III. Các giải pháp ở cấp độ vi mô
1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển
1.1. Có chính sách giá phù hợp trong từng thời kỳ
Trong thời đại ngày nay, cước phí là một yếu tố để các doanh nghiệp vận tải biển cạnh tranh với nhau vì nếu một khách hàng muốn chuyên chở hàng hóa thì bằng email, điện thoại, fax… anh ta có thể hỏi cước phí vận chuyển hàng hóa của cùng một mặt hàng được chuyên chở tới cùng một địa điểm của nhiều doanh nghiệp vận tải biển khác nhau. Như vậy, anh ta sẽ biết ngay doanh nghiệp nào cung cấp dịch vụ chuyên chở với giá cước rẻ hơn và theo phản ứng tự nhiên sẽ sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp vận tải có báo giá cước thấp hơn đó. Chính vì giá cước là một phần cấu thành sức cạnh tranh của doanh nghiệp như vậy do đó các doanh nghiệp cần tính toán hợp lý nên giảm giá cước như thế nào để thu hút khách hàng nhiều nhất mà vẫn tạo lợi nhuận cho công ty.
Cước vận tải biển chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố gồm loại hàng vận chuyển, yêu cầu vận chuyển đối với từng loại hàng (ví dụ như hàng chuyên chở bằng container lạnh thì phải có cước cao hơn hàng chuyên chở bằng container thường), tuyến đường (tuyến đường càng dài thì cước phí càng cao), tình hình cung cầu trên thị trường, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vận tải biển với nhau….Như vậy, có rất nhiều yếu tố tác động tới cước phí vận tải nên cước phí cao hay thấp, có tính cạnh tranh hay không, có đủ bù đắp chi phí đầu vào hay không thì các doanh nghiệp cần tính toán hết sức kỹ lưỡng. Ví dụ như doanh nghiệp vận tải biện buộc giảm giá cước như trong thời gian cuối năm 2008 đầu năm 2009 vừa qua, để có lãi doanh nghiệp cần tính toán cho tàu đi thơ tuyến đường biển ngắn hơn, hoặc cắt giảm tối đa các chi phí trong quản lý, điều hành kinh doanh tàu,…
Trong trường hợp khủng hoảng lần này, doanh nghiệp cần duy trì mức cước thấp chung với xu hướng của thị trường để giữ chân khách hàng và dù sao thì có khách hàng để duy trì hoạt động kinh doanh còn hơn là để tàu nằm không và các doanh nghiệp phải đau đầu về gánh nặng lãi suất phải trả.
1.2. Vận động các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước giành quyền vận tải trong khi ký kết hợp đồng quyền vận tải trong khi ký kết hợp đồng
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thường có thói quen mua đứt bán đoạn tức mua CIF còn bán FOB là một trong những yếu tố hết sức bất lợi đội với việc nâng cao thị phần của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam. Theo thống kê, hiện nay thị phần về chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam của các doanh nghiệp vận tải biển trong nước hết sức khiêm tốn. Con số 20% thị phần vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đối với hàng xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn là điều chưa thể thành hiện thực đối với các doanh nghiệp vận tải biển nước nhà.
Đặt giả sử rằng, không nói tới toàn bộ khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, mà chỉ cần 50% khối lượng hàng hóa đó đều do đội tàu
trong nước chuyên chở thì dù cho ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng có ghê gớm tới đâu thì các doanh nghiệp vận tải biển trong nước cũng làm không hết việc. Chính vì lẽ đó, giải pháp vận động các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong đàm phán các hợp đồng ngoại thương cần giành quyền vận tải về mình. Để làm được điều này, các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam cần có những chính sách ưu đãi về cước phí đối với các chủ hàng quen Việt Nam, cần liên tục cải thiện chất lượng dịch vụ tạo cảm giác an toàn và tin tưởng khi các doanh nghiệp xuât nhập khẩu giao hàng hóa cho đội tàu trong nước chuyên chở. Tiếp đó, cần phân tích cho các chủ hàng thấy rõ hơn nữa về những thiệt hại có thể xảy ra nếu không giành được quyền vận tải và ngược lại. Thói quen bán FOB mua CIF có thể gây thiệt hại rất nhiều cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do không tự mình đứng ra ký hợp đồng vận tải nên các doanh nghiệp sẽ không đàm phán được các điều kiện trong vận chuyển. Đối tác có thể sẽ thuê một chiếc tàu già với rủi ro cao hơn, doanh nghiệp có thể vẫn phải trả cước phí nếu đối tác nước ngoài chưa trả cước phí cho người chuyên chở dù giá hàng đã bao gồm cước phí, rồi khi tổn thất xảy ra đối với hàng hóa rất khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khiếu nại người chuyên chở do không có văn bản nào trực tiếp điều chỉnh mối quan hệ của bên Việt Nam và người xuất khẩu…. có rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp nếu tiếp tục tình trạng mua CIF bán FOB.
