1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng chuẩn mực kế toán số 02 – hàng tồn kho vào công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần dược trung ương medipharco – tenamyd

105 347 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Thực trạng vận dụng Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho vào công tác kế toán nguyên vật liệu và hàng hóa tại Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd.. Phương pháp nghiên

Trang 1

Khóa luận tốt nghiệp

ỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và sự tri ân sâu sắc, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế, đặc biệt là quý Thầy Cô trong Khoa Kế toán – Kiểm toán đã trang bị cho em nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Giảng viên Th.S Đỗ Sông Hương – người Cô kính mến đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình từ lúc định hướng chọn đề tài cũng như quá trình hoàn thiện nghiên cứu, Cô luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp em

có thể hoàn thành khóa luận này Em xin cảm ơn Anh Nguyễn Thanh Minh – Kế toán viên tại CTCP Dược Trung Ương Medipharco - Tenamyd đã luôn quan tâm giúp đỡ, trao đổi đề tài, cung cấp rất nhiều số liệu để giúp em có thể hoàn thành khóa luận này Em xin cảm ơn Ban Giám đốc CTCP Dược Trung Ương Medipharco - Tenamyd đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em tìm hiểu thông tin, số liệu về Công ty trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị Cuối cùng, em xin cảm ơn Phòng Kế toán – Tài chính về những kiến thức và kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, thu thậ̣p thông tin và xử lý

số liệu trong quá trình hoàn thành khóa luận này Một lần nữa, Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Phước Mai Ngọc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GTTCTTHĐ Giá trị thuần có thể thực hiện được

Trang 3

Khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Trang

Bảng 2.1: Tình hình lao động của CTCP Dược TW Medipharco – Tenamyd giai đoạn

2013 – 2015 .39

Bảng 2.2: Tình hình tài sản – nguồn vốn của CTCP Dược TW Medipharco – Tenamyd giai đoạn 2013 – 2015 .42

Bảng 2.3: Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của CTCP Dược TW Medipharco – Tenamyd giai đoạn 2013 - 2015 .46

Biểu 2.1: Hóa đơn GTGT số 0007242 .51

Biểu 2.2: Biên bản kiểm nhận hàng số NNC001/BB/MPC .51

Biểu 2.3: Phiếu nhập kho số NNC001 52

Biểu 2.4: Sổ chi tiết tài khoản 1521 53

Biểu 2.5: Hóa đơn thương mại số 154 55

Biểu 2.6: Vận đơn số OOLU2021611880 56

Biểu 2.7: Tờ khai nhập khẩu số 100608350950 57

Biểu 2.8: Biên bản kiểm nhận hàng kinh doanh số 11/01/MPC .58

Biểu 2.9: Phiếu nhập kho số XNK0033 .58

Biểu 2.10 : Sổ chi tiết tài khoản 15612 59

Biểu 2.11: Biên bản kiểm nhận số XNK0036/BB/MPC .61

Biểu 2.12: Phiếu nhập kho số XNK0036 .61

Biểu 2.13: Sổ chi tiết TK 156141 .62

Biểu 2.14: Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức 63

Biểu 2.15: Sổ chi tiết tài khoản 1521 .64

Biểu 2.16 : Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 0000352 .65

Biểu 2.17: Sổ chi tiết TK 15612 .66

Biểu 2.18: Hóa đơn GTGT số 0028992 .67

Biểu 2.19: Phiếu xuất kho số BBC004 .68

Biểu 2.20: Sổ chi tiết TK 156141 .69

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Trang

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản nguyên vật liệu, hàng hóa 22

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý CTCP Dược TW Medipharco – Tenamyd .33

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán ở CTCP Dược TW Medipharco – Tenamyd .35

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính tại CTCP Dược TW Medipharco Tenamyd .37

-TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Cấu trúc đề tài 4

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ HÀNG HÓA THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 02 – HÀNG TỒN KHO 5

