Với những lý do trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay tới thị trường tàu biển Việt Nam”2.. Ngoài ra, đề tài cònnghiên cứu những ảnh
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Năm 2008, sức phá huỷ của khủng hoảng tài chính rõ nét hơn bao giờhết, kéo theo nó là khủng hoảng công nghiệp Khi kinh tế toàn cầu suy giảmtrong năm 2009, những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, NhậtBản, EU và một số khu vực có nguy cơ bị thu hẹp, điều này đe dọa tới kimngạch xuất xuất khẩu của ta Đồng thời, các nguồn vốn đầu tư trực tiếp vàgián tiếp cũng bị giảm sút, nhu cầu nhập khẩu cho tiêu dùng cũng như phục
vụ sản xuất cũng giảm đáng kể Do hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởnglớn từ cuộc khủng hoảng tài chính nên nhu cầu vận tải đặc biệt là vận tải biểngiảm sút theo, đẩy các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, các doanhnghiệp đóng tàu, cũng như hoạt động mua bán chuyển nhượng tàu biển chịutác động rất xấu Ta có thể thấy, phí chuyển một container hàng từ miền NamTrung Quốc sang châu Âu, nếu không tính phí nhiên liệu và vận chuyển, đã
có lúc mức thấp nhất thậm chí chỉ là 0USD vào thời điểm hiện tại Mùa hènăm 2007, mức phí này là 1,400USD Những chuyến tàu biển trống đến mộtnửa là một dấu hiệu cho thấy ngành kinh doanh tàu biển đang phải đối mặtvới một thách thức rất lớn ít nhất là trong năm 2009
Hơn nữa, từ khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá ra đời cho đến nay, vậntải hàng hoá luôn đóng vai trò là một mắt xích trọng yếu của quá trình sảnxuất, đảm trách khâu phân phối và lưu thông hàng hoá Các nhà kinh tế học
đã ví rằng: “Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông
là các huyết mạch thì vận tải là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôicác tế bào của cơ thể sống đó” Và hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang hộinhập một cách mạnh mẽ thì vai trò của vận tải biển càng giữ một vai trò hếtsức quan trọng
Trang 2Với những lý do trên, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay tới thị trường tàu biển Việt Nam”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích đi sâu phân tích những ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng tới thị trường tàu biển Việt Nam Với mục đích như vậy, đề tài cónhiệm vụ sau:
- Làm rõ thực trạng về thị trường tàu biển Việt Nam
- Phân tích các ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của cuộc khủnghoảng đối với thị trường tàu biển
- Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm chống đỡ và hạn chế các ảnhhưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng
3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về những ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng tới thị trường vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển Ngoài ra, đề tài cònnghiên cứu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với thị trường đóngtàu biển và thị trường mua bán tàu biển tại Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu
về các doanh nghiệp Việt Nam trong thị trường
Chương 3: Một số giải pháp nhằm giảm ảnh hưởng tiêu cực của cuộckhủng hoảng đối với thị trường tàu biển Việt Nam
Đồng thời, người viết xin có lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS NguyễnNhư Tiến và bạn bè đã giúp đỡ tạo điều kiện cho người viết hoàn thành khóaluận này
Trang 3CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG
KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN NAY
I Diễn biến, tính chất, nguyên nhân
1 Diễn biến
1.1 Mỹ - Nơi bắt đầu của cuộc khủng hoảng
Bắt nguồn từ thị trường nhà đất Mỹ, cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn
đã lan rộng như một virus máy tính, làm chao đảo thị trường tài chính thếgiới Từ cuối năm 2006, khi giá nhà đất tại Mỹ liên tục giảm đã làm cho bóngbóng bất động sản tại Mỹ hình thành suốt hơn 5 năm về trước đột ngột vỡ vàgây ra cuộc khủng hoảng nhà đất Mỹ Năm 2007, trên thị trường bắt đầunhững dấu hiệu về sự sụp đổ của thị trường bất động sản ở Mỹ, kinh doanhbất động sản liên tục thất bại Số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ năm
1989 Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vaydưới chuẩn tuyên bố phá sản Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu đểthế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006
Đến tháng 8/2007, cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại chính thức bùngphát Đó là khi ngân hàng Trung Ương phải can thiệp để cấp thanh khoản cho hệthống ngân hàng Ngày 17/8/2007, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt tỉ suất chiếtkhấu một nửa điểm phần trăm để giúp các ngân hàng đối phó với những khókhăn về tín dụng Nhưng có lẽ hành động này cũng không giúp được gì nhiềucho thị trường tài chính Sang đầu năm 2008, tình hình khan hiếm tín dụng trởnên rõ nét hơn trong hệ thống tài chính và ngân hàng do các tổ chức này nắmquá nhiều các tài sản liên quan tới những khoản cho vay cầm cố dưới chuẩn
Tính đến tháng 7/2008, các tập đoàn tài chính ngân hàng của Mỹ đãbáo mất trên 435 tỉ đô la Hơn thế nữa, không còn một ai có thể dám chắc về
Trang 4giá trị đích thực của các khoản đầu tư tài chính – bất động sản được ước tính
là hàng ngàn tỉ đô la vẫn năm trên sổ sách của các tập đoàn này Rồi đến cuốitháng 9 và đầu tháng 10 năm 2008, thế giới chứng kiến sự sụp đổ hàng loạtngân hàng lớn, thị trường tín dụng bị tê liệt, khủng hoảng tín dụng dưới chuẩnlan nhanh và lan rộng sang cả các khu vực khác trên thế giới Trong tháng 9,hai tập đoàn cho vay cầm cố Fanie Mae và Feddie Mac lớn nhất nước Mỹđứng trên bờ vực phá sản với những khoản thu lỗ khổng lồ Tổng số nợ củahai đại gia này lên tới con số 1,5 nghìn tỉ đô la Mỹ Giá trị tài sản ròng củaFeddie và Fannie đều xuống mức 0, giá cổ phiếu của hai tập đoàn này giảmhơn 90% so với một năm trước gây ra tâm lý hoảng loạn trên thị trường tàichính Mỹ Fannie và Feddie sở hữu hoặc đảm bảo cho khoảng 5.000 tỉ USDtiền vay thế chấp, chiếm khoảng một nửa các giao dịch thế chấp ở thị trườngtài chính Mỹ, do đó chính phủ không thể không cứu hai tập đoàn này.7/9/2008, Bộ tài chính Mỹ đã rót vào hai tập đoàn này 100 tỉ USD cho mỗitập đoàn, cùng với việc rót tiền vào chính phủ đã sở hữu tới 80% cổ phần củahai tổ chức này, đây có thể xem như việc Chính phủ đã phải thực hiện quốchữu hóa định chế tài chính này nhằm ngăn chặn sự đổ vỡ của hai tập đoànnày, cũng như của cả thị trường tài chính
Một tuần sau khi tiếp quản Fannie Mae và Feddie Mac, sóng gió lại ậptới thị trường tài chính Mỹ với tin Lehman Brothers – ngân hàng đầu tư lớnthứ 4 ở phố wall – sau nhiều nỗ lực cứu vãn không thành đã chính thức nộpđơn xin phá sản theo chương 11 của Hiến pháp Hoa Kỳ, với khoản nợ khổng
lồ lên tới 613 tỉ USD Là một ngân hàng 158 năm tuổi, Lehman đã từng đượccoi là một huyền thoại với những thành tích ấn tượng trong kinh doanh phải
đi tới phá sản đánh dấu vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ từ trước tớinay Lehman buộc phải phá sản do đã tham gia vào những khoản đầu tư liênquan tới chứng khoán phái sinh có nguồn gốc từ những khoản vay cầm cốtrên thị trường địa ốc Mỹ
Trang 5Cũng trong tháng 9/2008, cùng ngày Lehman chính thức nộp đơn phásản ngân hàng đầu tư lớn thứ ba của Mỹ - Merrill Lynch & Co bị bank ofAmerica Corp thâu tóm với giá 50 tỉ USD Tiếp sau đó hai ngày, 17/9/2008,FED phải bơm tới 85 tỉ USD để cứu tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước MỹAmerican International Group (AIG) Cuối tháng 9/2008, lần lượt hai ngânhàng Washington Mutual Inc bị đóng cửa và bộ phận ngân hàng bán lẻ củaWachovia bị bán lại cho Citigroup
Sau hàng loạt các vụ phá sản và mua lại này, thế giới chứng kiến sựbiến mất của mô hình ngân hàng đầu tư độc lập ở phố Wall Cả năm ngânhàng đầu tư độc lập để trải qua những bước ngoặt số phận trong năm 2008,Lehman Brothers buộc phá sản, Bear Stearns và Merrill Lynch bị thâu tóm,Morgan Stanley và Goldman Sachs phải chuyển đổi mô hình sang ngân hàngtổng hợp để nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ
Tiếp đến là hàng loạt các vụ phá sản các ngân hàng thương mại trên toànnước Mỹ, Tính hết năm 2008 có 25 ngân hàng bị phá sản và trong ba tháng đầunăm 2009 có thêm 23 ngân hàng thương mại ở Mỹ tiếp tục phá sản một con sốquá lớn so với 3 ngân hàng phá sản trong năm 2007
Thị trường chứng khoán Mỹ rung lên cùng những vụ phá sản, biếnđộng theo tất cả những tin tức trên thị trường Các chỉ số chứng khoán chínhtrên thị trường Mỹ như chỉ số công nghiệp Dow Jones trung bình đã mất 36%trong năm 2008, mức sụt giảm tính theo năm tồi tệ nhất kể từ năm 1931 (xembiểu đồ 1) Chỉ số S&P 500 mất 40,5% cũng trong năm 2008 và mức giảmtính theo năm lớn nhất từ khi chỉ số này được ra đời năm 1957 (xem biểu đồ2) Chỉ số NASDAQ giảm 42,5% trong năm 2008, cũng là mức giảm lớnnhất trong 37 năm chỉ số này tồn tại