Hơn nữa nếu thay đổi thói quen mua đứt bạn đoạn đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giành được quyền thuê tàu thì khi thuê những doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam, thiết lập các mối quan hệ làm ăn lâu dài vừa góp phần tăng thêm được lượng hàng hóa chuyên chở, vừa hạn chế rủi ro trong thuê tàu.
Cần khơi dậy tinh thần dân tộc trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì nếu ý thức được việc giành quyền vận tải không chỉ đem lại lợi ích cho riêng doanh nghiệp mà nếu thuê đội tàu trong nước chuyên chở còn góp phần
giảm nhập khẩu tăng xuất khẩu dịch vụ vận tải thu ngoại tệ làm giàu cho đất nước. Từ đó, giúp các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam cùng phát triển thịnh vượng. Đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các công ty vận tải biển Việt Nam đang hết sức cần sự đồng cảm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để có thể đứng vững.
1.3. Đầu tư và hiện đại hóa dội tàu
Xuất phát từ thực tiễn đội tàu của các doanh nghiệp vận tải biến Việt Nam còn nhỏ và còn chưa hiện đại kết hợp với thực tiễn cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn tàu hiện đại có trọng tải lớn trên thế giới, các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam nên tranh thủ lấy cơ hội này để đầu tư hiện đại hóa đội tàu của mình.
Các doanh nghiệp nên loại bỏ những con tàu già khai thác không còn hiệu quả ra khỏi đội tàu, một phần là để giảm bớt các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hiểm cho tàu già, mặt khác là có thể sử dụng khoản thu từ bán tàu già đê đầu tư những con tàu trẻ hiện đại hiện giá đang rất rẻ.
Việc đầu tư nhằm hiện đại hóa đội tàu của doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh do giảm chi phí vận hành, thêm vào đó là có điều kiện để nâng cao chất lượn dịch vụ. Do những con tàu nhỏ, tàu già không thể chuyên chở được hàng hóa tới những thị trường xa mà chỉ làm được nhiệm vụ như một tàu gom hàng (feeder) từ các cảng trong nước sang các cảng lớn trong khu vực để chuyên chở đi những vùng xa. Do đó,
1.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ
Khủng hoảng kinh tế đã khiến nguồn hàng vận chuyển đối với tất cả các hãng vận tải trên thế giới đều trở nên khô kiệt, các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Như ở phần trên đã nhắc tới giải pháp vận động các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giành quyền vận tải rồi từ đó sử dụng dịch vụ vận tải của các doanh nghiệp trong nước thì sẽ giúp ngành vận tải phát triển và cũng giúp chính các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy
nhiên, để đạt được điều này thì các doanh nghiệp vận tải Việt Nam phải nâng cao chất lượng dịch vụ tới mức ngang bằng với các hãng tàu lớn nước ngoài thì mới xóa đi những nghi ngại của các chủ hàng về tính an toàn và đảm bảo về thời gian chuyên chở đối với hàng hóa.
Do đó, để giành giật những khách hàng vốn ít ỏi trên thị trường thì ngoài việc cạnh tranh bằng giá cước các doanh nghiệp vận tải trong nước còn cần cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ. Mà việc đầu tư để hiện đại hóa đội tàu là bước đầu, là nền tảng để nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí.
1.5. Tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Thu hẹp quy mô sản xuất và cắt giảm nhân lực là hiện tượng rất phổ biến trong thời khủng hoảng, tuy nhiên đây là giải pháp cuối cùng mà các công ty buộc phải áp dụng khi không còn cách nào khác. Bất kỳ công ty nào cũng nhận thức được rằng nguồn nhân lực sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững của công ty, thế nhưng họ vẫn phải sa thải nhân lực khi thu hẹp sản xuất để giảm chi phí.
Các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam cũng vậy, cần mạnh tay cắt giảm nhân lực nhưng theo hướng tinh giảm. Chỉ giảm những lao động không đủ trình độ, không đáp ứng được yêu cầu công việc, hiệu suất làm việc trong quá trình làm tại công ty quá thấp… Giảm lượng lao động này công ty sẽ giảm được chi phí và có tiền để đào tạo lại toàn bộ đội ngũ nhân viên còn lại, để thu hút những nguồn nhân lực có trình độ quốc tế như đã đề cập trong chương 2.
Các doanh nghiệp vận tải Việt Nam cần có ý thức “nuôi quân chờ thời”, nếu không thì việc đầu tư hiện đại hóa đội tàu sẽ trở nên vô nghĩa vì không có ai để điều khiển, khai thác được nó.
Để đào tạo nguồn nhân lực hiện tại, các doanh nghiệp nên xúc tiến hợp tác, liên kết đào tạo với các công ty hàng hải lớn trên thế giới. Thuê các chuyên gia quốc tế về giảng dạy cho các nhân viên trong công ty.