1.1 Đặc điểm chung về nguyên vật liệu và hàng hóa 5

1.1.1 Khái quát chung về nguyên vật liệu và hàng hóa 5

1.1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho 5

1.1.1.2 Khái niệm nguyên vật liệu và hàng hóa 6

1.1.1.3 Đặc điểm của nguyên vật liệu và hàng hóa 6

1.1.1.4 Phân loại nguyên vật liệu và hàng hóa 6

1.1.1.5 Vai trò của nguyên vật liệu và hàng hóa 9

1.1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu, kế toán hàng hóa 9

1.1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, hàng hóa 9

1.1.2.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu, hàng hóa 11

1.1.2.3 Nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa 11

1.2 Nội dung kế toán nguyên vật liệu và kế toán hàng hóa theo Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho 12

1.2.1 Xác định giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp

1.2.3 Phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa 12

1.2.4 Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, hàng hóa 13

1.2.5 Ghi nhận chi phí 15

1.2.6 Trình bày báo cáo tài chính 15

1.3 Xác định giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa 16

1.3.1 Xác định giá trị nguyên vật liệu 16

1.3.1.1 Nguyên vật liệu mua ngoài 16

1.3.1.2 Nguyên vật liệu tự chế biến 17

1.3.1.3 Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công 17

1.3.1.4 Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần 17

1.3.1.5 Xác định giá trị hàng hóa 17

1.4 Phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa 18

1.4.1 Phương pháp bình quân gia quyền 18

1.4.2 Phương pháp nhập trước xuất trước – FIFO 19

1.4.3 Phương pháp thực tế đích danh 19

1.5 Công tác kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa 20

1.5.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, hàng hóa 20

1.5.1.1 Tài khoản sử dụng 20

1.5.1.2 Kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 22

1.5.1.3 Kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 23

1.5.2 Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, hàng hóa 23

1.5.2.1 Đối tượng lập dự phòng 23

1.5.2.2 Thời điểm lập dự phòng 24

1.5.2.3 Phương pháp lập dự phòng 24

1.5.2.4 Xử lý khoản dự phòng 25

1.5.2.5 Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng 25

1.5.2.6 Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, hàng hóa 26

2.1 Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd 28

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd 28

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

Khóa luận tốt nghiệp

2.1.2.1 Chức năng 31

2.1.2.2 Nhiệm vụ 31

2.1.2.3 Mục tiêu 31

2.1.2.4 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh 31

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd 32

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 32

2.1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 34

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd 35

2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 35

2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ 36

2.1.4.3 Tổ chức công tác kế toán 36

2.1.5 Khái quát tình hình của công ty giai đoạn 2013 – 2015 38

2.1.5.1 Tình hình lao động tại công ty giai đoạn 2013 – 2015 38

2.1.5.2 Tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty giai đoạn 2013 – 2015 41

2.1.5.3 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 – 2015 45

2.2 Thực trạng vận dụng Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho vào công tác kế toán nguyên vật liệu và hàng hóa tại Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd .49

2.2.1 Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa theo Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho tại Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd .49

2.2.1.1 Chứng từ sử dụng 49

2.2.1.2 Sổ sách sử dụng 49

2.2.1.3 Kế toán nhập nguyên vật liệu, hàng hóa 49

2.2.1.4 Kế toán xuất nguyên vật liệu, hàng hóa 62

2.2.2 Xác định giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa tại Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd 69

2.2.3 Phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa tại Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd 70

2.2.4 Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, hàng hóa tại Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd 71

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp

2.2.5 Ghi nhận chi phí tại Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco –

Tenamyd 71

2.2.6 Trình bày báo cáo tài chính tại Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd 72

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, HÀNG HÓA THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 02 – HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPHARCO -TENAMYD 73

3.1 Đánh giá thực trạng vận dụng Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho vào công tác kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa tại Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd 73

3.1.1 Đánh giá chung công tác kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa tại Công Ty Cổ Phần Dược Trung ương Medipharco – Tenamyd 73

3.1.1.1 Ưu điểm 73

3.1.1.2 Nhược điểm 74

3.1.2 Đánh giá việc vận dụng Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho vào công tác kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa tại Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd 75

3.1.2.1 Ưu điểm 75

3.1.2.2 Nhược điểm 76

3.2 Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa tại Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd 78

3.3 Một số biện pháp nhằm vận dụng hiệu quả Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho vào công tác kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa tại Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd 78

Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

3.1 Kết luận 81

3.2 Kiến nghị 81

3.3 Hướng tiếp tục nghiên cứu đề tài 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 84

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

Khóa luận tốt nghiệp

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lý do chọn đề tài

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì yếu tố quyết định cơ bản đểđảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành liên tục chính là hàng tồnkho Hàng tồn kho là yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm, liên quan trực tiếp tới kếhoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Do đó, cung ứng hàng tồn kho kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Xét cả vềmặt hiện vật lẫn về mặt giá trị, hàng tồn kho là một trong những yếu tố không thể thiếutrong bất kì quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động.Chính vì vậy, quản lý hàng tồn kho chính là quản lý vốn sản xuất kinh doanh và tài sảncủa doanh nghiệp Cần phải quản lý hàng tồn kho một cách hợp lý, sát sao từ khâu thumua đến khâu sử dụng để góp phần tiết kiệm vật tư, chi phí, giảm giá thành, nâng caonăng lực cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp Để làm được điều đó, các doanhnghiệp cần phải sử dụng các công cụ hợp lý, trong đó kế toán là công cụ giữ vai tròquan trọng nhất Kế toán hàng tồn kho cung cấp những thông tin cần thiết về việc quản

lý và sử dụng hàng tồn kho, giúp cho các nhà lãnh đạo, những người quản lý doanhnghiệp đề ra các biện pháp quản lý chi phí, hàng tồn kho một cách kịp thời, phù hợpvới định hướng phát triển của doanh nghiệp

Ngày 31/12/2001, Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàngtồn kho” theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC quy định, hướng dẫn các nguyên tắc

và phương pháp kế toán hàng tồn kho, làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tàichính Các quy định trong Chuẩn mực, Thông tư hướng dẫn số 89/2002/TT-BTC vàThông tư 228/2009/TT-BTC làm cho công tác kế toán được rõ ràng hơn Vì vậy,doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề này để luôn đảm bảo được các yếu tố đầu vào

và đầu ra, phục vụ tốt cho việc sản xuất kinh doanh

Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán hàng tồn kho, do đó đề tài “Vận

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

Khóa luận tốt nghiệp

tại Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd” được chọn để

làm khóa luận tốt nghiệp

- Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công tác kế toán hàng tồn kho tại công

ty và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán hàng tồn khotheo các quy định và hướng dẫn trong Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho tạiCông Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là công tác kế toán hàng tồn kho tại CTCPDược Trung Ương Medipharco – Tenamyd Tập trung chủ yếu vào kế toán nguyên vậtliệu, kế toán hàng hóa và việc vận dụng Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho vàocông tác kế toán nguyên vật liệu và kế toán hàng hóa tại công ty

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian:

+ Các số liệu kế toán được thu thập để phục vụ cho việc phân tích, đánh giátình hình lao động, tài sản – nguồn vốn và tình hình sản xuất kinh doanh là các số liệutổng hợp của 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015

+ Các số liệu kế toán được thu thập để phục vụ cho quá trình tính giá trị củatừng loại hàng, các hóa đơn, chứng từ trong quá trình nhập, xuất nguyên vật liệu vàhàng hóa là các số liệu, hóa đơn, chứng từ được thu thập trong quý 4 năm 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

