muốn đến được với mọi người, thuốc trước hết cần phải được sản xuất ra Ngàynay, việc nghiên cứu và sản xuất thuốc tại Việt Nam, làm ra những viên thuốc mangnhãn hiệu “made in Việt Nam”, hợp với túi tiền người dân nước ta đang ngày càngđược quan tâm đầu tư.

Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nhu cầu về dược sĩ, dược tá, công nhândược rất lớn và không ngừng tăng Hiện nay, nước ta mới có khoảng 0,8 dượcsĩ/10.000 dân, tỷ lệ thấp so với thế giới Chúng ta đang phấn đấu tới năm 2010 đạt1,5 dược sĩ/10.000 dân, tức là tăng gấp 2 lần số dược sĩ trong vòng 5 năm Đó làchưa kể tới lương dược sĩ cần để bù vào số lượng dược sĩ về hưu tương đối lớntrong những năm tới Khác với một số ngành như kinh tế, tài chính, công nghệthông tin số trường đào tạo nghề dược ở nước ta không nhiều, chỉ tiêu đào tạo lại

ít Những người tuyển dụng vào các công ty Dược sẽ tránh được việc phải cạnhtranh quá gắt gao Trên thế giới, các dược sĩ luôn có đồng lương đáng ghen tị còntại Việt Nam, thu nhập trung bình của dược sĩ cũng có thể khiến người ta hài lòng

Kinh doanh dược phẩm ít đối thủ cạnh tranh hơn nghề khác vì nó đòi hỏi sự

am hiểu về thị trường thuốc trong nước và trên thế giới Ngoài lợi nhuận, chữ “tâm”trong kinh doanh dược phẩm rất quan trọng, bởi công việc bạn đang làm liên quantrực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người.Với lợi thế sẵn có cùng các ưu đãi hiện tại về giá cả, thuế suất… của Chính phủ, cácdoanh nghiệp trong nước có thể tận dụng thời cơ này tập trung đầu tư xây dụng hệthống nhà xưởng, mua máy móc thiết bị sản xuất cải tiến công nghệ, đồng thời mởrộng thị phần ra nước ngoài

Muốn được như thế, công ty phải đặc biệt chú trọng tới nguồn nhân lực, vìchỉ có con người mới có thể sáng tạo, nghiên cứu, tạo ra và điều khiển công nghệ,máy móc thiết bị để đạt được mục tiêu

4.2 Uy tín và vị thế của tổ chức

+ Vị thế về độ nhận biết thương hiệu

Trang 23

Kể từ sau khi cổ phần hóa, Công ty đã vươn lên trở thành doanh nghiệp trongtop 10 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm hàng đầu của Tổng Công ty Dược phẩmViệt Nam, một trong năm doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu lớn nhất của TổngCông ty Dược Việt Nam.

Sản phẩm tân dược của Pharbaco được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường dượcphẩm trong nước và quốc tế Cho đến thời điểm hiện nay, sản phẩm có thế mạnhcủa Công ty vẫn là các sản phẩm thuốc phòng chống lao, sốt rét, kháng sinh,vitamin, cảm sốt,…

+ Vị thế về chất lượng sản phẩm

Pharbaco đã xây dựng bộ phận quản lí sản xuất chuyên nghiệp để kiểm soátchất lượng gia công tại các nhà máy Bộ phận này đánh giá khả năng của các nhàmáy để chọn làm đối tác gia công sản phẩm thông qua các tiêu chí:

- Quan điểm về chất lượng của đội ngũ lãnh đạo

- Khả năng quản trị sản xuất

- Mức độ hiện đại của trang thiết bị, máy móc

- Trình độ và kinh nghiệm sản xuất

- Trình độ và kinh nghiệm quản lí chất lượng

- Mức độ cam kết của đối tác

Nhờ ý thức đề cao chất lượng, sản phẩm của Pharbaco luôn có chất lượng caohơn chất lượng trung bình của ngành dược, đạt mức chất lượng hàng đầu trongngành dược

+ Vị thế về nguồn nhân lực ngành dược:

Con người là yếu tố mấu chốt tạo nên thành công trong ngành dược nói chung

và Pharbaco nói riêng Pharbaco được đánh giá là một trong những công ty hàngđầu ngành dược về các tiêu chí nhân lưc: thâm niên trung bình của nhân viên, mứcthu nhập trung bình của các nhân viên, số lượng nhân viên Công ty có đội ngũ cán

bộ có trình độ đại học và trên đại học thuộc các lĩnh vực dược phẩm, hóa học, kinh

tế, tài chính, xây dựng, cơ khí, y khoa và có đội ngũ kĩ thuật viên, công nhân có taynghề cao

Trang 24

bảo, tạo sự thông suốt trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay của hàngtồn kho.