Trang 6Biểu đồ 1.1: Chỉ số chứng khoán Dow Jones trung bình của Mỹ từ năm
Trang 7Hàn thử biểu của nền kinh tế Mỹ gồm ba chỉ số chính là chỉ số côngnghiệp Dow Jones, chỉ số S&P 500 và chỉ số NASDAQ đã giảm điểm từ hồitháng 3/2008 tuy nhiên tới tháng 9/2008 các chỉ số lao dốc không phanh vớihàng loạt tin xấu về sự sụp đổ của các tổ chức tín dụng lớn của Mỹ Việc cácchỉ số này rơi xuống mức thấp thể hiện nên kinh tế Mỹ đang yếu đi rất nhiều
Sự đổ vỡ trên thị trường tài chính vào tháng 9/2008 đã gây nên nhữngtác động tức thì tới nền kinh tế thực khi mà sản xuất toàn nước Mỹ sụt giảmmạnh nhất trong vòng 34 năm qua với mức giảm 2,8% so với tháng 8/2008.Bước sang tháng 10, tình hình sản xuất vẫn tiếp tục tồi tệ Các nhà sản xuấtlớn đều phải đối mặt với nguy cơ phá sản Điển hình là cả ba hãng xe hơi lớnnhất nước Mỹ là General Motor (GM), Ford và Chrysler đều rơi vào tìnhtrạng mất thanh khoản, nguy cơ không còn đủ tiền để duy trì hoạt động Cả bahãng xe này đều rơi vào tình trạng thua lỗ nặng nề trong năm 2008 buộc chínhquyền phải can thiệp và cung cấp gói cứu trợ 14 tỉ USD cho kế hoạch giải cứucác đại gia ô tô này
Cuối cùng, tháng 12/2008 Mỹ chính thức tuyên bố nền kinh tế rơi vàosuy thoái sau hai quý cuối của năm 2008 tốc độ tăng trưởng GDP đều ở mức
âm Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã chính thức biến thành cuộc khủnghoảng kinh tế sau khi Mỹ tuyên bố rơi vào suy thoái Các hoạt động sản xuấthàng hóa dịch vụ đình trệ, mức tiêu dùng thấp kỷ lục và tỷ lệ thất nghiệp tăngcao nhất kể từ năm 1983, các tin xấu đến dồn dập đối với nền kinh tế
1.2 Cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn thế giới
Cuộc khủng hoảng từ Mỹ nhanh chóng lan ra toàn thế giới, và lây lansang cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ khác và trở thành cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu
Không chỉ các ngân hàng, các định chế tài chính của Mỹ bị “nhiễmtrùng” bởi bởi liên quan tới các chứng khoán phái sinh từ thị trường bất độngsản Mỹ, mà rất nhiều ngân hàng, định chế tài chính của các nước khác trên
Trang 8thế giới vốn nắm giữ rất nhiều loại chứng khoán này đều chịu những ảnhhưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất Mỹ
Cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ đã khiến nhiều thị trường tài chính,nhiều ngân hàng trên khắp thế giới bị rung động theo, bởi hàng loạt ngânhàng lớn trên thế giới đã đầu tư mua loại trái phiếu MBS này
- Ở Anh khoảng mười ngày sau vụ Lehman có tới tám ngân hàng lớn ởAnh đứng trên bờ vực của sự phá sản Cổ phiếu của các ngân hàng này bị sụtgiảm liên tiếp trong ba phiên liền, buộc chính phủ Anh phải quốc hữu hóa cácngân hàng này nhằm ngăn ngừa một sự đổ vỡ toàn hệ thống và tránh xảy ramột cuộc khủng hoảng cho cả nền kinh tế Trước đó một ngân hàng lớn củaAnh là Northern Rock cũng đã được chính phủ quốc hữu hóa nhằm tránhnguy cơ phá sản
- Ở các nước châu Âu khác, khủng hoảng cũng gây nên những hệ lụyđau đớn cho thế giới tài chính, với sự phá sản của nhiều ngân hàng nhỏ, trongkhi nhiều định chế tài chính lớn như UBS (Thụy Sỹ), Royal Bank of Scotland,BNP Paribas (Pháp), Fortis (Bỉ, Hà Lan) vẫn đứng trước sóng gió, cần đượcgiải cứu, tăng vốn và chịu những khoản thua lỗ khổng lồ
- Ở Nhật Bản là nơi được coi là an toàn, ít bị dính líu tới những món nợcho vay cầm cố dưới chuẩn cũng cảm nhận được sáp lực mạnh mẽ từ cơn bãotài chính Mỹ sau sự sụp đổ của Lehman Brothers Các ngân hàng Nhật trướctháng 9/2008 ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính, và họ còn dưdật vốn cung ứng cho thị trường vốn ở Mỹ và châu Âu Nhưng sau khiLehman sụp đổ, các trái phiếu công ty không còn được các ngân hàng NhậtBản mua vào vì sợ rủi ro Do đó, các công ty đổ xô đến vay ngân hàng, ngânhàng thì không thể tăng cho vay đột ngột và họ phải chọn lọc khách hàng.Tình trạng này dẫn tới sự khan hiếm tín dụng trên thị trường
Chịu tác động của sự sụp đổ của thị trường nhà đất và thị trường tíndụng Mỹ, hầu hết các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới khắp từ châu Âu
Trang 9sang châu Á đều sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2008 Nhìn vào bảng 1.1các thị trường đều mất từ 30% tới 60% giá trị cho thấy một thời kỳ suy thoáilớn của kinh tế thế giới
Bảng 1.1: Toàn cảnh chứng khoán thế giới năm 2008
Thị trường Chỉ số Giá trị đóng
cửa ngày 30/12
Tăng / giảm so với năm 2007(điểm)
Tăng / giảm so với năm 2007(%)
Trung Quốc Shanghai Composite 1.832,91 3.428,65 65,2
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber
Sau khi thị trường tài chính nhiều nước trên thế giới chịu tác độngmạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, các nước trên thế giới lần lượt bị tácđộng mạnh hơn nữa vào toàn bộ nền kinh tế do ảnh hưởng suy thoái kinh tế
Trang 10Mỹ Hàng loạt các quốc gia phát triển và các thị trường mới nổi đều tuyên bốlâm vào suy thoái kinh tế
2.2 Tính sâu sắc
Cuộc khủng hoảng xảy ra nhanh và mức tàn phá ghê gớm, hàng loạtcác ngân hàng, định chế tài chính, các tập đoàn sản xuất lớn có uy tín trênkhắp thế giới và có bề dày lịch sử hàng trăm năm bỗng chốc tiêu tan Mức độảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới kinh tế toàn cầu là hết sức sâu sắc vàkhông dễ gì nền kinh tế có thể phục hồi lại trạng thái phát triển như vừa quatrong thời gian ngắn Hậu của cuộc khủng hoảng sẽ là một kỷ nguyên tín dụng
bị thắt chặt chứ không dễ dãi như giai đoạn phình đại tín dụng trước đó, do đókinh tế thế giới khó có thể hồi phục nhanh sau khủng hoảng Có nhiều dự báo
bi quan cho rằng kinh tế thế giới sẽ chỉ phục hồi mức độ tăng trưởng như hiệnnay trong vòng mười năm nữa, hoặc những người hết sức lạc quan cũng chỉ
Trang 11tin rằng nền kinh tế sẽ bắt đầu hồi phục vào cuối năm 2009 và mất nhiều nămnữa để đạt lại tốc độ tăng trưởng như trong thời gian vừa qua
Cuộc khủng hoảng mang tính sâu sắc vì nó đã tác động tới mọi mặt đờisống chính trị xã hội Hậu quả của cuộc khủng hoảng làm hàng triệu người trênthế giới rơi vào cảnh thất nghiệp, khiến hàng triệu người rơi vào cảnh nghèođói… Để hồi phục tốc độ tăng trưởng như trước đây rất khó, nhưng để giải quyếthết những hậu quả xã hội mà cuộc khủng hoảng gây ra còn khó hơn
2.3 Tính toàn cầu
Từ nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ, khủng hoảng này đã lan tỏa toàncầu vì những tài sản đầu tư xấu của Mỹ đã được chứng khoán hóa với nhiềuthủ thuật “bốc giá” và phần lớn đã được bán lại nhiều lần trên các thị trườngchứng khoán thế giới Sau khi cuộc khủng hoảng bùng phát được vài thángkhắp từ châu Âu sang châu Á, Châu Mỹ,… các quốc gia đang trong một cuộcchiến chống suy thoái kinh tế lớn nhất từ Đại suy thoái 1930 tới nay Có thểnói cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu sâu sắc
3 Nguyên nhân
3.1 Sự sụp đổ của thị trường bất động sản Mỹ từ các hợp đồng cho vay dưới chuẩn
Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dot com tại Mỹ giai đoạn 2001 – 2002
và sau vụ khủng bố 11/9/2001, để chặn đà suy thoái kinh tế Fed đã duy trìmột mức lãi suất thấp 1% trong suốt giai đoạn 2001 – 2004, và mức lại suấttăng dần song vẫn ở mức thấp vào những năm tiếp theo khiến hình thành mộtbong bóng bất động sản tại Mỹ Giá nhà đất Mỹ trong giai đoạn năm 2001 –
2005 đã tăng 54% do mức lãi suất thấp và việc cho vay tiền quá dễ dãi củacác công ty tài chính, các ngân hàng tại Mỹ nên người ta đổ xô đi mua nhà
Năm 2001 đánh dấu sự hình thành của bong bóng nhà đất trên thịtrường Mỹ sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ 11 lần giảm lãi suất từ mức 6,5%xuống mức 1,75% nhằm vực dậy nền kinh tế đang suy thoái sau sự sụp đổ của
Trang 12ngành công nghiệp dot-com Bong bóng nhà đất kéo dài suốt giai đoạn
2001-2005, lãi suất thấp đã khuyến khích người dân mua nhà từ nguồn vay cầm cố,đẩy giá nhà liên tục leo thang, tăng 10% năm 2002 và tăng bình quân trên25%/năm giai đoạn 2003-2005 Sự bùng nổ giá nhà giai đoạn này là một yếu
tố quan trọng đóng góp vào sự phục kinh tế của Mỹ do lãi suất giảm làm giảmgiá trị các khoản thanh toán cầm cố hàng tháng của người dân trong khi giánhà tăng giúp họ có được những khoản vay mới lớn hơn để chi tiêu tiêu dùng,thực hiện khẩu hiệu “đi mua sắm theo yêu cầu của Tổng thống và vì lòng yêunước”, từ đó kích thích tăng trưởng
Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế của Mỹ cùng với nguy cơ lạm phát giatăng bởi cả những yếu tố từ cung, cầu thúc đẩy Cục Dự trữ liên bang Mỹ tănglãi suất trở lại, đến tháng 8/2005 lãi suất liên ngân hàng định hướng của Mỹ(Fed Fund Rate) đạt mức 3,75%/năm và dự kiến còn tiếp tục tăng nên khôngcòn là mức lãi suất hấp dẫn đối với người mua nhà Bong bóng nhà đất bắtđầu xì hơi Năm 2006 thị trường sụt giảm mạnh, tháng 8/2006, chỉ số xâydựng nhà của Mỹ giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm trước, nhen nhóm lênnguy cơ khủng hoảng tín dụng trên thị trường cho vay cầm cố dưới tiêuchuẩn Các chủ nhà đất lâm vào khó khăn tài chính do cùng với việc lãi suấttăng làm tăng giá trị hóa đơn thanh toán cho khoản vay cầm cố hàng tháng thìgiá nhà giảm làm giá trị tài sản cầm cố giảm xuống thấp hơn mức tiền vay gốc
để mua căn nhà Tỷ lệ vỡ nợ của người vay tăng lên, đặc biệt là những ngườivay dưới tiêu chuẩn vốn thường xuyên ở trong tình trạng khó khăn tài chính,cùng với nó là sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động xiết nợ từ các công tycho vay Năm 2007, giá nhà tiếp tục giảm, doanh số bán nhà chưa bao giờ
“trượt dốc” như vậy kể từ năm 1989 Ngành công nghiệp cho vay cầm cốdưới tiêu chuẩn sụp đổ, việc xiết nợ tài sản tăng gấp 2 lần so với năm 2006song vẫn không thể bù đắp thua lỗ của những công ty tài chính hoạt độngtrong lĩnh vực này do giá nhà đã giảm quá mạnh và rất khó khăn để bán nhà
Trang 13thu hồi vốn Một số công ty tài chính lớn hoạt động trong lĩnh vực này đã phải
đệ đơn xin phá sản, trong đó có Công ty tài chính New Century là công ty chovay cầm cố dưới chuẩn lớn thứ 2 của Mỹ Lãi suất tiếp tục tăng càng khiếngiá nhà suy giảm hơn nữa, ảnh hưởng tiêu cực cả đến lĩnh vực cho vay đủ tiêuchuẩn, khiến công ty tài chính cho vay bất động sản lớn nhất của MỹCountrywide Financial phải cảnh báo rằng sự phục hồi trong lĩnh vực nhà đất
dự báo sẽ không thể diễn ra cho đến năm 2009 do giá nhà đang giảm “mạnhchưa từng có ngoại trừ trong giai đoạn Đại suy thoái”
Bong bóng bất động sản vỡ khiến cho nhiều công ty tài chính ngânhàng liên quan tới các khoản cho vay cầm cố dưới chuẩn lần lượt rơi vàonguy cơ vỡ nợ và phá sản
3.2 Cơ chế giám sát hệ thống tài chính của Mỹ quá lỏng lẻo
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay có nguyên nhân từkhuôn mẫu thiếu trung thực của các tổ chức tài chính và sự thiếu năng lực củacác nhà lập pháp Mỹ [bươn chải trong khủng hoảng]
Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, cấu trúc tài chính tiền tệ Mỹ bắtđầu bộc lộ những khiếm khuyết lớn:
Thứ nhất, các dòng vốn luân chuyển quá nhanh, quá dễ dãi với nhiềucông cụ tài chính phát sinh phức tạp (được đánh bóng bằng hệ thống PR vàmaketing) trong khi hệ thống giám sát đã lạc hậu, không đủ khả năng kiểmsoát rủi ro chéo giữa các cấu trúc của thị trường tài chính Hệ thống giám sáttài chính còn bộc lộ tình trạng phân tán, kém hiệu quả
Thứ hai, hiện tượng dư thừa vốn đầu tư được bơm ồ ạt vào chứngkhoán, bất động sản Thị trường phát sinh được bảo lãnh bằng các định chế tàichính khổng lồ “quá lớn để có thể sụp đổ”, nên khi biến cố xảy ra đã làm cholòng tin của thị trường sụp đổ, hoảng loạn
Trang 14Thứ ba, cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ bắt nguồn từ tín dụng địa
ốc, mà sự bùng nổ địa ốc lại bắt nguồn từ việc nới lỏng tiền tệ với lãi suấtđược duy trì rất thấp trong một thời gian dài
Với việc điều kiện tín dụng tại Mỹ những năm gần đây đã được thảlỏng ở mức không còn có thể nới lỏng hơn được nữa Một chính sách lãi suấtthấp mà Fed theo đuổi trong suốt giai đoạn từ năm 2001 – 2005 nhằm vực dậynền kinh tế cùng một cơ chế giám sát tài chính lỏng lẻo đã khiến cho nhữngkhoản vay Alt – A (cho người nói dối vay – với ít hoặc hoàn toàn không cógiấy tờ chứng minh thu nhập), thậm chí có khoản vay loại “ninja” (con nợkhông nghề nghiệp, không thu nhập, không tài sản) cũng trở nên hết sức phổbiến[Mô thức mới cho thị trường tài chính] Nhờ sự nới lỏng của các luật định
mà các ngân hàng có thể bán hết những khoản vay thế chấp nhiều rủi ro nhấtcủa mình bằng cách đóng gói chúng lại trong những chứng khoán có tên là giấy
nợ có thế chấp (Collaterallized debt obligations – CDO) Sau đó, thị trườngchứng khoán phái sinh đều bùng nổ cả về quy mô và độ phức tạp, mà chínhđiều này đã khiến cho cuộc khủng hoảng có tính lây lan, và gây nên sự sụp đổdây chuyền không chỉ trong phố Wall mà còn trên phạm vi toàn thế giới
Tóm lại, cấu trúc của hệ thống tài chính tiền tệ Mỹ với quá nhiều địnhchế tài chính đầu tư rủi ro và nhiều công cụ tài chính phức tạp đang đượcquản lý và giám sát lỏng lẻo, cộng với hội chứng “phởn phơ” của các nhàquản lý và đầu tư, là đặc trưng cơ bản của cuộc khủng hoảng lần này
3.3 Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa vẫn được xem như một trong những động lực để thúc đẩykinh tế thế giới tăng trưởng nhanh Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó
và mặt còn lại của quá trình toàn cầu hóa đang làm cho cuộc khủng hoảng vượt
ra ngoài phạm vi nước Mỹ với một tốc độ rất nhanh, thể hiện ở hai mặt sau:
Thứ nhất, quá trình tự do hóa trong toàn cầu hóa, hay xóa bỏ can thiệp
của chính phủ vào thị trường tài chính, thị trường vốn và các rào cản thương
Trang 15mại, bao hàm nhiều khía cạnh Hiện nay, ngay cả IMF cũng phải thừa nhậnrằng họ đã đẩy tiến trình tự do hóa đi quá xa và rằng, tự do hóa thị trường vốn
và thị trường tài chính đã góp phần gây ra những cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu trong thập kỷ 90 và có thể gây nên sự đổ vỡ ở nhiều nền kinh tế nhỏmới nổi Và giờ đây, tự do hóa dòng vốn lưu chuyển toàn cầu, tự do hóa đãgây ra sự đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống tài chính toàn cầu
Trong thời đại toàn cầu hóa, khi các ngân hàng toàn cầu có mối quan hệtín dụng đan xen nhau nhằng nhịt, cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh tếlớn nhất là Mỹ đã nhanh chóng lây lan sang các nước khác như hiệu ứng đô-mi-nô Cuộc khủng hoảng lần này không tha bất cứ ai; mọi nền kinh tế ítnhiều sẽ chịu tác động của nó vì các nền kinh tế đã ngồi chung trên một conthuyền, khi sóng to gió lớn thì không ai có thể tránh được nôn nao
Thứ hai, quá trình tự do hóa thương mại giữa các nước trở nên nhộn
nhịp Xuất khẩu sẽ chịu tác động kép trên cả ba phương diện: đơn đặt hàng sẽ
ít đi do bạn hàng giảm nhập khẩu vì những khó khăn về tài chính - kinh tế ởnước họ, nhu cầu của người tiêu dùng giảm; giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng,nguyên vật liệu đều giảm mạnh…và thương mại quốc tế sụt giảm nhanhchóng Điều này gây thiệt hại lớn cho nhiều nước có tỉ lệ xuất khẩu cao, và từ
đó giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Một nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là NhậtBản đã rơi vào suy thoái không phải do hệ thống tài chính của nó chịu ảnhhưởng từ sự sụp đổ của phố Wall mà do kim ngạch xuất khẩu đã lao dốckhông phanh
3.4. Khủng hoảng niềm tin
Theo GS Joseph Stiglitz, cuộc khủng hoảng bắt đầu tư sự sụp đổ thảmkhốc của niềm tin Các ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũngnhư tài sản Những giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che
Trang 16giấu những trượt giá giá trị tài sản thực của ngân hàng Đây là một trò chơi
mà con người ta khi bắt đầu cảm nhận thấy mùi của sự thua lỗ và nhìn vào hệthống tài chính, khi đó thua lỗ xuất hiện, cả thị trường xuống dốc và tất cảmọi người đều bị thua lỗ [trang 224, Bươn trải trong khủng hoảng]
Thị trường tài chính xoay quanh trục nguyên tắc độ tin cậy, và độ tin cậy
đó đã bị xói mòn, xuống cấp Sự sụp đổ của Lehman là biểu tượng đánh dấumức độ tin cậy đã xuống một mức thấp mới và dư âm của nó sẽ còn tiếp tục
Hiện tượng “chảy máu ngân hàng” khi người gửi tiền ồ ạt đổ xô tới cácngân hàng để rút tiền vừa qua chính là do họ đã rơi vào tình trạng mất niềmtin vào khả năng thanh khoản thậm chí là khả năng tồn tại của các ngân hàng
Chính sự lao dốc trong niềm tin đối với các định chế tài chính là mộttrong những nguyên nhân đẩy nền kinh tế thế giới đã rơi vào khủng hoảngnhanh và sâu hơn
II Các tác dộng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay
Trang 17Thứ hai, cuộc khủng hoảng gióng hồi chuông thức tỉnh các tổ chức liênchính phủ như IMF, WB,… cần được cải tổ và thực hiện sứ mệnh của mìnhmột cách kịp thời hơn Quá trình toàn cầu hóa kéo theo nó là sự tự do hóa tàichính và các dòng vốn trên thế giới xảy ra quá nhanh và thiếu kiểm soát.Muốn toàn cầu hóa là động lực cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu thì các thểchế kinh tế và chính trị quốc tế như Liên Hợp quốc, Ngân hàng thế giới, …cần thay đổi phong cách quản trị, cách mà các tổ chức này vẫn duy trì từ sauthế chiến thứ hai đã không còn phù hợp nữa Nhiều người cho rằng, nền kinh
