Việc GDĐĐ học sinh nếu chỉ diễn ra trong khuôn viên nhà trường tất yếu sẽ không phát huy sức mạnh chung, không toàn diện đầy đủ và do đó chấtlượng không cao… Từ những lý do trên, là cán
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đạo đức là một mặt quan trọng, là nhân tố cốt lõi trong nhân cách của mỗicon người Chính vì vậy việc hình thành nhân cách nói chung, giáo dục và rènluyện phẩm chất đạo đức nói riêng cho thế hệ trẻ luôn là nhiệm vụ hàng đầucủa nhà trường trong mọi thời đại
Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay thừa hưởng rất nhiều ưu việt của một thờiđại mới, thông minh, năng động, ham hiểu biết, dám nghĩ, dám làm Song,nhiều năm qua trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và toàn cầu hoá hội
nhập kinh tế quốc tế, ở nước ta đã “biểu hiện nhiều hiện tượng đặc biệt đáng
lo ngại đó là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” [1 tr.26] Vấn đề đạo
đức của thế hệ trẻ hiện nay đang trở thành mối quan tâm chung, nghị quyếtTrung ương II khoá VIII và chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về conngười Việt Nam KX- 07 đã đề cập rất rõ
Trường THPT, cấp học cuối cùng của hệ thống giáo dục phổ thông có sứ
mạng rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục “ Mục tiêu giáo dục đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiêp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [3,tr.8] Đặc biệt ở cấp học này
phải đào tạo ra những thanh niên lứa tuổi từ 16 đén 18 có tri thức phổ thôngtoàn diện vững chắc, có phẩm chất đạo đức, có hệ thống các năng lực cần thiết
để chuẩn bị bước vào đời Tuy nhiên trong thực tiễn nhiều năm gần đây sựphát triển ồ ạt của quy mô, số lượng học sinh THPT không tỷ lệ thuận với chất
lượng văn hoá, chất lượng đạo đức Có rất nhiều biểu hiện của sự xuống cấp
trong đạo đức học sinh THPT Đây là vấn đề đang được ngành Giáo dục - Đàotạo và cả xã hội quan tâm tìm cách giải quyết
Trang 2Vấn đề giáo dục đạo đức học sinh trở nên vô cùng quan trọng Nhất làtrong bối cảnh nước ta đang tiến hành công cuộc CNH - HĐH đất nước Tuy
nhiên, từ trước đến nay “Gia đinh và các tập thể cộng đồng xã hội chưa phát huy vai trò quan trọng trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường giáo dục thế hệ trẻ, nhất là chính trị đạo đức đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn
xã hội và văn hoá phẩm đồi truỵ cùng ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với trường học ” [1, tr.28] Vấn đề này mới chỉ bó hẹp trong phạm
vi nhà trường mà Giáo dục là cả một quá trình mang bản chất xã hội sâu sắc,thể hiện nhiều góc độ, khía cạnh có sự tham gia chung của nhiều lực lượng xãhội Việc GDĐĐ học sinh nếu chỉ diễn ra trong khuôn viên nhà trường tất yếu
sẽ không phát huy sức mạnh chung, không toàn diện đầy đủ và do đó chấtlượng không cao…
Từ những lý do trên, là cán bộ quản lý trong trường trung học phổ thông
tôi lựa chọn vấn đề “Tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông Văn Giang – tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu và báo cáo sáng kiến kinh
nghiệm của bản thân
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác tổ chứcphối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho họcsinh ở trường trung học phổ thông Văn Giang, Hưng Yên Đề tài đề xuất cácbiện pháp tổ chức phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong giáo dụcđạo đức cho học sinh ở trường THPT Văn Giang - Hưng Yên
3 Giả thuyết nghiên cứu
Học sinh THPT nói chung và học sinh ở trường THPT Văn Giang nóiriêng có nhiều biểu hiện tích cực, đáng khích lệ về học tập, lao động và rènluyện Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, ở một bộphận nhỏ học sinh còn có những biểu hiện hành vi đạo đức lệch lạc Nếu đềxuất và thực hiện được các biện pháp phối hợp giữa nhà trường với gia đình và
xã hội trên cơ sở mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc điểm tâm sinh lý của họcsinh cũng như khắc phục những tồn tại, yếu kém của những giải pháp kết hợp
Trang 3các lực lượng giáo dục hiện nay, hy vọng chắc chắn sẽ mang lai những hiệuquả, chuyển biến tích cực nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh ởtrường THPT Văn Giang tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDĐĐ cho học sinh
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp tổ chức phối hợp nhà trường với
gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tìm hiểu những vấn đề lý luận: Về tổ chức phối hợp giữa nhà trường gia
đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh
5.2 Tìm hiểu thực trạng: Việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường gia đình và
xã hội trong GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT Văn Giang
5.3 Đề xuất một số biện pháp: Tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình
và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT Văn Giang - Hưng Yên
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu văn kiện
- Nghiên cứu tài liệu kinh điển
- Nghiên cứu sách báo tạp chí, các công trình, sản phẩm liên quan
- Phân tích, tổng hợp khái quát các tài liệu lý luận về tổ chức phối hợpgiữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp quan sát:
Quan sát các hoạt động giáo dục để thu thập số liệu tìm ra nét đặc thùcủa công tác tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trongGDĐĐ cho học sinh, phân tích những điều đã làm được, chưa làm được, pháthiện điều mới
6.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Thu thập ý kiến của các đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh,cha mẹ học sinh để đánh giá thực trạng công tác tổ chức phối hợp giữa nhàtrường, gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh
Trang 46.2.3 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia nhằm xác định tính cần thiết và khả
thi của các biện pháp đã đề xuất
6.3 Thống kê toán học: Sử dụng các công thức toán thông kê để xử lý số liệu
đã thu được từ các phương pháp khác nhau
7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Học sinh ở trường THPT Văn Giang gồm: Giáo viên, học sinh, cha mẹhọc sinh, cán bộ QLGD, cán bộ QL xã hội
8 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc tổ chức phối hợp nhà trường với gia
đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Chương 2: Thực trạng của việc tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình
và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Văn Giang Hưng Yên
-Chương 3: Một số biện pháp tổ chức phối hợp của nhà trường với giađình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Văn Giang– tỉnh Hưng Yên
Trang 5CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC PHỐI HỢP
NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH 1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được hình thành từ rất sớmtrong lịch sử, là vấn đề mang tính thời sự thu hút sự quan tâm của nhiều lựclượng xã hội trong mọi thời đại Giáo dục đạo đức cho con người là vấn đề đãđược đặt ra từ xa xưa và luôn đổi mới phù hợp với những yêu cầu mới củađời sống xã hội
Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nền giáo dục ViệtNam với mục đích giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện, đặc biệtgắn hai mặt “đức”, “tài” khi quan điểm lấy “đức” làm gốc như quan điểm củaChủ Tịch Hồ Chí Minh đã được quán triệt trong sự nghiệp đào tạo giáo dụccon người công dân chân chính nói chung, thế hệ trẻ nói riêng Song, làm thếnào để nhà trường, gia đình và xã hội cùng thực hiện được mục đích đó là mộtvấn đề phức tạp khó khăn luôn luôn có ý nghĩa thời sự cuốn hút sự quan tâm
của các nhà khoa học Vì vậy, vấn đề phối hợp ba lực lượng “ Nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ” đã trở
thành một đề tài nghiên cứu khoa học của nhiều nhà giáo dục Những nhà giáodục đã đi sâu vào đề tài này phải kể đến: Hà Thế Ngữ, Đắc Minh, Đặng VũHoạt đã đề cập đến vai trò, vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phốihợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục họcsinh Nhiều công trình nghiên cứu gần đây về khoa học quản lý của các nhànghiên cứu và các giáo sư giảng dạy trường đại học viết dưới dạng giáotrình, sách tham khảo, phổ biến kinh nghiệm đã được công bố Đó là các tácgiả: Nguyễn Quốc Chí, Đặng Phạm Thành Nghị, Trần Quốc Thành, Đặng BáLãm, Nguyễn Gia Quý, Bùi Trọng Tuân, Các công trình nghiên cứu của các
Trang 6như khái niệm quản lý, bản chất của hoạt động quản lý, thành phần cấu trúc,chức năng quản lý, chỉ ra các phương pháp và nghệ thuật quản lý
Với tư cách là một người quản lý của nhà trường THPT về lý luận cũngnhư thực tiễn đã hướng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài để trước hết, giúp mìnhhoàn thành trách nhiệm được giao, thứ nữa là rút ra được những bài học kinhnghiệm cho đồng nghiệp có thể vận dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo phùhợp trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Khái niệm về đạo đức