4.3 Quan hệ cung cầu trên thị trường lao động

Đặc thù của công ty là công ty dược vì vậy cần những người hiểu biết vềdược phẩm do vậy đối tượng tuyển dụng chính của công ty vào làm công nhân cũngphải là những người tốt nghiệp trung cấp dược trở lên

Như ta được biết hầu hết những lao động được đào tạo trong ngành dượcphẩm hiện nay tốt nghiệp ra trường không phải dẽ dàng tìm được việc nhất là trungcấp dược mà không phải chính quy tại trường có uy tín thì cũng khó xin được việccho mình mà tự mở cho mình hiệu thuốc lại càng khó khăn do vậy lượng lao động

mà công ty muốn thu hút không phải là khó khăn để tìm kiếm

+ Thị trường lao động

Có thể nói thị trường lao động ở nước ta đang khởi sắc, ấm lên sau một thờigian bị ảnh hưởng bởi cơn dư chấn khủng hoảng kinh tế toàn cầu Để lấy lại nhịp độsản xuất kinh doanh và mở rộng các dự án đầu tư, nhu cầu tuyển lao động tăng đều

ở các lĩnh vực, vị trí, ngành nghề

Điều đáng lưu ý hiện nay do Pharbaco là công ty dược, lượng lao động chủyếu mà Pharbaco cần dùng là lao động có trình độ từ trung cấp dược trở lên Hiệnnay đã có rất nhiều trung tâm đào tạo trung cấp, cao đẳng dược mà hầu hết để xinvào làm các công ty nhà nước các bệnh viện là rất khó do vậy lượng lao động màcông ty cần tuyển dụng hiện nay là không thiếu

+ Sự cạnh tranh lao động của các tổ chức khác

Trung bình mỗi năm, mỗi công ty trong ngành dược sẽ tuyển từ 40 - 80 laođộng, chủ yếu là sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường đại học để đảm nhận nhữngcông việc như trình dược viên, nhân viên trong các công ty dược, bệnh viện và sở y

tế các tỉnh, thành

Trang 25

Tuy công ty cổ phần dược phẩm trung ương I – Phabaco hiện nay đang gầnnhư đứng đầu trong các hãng dược phẩm trong nước song điều đó không có nghĩa làcông ty không cần phải chú ý đến việc thu hút nhân tài Ngoài ra công ty cũng phảicạnh tranh với các hãng thuốc nhập khẩu nếu công ty không có một chính sách giữchân nhân viên giỏi thì rất dẽ mất đi người tài trong tình hình cạnh tranh khốc liệtnày.

4.4 Các chính sách của Nhà nước liên quan đến tuyển dụng và sử dụng lao

động

Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Pharbaco chịu sự điều chỉnh của LuậtDoanh nghiệp và các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan, đặc biệt là cácquy định liên quan đến tuyển dụng và sử dụng lao động

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam vẫn đang trong quá trìnhhoàn thiện, vì thế các luật và văn bản dưới luật trên có thể sẽ còn được điều chỉnhcho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, những sự thay đổi của hệ thống phápluật, chính sách trong nước có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tuyển dụng lao động củaCông ty Để hạn chế rủi ro này, Công ty luôn chú trọng nghiên cứu, nắm bắt cácquy định của Nhà nước để từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch tuyển dụng laođộng phù hợp Tuy nhiên, với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, chính phủđang từng bước hoàn chỉnh hệ thống pháp luật tạo sự thông thoáng hơn về các thủtục hành chính để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội

Theo quyết định 108 của chính phủ năm 2002 về việc phát triển chiến lược đốivới ngành dược đến năm 2010 mục tiêu: “Phát triển ngành Dược thành một ngànhkinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chủ độnghội nhập khu vực và thế giới nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có

chất lượng, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc

và bảo vệ sức khoẻ nhân dân”

Chính phủ rất quan tâm và chú ý phát triển đến ngành dược nhất là việc tăngthêm số lượng dược sỹ, dược tá, mở thêm các trung tâm đào tạo dược sỹ dược táđáp ứng nhu cầu về lao động trong ngành này Điều này đã góp phần làm tăngnguồn cung lao động đối với công ty Giúp cho việc lựa chọn các ứng viên có chấtlượng cao được nhiều hơn

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG

ƯƠNG I – PHARBACO

1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY

1.1 Nguồn tuyển dụng

Nguồn tuyển dụng bên trong

- Tuyển dụng thông qua thông báo tuyển dụng tại Công ty:

Cán bộ tuyển dụng sẽ tiến hành đăng tuyển trên các kênh thông tin nội bộcủa công ty như: website của công ty www.pharbaco.com.vn, các mạng nội bộ củacông ty…