Khóa luận tốt nghiệp

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu này được thực hiện tại Công Ty Cổ PhầnDược Trung Ương Medipharco – Tenamyd

- Về nội dung: Qua ba năm từ năm 2013 đến năm 2015, nguyên vật liệu vàhàng hóa của công ty luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị hàng tồn kho củacông ty Cụ thể, năm 2013 chiếm 97,79%, đến năm 2014 chiếm 98,93% và năm 2015

tỷ trọng này chiếm 98,59% tổng giá trị hàng tồn kho Bên cạnh đó, nguyên vật liệu vàhàng hóa của công ty rất đa dạng về chủng loại Do đó, đề tài này tập trung nghiên cứuviệc vận dụng những nội dung của Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho vào côngtác kế toán nguyên vật liệu và kế toán hàng hóa tại công ty

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, các phương pháp được sử dụng để khảo sát,phân tích và đánh giá việc vận dụng Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho tạiCTCP Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd, cụ thể là:

- Phương pháp thu thập các hóa đơn, chứng từ: Giúp tìm hiểu về quy trình luânchuyển chứng từ trong công tác kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa tại công ty

- Phương pháp thu thập, phân tích số liệu: Thu thập những số liệu về tình hìnhlao động, tình hình tài sản – nguồn vốn, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh, cácthông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính và các thông tin chung về tình hình củacông ty, từ đó tiến hành xử lý, phân tích và hệ thống hóa những thông tin thu thậpđược một cách khoa học và chính xác

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu trênBảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và Tình hình lao động saukhi đã được lượng hóa để tìm hiểu xu hướng phát triển và mức độ biến động của cácchỉ tiêu đó

- Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp phỏng vấn kế toán trưởng và nhân viên kếtoán tại công ty để tìm hiểu về các phương pháp kế toán, hình thức kế toán doanhnghiệp sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ của doanh nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vậtliệu và hàng hóa theo Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho tại CTCP Dược TrungƯơng Medipharco – Tenamyd

Phần III: Kết luận và kiến nghị.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

Khóa luận tốt nghiệp

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

VÀ HÀNG HÓA THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 02 – HÀNG

TỒN KHO

1.1 Đặc điểm chung về nguyên vật liệu và hàng hóa

1.1.1 Khái quát chung về nguyên vật liệu và hàng hóa

1.1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho

Đoạn 03, Chuẩn mực kế toán số 02, định nghĩa:

Hàng tồn kho là những tài sản:

- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;

- Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất,kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

Hàng tồn kho bao gồm:

- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;

- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưalàm thủ tục nhập kho thành phẩm;

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và

đã mua đang đi trên đường;

- Chi phí dịch vụ dở dang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.1.2 Khái niệm nguyên vật liệu và hàng hóa

Theo điểm a, khoản 1, điều 25, chương II, thông tư 200/TT-BTC do Bộ Tàichính ban hành ngày 22/12/2014: “Nguyên liệu, vật liệu trong doanh nghiệp là nhữngđối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp.”

Theo Võ Văn Nhị (2001): “Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bảncủa quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trìnhsản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm được sản xuất.”

Theo điểm a, khoản 1, điều 29, chương II, thông tư 200/TT-BTC do Bộ Tàichính ban hành ngày 22/12/2014: “Hàng hóa là các loại vật tư, sản phẩm do doanhnghiệp mua về với mục đích để bán (bán buôn và bán lẻ)”

1.1.1.3 Đặc điểm của nguyên vật liệu và hàng hóa

a) Đặc điểm của nguyên vật liệu

- Về mặt hiện vật: Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, NVL chỉ tham giavào một chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khi tham gia vào quá trình sản xuất thì NVLđược tiêu dùng toàn bộ

- Về mặt giá trị: Giá trị của NVL chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sảnphẩm mới được tạo ra

b) Đặc điểm của hàng hóa

- Hàng hóa tồn tại dưới hình thức vật chất, là sản phẩm của lao động, thôngqua mua bán trên thị trường để có thể thỏa mãn nhu cầu của con người

- Hàng hóa không tham gia vào quá trình sản xuất hay tiêu dùng của doanhnghiệp Nó được doanh nghiệp mua về để nhằm mục đích bán

1.1.1.4 Phân loại nguyên vật liệu và hàng hóa

Nguyên vật liệu và hàng hóa trong doanh nghiệp gồm nhiều loại, đa dạng vềchủng loại, khác nhau về đặc điểm, tính chất thương phẩm, điều kiện bảo quản, nguồngốc hình thành, có vai trò, công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất và kinh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

Khóa luận tốt nghiệp

doanh Để quản lý NVL và HH, tốt nhất cần phân loại và sắp xếp NVL và HH mộtcách hợp lý, theo các tiêu thức nhất định

a) Phân loại nguyên vật liệu

Theo Ngô Thế Chi và Trương Thị Thủy (2010), nguyên vật liệu được phân loạinhư sau:

 Phân loại theo nguồn gốc hình thành:

- Nguyên vật liệu được mua ngoài: Là NVL được doanh nghiệp mua từ cácnhà cung cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp

- Nguyên vật liệu tự gia công, chế biến: Là NVL được doanh nghiệp sản xuất,gia công tạo thành

- Nguyên vật liệu được nhập từ các nguồn khác: Như NVL được nhập từ liêndoanh, liên kết, NVL được biếu tặng,…

 Phân loại theo mục đích sử dụng và nơi sử dụng:

- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, kinh doanh;

- Nguyên vật liệu dùng cho công tác quản lý;

- Nguyên vật liệu dùng cho mục đích khác

 Phân loại theo yêu cầu quản lý:

- Nguyên liệu, vật liệu chính: Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh

sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm, toàn bộ giá trị của NVL được chuyển vào giá trịsản phẩm mới;

- Vật liệu phụ: Được sử dụng trong sản xuất để làm tăng chất lượng sản phẩm,hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất, bao gói sảnphẩm,… Các loại vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản phẩm;

- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp

- Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc,thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ,…

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những vật tư được sử dụng cho côngviệc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp vàthiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trìnhxây dựng cơ bản;

- Các loại vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên.Các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như các loại phế liệu, vật liệu thu hồi

do thanh lý TSCĐ,…

b)Phân loại hàng hóa

 Phân loại theo vật tư, thiết bị, công nghệ phẩm tiêu dùng:

- Hàng kim khí điện máy;

- Hàng hóa chất mỏ;

- Hàng xăng dầu;

- Hàng dệt may, bông, vải, sợi;

- Hàng dược phẩm;

- Hàng rượu, bia, thuốc lá,…

 Phân loại theo nguồn gốc sản xuất:

- Ngành hàng nông sản;

- Ngành hàng lâm sản;

- Ngành hàng thủy sản,…

 Phân loại theo khâu lưu thông:

- Hàng hóa ở khâu bán buôn;

- Hàng hóa ở khâu bán lẻ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

Khóa luận tốt nghiệp

 Phân loại theo phương thức vận động:

- Hàng hóa chuyển qua kho;

- Hàng hóa chuyển giao bán thẳng

1.1.1.5 Vai trò của nguyên vật liệu và hàng hóa

NVL và HH là một bộ phận lớn của hàng tồn kho, nó chiếm vị trí quan trọngtrong toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh NVL tham gia cấu thành nên thực thểsản phẩm, liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vàocủa hoạt động sản xuất kinh doanh của DN HH là một bộ phận của quá trình luânchuyển vốn lưu động, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của doanhnghiệp Do đó, việc cung ứng NVL và HH kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Xét

cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị, NVL và HH là một trong những yếu tố không thểthiếu của quá trình sản xuất kinh doanh và thương mại, là một bộ phận quan trọng củatài sản lưu động Chính vì vậy, quản lý NVL và HH chính là quản lý vốn sản xuất kinhdoanh và tài sản của doanh nghiệp

1.1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu, kế toán hàng hóa

1.1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, hàng hóa

- Đối với việc kiểm soát chi phí:

Bảo toàn vốn kinh doanh, nhất là vốn lưu động, cả về mặt hiện vật lẫn giá trị làmối quan tâm của doanh nghiệp NVL và HH với tư cách là tài sản lưu động, thườngchiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong quá trình sản xuất nên nó là đối tượng tất yếutrong việc kiểm soát chi phí của doanh nghiệp

Mặt khác, việc nhập xuất NVL, HH thường xuyên xảy ra và NVL, HH thường

có nhiều loại khác nhau, chúng có công dụng khác nhau, chúng ảnh hưởng lớn đến quátrình sản xuất và kinh doanh Do đó, chỉ có hạch toán chính xác, hợp lý mới đảm bảo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

Khóa luận tốt nghiệp

theo dõi được tình hình biến động của từng loại NVL, HH – đó là cơ sở cho việc theodõi, kiểm soát NVL, HH

- Đối với giá trị sản phẩm dịch vụ:

Giá thành là chi phí tính cho khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp

đã sản xuất hoàn thành Cùng với CPNC, CPSXC thì CPNVL là cơ sở để tính giáthành sản phẩm Nếu tiết kiệm chi phí sẽ hạ được giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuậncho doanh nghiệp Vì vậy, cần phải hạch toán NVL một cách đầy đủ, chính xác, hợp lý

để làm căn cứ, cơ sở hạch toán, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ

Để có thể cạnh tranh trên thị trường hiện nay thì hàng hóa không những cầnphải đáp ứng được các yêu cầu về mặt chất lượng, thỏa mãn nhu cầu của thị trường màcòn cung cấp được ở mức giá cả hợp lý Do đó, đơn vị phải luôn theo dõi giá trị hànghóa trong kho, tình hình biến động giá cả trên thị trường để biết được giá trị của hànghóa tăng giảm như thế nào để phản ánh đúng giá trị thực tế của hàng hóa đó

- Đối với việc đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu quản lý:

Quản lý NVL, HH trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu Vì vậy kế toángiữ một vai trò hết sức quan trọng trong công tác hạch toán và quản lý NVL, HH.Hằng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành tập hợp các chứng

từ, kiểm tra, đối chiếu, sắp xếp chúng theo thứ tự và ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu vềtình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập – xuất – tồn NVL, HH Định

kỳ, kế toán cùng các bộ phận, phòng ban chức năng thực hiện việc phân tích, đánh giátình hình thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình thanh toán với nhà cung cấp, tình hìnhbảo quản, sử dụng NVL, HH trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm phát hiện ranhững điểm bất hợp lý trong khâu lập kế hoạch, quản lý cũng như sử dụng Từ đó,điều chỉnh kế hoạch thu mua hợp lý hơn, đề ra các phương hướng, giải pháp hoànthiện hơn cho việc quản lý nhằm giảm chi phí, hạ giá thành và tăng lợi nhuận chodoanh nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.2.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu, hàng hóa

Quản lý NVL, HH là một công việc quan trọng trong doanh nghiệp Quản lý tốtNVL, HH sẽ hạn chế hư hỏng, mất mát, rủi ro thiệt hại xảy ra trong quá trình sản xuấtkinh doanh, giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp Quản lý tốt NVL, HH còn là điều kiện để xác định hiệu quả kinhdoanh và đánh giá tài sản của doanh nghiệp một cách đầy đủ, xác thực, đảm bảo tínhtrung thực, khách quan của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính

Với ý nghĩa đó, việc quản lý NVL, HH trong doanh nghiệp đòi hỏi phải chặtchẽ ở tất cả các khâu, từ thu mua, bảo quản đến dự trữ và sử dụng, xuất bán

- Ở khâu thu mua: NVL, HH cần phải được quản lý về mặt số lượng, quy cách,chủng loại, giá mua và chi phí mua, thực hiện kế hoạch thu mua đúng tiến độ, thờigian, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Ở khâu bảo quản: Cần phải thực hiện tổ chức, quản lý kho hàng, bến bãi mộtcách hợp lý, khoa học, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại NVL, HH đểtránh mất mát, hư hỏng

- Ở khâu sử dụng hay xuất bán: Trong khâu này cần phải tổ chức tốt việc ghichép, phản ánh tình hình xuất dùng, xuất bán của NVL, HH trong quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

- Ở khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải đảm bảo xác định được định mức dự trữtối đa, tối thiểu, đảm bảo cho quá trình sản xuất, lưu thông được tiến hành bìnhthường, không bị ngưng trệ

1.1.2.3 Nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa

Kế toán NVL, HH trong doanh nghiệp cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Thực hiện việc đánh giá và phân loại NVL, HH phù hợp với yêu cầu quản lýcủa doanh nghiệp

- Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ sách kế toán phù hợp với phương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

Khóa luận tốt nghiệp

hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm NVL, HH trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm, giá trị của hàng hóa

- Tham gia việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, tìnhhình thanh toán với người bán và tình hình sử dụng NVL, HH trong quá trình sản xuấtkinh doanh

1.2 Nội dung kế toán nguyên vật liệu và kế toán hàng hóa theo Chuẩn mực

kế toán số 02 – Hàng tồn kho

1.2.1 Xác định giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa

Theo đoạn 04, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho:

Nguyên vật liệu và hàng hóa được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần

có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiệnđược

1.2.2 Giá gốc nguyên vật liệu, hàng hóa

Theo đoạn 05, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho:

Giá gốc NVL, HH bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liênquan trực tiếp khác phát sinh để có được NVL, HH ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Chi phí mua

Theo đoạn 06, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho:

Chi phí mua của NVL, HH bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoànlại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phíkhác có liên quan trực tiếp đến việc mua NVL, HH Các khoản chiết khấu thương mại

và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏichi phí mua

1.2.3 Phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa

Theo đoạn 13, 14, 15, 16 của Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

Khóa luận tốt nghiệp

Việc tính giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa được áp dụng theo một trong cácphương pháp sau:

- Phương pháp tính theo giá đích danh;

- Phương pháp bình quân gia quyền;

- Phương pháp nhập trước, xuất trước

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ítloại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại NVL, HH đượctính theo giá trị trung bình của từng loại NVL, HH tương tự đầu kỳ và giá trị từng loạiNVL, HH được mua trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặcvào mỗi khi nhập một lô NVL, HH về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là NVL, HHđược mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và NVL, HH còn lại cuối kỳ

là NVL, HH được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp nàythì giá trị NVL, HH xuất kho được tính theo giá của lô NVL, HH nhập kho ở thời điểmđầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của NVL, HH được tính theo giá của NVL, HH nhậpkho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

1.2.4 Giá trị thuần có thể thực hiện được và lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, hàng hóa

Theo đoạn 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 của Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồnkho:

Giá trị NVL, HH không thu hồi đủ khi NVL, HH bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bịgiảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên Việc ghi giảm giá gốcNVL, HH cho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắctài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụngchúng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

Khóa luận tốt nghiệp

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL, HH nhỏhơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá NVL, HH Số dự phòng giảm giá NVL,

HH được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của NVL, HH lớn hơn giá trị thuần có thểthực hiện được của chúng Việc lập dự phòng giảm giá NVL, HH được thực hiện trên

cơ sở từng loại NVL, HH

Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL, HH phải dựa trênbằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính Việc ước tính này phải tínhđến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra saungày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện

có ở thời điểm ước tính

Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc

dự trữ NVL, HH Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng NVL, HH dựtrữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủy bỏphải dựa vào giá trị trong hợp đồng Nếu số NVL, HH đang tồn kho lớn hơn số NVL,

HH cần cho hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữaNVL, HH đang tồn kho lớn hơn số NVL, HH cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ

sở giá bán ước tính

Nguyên liệu, vật liệu dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm khôngđược đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ đượcbán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm Khi có sự giảm giá củanguyên liệu, vật liệu mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thựchiện được, thì nguyên liệu, vật liệu tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trịthuần có thể thực hiện được của chúng

Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần cóthể thực hiện được của NVL, HH cuối năm đó Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay,nếu khoản dự phòng giảm giá NVL, HH phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giáNVL, HH đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải đượchoàn nhập (Theo quy định ở đoạn 24) để đảm bảo cho giá trị của NVL, HH phản ánhtrên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

Khóa luận tốt nghiệp

hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá gốc lớn hơn giá trịthuần có thể thực hiện được)

1.2.5 Ghi nhận chi phí

Theo đoạn 24, 25, 26, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho:

Khi bán NVL, HH, giá gốc của NVL, HH đã bán được ghi nhận là chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận.Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá NVL, HH phải lập ở cuốiniên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá NVL, HH đã lập ở cuốiniên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của NVL, HH, sau khi trừ (-)phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và CPSXC không phân bổ, được ghinhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ Trường hợp khoản dự phòng giảm giáNVL, HH được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giáNVL, HH đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn phảiđược hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh

Ghi nhận giá trị HH đã bán vào chi phí trong kỳ phải đảm bảo nguyên tắc phùhợp giữa chi phí và doanh thu

Trường hợp một số loại NVL được sử dụng để sản xuất ra tài sản cố định hoặc

sử dụng như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản xuất thì giá gốc NVL này được hạchtoán vào giá trị tài sản cố định

1.2.6 Trình bày báo cáo tài chính

Theo đoạn 27, 29, Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho:

Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:

- Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá NVL, HH, gồm cảphương pháp tính giá trị NVL, HH;

- Giá gốc của tổng số NVL, HH và giá gốc của từng loại NVL, HH được phânloại phù hợp với doanh nghiệp;

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

Khóa luận tốt nghiệp

- Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá NVL, HH;

- Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập

1.3 Xác định giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa

1.3.1 Xác định giá trị nguyên vật liệu

Theo điểm b, khoản 1, điều 25, chương II, thông tư 200/2014/TT-BTC do BộTài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014:

Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hóa trên tài khoản 152 được phản ánh theonguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”

1.3.1.1 Nguyên vật liệu mua ngoài

Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa

đơn, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế bảo vệmôi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảohiểm, nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phícủa cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quantrực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếucó):

- Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của nguyênliệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

Khóa luận tốt nghiệp

- Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ thì giá trị củanguyên liệu, vật liệu mua vào bao gồm cả thuế GTGT

Đối với nguyên liệu, vật liệu mua bằng ngoại tệ được thực hiện theo quy địnhtại Điều 69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.3.1.2 Nguyên vật liệu tự chế biến

Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, bao gồm: Giá thực tế của nguyên

liệu xuất chế biến và chi phí chế biến

1.3.1.3 Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công

Giá gốc của nguyên liệu, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, bao gồm: Giá

thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyểnvật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về doanh nghiệp, tiền thuê ngoài gia côngchế biến

1.3.1.4 Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần

Giá gốc của NVL nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá trị được các bên

tham gia góp vốn liên doanh thống nhất đánh giá chấp thuận

Giá gốc hàng hóa mua vào, bao gồm: Giá mua, chi phí thu mua (vận chuyển,

bốc xếp, bảo quản hàng từ nơi mua về kho doanh nghiệp, chi phí bảo hiểm, ), thuếnhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế GTGT hàngnhập khẩu (nếu không được khấu trừ)

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa về để bán lại nhưng vì lý do nào đócần phải gia công, sơ chế, tân trang, phân loại chọn lọc để làm tăng thêm giá trị hoặc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

Khóa luận tốt nghiệp

khả năng bán của hàng hóa thì trị giá hàng mua gồm giá mua theo hóa đơn cộng (+)chi phí gia công, sơ chế

1.4 Phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa

Để tính giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho, kế toán có thể áp dụng mộttrong các phương pháp sau:

1.4.1 Phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp này, giá trị của NVL, HH được tính theo đơn giá bình quân(bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước, bình quân sau mỗi lần nhập)

Giá đơn vị bình quân được xác định bằng nhiều cách:

- Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ:

Phương pháp này thích hợp với những DN có ít loại NVL, HH nhưng số lầnnhập, xuất NVL, HH lại nhiều Căn cứ vào giá thực tế tồn đầu kỳ để kế toán xác địnhgiá bình quân của một đơn vị NVL, HH

Đơn giá bình quân

Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ

Số lượng thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ

- Phương pháp bình quân cuối kỳ trước:

Phương pháp này khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động củaNVL, HH Tuy nhiên lại không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả.Đơn giá bình quân

Giá thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)

Số lượng thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)

- Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập:

+ Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phươngpháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhật được thường xuyên, liên tục

+ Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

Khóa luận tốt nghiệp

Đơn giá bình quân

Giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập

Số lượng thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập

1.4.2 Phương pháp nhập trước xuất trước – FIFO

Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướnggiảm

Đơn giá tính theotừng lần nhập+ Ưu điểm: Có thể tính được ngay trị giá xuất kho từng lần xuất NVL, HH, dovậy đảm bảo cung cấp kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như choquản lý Trị giá tồn kho sẽ tương đối sát với thị trường của mặt hàng đó Vì vậy, chỉtiêu trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn

+ Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoảnchi phí hiện tại Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trịNVL, HH đã có từ cách đó rất lâu Đồng thời nếu số lượng, chủng loại NVL, HH nhậpxuất liên tục dẫn đến những chi phí do việc hạch toán cũng như khối lượng công việc

sẽ tăng lên rất nhiều

1.4.3 Phương pháp thực tế đích danh

Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những

DN kinh doanh có ít loại NVL, HH và NVL, HH có giá trị lớn, ổn định, có thể nhậndiện được thì mới có thể áp dụng phương pháp này

+ Ưu điểm: Đây là phương án tốt nhất, tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kếtoán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế Giá trị của NVL, HH xuất khođem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra Giá trị NVL, HH được phản ánh đúngtheo giá trị thực tế

+ Nhược điểm: Không áp dụng được đối với những DN có nhiều loại NVL,

HH Tốn nhiều công sức và chi phí

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

Khóa luận tốt nghiệp

1.5 Công tác kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa

1.5.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, hàng hóa

1.5.1.1 Tài khoản sử dụng

TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện

có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại NVL trong kho của doanh nghiệp

TK 152

- Trị giá thực tế của nguyên vật liệunhập kho do mua ngoài, tự chế,thuê ngoài gia công, chế biến, nhậngóp vốn hoặc từ các nguồn khác;