tế toàn cầu đang ngày càng phát triển và việc cải tổ lại cung cách quản trị kinh
tế thế giới là hết sức cần thiết, các tổ chức kinh tế và chính trị toàn cầu cầnthay đổi theo hướng minh bạch hơn, cân bằng hơn, có trách nhiệm và có kiểmsoát hơn Vai trò của các tổ chức này không nên là quân cờ trong tay củariêng một quốc gia nào kể cả Mỹ
1.1.2 Chính phủ các nước nhìn lại các chính sách phát triển kinh tế và đưa ra những mô hình phát triển kinh tế phù hợp hơn
Khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, nhiều mô hình tăng trưởng đãtrở nên không thực sự tối ưu trong phát triển kinh tế hiện nay Chúng bộc lộnhiều khuyết điểm hơn người ta vẫn ước lượng Và đây là lúc mà những quốcgia có mô hình tăng trưởng chưa thực sự phù hợp nên xem xét lại, nhìn lại cácchính sách của mình trong kích thích tăng trưởng kinh tế Điển hình làSingapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,… những con hổ Á châu vớinhiều năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục nay cũng phải hứng chịumột thực tế rằng khi khủng hoảng kinh tế xảy ra nền kinh tế của họ đã chịuảnh hưởng nặng nề từ sụt giảm kim ngạch xuất khẩu tới hầu hết các thị trườngtrên thế giới Lúc này, mô hình tăng trưởng kinh tế nhờ kích thích xuất khẩu
đã tỏ ra không hiệu quả
Do đó, ngoài việc chú trọng vào sản xuất hướng về xuất khẩu thì cácnước cũng cần có những chính sách hướng tới nhu cầu nội địa Mô hình tăng
Trang 18trưởng nên được thay đổi theo hướng không quá phụ thuộc vào xuất khẩu tớimức “sống nhờ xuất khẩu và chết cũng do xuất khẩu”
Hay đối với mô hình tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã quá chú trọng vàokích thích tiêu dùng nội địa mà trong nhiều năm người dân Mỹ đã tiêu dùngquá mức và nhiều năm ngân sách quốc gia bị thâm hụt Nợ nước ngoài của
Mỹ từ năm 2001 chỉ là 3.100 tỉ USD thì tới năm 2008 đã lên tới 9000 tỉ USD
Và cuộc khủng hoảng cũng đem lại cơ hội cho nước Mỹ xác định lại mô hìnhtăng trưởng trong tương lai Mỹ cũng nên thay đổi quan điểm về thị trường tự
do mà trước đây nó vẫn theo đuổi, chính sự tự do quá mức và thiếu kiểm soátcủa nhà nước đối với thị trường tài chính đã đẩy cả nền sản xuất thực sụp đổ
Do đó, có thể nói khủng hoảng mở ra cơ hội cho các nước nhìn nhận lại
mô hình phát triển cũng như các chính sách của mình từ đó thay đổi theohướng hoàn thiện hơn để tránh những cuộc khủng hoảng tương tự xảy ratrong tương lai
có khả năng bị phá sản…) Song trong thời kỳ khủng hoảng bất kỳ doanhnghiệp nào cũng phải tiến hành tái cấu trúc không những là để phát triển mà
có khi chỉ là để tồn tại
Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay mà nguồn gốc sâu
xa là từ cuộc khủng hoảng tài chính khiến cho các doanh nghiệp phải thực sự
ý thức và quan tâm đặc biệt tới vấn đề cải tổ vấn đề tài chính, quản trị
Để tái cấu trúc thành công, các doanh nghiệp cần phải thực hiện mộtcách toàn diện và triệt để các nội dung sau: thứ nhất, tái cơ cấu tổ chức bộ
Trang 19máy quản lý và nguồn nhân lực: rà soát lại và phân công chức trách, nhiệm
vụ, quyền hành của các bộ phận lao động, các cấp quản lý…; thứ hai, tái cơcấu hệ thống quản trị: cơ chế, chính sách, rà soát và thay đổi hợp lý các quytrình công việc, quy chế, quy định…; thứ ba, tái cơ cấu các hoạt động: mụctiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chủng loại sản phẩm hàng hóa…; thứ
tư, tái cơ cấu các nguồn lực: cơ cấu danh mục tài sản, cơ cấu tài chính phùhợp với chiến lược kinh doanh trong giai đoạn mới
1.2.2 Cơ hội cho các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt đầu tư cho phát triển
Thời kỳ khủng hoảng là lúc mà các doanh nghiệp tiết ra liều thuốc đềkháng, doanh nghiệp nào vượt qua được khủng hoảng thì doanh nghiệp đóchắc chắn sẽ phát triển ổn định và vững mạnh Cuộc khủng hoảng kinh tế xảy
ra như một cuộc thanh lọc sức khỏe doanh nghiệp, do đó đây là cơ hội chocác doanh nghiệp thực sự có năng lực và nhạy cảm với những biến động củathị trường khẳng định mình
Do đó, đối với những doanh nghiệp có năng lực tài chính vững mạnhkhủng hoảng chính là một cơ hội thời đại tạo cho họ và không có lý do gì để
từ chối cơ hội này Trong thời kỳ khủng hoảng, giá cả hàng hóa giảm mạnhtrong đó có cả nguyên vật liệu, máy móc, dây chuyền công nghệ mà trước khikhủng hoảng xảy ra để sở hữu có thể phải mất rất nhiều tiền nhưng nay doanhnghiệp hoàn toàn có khả năng mua vào để nâng cấp và mở rộng năng lực sảnxuất của mình
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là doanh nghiệp đó phải có nguồn lực tàichính thực sự và phải có những quyết định đầu tư thực sự sáng suốt và đúngthời điểm Bởi lẽ, trong thời kỳ khủng hoảng người tiêu dùng thắt chặt chitiêu, nhu cầu về hàng hóa dịch vụ giảm mạnh do đó giá của nguyên vật liệucũng như hàng hóa mới giảm Một quyết định đầu tư trang thiết bị mới,nguyên liệu phục vụ cho sản xuất phải được sử dụng có hiệu quả Có nghĩa là
Trang 20phải đem vào phục vụ sản xuất hay bán lại nhằm thu lợi nhuận chứ khôngphải để máy móc đắp chiếu chờ hỏng hóc và tiền của doanh nghiệp lại bị sửdụng hết sức lãng phí.
Một khi doanh nghiệp đã hội đủ các yếu tố như có nền tài chính lànhmạnh và các đơn đặt hàng thì đây là một cơ hội vô cùng hiếm có để đầu tưcho phát triển Nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả ngay trong thời kỳ khủnghoảng và phát triển mạnh sau khi cuộc khủng hoảng và những tàn dư của nóqua đi
1.2.3 Cơ hội thanh lọc những yếu kém của thị trường
Sau một cuộc khủng hoảng, thị trường sẽ trở nên khỏe mạnh hơn, docuộc khủng hoảng đã tạo áp lực cho các thành viên thị trường hoàn thiện hơnnhững lợi thế và cắt bỏ đi những phần không hiệu quả
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng trở nên năng động hơn,những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả đã bị cơ chế thị trường và cuộckhủng hoảng buộc họ chấm dứt việc kinh doanh Trên thị trường còn lạinhững thành viên với sức khỏe tốt và sẽ tiếp tục phát triển
Nguồn lao động yếu tay nghề, không đủ trình độ và không đáp ứngđược yêu cầu công việc sẽ bị đào thải ra khỏi thị trường lao động Do đó,những người còn lại với thị trường sau khi cuộc khủng hoảng qua đi sẽ lànhững lao động ưu tú và có năng suất lao động cao Mặt khác, một phầnnguồn lao động bị đào thải khỏi thị trường sẽ tham gia học hỏi nâng cao trình
độ để được tiếp tục làm việc nên có thể nói rằng nguồn lao động sau khủnghoảng sẽ có chất lượng hơn và sẽ điều này sẽ làm động lực cho phát triển kinh
Trang 21Chúng ta đều biết thương mại toàn cầu đã đóng góp rất lớn vào sự thịnhvượng chung của nền kinh tế thế giới hiện nay Tuy nhiên, khi cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới nổ ra thì thương mại toàn cầu đã bị tổn thương nặng nề.
Thứ nhất, xuất khẩu nhiều nước đã phát triển mạnh mẽ dựa vào sứcmua được hỗ trợ bằng tín dụng ở Mỹ và cuộc khủng hoảng tài chính đã làmđảo chiều tất cả Người Mỹ không còn tiêu xài mạnh tay như trước do lo ngại
về suy thoái kinh tế kéo dài, nên trong thời gian qua tiêu dùng của Mỹ đãgiảm đặc biệt là nhu cầu về các hàng hóa như ô tô, các hàng điện tử, hàngcông nghệ cao khác… do đó nhập khẩu của Mỹ những tháng cuối năm 2008
và đầu 2009 đã thu hẹp rất nhiều Khiến những quốc gia như Nhật, TrungQuốc,… trong đó có cả Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do thị trường xuấtkhẩu chính là Mỹ đã giảm mạnh Xuất khẩu của Nhật Bản sụt giảm tới 50%
và nhập khẩu giảm 30% trong tháng 1/2009 – lần đầu tiên trong 13 năm kimngạch xuất khẩu của Nhật giảm mạnh đến vậy Còn Trung Quốc thì xuất khẩutháng 1 giảm tới 27,5%, Đài Loan xuất khẩu giảm hơn 40%, Hàn Quốc cũngnằm trong tình trạng tương tự
Thứ hai, khi cuộc khủng hoảng xảy ra khắp nơi trên thế giới lại giấy lênlàn sóng bảo hộ quốc gia với những chính sách như “buy America” trong góikích cầu trị giá 787 tỉ đô la của Mỹ,… và hầu hết các gói kích cầu của cácnước trên thế giới đều hướng vào kích cầu nội địa và ưu tiên tiêu dùng hànghóa nội địa Các quốc gia đều đang sử dụng chính sách “lợi mình hại người” -chính sách này đã tỏ ra hết sức bất lực trong những năm xảy ra cuộc khủnghoảng tài chính tiền tệ Đông Á,và Đại suy thoái năm 1930, thậm chí nó cònlàm cuộc khủng hoảng trầm trọng thêm Tuy nhiên, hàng rào bảo hộ nền sảnxuất trong nước của nhiều quốc gia vẫn tiếp tục gia tăng trong cuộc khủnghoảng hiện nay Trong những gói kích cầu và các giải pháp cứu nhằm chốnglại suy thoái ở hầu hết các nước trên thế giới đều xuất hiện cụm từ “kích cầu
Trang 22nội địa” nên có thể thấy viễn cảnh thương mại quốc tế sẽ tiếp tục xấu đi trongnăm 2009.