Nội dung đăng tuyển gồm: vị trí tuyển dụng, số lượng tuyển dụng, mô tảngắn gọn về công việc, yêu cầu cụ thể đối với người xin việc, trách nhiệm, quyềnhạn của các ứng viên tuyển dụng, cách thức và thời gian nộp hồ sơ

Những thông tin đăng tuyển này nhằm thông báo cho cán bộ nhân viêntrong Công ty biết được các vị trí trống để họ nộp hồ sơ ứng tuyển nếu có nguyệnvọng Việc tuyển dụng thông qua thông báo tuyển dụng sẽ giúp các ứng viên dễdàng nộp hồ sơ và cán bộ tuyển dụng cũng dễ lưu trữ hồ sơ giúp cho công tác chọnlọc hồ sơ được thực hiện thuận tiện hơn

Trang 27

- Tuyển dụng qua sự giới thiệu, đề bạt của cán bộ công nhân viên trong Côngty:

Phương pháp này thường được sử dụng khi tuyển chọn cho các vị trí quản lí.Khi có vị trí quản lí trống thì nhân viên trong Công ty có thể tiến cử một nhân viênnào đó trong bộ phận của mình nộp hồ sơ dự tuyển Với phương pháp này, chấtlượng hồ sơ nhận được khá tốt bởi vì những thông tin do cán bộ Công ty cung cấpthường có độ tin cậy cao Do đó mà cán bộ tuyển dụng nhanh chóng tìm đượcnhững người có năng lực phù hợp với công việc cần tuyển Việc tuyển dụng theophương pháp này không chỉ chọn được đúng người, đúng việc mà còn tuyển đượcmột đội ngũ nhân sự làm việc thực sự có hiệu quả và hết lòng trung thành với sựphát triển chung của công ty

- Tuyển dụng căn cứ vào các thông tin trong hồ sơ cá nhân:

Thông thường khi được tuyển dụng và trở thành nhân viên của Pharbaco thìphòng Tổ chức hành chính sẽ tiến hành lưu trữ hồ sơ nhân viên ngay khi ngườiđược tuyển dụng vào làm Hồ sơ cá nhân được Công ty lưu trữ bao gồm: nhữngthông tin về cá nhân, bằng cấp, đào tạo, mức lương, khen thưởng, … Dựa vàonhững thông tin này, cán bộ nhân sự có thể chọn ra được những người phù hợp ứngtuyển cho các vị trí còn trống Tuy nhiên, phương pháp này ít sử dụng do thông tinkhông được cập nhật một cách thường xuyên và số lượng hồ sơ thu được chỉ chiếm

tỉ lệ nhỏ

Nhờ các phương pháp tuyển dụng trên mà cán bộ nhân sự đã tiếp nhận đượcnhiều hồ sơ nguyện vọng của các cán bộ nhân viên đang làm việc tại Công ty nhưng

có nhu cầu và năng lực làm việc tại các vị trí tuyển dụng cao vì họ là những người

có năng lực, đã quen với công việc và môi trường làm việc của Công ty Hơn nữanguồn nội bộ thường giúp tiết kiệm được chi phí tuyển dụng, đồng thời tiết kiệmthời gian tuyển dụng cũng như thời gian hội nhập của nhân viên mới Thêm vào đó,phương pháp này sẽ tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động trong Công ty do vậy,tạo động lưc tốt cho tất cả những người lao động làm việc trong Công ty, họ sẽ cóđộng lực làm việc tốt hơn, mức độ thỏa mãn với công việc cũng cao hơn Qua việctuyển dụng từ nguồn này, sự gắn bó với Công ty và sự trung thành của nhân viênđối với Công ty cũng sẽ được nâng cao

Tuy nhiên phương pháp tuyển dụng này sẽ làm hạn chế về số lượng cũngnhư cơ hội tìm kiếm các ứng viên có trình độ cao sẽ giảm và có thể gây xung đột về

Trang 28

tâm lí như chia bè phái, mâu thuẫn nội bộ từ những người không được đề bạt Công

ty cần quan tâm nhiều đến nhân viên để có các giải pháp hạn chế nhược điểm này

Nguồn tuyển dụng bên ngoài

- Tuyển dụng thông qua sự giới thiệu từ người thân, người quen của cán bộcông nhân viên trong Công ty

Phương pháp này thường được Pharbaco chú trọng sử dụng Trong gần 55năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về thuốc, Công

ty có một đội ngũ cán bộ, nhân viên không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn tích lũyđược nhiều kinh nghiệm thực tế Không những thế, họ còn có nhiều mối quan hệrộng trong xã hội, đặc biệt là quan hệ nghề nghiệp Họ hiểu rõ về tổ chức, biết được

tổ chức cần người như thế nào, có khả năng gì do đó họ có thể giới thiệu đượcnhững người phù hợp nhất trong thời gian sớm nhất Khi được phỏng vấn, các cán

bộ quản lí trực tiếp thường có nhận xét rằng: những người lao động được tuyểndụng thông qua sự giới thiệu thường nhanh chóng nắm bắt được công việc và thíchhợp với tổ chức Phương pháp tuyển dụng này của Công ty trên thực tế đã thu hútrất nhiều nhân tài về làm việc cho mình và từ đó đã góp phần vào sự phát triển lớnmạnh của Pharbaco, đồng thời thu hút ngày càng nhiều hơn nữa nguồn tuyển dụngquan trọng này