- Trị giá nguyên vật liệu thừa pháthiện khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế củanguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ(Trường hợp doanh nghiệp kế toánhàng tồn kho theo phương phápkiểm kê định kỳ)

- Trị giá thực tế của nguyên vật liệuxuất kho dùng vào sản xuất kinhdoanh, để bán, thuê ngoài gia côngchế biến, hoặc đưa đi góp vốn;

- Trị giá nguyên vật liệu trả lại ngườibán hoặc được giảm giá hàng mua;

- Chiết khấu thương mại nguyên vậtliệu khi mua được hưởng;

- Trị giá nguyên vật liệu hao hụt, mấtmát phát hiện khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyênvật liệu tồn kho đầu kỳ (Trường hợpdoanh nghiệp kế toán hàng tồn khotheo phương pháp kiểm kê định kỳ).Trị giá thực tế của nguyên vật liệu

tồn kho cuối kỳ

TK 156 “Hàng hóa”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình

hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tạicác kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

Khóa luận tốt nghiệp

TK 156

- Trị giá mua vào của hàng hóa theohóa đơn mua hàng (Bao gồm các loạithuế không được hoàn lại);

- Chi phí thu mua hàng hóa;

- Trị giá của hàng hóa thuê ngoài giacông (Gồm giá mua vào và chi phígia công);

- Trị giá hàng hóa đã bán bị người muatrả lại;

- Trị giá hàng hóa phát hiện thừa khikiểm kê;

- Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn khocuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp

kế toán hàng tồn kho theo phươngpháp kiểm kê định kỳ);

- Trị giá của hàng hóa xuất kho để bán,giao đại lý, giao cho đơn vị phụ thuộc;thuê ngoài gia công, hoặc sử dụng chosản xuất kinh doanh;

- Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa

- Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán;

- Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu khikiểm kê;

- Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn khođầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kếtoán hàng tồn kho theo phương phápkiểm kê định kỳ);

- Trị giá mua vào của hàng hóa tồnkho;

- Chi phí thu mua của hàng hóa tồnkho

Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liênquan khác như 131, 331, 111, 151, 611,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

Khóa luận tốt nghiệp

621,627,641

NVL đã xuất sử dụng không hết nhập lại kho

NVL xuất bán, NVL dùng để mua lại phần

khi kiểm kê chờ xử lý

Xuất HH bán, trao đổi, biếu tặng

Xuất NVL thuê ngoài gia công, chế biến

Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua,

trả lại hàng mua

Thuế GTGT

Xuất HH gửi đi bán, xuất bán đại lý, ký gửi

Xuất kho HH cho đơn vị hạch toán phụ thuộc

133

221, 222

Giá trị NVL, HH ứ đọng, không cần dùng khi thanh lý,

nhượng bán

1.5.1.2 Kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Theo điều 25 và điều 29, chương II, thông tư 200/2014/TT–BTC, kế toán tổnghợp nguyên vật liệu, hàng hóa theo phương pháp kê khai thường xuyên như sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tài khoản nguyên vật liệu, hàng hóa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

Khóa luận tốt nghiệp

1.5.1.3 Kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Theo điều 25 và điều 29, chương II, thông tư 200/2014/TT–BTC, kế toán tổnghợp nguyên vật liệu, hàng hóa theo phương pháp kiểm kê định kỳ như sau:

a) Đầu kỳ, kết chuyển trị giá NVL, HH tồn kho đầu kỳ, ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 156 – Hàng hóab) Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị NVL, HH tồn kho cuối

dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên

sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

Khóa luận tốt nghiệp

- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc cácbằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho

- Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tạithời điểm lập báo cáo tài chính

Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn sovới giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu nàykhông bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn khođó

1.5.2.2 Thời điểm lập dự phòng

Điểm 2, điều 3, thông tư 228/2009/TT-BTC về việc Hướng dẫn chế độ trích lập

và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, quy định:

Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toánnăm Trường hợp DN được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác vớinăm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập vàhoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính

Đối với DN niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập BCTC giữa niên độthì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập BCTC giữa niên độ

Giá gốc HTKtheo sổ kế toán -

GTTCTTHĐcủa HTKTrong đó, giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK là giá bán (ước tính) củaHTK trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

Khóa luận tốt nghiệp

Mức lập DPGG HTK được tính cho từng loại HTK bị giảm giá và tổng toàn bộvào bảng kê chi tiết Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thànhtoàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp

Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập DPGG HTK tính theo từng loại dịch

vụ có mức giá riêng biệt

1.5.2.5 Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng

Điểm 4, điều 4, phần II, thông tư 228/2009/TT-BTC về việc Hướng dẫn chế dộtrích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, quy định:

Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, dokhông còn giá trị sử dụng như: Dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vậtnuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau:

- Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ Biênbản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhânphải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

Khóa luận tốt nghiệp

- Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được làkhoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (dongười gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa)

Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quảntrị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổnggiám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị, Hộiđồng thành viên; Chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằngchứng liên quan đến hàng hóa tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật tư, hàng hóanói trên; Quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hànghóa đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước phápluật

Xử lý hạch toán: Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được

đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồnkho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp

1.5.2.6 Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, hàng hóa

Theo điểm 3.4, khoản 3, điều 45, thông tư 200/2014/TT-BTC, quy định vềphương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

- Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập

kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênhlệch, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

- Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập

kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch,ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Khóa luận tốt nghiệp

- Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hànghóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng,ghi:

Trang 37

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN

SỐ 02 – HÀNG TỒN KHO VÀO CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC

TRUNG ƯƠNG MEDIPHARCO – TENAMYD

2.1 Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd

- Tên công ty mẹ: Công Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco –Tenamyd