2.1.2 Thị trường sản xuất ngưng trệ
Theo WTO, thương mại trong năm nay giảm mạnh hơn so với cuốinăm ngoái do nhu cầu đi xuống khiến sản xuất ngưng trệ Sản xuất tại Mỹ,châu Âu và châu Á đang rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong 60 năm qua
Cuộc khủng hoảng không chỉ tàn phá thị trường tài chính, thị trườngbất động sản mà nó còn làm tổn thương và lan ra cả thị trường ô tô, thịtrường các sản phẩm điện tử,…Các ngành công nghiệp, nông nghiệp đềuchịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng, có thể tính đến từ khi xảy
ra khủng hoảng các đại gia ô tô của Mỹ đều lâm vào khủng hoảng và nằmtrên bờ vực phá sản buộc chính phủ Mỹ phải rót tiền ra giải cứu thì mới
có thể tiếp tục tồn tại Các hãng sản xuất ô tô lớn ở Mỹ, thậm chí là củaNhật đều thông báo lỗ và đóng cửa nhiều nhà máy sản xuất cùng với việc
xa thải nhân công (Số liệu ví dụ)
Từ Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Italia, Tây Ban Nha, Nga, đâu đâu cũngthấy các nhà máy bị đóng cửa hàng triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp.Khủng hoảng xảy ra người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới đều cắt giảm chitiêu, do đó hàng loạt các đơn đặt hàng tới các nhà máy sản xuất đều bị hủy.Đặc biêt, đối với những sản phẩm không thiết yếu như hàng hóa thời trangcao cấp, ô tô, hàng điện tử, đồ chơi,…đều giảm mạnh
2.1.3 Giảm tốc dộ tăng trưởng kinh tế thế giới và tài sản của xã hội tiêu tan
Nghiên cứu về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đối với cácnền kinh tế mới nổi của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết cuộckhủng hoảng toàn cầu hiện nay đã làm mất 50.000 tỷ USD giá trị tài sản tài
Trang 23chính của thế giới năm 2008 Không chỉ với các tài sản tài chính, tất cảnguyên vật liệu, các loại hàng hóa trên thế giới đều giảm giá mạnh
Các nền kinh tế phát triển rơi vào suy thoái sâu, các nền kinh tế mới nổinhư Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,… đang giảm tốc mạnh khiến tăng trưởngkinh tế toàn cầu đang ở trong một bức tranh u ám Tăng trưởng kinh tế thếgiới năm 2009 có thể chỉ đạt 1,7% so với mức năm 2008 là 3,7% Sự giảm tốcmạnh của tăng trưởng toàn cầu sẽ có nhiều tác động tiêu cực và ảnh hưởngtrực tiếp tới đời sống người dân toàn thế giới Những tác động tiêu cực của nó
sẽ mất rất lâu nữa mới có thể khắc phục được
2.2 Về xã hội
2.2.1 Tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội gia tăng
Báo cáo mới đây của ILO “Các xu hướng việc làm toàn cầu (GET)2009” đã đưa ra ba kịch bản theo đó tình trạng thất nghiệp toàn cầu trong năm
2009 so với năm 2007 có thể gia tăng trong khoảng từ 18 triệu, 30 triệu chotới hơn 50 triệu người lao động mất việc nếu tình hình tiếp tục xấu đi
Riêng tại Mỹ, tháng 10/2008, chứng kiến mức cắt giảm việc làm lớnnhất tại Mỹ kể từ năm 2004, hơn 150.000 nghìn người bị mất việc làm Mứccắt giảm lớn nhất là của ngành tài chính và ngành công nghiệp ô tô, hai ngành
mà vào thời điểm tháng 10 đang khủng hoảng trầm trọng Số người xin nộpđơn trợ cấp thất nghiệp của nước này tăng cao chưa từng có trong 25 năm trởlại đây Mức thất nghiệp trong tháng mười sau khi hàng loạt các ngân hàng,định chế tài chính của Mỹ sụp đổ hoặc chao đảo là 6,5% Trong các tháng 11
và 12 của năm là 6,8% và 7,2% Tiếp đó, vào tháng 2/2009, nước Mỹ tiếp tụcđón nhận con số kỷ lục về thất nghiệp là 8,1% kể từ năm 1983 trở lại đâynâng số người thất nghiệp của Mỹ lên 12,5 triệu người Và còn nhiều dự báo
bi quan hơn nữa về mức gia tăng thất nghiệp tại Mỹ trong cả năm 2009 và tỉ
lệ thất nghiệp còn tiếp tục xấu cho hết năm 2001
Trang 24Không riêng gì Mỹ, các nước phát triển khác như Anh, Nhật, Đức, Ý,
….và các thị trường mới nổi như Singapore… Cũng đóng góp những con số hếtsức ấn tượng về tỉ lệ thất nghiệp ở các quốc gia này Nêu ra các con số…
Những con số trên góp phần minh chứng rõ nét hơn cho những dự báo
về số người thất nghiệp trên thế giới của ILO Một kịch bản xấu về tình hìnhthất nghiệp sẽ gây ra nhiều mất mát về kinh tế và cả về xã hội
Những kết quả điều tra xã hội học cho thấy, thất nghiệp tăng cao luôngắn với các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp…, làm xói mòn nếp sống lànhmạnh, có thể phá vỡ nhiều mối quan hệ xã hội truyền thống, gây tổn thương
về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người Trên thực tế các cuộc biểu tình và
tệ nạn xã hội đã gia tăng trên khắp mọi nơi
Nước Pháp vừa phải chứng kiến “Ngày thứ 5 đen tối” vào hôm 29/1,khi hơn 2,5 triệu công nhân thuộc các ngành dịch vụ công cộng cùng hàngtrăm nghìn học sinh, sinh viên, người nghỉ hưu và cả người thất nghiệp đãtuần hành tại nhiều thành phố lớn của nước Pháp, yêu cầu Tổng thốngSarkozy từ chức do để đất nước rơi vào tình trạng khó khăn nhất trong 15năm qua Biểu tình đã làm gián đoạn các ngành dịch vụ công cộng, gây thiệthại lớn cho kinh tế Pháp
Tại Đức, ngày 3/2, hàng chục nghìn người làm việc trong khu vực dịch
vụ công cộng cũng đã tiến hành tổng bãi công tại nhiều địa phương trên cảnước, khiến các hoạt động giao thông bị ngừng trệ và nhiều trường học phảiđóng cửa
Trong khi đó, tại Anh đang dấy lên làn sóng các cuộc biểu tình chínhthức và không chính thức phản đối một số hãng thuê lao động nước ngoài đếnAnh làm việc trong bối cảnh số người lao động Anh thất nghiệp ngày càngtăng Các cuộc biểu tình phản đối đã gây gián đoạn hoạt động tại nhà máyđiện hạt nhân ở một số nơi như Cumbria, Lancashire và Nottinghamshire
Trang 25Tại châu Á, việc công nhân bị mất việc đã đẩy họ tới với tệ nạn xã hộinhư rượu chè, cờ bạc… Những lao động trong các nhà máy của Trung Quốc
và các nước châu Á khác chỉ biết làm công việc mà họ vẫn làm nhưng nay thì
nó cũng đã không còn Do đó, nhiều người đã rơi vào các tệ nạn xã hội Nóichung, khủng hoảng kinh tế luôn có nhiều kiểu tác động và nó còn có thể làmcho nhân phẩm con người mất đi nữa
2.2.2 Tăng số người nghèo dói trên thế giới và nhiều người vừa thoát nghèo tiếp tục tái nghèo
Khủng hoảng kinh tế đã đẩy 53 triệu người vào cảnh nghèo đói, ước
mở đủ ăn của hàng trăm triệu người sẽ trở nên không tưởng Cuộc khủnghoảng cùng với sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu trong thời gian qua sẽđẩy những người dân ở các nước đang phát triển rơi vào cảnh nghèo đói mộtcách nhanh chóng
Theo nhiều cách khác nhau, cuộc khủng hoảng đã làm làm cho nỗ lựcxóa đói giảm nghèo của thế giới trong thời gian qua trở nên vô nghĩa
Thứ nhất, các nguồn vốn tài trợ cho các chương trình xóa đói giảmnghèo trên thế giới từ các nước giàu và từ các tổ chức tư nhân trên thế giới đềugiảm do kinh tế thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng trăm năm có một
Thứ hai, sản xuất toàn cầu giảm sút, khiến những người nông dânkhông có việc làm ở các nước nghèo thêm nhiều, những nhà máy sản xuấtcũng không cần tới nhiều công nhân như trước và họ sa thải hàng triệu ngườitrên toàn thế giới đẩy những người này vào nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói
III Một số giải pháp nhằm giảm các ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay ở một số quốc gia trên thế giới
Trước những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng và tác độngkhông nhỏ của nó tới nền kinh tế thế giới, các ngân hàng trung ương và các
Trang 26nhà hoạch định chính sách của các quốc gia đang cố gắng làm mọi điều để cóthể ngăn chạn sự sụp đổ của kinh tế toàn cầu Các chính sách chủ yếu đangđược sử dụng tập trung vào ổn định thị trường tài chính Những biện pháp nàybao gồm việc mở rộng cho vay của các NHTW, tái cơ cấu hệ vốn hoặc thậmchí quốc hữu hóa các ngân hàng, bảo lãnh cho các tài sản nợ của ngân hàng
và thúc đẩy các cơ chế đảm bảo tiền gửi Tiếp đến là các hoạt động ổn địnhkinh tế thông qua các chương trình trợ cấp bằng tiền và cắt giảm thuế chonhững ngành nhất định…Do đặc điểm và mức độ phát triển của các quốc giatrên thế giới là khác nhau nên những giải pháp mà từng quốc gia thực hiệncũng có những điểm khác biệt Sau đây sẽ là giải pháp của một số quốc giatrên thế giới đã thực hiện nhằm chống lại khủng hoảng
1 Mỹ
Tại tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Chính phủ Mỹ đã có rấtnhiều nổ lực trong giảm thiểu tác động xấu của cuộc khủng hoảng và ngănchặn một cuộc khủng hoảng sâu hơn bằng cách sử dụng tối đa cả hai công cụ