- Tuyển dụng từ các đơn xin việc:

Nguồn tuyển dụng phổ biến của các doanh nghiệp là tuyển dụng từ đơn xinviêc nên việc thực hiện tuyển dụng theo phương pháp này cũng được Pharbaco chútrọng, ứng cử viên nộp đơn xin việc cũng chiếm một phần không nhỏ Nguồn tuyểndụng này thường là những sinh viên mới ra trường hay những nhân viên của cáccông ty khác cảm thấy hứng thú với vị trí còn trống của Pharbaco và muốn thử sứcmình ở vị trí đó Những người này thường có lòng nhiệt tình và lòng đam mê côngviệc cao Vì vậy, để không bỏ sót những nhân tài như thế, Pharbaco đã có nhiềuhình thức để thu hút nguồn ứng viên này nhiều hơn như tích cực quản cáo trên cácphương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, ti vi, internet,

- Tuyển dụng các sinh viên thực tập:

Đây cũng là phương pháp tuyển dụng hiệu quả mà nhiều công ty đã làm.Pharbaco cũng không loại trừ phương pháp này để tuyển dụng Trong thời gian vừaqua và sắp tới, Công ty có kế hoạch nhận các sinh viên năm cuối có nguyện vọng vàkết quả học tập khá trở lên vào thực tập Đây như là một bước đào tạo và thử việc

Trang 29

trong quá trình tuyển chọn nhân sự Thông qua quá trình thực tập của sinh viên,Công ty tiến hành xem xét, đánh giá và lựa chọn những người có khả năng để tiếptục bồi dưỡng, đào tạo và tuyển vào làm việc Như vậy, Pharbaco sẽ chọn đượcnhững người ưu tú nhất, có năng lực nhất để vào các vị trí phù hợp của công ty vàtrở thành nhân viên chính thức của Pharbaco Họ dù còn thiếu kinh nghiệm nhưngđều là những người ham học hỏi, chịu khó, cầu tiến và muốn thể hiện mình Bằngcách đó, Pharbaco đã tuyển dụng được những sinh viên có năng lực thực sự màkhông phải mất nhiều thời gian và chi phí tuyển dụng, đồng thời họ sẽ luôn tận tâmlàm việc cho công ty.

Nhờ các phương pháp tuyển dụng này mà Công ty có nguồn lao động phongphú về số lượng lẫn chất lượng nên giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội tìm kiếmđược lao động có trình độ cao đáp ứng yêu cầu công việc Những người mới này cócách nhìn mới với tổ chức, có thể góp phần tạo ra phong cách làm việc mới mà phùhợp với công việc của họ Tuy nhiên, những người mới này sẽ phải mất nhiều thờigian hơn để thích nghi với công việc và vấn đề về lòng trung thành của họ đối vớiCông ty là chưa cao

Cơ cấu nguồn tuyển dụng của Công ty

Khi nguồn bên trong không đáp ứng được nhu cầu thì Công ty mới tìm kiếm bênngoài Khi tuyển dụng nguồn bên ngoài thì trước hết Công ty có sự ưu tiên đối vớicon em trong ngành, sự giới thiệu của cán bộ nhân viên trong Công ty Nhữngngười lao động có năng lực là con em, người quen của cán bộ nhân viên trong Công

ty hầu như là có đầy đủ tiêu chuẩn của công việc mà họ dự tuyển Đây là nguồn màCông ty rất chú trọng

Trang 30

Qua bảng 7 và biểu đồ, ta thấy trong những năm gần đây, nguồn tuyển dụngcủa Công ty là nguồn bên ngoài nhiều hơn, còn thuyên chuyển trong nội bộ chiếm tỉtrọng nhỏ hơn tỉ lệ nhân viên được tuyển dụng từ nguồn bên trong qua 5 năm trở lạiđây có xu hướng giảm dần từ năm 2006 là 30.3% đến năm 2011 chỉ còn 16.4% Cụthể: năm 2006, trong tổng số 43 lao động được tuyển mới có đến 33 người đượctuyển từ nguồn bên ngoài, chiếm 69.7%, còn lại là 30.3% từ nguồn nội bộ Năm

