Đối với thị trường đóng tàu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay tới thị trường tàu biển việt nam (Trang 36 - 39)

I. Vài nét về thị trường tàu biển Việt Nam 1.Đối với thị trường vận tải biển

2.Đối với thị trường đóng tàu

2.1. Nhu cầu về tàu đóng mới

Theo số liệu thống kê, hàng năm thế giới cần đóng mới 20 triệu tấn đăng ký tàu, trung bình tăng 4 – 5% trọng tải đội tàu thế giới. Vào giai đoạn từ năm 2004 đến đầu năm 2008 chứng kiến sự phát triển thần kỳ của ngành vận tải và ngành công nghiệp đóng tàu thế giới, nhu cầu về những con tàu đóng mới liên tục ở mức cao. Không chỉ các xưởng đóng tàu lớn trên thế giới mới kín các đơn đặt hàng mà các xưởng đóng tàu mới thành lập thậm chí có quy mô nhỏ ở Việt Nam cũng ăn nên làm ra.

Hiện tại, đội tàu biển Việt nam đa phần chỉ có những tàu chở hàng khô với trọng tải nhỏ, chủ yếu dưới 20.000 DWT, trong khi đó xu hướng phát triển đội tàu thế giới là những tàu có sức tải lớn, cũng như các tàu container, tàu chuyên dụng… Do đó, đội tàu của Việt Nam đang thiếu hụt các tàu container, tàu chở dầu chuyên dụng lớn và để phục vụ quá trình phát triển của ngành vận tải biển trong nước các hãng tàu cần có kế hoạch phát triển đội tàu của mình. Điều này góp phần tạo ra nhu cầu lớn đối với ngành đóng tàu. Tổng công ty hàng hải VN Vinalines đã có kế hoạch phát triển đội tàu tăng năng lực chuyên chở từ 2,6 – 3 triệu tấn vào năm 2010 và 6 -7 triệu tấn vào năm 2020.

Bảng 2.1: Nhu cầu trọng tải các loại tàu biển năm 2010 của Việt Nam

Đơn vị: Nghìn tấn

Tàu dầu Tàu container Tàu hàng rời Tàu hàng bao Tàu ven biển

624 1.150 1.120 576 847

Nguồn: http://ambhanoi.um.dk/vi/menu/dichvuthuongmai

Nhìn vào bảng 2.1, ta thấy nhu cầu về tàu đóng mới của Việt Nam ngoài một phần được đáp ứng từ nhập khẩu những con tàu lớn và hiện đại từ nước ngoài thì cũng sẽ được đặt đóng ngay ở trong nước những con tàu có trọng tải lớn và có kỹ thuật cao. Sự phát triển của ngành vận tải biển đã tạo ra nhu cầu lớn đối với ngành đóng tàu.

2.2. Các doanh nghiệp đóng tàu

Trên bản đồ nước ta, có thể thấy ngành công nghiệp đóng tàu phân bố rộng khắp các miền. Thể hiện quyết tâm của các địa phương thực hiện chiến lược đưa công nghiệp biển phát triển để tận dụng lợi thế địa lý và nguồn nhân lực. Khắp các vùng duyên hải đều có sự xuất hiện của các cơ sở đóng tàu với quy mô khác nhau. Hiện nay, ngành đóng tàu Việt Nam chia thành ba khối, tổng cộng có 115 nhà máy đóng tàu (xem bảng 2.2). Ba khối đó là: khối tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN), khối thuộc bộ quốc phòng (nhà máy đóng tàu Ba Son, Công ty đóng tàu Hồng Hà bộ quốc…), khối các nhà máy, cơ sở đóng tàu tư nhân thuộc các địa phương. Trong đó khối Vinashin là khối chủ lực và chiếm tới 90% quy mô và sản lượng.