là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa Thậm chí những nỗ lực này cònđược thực hiện ngay từ đầu năm 2008, khi những dấu hiệu về sự bất ổn đangdần lộ ra
Từ khi cuộc khủng hoảng nhà đất Mỹ xảy ra tới nay, Cục Dự trữ Liênbang Mỹ (FED) đã 6 lần hạ lãi suất cơ bản, đưa mặt bằng lãi suất đồng USD
từ 4,25% xuống 0-0,25% Các biện pháp như hạ mức dự trữ bắt buộc đối vớicác ngân hàng thương mại, bơm tiền vào hệ thống ngân hàng thông qua chovay chiết khấu và đặc biệt nổi bật chưa từng có là hình thức đấu thầu lãi suấtcác khoản cho vay của FED dành cho các ngân hàng thương mại đang thiếuthanh khoản cũng đều được sử dụng nhằm cứu nền kinh tế khỏi một cuộc suythoái sâu
Những ngày sau tháng 9/2008 đầy biến động, sau sự ra đi của nhiềuđịnh chế tài chính lớn của Mỹ, chính quyền Bush đã thông qua đạo luật giải
Trang 27cứu nền kinh tế với trị giá 700 tỉ USD vào ngày 3/10/2008 Gói cứu trợ gâynhiều tranh cãi này của Mỹ dùng 700 tỉ để mua lại cổ phần trong các ngânhàng lớn của Mỹ nhằm khôi phục lòng tin của dân chúng và bình ổn thịtrường tài chính
Tiếp sau đó, đến thời tổng thống Obama, một gói kích cầu trị giá 787 tỉUSD được thông qua vào 16/2/2009 Gói kích thích này mang tên “Luật Táiđầu tư và Khôi phục nước Mỹ” được sử dụng để thúc đẩy kinh tế phát triểnnhằm tránh một "thảm họa kinh tế" có thể xảy ra đối với nước Mỹ Gói kíchthích kinh tế này "bắt đầu tuôn chảy" trong tháng 3, bao gồm các khoản giảmthuế cho người lao động, đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giúp
đỡ người nghèo và người thất nghiệp cũng như đầu tư vào chương trình nănglượng thay thế
Tuy nhiên, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ Và cũng chính nềnkinh tế lớn nhất hành tinh sẽ đóng vai trò đầu tàu, chở theo niềm hy vọngvượt qua khủng hoảng của toàn thế giới Cuộc khủng hoảng này là một loạibệnh dịch mới Chưa ai dám chắc về hiệu quả của gói kích thích kinh tế ôngObama vừa ký ban hành hôm 16-2 Một lượng tiền lớn được bơm vào lưuthông mà không giải quyết được cuộc khủng hoảng sẽ để lại những hệ lụykhôn lường”
2 Châu Âu
Châu Âu không chỉ là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão tài chính
Mỹ mà nền kinh tế thực của khu vực cũng rơi vào đợt suy thoái nặng nề nhấttrong nhiều thập kỷ qua Do đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB),Ngân hàng Anh (BOE), Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB)… đã thựchiện việc cắt giảm lãi suất chưa từng có để chống lại khủng hoảng
Các biện pháp như cắt giảm lãi suất, thực hiện quốc hữu hóa các ngânhàng lớn có ảnh hưởng tời nền kinh tế đang trên bờ vực phá sản như ngân
Trang 28hàng Northen Rock ở Anh và các gói kích cầu đã được châu Âu đưa ra sửdụng để chống suy thoái
Gói giải pháp của Anh được đưa ra ngày 8/10/2008 sau khi gói cứu trợcủa Mỹ được thông qua và sau 48 giờ các chỉ số chứng khoán hàng đầu củaAnh, FTSE100, ghi nhận sự sụt giảm lớn nhất từ năm 1987 Trong đó, một sốngân hàng hàng đầu của Anh đứng trước nguy cơ phá sản và buộc phải quốc hữuhóa như ngân hàng Northern Rock (cuối 2007), ngân hàng tư nhân hàng đầuAnh quốc Branford&Bingley cuối tháng 9 và 2 ngân hàng gặp khó khăn RoyalBank of Scotland và HBOS và Lloyds TSB Những chỉ số kinh tế của Anh cũnggiảm nghiêm trọng trong quý III như GDP giảm 0,3% đã khiến nước này thôngqua gói cứu trợ nhanh chóng lên tới 500 tỷ bảng (khoảng 850 tỷ USD, chiếm30%GDP), cao hơn gói cứu trợ của của Mỹ Gói giải pháp này chủ yếu dành chocác ngân hàng vay vốn ngắn hạn thông qua các chương trình cho vay đặc biệt,cho ngân hàng vay để tăng vốn và cho vay liên ngân hàng
Cùng khoảng thời gian này, Đức cũng chịu sự tuột dốc của thị trườngchứng khoán, các chỉ số kinh tế vĩ mô giảm mạnh so với thời gian trước đó.GDP giảm liên tiếp trong 2 quý II và III với mức giảm lần lượt 0,4% và 0,5%tuy có tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước Một trong những ngân hàng lớnnhất Châu Âu là Hypo Real Estate khiến nước Đức chi 70 tỷ USD cứu vãnngân hàng này làm vấn đề niềm tin của các nhà đầu tư xuống mức thấp nhất
kể từ cuộc Đại suy thoái 1933 Đức đã đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 480
tỷ Euro (khoảng 654 tỷ USD, chiếm 20%GDP) để cứu ngành tài chính ngânhàng nước này thoát khỏi sụp đổ ngày 14/10 sau khi các nhà lãnh đạo Châu
Âu nhất trí về các biện pháp tiếp cận chung ngày 12/10/2008 Gói giải phápnày phần lớn dành cho các ngân hàng đang gặp khó khăn và bảo lãnh hoạtđộng cho vay liên ngân hàng
3 Châu Á
Trang 29Châu Á, nơi mà hệ thống ngân hàng không tham gia đầu tư quá nhiềuvào các chứng khoán phái sinh của thị trường tài chính Mỹ nhưng vẫn chịunhững ảnh hưởng sâu sắc do kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh Hàng loạt góigiải pháp cứu nền kinh tế của các nước đã được đưa ra
Ở Nhật, các gói giải pháp như kế hoạch cứu trợ của thủ tướng Taro Aso
là cắt giảm thuế với con số có thể lên đến 2000 tỷ yên Theo ông Taro Aso,các chính sách này ra đời với mục đích là ổn định lại thị trường tiền tệ, tronghoàn cảnh giá dầu thô thế giới, giá lương thực, giá các nguồn tài nguyên tăngcao khiến cho giá cả trong nước tăng lên Ông cho biết thêm, sau khi nềnkinh tế dần khôi phục, chính phủ sẽ xem xét đến phương án tăng thuế trở lại
Nội dung chủ yếu trong chính sách cứu trợ nền kinh tế của chính phủNhật ngoài chính sách cắt giảm thuế đầu tư còn bao gồm giảm thuế đặc biệtcho các giao dịch chứng khoán và thuế các khoản cho vay mua nhà Tăngcường cứu trợ của ngân hàng trung ương đối với các chính quyền địa phương,
và có những trợ giúp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo các nhà phân tích, để ổn định lại thị trường tiền tệ, tránh cho nềnkinh tế giảm xuống và đồng yên mất giá, ổn định lại thị trường cổ phiếu, ngânhàng Nhật bản cũng có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất Chính phủ Nhật và ngânhàng Nhật cũng thống nhất về các chính sách cứu trợ như các nước Mỹ châu
Âu và châu Á từ hai phương diện là tài chính và tiền tệ
Tại Trung Quốc cũng đã có những động thái nhằm bảo vệ nền kinh tếcủa họ tránh rơi vào vòng xoáy suy thoái Chính quyền Bắc Kinh đã chi tiêugần 3000 tỷ nhân dân tệ vào đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết hậu quả xã hộicủa chính sách phát triển nóng trong thời gian vừa qua Ngoài ra họ cũng chitiêu một khoản 1000 tỷ nhân dân tệ cho công tác khắc phục hậu quả thiên taitrong năm vừa qua Đây được xem là một động thái nhằm lấy lại niềm tin củangười dân vào chính quyền và tạo nền tảng để phát triển bền vững ngay saukhi kinh tế phục hồi
Trang 30Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore…và các quốc gia châu Á kháccũng đang hành động rất quyết liệt để ngăn đa suy giảm kinh tế và đẩy lùikhủng hoảng
4 Việt Nam
Ngay sau khi cuộc khủng hoảng bùng phát thành cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng thông qua gói kích cầu lên tới
1 tỷ USD (khoảng hơn 1% GDP) vào ngày 15/1/2009 Gói kích cầu này tỏ ra vôcùng khiêm tốn so với các gói kích cầu của Mỹ và của Trung Quốc… nhưng sovới quy mô của nền kinh tế Việt Nam đây là một con số rất lớn
Từ quý 4/2008 cho đến nay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạnkhó khăn do khủng hoảng kinh tế, Chính phủ đã ban hành khá nhiều quyếtđịnh mới liên quan tới sắc thuế thu nhập doanh nghiệp Tháng 11/2008, Chínhphủ quyết định giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp với các tổ chức niêmyết chứng khoán trong thời gian 2 năm 2004-2006 Đến tháng 12/2008, Chínhphủ tiếp tục đồng ý giảm 30% thuế thu nhập nữa với các doanh nghiệp gặpkhó khăn, và áp dụng ngay trong quý 4/2008, kéo dài hết năm 2009 Đồngthời, Chính phủ đồng ý kéo dài thời gian chậm nộp thuế lên 9 tháng, thay vì 6tháng, và yêu cầu ngành thuế thực hiện rút ngắn hơn nữa thời gian hoàn thuế
Hiện tại, Việt Nam vẫn đang tiếp tục thực hiện các chương trình và cácgiải pháp chống lại khủng hoảng kinh tế Bước đầu đã đạt được một số kếtquả nhất định Sắp tới Việt Nam còn có thể chi ra một gói kích cầu với trị giá
6 tỷ USD nếu nền kinh tế thực sự cần tới nó
5 Một số nỗ lực liên chính phủ
Có thể nói chưa bao giờ cộng đồng thế giới, các tổ chức quốc tế lạiđồng tâm nhất trí như thế trong những kế hoạch chung nhằm đối phó vớikhủng hoảng kinh tế toàn cầu Ở cấp liên chính phủ đã có những kế hoạch,những định hướng tác chiến nhanh trong những ngày đầu khi cuộc khủnghoảng bùng phát vào tháng 9/2008