Khái niệm đạo đức có thể hiểu một cách khái quát như sau:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, biểu hiện dưới dạng cácnguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh hành vi của con người trong cácmối quan hệ giữa con người với tự nhiên với xã hội, con người với con người
và với chính bản thân mình
Tất nhiên, đạo đức là một hình thái ý thức luôn luôn mang tính lịch sử,tính giai cấp, tính dân tộc gắn với tiến trình phát triển của nhân loại và dân tộc,đạo đức cũng chịu sự quy định của điều kiện kinh tế vật chất xã hội đồng thờicũng chịu sự tác động qua lại, chế uớc lẫn nhau của các hình thái ý thức xã hộikhác như pháp luật, văn hoá, giáo dục, phong tục tập quán…
Những phạm trù cơ bản, những nội dung, các khái niệm giá trị đạo đức XHCN có thể tóm lược như sau:
* Các phạm trù cơ bản của đạo đức tồn tại và phát triển trong xã hộidưới những dạng đối lập như sau:
Trang 7* Những nội dung đạo đức cơ bản:
- Yêu nước, yêu CNXH
- Yêu lao động và có thái độ lao động XHCN
- Có tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng và tính đoàn kết kỷ luật
- Tinh thần nhân đạo XHCN
- Có tinh thần quốc tế XHCN trong thời đại mới
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người đưa đến sự hình thành
và phát triển nhân cách
Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường,
xã hội bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác đến con người
Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như là quá trình tác động đến tưtưởng, đạo đức, hành vi của con người (giáo dục đạo đức, giáo dục lao động,giáo dục lối sống, hành vi…)
1.2.2.2 Giáo dục đạo đức
GDĐĐ về bản chất là quá trình biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức, từnhững đòi hỏi bên ngoài xã hội đối với cá nhân, thành những đòi hỏi bên trongcủa cá nhân, hình thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của đối tượng giáo dục
Trang 8Theo PGS- TS Phạm Viết Vượng: “GDĐĐ là quá trình tác động tới họcsinh để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức và mục đíchcuối cùng là tạo lập được những thói quen hành vi đạo đức”.
GDĐĐ là hình thành cho con người những quan điểm cơ bản, nhữngnguyên tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội, nhờ đó con người có khảnăng lựa chọn đánh giá suy nghĩ, hành vi của bản thân Vì thế công tác GDĐĐgóp phần vào việc hình thành phát triển nhân cách con người mới phù hợp vớitừng giai đoạn phát triển của xã hội
Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là một công việc của toàn xã hội,song giáo dục trong nhà trường giữ vai trò định hướng Đó là quá trình tácđộng có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp cho nhân cách của mỗi học sinhđược phát triển đúng đắn, có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mốiquan hệ giữa cá nhân và xã hội, cá nhân với lao động và với bản thân Qua đóhình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin và thói quen đạo đức
Nhà giáo dục là chủ đạo và thiết kế tham gia vào quá trình GDĐĐ chohọc sinh trường phổ thông nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Đưa học sinh vào hệ thống các hoạt động và quan hệ thực tiễn, xã hội.+ Chọn lựa và định hướng các ảnh hưởng tích cực, ngăn chặn những ảnhhưởng tiêu cực trong quá trình lĩnh hội các giá trị đạo đức của học sinh
+ Tổ chức các hoạt động giao lưu cho học sinh nhằm chuyển hoá nhữngyêu cầu của xă hội thành phẩm chất đạo đức của học sinh
Tóm lại: Vấn đề GDĐĐ cho học sinh phải tuân theo quy luật phát triểnchung về hình thành và phát triển nhân cách Hơn ai hết, những người làmcông tác giáo dục phải nắm và vận dụng quy luật này cho thật hợp lý
1.2.3 Khái niệm về quản lý
Có nhiều khái niệm quản lý tuy khác nhau song các định nghĩa đều đềcập tới bản chất của hoạt động quản lý Đó là cách thức tổ chức điều khiển, tácđộng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện có hiệu quảmục tiêu mà tổ chức đã đặt ra
Trang 9Các chức năng quản lý là biểu hiện bản chất của quản lý, chức năngquản lý là môt phạm trù chiếm vị trí then chốt trong các phạm trù cơ bản củakhoa học quản lý, là những loại hoạt động bộ phận tạo thành hoạt động quản lý
đã được tách riêng, chuyên môn hoá, “ Các chức năng quản lý là những hình thái biểu hiện sự tác động đến mục đích tập thể người” [38, tr 16].