2007, nguồn bên ngoài là 14 trong số 25 người được tuyển, chiếm 56%, nguồn nội

bộ tăng 1 người so với năm 2006, tỉ lệ tăng là 10% Nhưng từ năm 2008, Công tynhận 105 người thì có 23 người bên trong, về tuyệt đối tăng nhiều hơn 12 người sovới năm 2007 tương ứng tăng 100.1% nhưng về tương đối, tỉ lệ so với nguồn bênngoài lại giảm đáng kể xuống còn 21.9% trong khi năm 2007 là 44% Năm 2009 thì

số nhân viên thuyên chuyển trong nội bộ Công ty tuy ít hơn về số lượng nhưng lạităng lên về tỉ lệ so với nguồn bên ngoài Đến năm 2010, tỉ lệ nhân viên được tuyểnmới từ nguồn nội bộ giảm rõ rệt xuống còn 16.4% Ta thấy, tỉ lệ tuyển nguồn bênngoài tăng lên đáng kể từ 69.7% năm 2006 lên 83.6% so vào năm 2010, Công tytuyển bên ngoài nhiều hơn vì đây là nguồn cung cấp một đội ngũ lao động có chấtlượng cao cho các doanh nghiệp và cũng là nguồn lực phong phú cả về chất lượnglẫn số lượng

1.2 Quy trình tuyển dụng

1.2.1 Xác lập nhu cầu tuyển dụng

Hàng năm, sau khi ban Giám đốc đưa ra quyết định về chiến lược kinh doanhcủa những năm tới, Pharbaco sẽ tiến hành kế hoạch hoá nguồn nhân lực cần tuyển

Trang 31

dụng Vào đầu năm, các phòng ban sẽ nhận được công văn đề nghị đánh giá nhucầu cần tuyển dụng, trưởng các phòng ban xem xét và đánh giá nhu cầu tuyển dụng

ở đơn vị mình Trong quá trình đó, phụ trách đơn vị xem xét khả năng của các nhânviên trong đơn vị mình để đánh giá xem có cần thêm người không? Cần bao nhiêu

và cho vị trí nào? Yêu cầu về trình độ, kỹ năng, Khi có nhu cầu bổ sung nhân lực,trưởng các bộ phận đưa ra yêu cầu tuyển dụng và trình Tổng Giám đốc xem xét, phêduyệt Sau khi phê duyệt, Tổng Giám đốc sẽ giao cho phòng Tổ chức hành chínhchuẩn bị và xác lập nhu cầu tuyển dụng lao động

Nhu cầu tuyển dụng phát sinh từ các nguồn sau: theo yêu cầu của Giám đốc,Phòng Tổ chức hành chính đề nghị và của các bộ phận sử dụng

Các bộ phận căn cứ nhu cầu công việc, lập kế hoạch tuyển dụng bao gồm cácnội dung:

+ Tuyển dụng phục vụ yêu cầu cho công việc gì

+ Điều kiện đòi hỏi người dự tuyển phải đáp ứng được về: trình độ chuyênmôn, kỹ thuật, tay nghề và những điều kiện khác tùy theo tính chất công việc

+ Số lượng người cần tuyển dụng

+ Loại lao động là chính thức hay thời vụ

+ Thời gian cần nhân sự

Sau đó, chuyển nhu cầu tuyển dụng cho Trưởng phòng Tổ chức hành chính,Trưởng phòng Tổ chức hành chính có trách nhiệm lập sơ bộ kế hoạch tuyển dụng,đưa ra ý kiến thảo luận với các bộ phận có nhu cầu, nếu thấy hợp lý thì trình Giámđốc duyệt

Như thế, việc xác định nhu cầu lao động của Công ty dựa vào yêu cầu, khốilượng công việc và nhu cầu sản xuất ở từng bộ phận, phòng ban trong Công ty nên

Trang 32

Phòng tổ chức hành chính 4 2 7 2 3

Nói chung, các bộ phận, phòng của Công ty đã tiến hành xác lập nhu cầutuyển dụng dựa vào nhu cầu sản xuất trong bộ phận mình qua mỗi kì tuyển dụng.Trong những năm gần đây ta thấy, các phân xưởng có nhu cầu tuyển nhân viên mớinhiều hơn, đây là các bộ phận có lao động trực tiếp nhiều nhất, thường là các laođộng có trình độ dược sĩ cao đẳng, trung cấp, công nhân kĩ thuật Các bộ phận nàytuyển thêm lao động vào để mở rộng sản xuất, nhất là vào năm 2008, khi cơ sở mớiSóc Sơn đi vào hoạt động thì cần phải có thêm nhiều lao động mới Còn các laođộng gián tiếp ở các văn phòng thì nhu cầu tuyển thêm ít hơn , thường yêu cầu nhânviên có trình độ dược sĩ đại học hoặc trên đại học và các cử nhân thuộc các ngànhkinh tế quản lí