Trang 31Nhiều gói cứu trợ tập thể, nhiều quỹ cứu trợ khẩn cấp đang hình thànhkhắp từ Âu sang Á, vai trò của IMF, WTO đang được xem xét lại
Lãnh đạo 20 nền tài chính lớn nhất thế giới vừa cam kết chi trên 1.000
tỷ USD cho các khoản vay khẩn cấp nhằm ngăn chặn tình trạng đóng băng tíndụng, vào thời khắc nguy hiểm nhất đối với kinh tế thế giới kể từ sau Đại suythoái Khoản 1.000 tỷ USD cho vay tại các nước kinh tế kém phát triển hơnđược coi là một nỗ lực của G20 nhằm dựng lên một "tường lửa" về kinh tế vàđảm bảo đầu ra cho hàng xuất khẩu của các nền kinh tế lớn G20 và các nướcđang phát triển cam kết nỗ lực xử lý các bảng cân đối tài sản phần nhiều đãvơi đi của hệ thống ngân hàng và khơi thông nguồn tín dụng Cùng với đó làxóa bỏ thông lệ về các "thiên đường trốn thuế" và thắt chặt quy định đối vớicác quỹ đầu cơ đa quốc gia cũng như những nhà đầu tư tài chính nhiều thamvọng tại Mỹ và các nền kinh tế khác
Các bộ trưởng tài chính của 13 nước Châu Á (gồm 10 nước ASEAN +Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc) đã nhất trí thành lập một quỹ ngoại tệtrị giá ít nhất 80 tỉ USD để sử dụng trong trường hợp xảy ra cuộc khủnghoảng tài chính của khu vực
Thoả thuận này đã đạt được bên lề cuộc họp thường niên của Ngânhàng Phát triển Châu Á (ADB) tại thủ đô Madrid (Tây Ban Nha) ngày 5.5.Tuyên bố chung của 13 nước cho biết Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽđóng góp 80% số vốn của quỹ này, phần còn lại sẽ do 10 nước thành viênASEAN (trong đó có Việt Nam) đảm trách
Trang 32CHƯƠNG II ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN NAY TỚI THỊ TRƯỜNG
TÀU BIỂN VIỆT NAM
I Vài nét về thị trường tàu biển Việt Nam
1. Đối với thị trường vận tải biển
1.1 Nhu cầu vận tải biển
Nền kinh tế Việt Nam phát triển năng động với tốc độ tăng trưởng hàngnăm rất cao duy trì đều đặn quanh mức 8%/năm Việt Nam, ngày càng hộinhập với nền kinh tế thế giới hơn, có quan hệ thương mại với hơn 200 quốcgia và vùng lãnh thổ trên thế giới Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhậpkhẩu hàng năm khoảng từ 20% đến 25% năm Trong đó hàng hóa xuất nhậpkhẩu chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển (khoảng 80% khối lượnghàng hóa vận chuyển) là đã tạo những tiền đề quan trọng trong phát triển thịtrường vận tải biển Việt Nam
Biểu đồ 2.1: Giá trị sản lượng hàng thông qua các cảng Việt Nam
Trang 33Nhìn vào đồ thị 2.1, thấy giá trị sản lượng hàng hóa chuyển qua cácbiển Việt Nam tăng liên tục qua tất cả các năm trong giai đoạn 2001 – 2007.Với sản lượng hàng qua các cảng biển liên tục tăng như vậy, dễ thấy xuhướng của ngành sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn bất kể có nhữngbiến động trong ngắn hạn khó lường
Theo thống kê của Cục hàng hải Việt Nam, sản lượng vận tải biển năm
2007 đạt 59.376.000 tấn hàng hóa, tăng 20% so với năm 2006 Trong đó vậnchuyển container đạt 1.347.000 TEU, tăng 21%, vận tải nước ngoài đạt44.286.000 tấn và vận tải trong nước đạt 15.090.000 tấn [22]
Hơn thế nữa, kim ngạch nhập khẩu trong quý I/2008 đã lên tới 20,4 tỷUSD, tăng 62,5% so với cùng kỳ năm 2007, chủ yếu là nhập nguyên vật liệu.Như vậy, đây là nguồn hàng lớn cho ngành vận tải biển trong nước.[…]
Với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu như trên, dự đoánnhu cầu vận tải biển của Việt Nam là rất lớn và đây là điều kiện cho sự pháttriển lâu bền vững của ngành vận tải biển trong tương lai
1.2 Các doanh nghiệp vận tải biển
Nghị định số 57/2001/NĐ – CP ngày 24/8/2001 về điều kiện kinh doanhvận tải biển đã bỏ việc cấp phép cho các đối tượng hành nghề vận tải biển được
áp dụng trước đó Đồng thời, không phân biệt các thành phần kinh tế, tạo thuậnlợi cho các đối tượng được tham gia kinh doanh vận tải biển Chính vì vậy, hiệnnay cơ cấu các doanh nghiệp vận tải biển rất đa dạng về sở hữu có cả các doanhnghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, tư nhân, và cả các liên doanh với nướcngoài Ngoài ra các hãng tàu nước ngoài cũng được phép tham gia khai thác thịtrường Việt Nam thông qua các đại lý đại diện ở Việt Nam
Số lượng các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinhdoanh vận tải biển tăng từ 239 doanh nghiệp năm 2000 lên tới 539 doanhnghiệp năm 2008, trong đó có 101 doanh nghiệp Nhà nước, 149 doanh nghiệp
cổ phần, 251 công ty trách nhiệm hữu hạn, 32 doanh nghiệp tư nhân và 6 liên
Trang 34doanh với nước ngoài Dù các doanh nghiệp vận tải biển đã có bước phát triểnvượt bậc trong giai đoạn từ năm 2001 tới đầu 2008 về chất lượng dịch vụ vàdoanh thu Tuy nhiên, với số lượng doanh nghiệp vận tải biển nhiều như vậynên không tránh khỏi việc phân tán manh mún quy mô nhỏ dẫn tới sức cạnhtranh kém
Hiện các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam có đội tàu gồm 1445 tàutổng trọng tải hơn 5,5 triệu DWT, trong đó tàu container lớn nhất có sức chở1.130 TEUs, tàu dầu lớn nhất có sức tải 150.000 DWT và tàu hàng rời lớnnhất lên tới 73.350 DWT 1445 tàu là một con số không phải là quá nhỏ, nóthể hiện sự tăng trưởng nhanh chóng của đội tàu của các doanh nghiệp vận tảitrong nước Tuy nhiên với 1445 con tàu tổng trọng tải chỉ là 5,5 triệu DWTđiều này cũng nói lên rằng đội tàu của các doanh nghiệp vận tải biển ViệtNam vẫn còn yếu về chất lượng và chủ yếu là những tàu có trọng tải nhỏ
Trong số các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam, Tổng công ty hànghải Việt Nam (Vinalines) là lớn nhất, hiện có 25 công ty con, 31 công ty liênkết và 16 công ty phụ thuộc và chi nhánh Đội tàu của Vinalines tính đến6/2008 có tới 141 chiếc, với tổng trọng tải đạt gần 2,4 triệu DWT, tuổi tàubình quân là 16,4 với cơ cấu 119 chiếc tàu hàng khô tổng trọng tải 1,93 triệuDWT, 7 tàu chở dàu tổng trọng tải 292 ngàn DWT và 15 tàu container tổngtrọng tải 158 ngàn DWT Trong hơn 70 đơn vị thuộc Tổng công ty Hàng hảiViệt Nam (Vinalines), rất nhiều doanh nghiệp tốc độ tăng trưởng doanh thu
và lợi nhuận đều ở quanh mức đặc biệt ấn tượng, 50% trong năm 2008, vàmức tăng trưởng doanh thu lợi nhuận các năm trước
Trong những năm qua, các công ty vận tải biển Việt Nam có tốc độtăng trưởng cao, đội tàu được đầu tư mạnh hơn, nguồn nhân lực cũng đượcquan tâm đào tạo song để thị trường vận tải biển phát triển nhanh hơn nữa thìcác công ty cần phải giải quyết được các vướng mắc sau
Trang 35Thứ nhất, đội tàu của các doanh nghiệp trong nước còn yếu về chấtlượng, sức tải chưa cao, chưa có nhiều tàu lớn và hiện đại Nên các doanhnghiệp chưa thể khai tận dụng được lợi thế do quy mô đem lại khi khai tháctàu nên chưa đạt được sự hiệu quả nhất
Thứ hai, do hạ tầng cảng biển chưa đáp ứng tiêu chuẩn, chưa thể đónđược tàu mẹ nên vào ăn hàng để vận chuyển trực tiếp đi cảng xa, nên toàn bộhàng xuất nhập khẩu của Việt Nam đi các thị trường xa đều phải mất thêm chiphí gom hàng và chuyển tải qua các cảng lớn như Singapore, Hồng Kông…thậm chí là Thái Lan […] Do vậy, cước phí vận tải biển của Việt Nam thườngcao hơn các nước trong khu vực 20% - 30% đối với vận chuyển hàngcontainer Ví dụ so sánh với Thái Lan, giá cước vận chuyển từ Hải Phòng vàThành phố Hồ Chí Minh đi Mỹ cao hơn 450 –500 USD/container hàng thôngthường và 750 USD/container hàng đông lạnh
Thứ ba, chất lượng dịch vụ mà các công ty vận tải biển Việt Nam cungứng còn chưa cao, nhiều chủ hàng e ngại không muốn thuê tàu của Việt Namchuyên chở vì sợ mất an toàn cho hàng hóa, hơn nữa có thể không đảm bảođược lịch trình và thời hạn chuyên chở Các dịch vụ của các công ty Việt Namcòn ít và chưa có các gói dịch vụ trọn gói như các hãng vận tải nước ngoài
Với mức cước thiếu tính cạnh tranh, chất lượng dịch vụ chưa cao đãkhiến các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam thua ngay trên sân nhà Đội tàutrong nước chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trong khối lượng hàng hóa xuất nhậpkhẩu chuyên chở bằng đường biển Trên thực tế mới chuyên chở chưa đầy20% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần lớn còn lại là do đội tàu nướcngoài đảm nhận như đội tàu của các hãng Meask Line, NYK, P&O… Hầu hếthàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài đều đi tàu ngoại, chứ không nóitới số hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (chiếm hơn một nửa tổng số hànghóa xuất nhập khẩu của Việt Nam) thì càng khó để doanh nghiệp Việt Nam cóthể giành được các hợp đồng chuyên chở từ nước ngoài về nước