Bảng 2.1: Quy mô phân bố các nhà máy đóng tàu Việt Nam tại các khu vực

Khu vực Số lượng nhà máy Tỉ lệ (%)

Miền Bắc 92 80,00

Miền Trung 12 10,43

Miền Nam 11 9,57

Tổng cộng 115 100,00

Nguồn: Cục đăng kiểm Việt Nam

Nhìn vào bảng thấy miền Bắc đang là khu vực phát triển rất sôi động của ngành đóng tàu hiện đại là Hải Phòng, Quảng Ninh với các công ty đóng

tàu như công ty đóng tàu Bạch Đằng, nhà máy đóng tàu Hạ Long, công ty đóng tàu Phà Rừng. Ngoài ra các tỉnh khác như Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình đểu có 1, 2 cơ sở đóng tàu. Đặc biệt phải kể tới Nam Định, vốn được coi là một trong những địa phương có nghề đóng tàu phát triển nhất miền Bắc, cơ hơn 30 cơ sở đóng tàu tư nhân nằm dọc theo hai bờ của 4 tuyến sông: Hồng, Đào, Ninh Cơ và kênh quần Liêu, nhiều nhất là ở huyện Xuân Trường, Hải Hậu, Giao Thủy. Các cơ sở ở đây chủ yếu đóng các tàu dưới 400T rất ít các cơ sở đóng tàu trên 500T. Ở miền trung các tỉnh ven biển Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên đều có nhà máy đóng tàu, nhiều nhất là ở Đà Nẵng với 5 cơ sở. Nhưng đáng chú ý nhất là nhà máy đóng tàu Dung Quất được mệnh danh là người khổng lồ trong làng đóng tàu Việt Nam. Nhà máy này được bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 2003 với mục tiêu đóng và sửa chữa tàu đến 100.000T giai đoạn 1 (2003 – 2005) và trước 2010 sẽ đầu tư mở rộng để có đủ năng lực đóng mới tàu lên tới 400.000T.

Là anh cả trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam, Vinashin đã có những thành tựu tăng trưởng rất ngoạn mục trong thời gian vài năm trở lại đây. Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã được thế giới biết đến với các hợp đồng đóng tàu lớn mà Vinashin ký kết với các đối tác nước ngoài. Nhiều nhà máy trong tập đoàn đã đóng những con tàu container lên tới 1.700 TEU, tàu khách cao tốc và tàu chở dầu lên tới 105.000 T[Viện nghiên cứu chiến lược, …

Tính đến 6/2008, vinashin đã nhận được khoảng 6 tỷ USD đơn hàng, trong đó có trên 4 tỷ USD đơn hàng xuất khẩu sang các nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức. [tienphongonline.com.vn] phần lớn các đơn hàng kéo dài tới 2010 và có những đơn hàng kéo dài tới 2012. Với sức tăng trưởng cao ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới, và có tham vọng trở thành cường quốc về đóng tàu lớn thứ 4 vào năm 2015. Tập đoàn Vinashin đã bàn

giao hai con tàu 53.000 T đầu tiên được bàn giao cho tập đoàn Graig Invesment của Vương Quốc Anh ngày 19/6/2007.

Nhìn vào biểu đồ 2.2, ta thấy con chim đầu đàn của ngành đóng tàu Việt Nam có sức tăng trưởng rất nhanh, giá trị sản lượng của tập đoàn trong vòng 7 năm đã tăng lên gấp 8 lần (năm 2001: 3715 tỷ đồng; năm 2007: 27453 tỷ đồng ).

Sự phát triển vượt bậc của ngành đóng tàu trong vài năm gần đây là rất lớn, song bên cạnh những thành tựu đã đạt được ngành vẫn có những mặt còn hạn chế như: tỷ lệ nội địa hóa thấp (chỉ chiếm 30% giá trị đơn hàng), nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng chưa chưa có kỹ năng và trình độ cao… Do đó, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam vẫn bị coi như là một ngành công nghiệp “lắp ráp” hơn là một ngành công nghiệp chế tạo. Đây là những điểm yếu mạnh mà các doanh nghiệp cần khắc phục triệt để nếu muốn ngành phát triển lâu dài.

Biểu đồ 2.2: Giá trị sản lượng của Vinashin giai đoạn 2001 - 2007

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn Vinashin

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay tới thị trường tàu biển việt nam (Trang 36 - 39)