1.2.2 Lập kế hoạch tuyển dụng

Sau khi xác lập nhu cầu tuyển dụng, Pharbaco sẽ căn cứ vào đó để tiến hànhxây dựng và lập kế hoạch tuyển dụng Kế hoạch tuyển dụng sẽ được trưởng phòng

Tổ chức hành chính lập và gửi Giám đốc phê duyệt

Kế hoạch tuyển dụng bao gồm các nội dung:

- Số lượng, điều kiện tuyển dụng lao động cho từng công việc

- Nơi cung cấp nguồn nhân lực: thông báo tuyển dụng tại chỗ, báo, đài, trungtâm giới thiệu việc làm, các trường đào tạo…

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng: thường trong các kì tuyển dụng,Công ty sẽ tiếp nhận hồ sơ trong vòng 1 tháng, sau đó tổng hợp tất cả các hồ sơ lại

và sàng lọc hồ sơ

- Dự kiến thành phần tham dự phỏng vấn người lao động, tùy theo từng đốitượng để bố trí người có trình độ chuyên môn để phỏng vấn, khảo sát nghiệp vụchuyên môn

- Thời gian phỏng vấn: Công ty sẽ dành ra khoảng 3 – 5 ngày tùy theo lượng

hồ sơ được vào phỏng vấn nhiều hay ít

Trang 33

- Trình Giám đốc phê duyệt kế hoạch tuyển dụng bao gồm cả chi phí tuyểndụng Nếu Giám đốc chưa nhất trí thì dựa trên quan điểm của Giám đốc có sự trìnhbày của phòng Tổ chức hành chính để thống nhất kế hoạch.

Như vậy, việc lên kế hoạch tuyển dụng công ty đã vạch được rõ ràng cácbước cần phải làm và khá chi tiết

1.2.3 Thông báo tuyển dụng

Dựa vào kế hoạch tuyển dụng, phòng Tổ chức hành chính thực hiện theo cácnội dung yêu cầu trong kế hoạch tuyển dụng, bao gồm các công việc như: liên hệnơi đăng thông báo, chuyển thông tin đăng tuyển dụng, thanh toán…Bên cạnh hìnhthức sử dụng các bản thông báo tuyển dụng ban hành trong nội bộ công ty thìTrưởng phòng Tổ chức hành chính thường có chính sách tuyển mộ tại các nguồn cósẵn bên ngoài như liên hệ trực tiếp với các trường đào tạo để đăng ký tuyển mộ dựavào mối quen biết giữa Công ty và nhà trường

Bảng 9 – Một số trường liên hệ đăng ký tuyển mộ

Đại học Dược Hà Nội 13-15 Lê Thánh Tông,

Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cầu Giấy, Hà Nội Kế toán, quản trị, nhân

viên bảo hiểm

Đại học Kinh Tế Kĩ

Thuật Công Nghiệp

456 Minh Khai, Hà Nội Kế toán, quản trị

Ở khâu này, việc thiết kế các bản thông báo ở Công ty còn nhiều bất cập, vìhiện nay tại Công ty mới chỉ có các Bản mô tả công việc cho một số chức danhcông việc, nó chưa đầy đủ và còn thiếu một số các chức danh mới vì đây là Bản mô

tả đã được làm từ lâu chưa có sự làm mới và bổ sung thêm Điều này gây khó khăncho người làm tuyển dụng trong việc thiết kế thông báo và ảnh hưởng đến tínhchính xác của bản thông báo

Nhìn vào bản thông báo của Công ty ta thấy trong bản thông báo của Công tymới nêu được số lượng lao động cần tuyển, và yêu cầu cần tuyển nhưng chưa nêuđược chính xác vị trí lao động cần tuyển, thông tin về mô tả công việc, ngoài raCông ty chưa nêu ra rõ ràng mức lương và các đãi ngộ của Công ty

Trang 34

Trong bản thông báo, Công ty đã nêu rõ vấn đề ưu tiên cho nam giới sẽ dễdẫn đến việc tạo cảm giác mất công bằng trong việc lựa chọn ứng viên và tạo chocác ứng viên không có cảm tình với Công ty trong việc phân biệt giới tính.