Trang 36Ngoài các doanh nghiệp vận tải thuộc sở hữu nhà nước, các công ty cổphần, tư nhân… còn cần phải kể tới các liên doanh như Germatrans (Vinalinesliên doanh với Pháp), Vijaco, Vinabridge (liên doanh với Nhật), Phili – Orient,Cosfi (liên doanh với Singapore), Vinashin – Huyndai (liên doanh với HànQuốc),…Các liên doanh này đang hoạt động rất hiệu quả tại thị trường ViệtNam và là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các công ty vận tải biển Việt Nam
và đang nắm thị phần lớn trong thị trường vận tải biển Việt Nam
2. Đối với thị trường đóng tàu
2.1 Nhu cầu về tàu đóng mới
Theo số liệu thống kê, hàng năm thế giới cần đóng mới 20 triệu tấnđăng ký tàu, trung bình tăng 4 – 5% trọng tải đội tàu thế giới Vào giai đoạn
từ năm 2004 đến đầu năm 2008 chứng kiến sự phát triển thần kỳ của ngànhvận tải và ngành công nghiệp đóng tàu thế giới, nhu cầu về những con tàuđóng mới liên tục ở mức cao Không chỉ các xưởng đóng tàu lớn trên thế giớimới kín các đơn đặt hàng mà các xưởng đóng tàu mới thành lập thậm chí cóquy mô nhỏ ở Việt Nam cũng ăn nên làm ra
Hiện tại, đội tàu biển Việt nam đa phần chỉ có những tàu chở hàng khôvới trọng tải nhỏ, chủ yếu dưới 20.000 DWT, trong khi đó xu hướng pháttriển đội tàu thế giới là những tàu có sức tải lớn, cũng như các tàu container,tàu chuyên dụng… Do đó, đội tàu của Việt Nam đang thiếu hụt các tàucontainer, tàu chở dầu chuyên dụng lớn và để phục vụ quá trình phát triển củangành vận tải biển trong nước các hãng tàu cần có kế hoạch phát triển đội tàucủa mình Điều này góp phần tạo ra nhu cầu lớn đối với ngành đóng tàu Tổngcông ty hàng hải VN Vinalines đã có kế hoạch phát triển đội tàu tăng năng lựcchuyên chở từ 2,6 – 3 triệu tấn vào năm 2010 và 6 -7 triệu tấn vào năm 2020
Trang 37Bảng 2.1: Nhu cầu trọng tải các loại tàu biển năm 2010 của Việt Nam
Đơn vị: Nghìn tấnTàu dầu Tàu container Tàu hàng rời Tàu hàng bao Tàu ven biển
Nguồn: http://ambhanoi.um.dk/vi/menu/dichvuthuongmaiNhìn vào bảng 2.1, ta thấy nhu cầu về tàu đóng mới của Việt Namngoài một phần được đáp ứng từ nhập khẩu những con tàu lớn và hiện đại từnước ngoài thì cũng sẽ được đặt đóng ngay ở trong nước những con tàu cótrọng tải lớn và có kỹ thuật cao Sự phát triển của ngành vận tải biển đã tạo ranhu cầu lớn đối với ngành đóng tàu
2.2 Các doanh nghiệp đóng tàu
Trên bản đồ nước ta, có thể thấy ngành công nghiệp đóng tàu phân bốrộng khắp các miền Thể hiện quyết tâm của các địa phương thực hiện chiếnlược đưa công nghiệp biển phát triển để tận dụng lợi thế địa lý và nguồn nhânlực Khắp các vùng duyên hải đều có sự xuất hiện của các cơ sở đóng tàu vớiquy mô khác nhau Hiện nay, ngành đóng tàu Việt Nam chia thành ba khối,tổng cộng có 115 nhà máy đóng tàu (xem bảng 2.2) Ba khối đó là: khối tậpđoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN), khối thuộc bộ quốcphòng (nhà máy đóng tàu Ba Son, Công ty đóng tàu Hồng Hà bộ quốc…),khối các nhà máy, cơ sở đóng tàu tư nhân thuộc các địa phương Trong đókhối Vinashin là khối chủ lực và chiếm tới 90% quy mô và sản lượng
Bảng 2.1: Quy mô phân bố các nhà máy đóng tàu Việt Nam tại các khu vực
Nguồn: Cục đăng kiểm Việt Nam
Nhìn vào bảng thấy miền Bắc đang là khu vực phát triển rất sôi độngcủa ngành đóng tàu hiện đại là Hải Phòng, Quảng Ninh với các công ty đóng
Trang 38tàu như công ty đóng tàu Bạch Đằng, nhà máy đóng tàu Hạ Long, công tyđóng tàu Phà Rừng Ngoài ra các tỉnh khác như Hải Dương, Phú Thọ, NinhBình đểu có 1, 2 cơ sở đóng tàu Đặc biệt phải kể tới Nam Định, vốn được coi
là một trong những địa phương có nghề đóng tàu phát triển nhất miền Bắc, cơhơn 30 cơ sở đóng tàu tư nhân nằm dọc theo hai bờ của 4 tuyến sông: Hồng,Đào, Ninh Cơ và kênh quần Liêu, nhiều nhất là ở huyện Xuân Trường, HảiHậu, Giao Thủy Các cơ sở ở đây chủ yếu đóng các tàu dưới 400T rất ít các
cơ sở đóng tàu trên 500T Ở miền trung các tỉnh ven biển Thanh Hóa, Nghệ
An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên đều có nhà máy đóngtàu, nhiều nhất là ở Đà Nẵng với 5 cơ sở Nhưng đáng chú ý nhất là nhà máyđóng tàu Dung Quất được mệnh danh là người khổng lồ trong làng đóng tàuViệt Nam Nhà máy này được bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 2003 vớimục tiêu đóng và sửa chữa tàu đến 100.000T giai đoạn 1 (2003 – 2005) vàtrước 2010 sẽ đầu tư mở rộng để có đủ năng lực đóng mới tàu lên tới400.000T
Là anh cả trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam, Vinashin đã cónhững thành tựu tăng trưởng rất ngoạn mục trong thời gian vài năm trở lại đây.Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã được thế giới biết đến với các hợpđồng đóng tàu lớn mà Vinashin ký kết với các đối tác nước ngoài Nhiều nhà máytrong tập đoàn đã đóng những con tàu container lên tới 1.700 TEU, tàu khách caotốc và tàu chở dầu lên tới 105.000 T[Viện nghiên cứu chiến lược, …
Tính đến 6/2008, vinashin đã nhận được khoảng 6 tỷ USD đơn hàng,trong đó có trên 4 tỷ USD đơn hàng xuất khẩu sang các nước có ngành côngnghiệp đóng tàu phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức.[tienphongonline.com.vn] phần lớn các đơn hàng kéo dài tới 2010 và cónhững đơn hàng kéo dài tới 2012 Với sức tăng trưởng cao ngành công nghiệpđóng tàu Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới, và có tham vọng trở thànhcường quốc về đóng tàu lớn thứ 4 vào năm 2015 Tập đoàn Vinashin đã bàn
Trang 39giao hai con tàu 53.000 T đầu tiên được bàn giao cho tập đoàn GraigInvesment của Vương Quốc Anh ngày 19/6/2007
Nhìn vào biểu đồ 2.2, ta thấy con chim đầu đàn của ngành đóng tàuViệt Nam có sức tăng trưởng rất nhanh, giá trị sản lượng của tập đoàn trongvòng 7 năm đã tăng lên gấp 8 lần (năm 2001: 3715 tỷ đồng; năm 2007: 27453
tỷ đồng )
Sự phát triển vượt bậc của ngành đóng tàu trong vài năm gần đây là rấtlớn, song bên cạnh những thành tựu đã đạt được ngành vẫn có những mặt cònhạn chế như: tỷ lệ nội địa hóa thấp (chỉ chiếm 30% giá trị đơn hàng), nguồnnhân lực tuy dồi dào nhưng chưa chưa có kỹ năng và trình độ cao… Do đó,ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam vẫn bị coi như là một ngành côngnghiệp “lắp ráp” hơn là một ngành công nghiệp chế tạo Đây là những điểmyếu mạnh mà các doanh nghiệp cần khắc phục triệt để nếu muốn ngành pháttriển lâu dài
Biểu đồ 2.2: Giá trị sản lượng của Vinashin giai đoạn 2001 - 2007
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn Vinashin
3 Đối với thị trường mua bán tàu
Trang 40Thị trường mua bán tàu biển Việt Nam là một thị trường mới, hơn nữacác văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động trên thị trường trước đây chưađược thông thoáng Do đó, các hoạt động mua bán trên thị trường diễn ra hếtsức trầm lắng
Văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh việc mua bán tàu biển là Nghịđịnh 49/2006/NĐ-CP, theo đó thì việc kinh doanh, mua bán tàu biển thực hiệntuân theo luật đầu tư Các quy định trong nghị định đã có chút gỡ rối cho cácdoanh nghiệp nhưng chưa tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanhnghiệp trong nước thực hiện việc mua bán tàu biển
Gần đây, dưới sức ép của cuộc khủng hoảng và kiến nghị của cácdoanh nghiệp vận tải biển, kể từ ngày 1/6/2009, Nghị định 29/2009/NĐ-CPngày 26/3/2009 về đăng ký và mua, bán tàu biển sẽ có hiệu lực thi hành, thaythế Nghị định 49/2006/NĐ-CP Theo đó, việc mua, bán và đóng mới tàu biển
là hoạt động đầu tư đặc thù Dự án mua, bán và đóng mới tàu biển phải phùhợp với chiến lược, quy hoạch phát triển ngành và đội tàu biển quốc gia; bảođảm các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ônhiễm môi trường
Việc mua, bán tàu biển giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổchức, cá nhân nước ngoài được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnhtranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất 3 người chào hàng Việc mua, bán tàubiển giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam được thực hiện bằng hình thức đấugiá hoặc chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế
Đối với dự án đóng mới tàu biển sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên(gọi là dự án sử dụng vốn nhà nước) thì được thực hiện bằng hình thức chàohàng cạnh tranh với ít nhất 3 nhà máy đóng tàu hoặc đại diện của nhà máyđóng tàu
Đối với dự án mua, bán và đóng mới tàu biển không sử dụng vốn nhànước hoặc sử dụng dưới 30% vốn nhà nước (gọi là dự án không sử dụng vốn