Đối với thị trường mua bán tàu biển

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay tới thị trường tàu biển việt nam (Trang 54 - 56)

II. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới thị trường tàu biển Việt Nam 1 Ảnh hưởng tiêu cực

1.3. Đối với thị trường mua bán tàu biển

Các hoạt động mua bán tàu trên thị trường hết sức ảm đạm. Tại thị trường mua bán tàu do thiếu hụt các nguồn tín dụng nên thị trường tương đối tĩnh lặng vào tháng 12/08. Sự sụp đổ trên thị trường cước vận tải và cước cho thuê tàu định hạn đã làm thương vụ mua bán và đóng mới gần như đóng băng. Chỉ có một số ít các hợp đồng mua bán mà “bên mua thiện chí, bên bán thiện chí” được ký kết để đưa ra được các tiêu chuẩn hợp lý cho việc định giá. Rất nhiều môi giới mua bán tàu đã phải tạm thời dừng đưa ra các đánh giá bởi, thị trường trong lúc này, người bán thì sợ mình bị bán giá thấp còn người mua chẳng vội gì mà mua giá cao. Vai trò của việc định giá và chính sách đánh giá thị trường trong thị trường tài chính đã góp phần to lớn vào việc sụt giảm liên tục giá trị tài sản bởi giờ đây một sự cần thiết phải có một giá trị đảm bảo an toàn cao để đề phòng cho rủi ro khi tiến hành thương vụ mua bán nguyên liệu sản xuất đầu vào. Hàng hoá được ví lúc này như con người lúc lâm nguy không nơi trú ẩn, không nơi nương tựa an toàn. Bởi các tai nạn đã xảy ra đối

với rất nhiều ngân hàng trên thị trường tín dụng toàn cầu, các ngân hàng cung cấp vốn mua tàu cũng phải thẩm định chặt chẽ giá trị của con tàu theo khai báo đem cầm cố bắt nguồn từ việc thu nhập của nó đang giảm trầm trọng.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới ngày một trầm trọng hơn, nhu cầu vận tải biển không biết bao giờ mới hồi phục, không nhìn thấy được tương lai của ngành mà nhiều chủ tàu đã chọn con đường bán tàu đi. Việc bán tàu ồ ạt làm cho giá tàu hạ nhanh chóng vì quá nhiều người có nhu cầu bán đi, trong khi đó lại quá ít người muốn mua vào.

Các nguyên nhân khiến giá tàu rẻ mà vẫn không nhiều nhà đầu tư muốn mua vào có thể kể tới:

Thứ nhất, để làm chủ được một chiếc tàu cỡ lớn và không quá già phải mất cỡ hàng chục triệu USD, đây là một số tiền khá lớn. Nếu đi vay vốn để mua tàu trong thời điểm này là vô cùng khó khăn vì các ngân hàng đều thắt chặt tín dụng hoặc nếu có được ngân hàng cấp tín dụng cho thì chưa chắc các doanh nghiệp đã dám vay để mua vì lâm vào cảnh nợ nần trong thời điểm khủng hoảng là hết sức sai lầm.

Thứ hai, nếu nhà đầu tư có vốn tự có không phải chịu gánh nặng lãi vay thì cũng rất ít người muốn mạo hiểm đầu tư một số tiền lớn như vậy khi thị trường tàu còn nhiều nhận định tương đối bi quan đó là sẽ tiếp tục lâm vào khủng hoảng trong vài năm tới đây. Khi các tàu đặt đóng từ trước xuất xưởng làm dư cung tàu trên thị trường, trong khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong vài năm tới chưa thể phục hồi như trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra. Những nhà đầu tư này có thể chọn cách đầu tư vào những lĩnh vực khác mà có thể khoản lợi nhuận không cao bằng trong dài hạn nhưng có mức độ chắc chắn hơn là đầu tư vào tàu biển.

Do đó, thị trường hứa hẹn sẽ tiếp tục ở trạng thái trầm lắng trong thời gian tới. Phải tới khi nào có thể nhìn thấy triển vọng tăng trưởng trở lại của ngành rõ nét thì các hoạt động mua bán tàu để khai thác mới sôi động trở lại.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay tới thị trường tàu biển việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w