Ưu điểm của việc Trưởng phòng Tổ chức hành chính thường có chính sáchtuyển mộ tại các nguồn có sẵn bên ngoài như liên hệ trực tiếp với các trường đàotạo để đăng ký tuyển mộ dựa vào mối quen biết giữa Công ty và nhà trường là đãgiúp tiết kiệm chi phí và thời gian tìm kiếm bên ngoài, tránh một số lượng lớn hồ sơđăng ký ồ ạt gây khó phân loại và xử lý

Tuy nhiên, đối với các phương pháp tuyển mộ mà Công ty đang áp dụng nàycũng dẫn đến tình trạng mất cơ hội tìm kiếm được nhân tài giỏi về dự tuyển và tínhcông bằng trong việc phân loại hồ sơ không được cao Vì đối với hồ sơ là ngườiquen của cán bộ nhân viên trong Công ty sẽ được ưu tiên hơn mà chưa chắc nănglực của những người đó đã tốt bằng những ứng cử viên bên ngoài

Phụ lục 1: Mẫu thông báo tuyển dụng của Công ty

1.2.4 Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Trưởng phòng Tổ chức hành chính và trưởng bộ phận có nhu cầu tuyển dụng

có nhiệm vụ tiến hành và xử lý hồ sơ của các ứng viên, so sánh với các yêu cầu củacác bộ phận, nếu chưa đủ thì đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ

Theo quy định của Công ty thì hồ sơ xin việc gồm: đơn xin việc, sơ yếu lýlịch, giấy khai sinh ,các văn bằng chứng chỉ đào tạo, giấy chứng nhận sức khỏe

Kết thúc quá trình tiếp nhận hồ sơ, cán bộ phòng Tổ chức hành chính tiếnhành kiểm tra lựa chọn các ứng viên thông qua hồ sơ Công ty tuyển chọn hồ sơ chủyếu theo tiêu chí về trình độ chuyên môn thông qua các chứng chỉ, văn bằng và hồ

sơ phải đảm bảo các yêu cầu về tính chính xác, đầy đủ Sau đó, phòng Tổ chứchành chính lên kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm phỏng vấn hay thi tuyển vớiứng viên

Bảng 10 – Tỉ lệ hồ sơ được chọn vào vòng phỏng vấn

Trang 35

Nhìn vào bảng ta thấy, tỉ lệ vào vòng phỏng vấn của các ứng viên là khá cao,khoảng 60% số hồ sơ dự tuyển, tức là cứ 10 hồ sơ nộp cho Công ty thì có 6 hồ sơđược chọn là có đủ tiêu chuẩn, cho thấy các ứng viên nộp hồ sơ vào Công ty phầnnhiều đã tự thấy được năng lực, trình độ của bản thân mà ứng cử vào các vị trí Công

ty đang cần Song trong năm 2008, do Công ty đang cần nhiều lao động để mở rộngsản xuất mà số lượng hồ sơ dự tuyển lại không tăng nhiều nên tỉ lệ được chọn vàovòng tiếp theo là rất cao 88.7% nghĩa là cứ 10 người nộp hồ sơ thì có gần 9 bộ hồ sơđược vào vòng trong Có tình trạng này là do năm này Công ty chưa chú ý nhiềuđến việc đăng thông báo tuyển dụng nên nhiều người không biết đến thông tin này

Trong giai đoạn này, Công ty cũng chưa chú trọng đến việc xác lập rõ tỷ lệtuyển chọn Điều này gây khó khăn trong công tác phân loại các ứng cử viên Ngoài

ra, ở vòng này nên có một bộ phận riêng để phân loại các hồ sơ vì ở khâu này chưathực sự nhất thiết phải có sự tham gia của cả trưởng phòng Tổ chức lẫn trưởng bộphận, việc phân loại này có thể ủy quyền cho một cán bộ có kinh nghiệm trong vấn

đề này phân loại dựa vào các tiêu chí mà Công ty đã đưa ra

1.2.5 Tổ chức phỏng vấn, thi tuyển

Công ty sẽ chia làm 2 đối tượng:

* Với những vị trí tuyển dụng là cấp lãnh đạo, quản lý thì sẽ phỏng vấn qua 2 vòng

Vòng 1: Phỏng vấn sơ bộ:

Đối với tất cả các hồ sơ được lọt vào vòng này, trưởng phòng Tổ chức hànhchính sẽ phỏng vấn tất cả các ứng viên này và sẽ phân loại vào phỏng vấn sâu haythi tuyển Trưởng phòng Tổ chức hành chính sẽ loại bỏ dần các hồ sơ không đạt

Nếu đã đủ về số lượng thì phòng Tổ chức hành chính sẽ thông báo thời gian,địa điểm để công bố kết quả và phỏng vấn Nếu không đủ hồ sơ thì phải tổ chứcchọn thêm hồ sơ để đảm bảo về số lượng theo như kế hoạch tuyển dụng đề ra

Vòng 2: Phỏng vấn sâu:

Khi đã có danh sách phỏng vấn lần hai thì danh sách này sẽ được đưa lên choGiám đốc và Phó Giám đốc trực tiếp phỏng vấn Giám đốc hay Phó Giám đốc sẽ cósẵn một loạt các câu hỏi hay bài thi trắc nghiệm cho các ứng cử viên này Quá trìnhnày sẽ chọn ra được những người có thiện chí, nhiệt tình và phù hợp với công việccủa Công ty

Trang 36

* Với những vị trí như kế toán hay công nhân lao động sẽ tiến hành phỏng vấn sơ bộ và thi tuyển.