- Tên công ty con: Công Ty Cổ Phần Liên Doanh Dược phẩm MedipharcoTenamyd Br.s.r.l

- Tên giao dịch: MEDIPHARCO

- Trụ sở chính: 08 Nguyễn Trường Tộ – Phường Phước Vĩnh – Thành phốHuế

- Điện thoại: 054 3832814 – 3823099 – 3827215 – 3822701

- Fax: 054 3826077

- Email: mediphar@dng.vnn.vnCông ty Dược TW Huế là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ ngày

08 tháng 4 năm 1976, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng – thống nhất đất nước,tiếp quản từ một xưởng rượu với cơ sở vật chất nghèo nàn Được sự hỗ trợ của các banngành chức năng và bằng chính sự nỗ lực vươn lên không ngừng của tập thể CBCNV

Xí nghiệp Liên hiệp Dược Bình – Trị – Thiên đã cung cấp tương đối đầy đủ nhu cầuthuốc chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh

Trong thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1989 phần lớn các mặt hàng sản xuất kinhdoanh của công ty đều mang tính chất đối phó với kế hoạch, chỉ tiêu của trên giao

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

Khóa luận tốt nghiệp

Trong thời gian này, về mặt kinh doanh không có gì đáng kể, chủ yếu đáp ứng nhu cầuthuốc của nhân dân trong tỉnh

Năm 1989 công ty được chia làm 3 đơn vị và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệpDược Thừa Thiên Huế Đây là thời kỳ rất khó khăn của đơn vị Với số vốn vỏn vẹngần 200 triệu đồng, được sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc công ty dần dầnphục hồi và phát triển Hòa nhập kịp thời với nền kinh tế mở của đất nước Công ty đãtăng cường đầu tư những dây chuyền sản xuất thuốc tân dược hiện đại

Ngày 19/9/1996, theo quyết định số 2484/QĐ-UBND của UBND tỉnh ThừaThiên Huế cho phép Xí nghiệp Liên hiệp Dược Thừa Thiên Huế đổi tên thành Công tydược phẩm Thừa Thiên Huế với chức năng sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốcchữa bệnh và dụng cụ vật tư Ngoài sản xuất và kinh doanh để thu lợi nhuận, mục đíchchính là cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc chữa bệnh và các chương trình chăm sóc sứckhỏe cho nhân dân từ đồng bằng cho đến các huyện, xã miền núi

Tháng 2/1999 công ty tách xí nghiệp nước khoáng để thành lập Công Ty CổPhần Thanh Tân

Theo quyết định 340/1999/QĐ-BYT ngày 02/02/1999 của Bộ Y Tế tiếp nhậnCông ty Dược phẩm Thừa Thiên Huế vào làm thành viên chính thức của Tổng công tyDược Việt Nam và đổi tên thành Công ty Dược TW Huế, tên giao dịch làMEDIPHARCO, ngành nghề sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu trực tiếp thuốcchữa bệnh, nguyên liệu, hương liệu, mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, sản phẩm dinhdưỡng, sản phẩm sinh học và thiết bị, dụng cụ y tế

Tổng số vốn pháp định: 5.184.784.650 đồng

Trong đó: Vốn cố định: 3.572.615.650 đồng

Vốn lưu động: 1.612.169.000 đồng

Năm 2005, theo quyết định số 4751/QĐ-BYT ngày 09/12/2005 của Bộ trưởng

Bộ Y Tế về việc phê duyệt phương án cổ phẩn hóa Công ty Dược TW Huế thành Công

Ty Cổ Phần Ngày 18/01/2006 được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp

giấy phép số 3103000165, đổi tên thành CTCP Dược TW Medipharco với số vốn điều

tư y tế,…

Công Ty Cổ Phần Dược TW Medipharco – Tenamyd đã góp vốn thành lậpcông ty liên doanh với CTCP dược mỹ phẩm Tenamyd – Việt Nam và công ty TNHHBruschettini – Italia Vốn điều lệ của liên doanh là 50 tỷ đồng (tương đương 2.426.000USD) Trong đó Medipharco góp vốn bằng 3 nhà máy GMP – Kho thuốc GSP –Phòng kiểm nghiệm GSP chiếm tỷ lệ 60% và trở thành công ty mẹ theo luật doanhnghiệp

Công Ty Cổ Phần Liên Doanh Dược Phẩm Medipharco Tenamyd Br.s.r.l (công

ty con) được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 311032000039 ngày 12tháng 7 năm 2011 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

Khóa luận tốt nghiệp

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh tại Công

Ty Cổ Phần Dược Trung Ương Medipharco – Tenamyd

2.1.2.1 Chức năng

Công Ty Cổ Phần Dược TW Medipharco - Tenamyd có chức năng sản xuất,kinh doanh thuốc chữa bệnh, được Bộ Thương mại cho phép xuất – nhập khẩu trựctiếp nguyên vật liệu, tân dược, sản phẩm dược và máy móc, thiết bị y tế

2.1.2.2 Nhiệm vụ

- Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh;

- Nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp để tổchức, xây dựng, thực hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả Tổ chức tiêu thụnhiều chủng loại hàng hóa có chất lượng phù hợp với nhu cầu;

- Quản lý, sử dụng vốn theo chế độ, chính sách bảo đảm hiệu quả kinh tế, đảmbảo được hoàn toàn và phát triển vốn tự trang trải về tài chính, thực hiện nghiêm túcchế độ thuế của nhà nước;

- Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán;

- Quản lý tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên

2.1.2.3 Mục tiêu

- Đứng vững và hòa nhập với thị trường cả nước, từng bước đầu tư, đưa công

ty thoát khỏi tình trạng lạc hậu, sản xuất thủ công

Ngày đăng: 19/10/2016, 20:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w