I. Vài nét về thị trường tàu biển Việt Nam 1.Đối với thị trường vận tải biển
3. Đối với thị trường mua bán tàu
Thị trường mua bán tàu biển Việt Nam là một thị trường mới, hơn nữa các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động trên thị trường trước đây chưa được thông thoáng. Do đó, các hoạt động mua bán trên thị trường diễn ra hết sức trầm lắng.
Văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh việc mua bán tàu biển là Nghị định 49/2006/NĐ-CP, theo đó thì việc kinh doanh, mua bán tàu biển thực hiện tuân theo luật đầu tư. Các quy định trong nghị định đã có chút gỡ rối cho các doanh nghiệp nhưng chưa tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thực hiện việc mua bán tàu biển.
Gần đây, dưới sức ép của cuộc khủng hoảng và kiến nghị của các doanh nghiệp vận tải biển, kể từ ngày 1/6/2009, Nghị định 29/2009/NĐ-CP
ngày 26/3/2009 về đăng ký và mua, bán tàu biển sẽ có hiệu lực thi hành, thay thế Nghị định 49/2006/NĐ-CP. Theo đó, việc mua, bán và đóng mới tàu biển là hoạt động đầu tư đặc thù. Dự án mua, bán và đóng mới tàu biển phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển ngành và đội tàu biển quốc gia; bảo đảm các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Việc mua, bán tàu biển giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất 3 người chào hàng. Việc mua, bán tàu biển giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam được thực hiện bằng hình thức đấu giá hoặc chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế.
Đối với dự án đóng mới tàu biển sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên (gọi là dự án sử dụng vốn nhà nước) thì được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh với ít nhất 3 nhà máy đóng tàu hoặc đại diện của nhà máy đóng tàu.
Đối với dự án mua, bán và đóng mới tàu biển không sử dụng vốn nhà nước hoặc sử dụng dưới 30% vốn nhà nước (gọi là dự án không sử dụng vốn
nhà nước), hình thức mua, bán và đóng mới tàu biển do các tổ chức, cá nhân quyết định.
Về thẩm quyền quyết định đầu tư, đối với dự án mua, bán và đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước mà vốn đầu tư từ 75 tỷ đồng trở lên thì thẩm quyền quyết định do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Hội đồng quản trị tập đoàn, Tổng công ty nhà nước (do Thủ tướng Chính phủ thành lập). Dự án có vốn đầu tư dưới 75 tỷ đồng thì Thủ trưởng Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ, Tổng công ty nhà nước (do Bộ trưởng thành lập) quyết định đầu tư.
Với nghị định mới điều chỉnh hoạt động mua bán tàu biển, hy vọng rằng thị trường mua bán tàu biển của Việt Nam sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với thời gian qua.