Vòng 1 : Phỏng vấn sơ bộ như đối với lao động quản lý ở trên

Để thuận lợi cho việc phỏng vấn, Công ty cũng sử dụng những mẫu phỏngvấn, các bài thi trắc nghiệm được soạn sẵn trong từng trường hợp cụ thể Cán bộphỏng vấn cũng có thể linh hoạt sử dụng các câu hỏi phù hợp với từng ứng viên cụthể để kiểm tra kỹ hơn các ứng viên

Ngoài ra, nếu cần tuyển một lượng lớn lao động vào làm việc thì Công ty sẽthành lập một hội đồng phỏng vấn để đảm bảo tính công bằng và khách quan trongtuyển dụng, có thể tìm được người có năng lực thực sự

Thành phần phỏng vấn của Công ty gồm:

• Trưởng bộ phận yêu cầu tuyển dụng

• Chuyên gia, cán bộ kỹ thuật liên quan

• Ban giám đốc Công ty ( nếu cần)

• Trưởng phòng Tổ chức hành chính ( nếu cần)

Những người phỏng vấn trao đổi ý kiến đánh giá và thông tin trong cuộchọp, đưa ra ý kiến đánh giá thống nhất Kết thúc quá trình này, cán bộ phòng Tổchức hành chính sẽ đưa các kết quả đánh giá về ứng cử viên lên Giám đốc

Bảng 11 – Thành phần phỏng vấn của Công ty

Vị trí phỏng vấn tuyển chọn Ban phỏng vấn

- Nhân viên khối văn phòng

- Kỹ sư chuyên môn, trưởng nhóm,

nhân viên phân xưởng…

- Trưởng phòng TCHC

- Trưởng/phó phòng phụ trách bộphần yêu cầu tuyển dụng

- Cán bộ phòng TCHC

- Chuyên gia, cán bộ kỹ thuật liênquan

Trang 37

có cơ hội đặt câu hỏi cho hội đồng phỏng vấn Thông qua quá trình phỏng vấn, hộiđồng phỏng vấn sẽ đánh giá được tổng quát về ứng viên như: trình độ, tính tình,quan niệm sống, sự năng động, mục đích khi hợp tác với Công ty.

Công ty đã có sự phân loại khá rõ các đối tượng tuyển dụng để đưa ra cácphương pháp tuyển dụng khác nhau nhằm tránh mất thời gian và tiền bạc cho cáckhâu không cần thiết

Tuy nhiên, tại Công ty những cán bộ phụ trách khâu phỏng vấn đều chưađược qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, họ đều học ở những chuyên ngànhnghiệp vụ khác và hầu hết trong quá trình phỏng vấn các ứng viên, họ đều dựa vàokinh nghiệm làm việc lâu năm hoặc kinh nghiệm từ bản thân nên sẽ dễ mắc phảinhững lỗi sai trong khâu phỏng vấn và nhiều lúc sẽ bị yếu tố chủ quan tác động gây

ra việc đánh giá không đúng về ứng viên dự tuyển

1.2.6 Thử việc

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4 – Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2006 – 2010 - hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần dược trung ương i - pharbaco
Bảng 4 – Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 9)
Bảng 8 – Nhu cầu tuyển dụng của các phòng, bộ phận của Công ty - hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần dược trung ương i - pharbaco
Bảng 8 – Nhu cầu tuyển dụng của các phòng, bộ phận của Công ty (Trang 31)
Bảng 9 – Một số trường liên hệ đăng ký tuyển mộ - hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần dược trung ương i - pharbaco
Bảng 9 – Một số trường liên hệ đăng ký tuyển mộ (Trang 33)
Bảng 10 – Tỉ lệ hồ sơ được chọn vào vòng phỏng vấn - hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần dược trung ương i - pharbaco
Bảng 10 – Tỉ lệ hồ sơ được chọn vào vòng phỏng vấn (Trang 34)
Bảng 11 – Thành phần phỏng vấn của Công ty - hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần dược trung ương i - pharbaco
Bảng 11 – Thành phần phỏng vấn của Công ty (Trang 36)
Bảng 12 – Tỉ lệ hồ sơ qua vòng phỏng vấn - hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần dược trung ương i - pharbaco
Bảng 12 – Tỉ lệ hồ sơ qua vòng phỏng vấn (Trang 37)
Bảng 14 – Tỉ lệ sàng lọc của Công ty - hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty cổ phần dược trung ương i - pharbaco
Bảng 14 – Tỉ lệ sàng lọc của Công ty (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w