Có 4 chức năng cơ bản liên quan mật thiết với nhau và tạo thành chutrình quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
1.2.4 Khái niệm về tổ chức
Tổ chức được hiểu theo hai nghĩa khác nhau:
- Tổ chức là một hệ thống: “ Tổ chức là một cơ cấu liên kết những cá
nhân trong một hệ thống nhằm thực hiện mục tiêu của hệ thống dựa trên nhữngnguyên tắc và quy tắc nhất định” [38, tr 178]
- Tổ chức là một hoạt động quản lý: Trong 4 chức năng quản lý tổ chức
là chức năng quan trọng nhất
Tổ chức là một quá trình sắp xếp, tác động và điều khiển các nhiệm vụ
và nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã vạch ra [27, tr.187]
Trong đề tài này tổ chức được được dùng với tư cách là một hoạt độngquản lý
1.2.5 Khái niệm phối hợp
Là sự tác động vào các đối tượng tạo ra mối liên hệ tác động hướng đích
có tính thống nhất,tập trung để huy động sức mạnh tổng hợp của các đối tượngnhằm đạt được mục đích
1.3 Mục tiêu giáo dục phổ thông và những định hướng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
1.3.1 Mục tiêu giáo dục phổ thông
- Theo luật giáo dục năm 2005 sửa đổi năm 2009: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn
Trang 10bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
- “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kếtquả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biếtthông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng,THCN học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [3, tr.21]
1.3.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và những định hướng GDĐĐ cho học sinh THPT hiện nay
Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh.
Mục tiêu của GDĐĐ là giúp mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạođức, biết hành động theo lẽ phải công bằng và nhân đạo, biết sống vì mọingười, vì gia đình, vì sự tiến bộ xã hội và phồn vinh của đất nước Trong đómục đích quan trọng nhất của GDĐĐ là tạo lập được những thói quen, hành vi
đạo đức Mục tiêu trên đã được luật giáo dục đã khẳng định: “phải giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN” cụ thể là:
Về mặt nhận thức: Hiểu bản chất của đạo đức, các nguyên tắc, nội dung,chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong thời kỳ mới phù hợp vớimức độ yêu cầu của lứa tuổi đồng thời hiểu sự cần thiết phải tự rèn luyệnmình theo các yêu cầu của chuẩn mực đạo đức để trở thành những công dân cólối sống tốt, có tình cảm đẹp, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.Nâng cao nhận thức chính trị, hiểu rõ các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, nắm vững những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn diện, gắnliền với sự nghiệp đổi mới của nước nhà, có quan điểm rõ ràng về lối sốngthích ứng với những yêu cầu của giai đoạn mới
Về thái độ tình cảm: Có thái độ tình cảm đạo đức đúng đắn, trong sángtrong các mối quan hệ xã hội Có tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với các
Trang 11thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu vì độc lậo tự do của tổ quốc Có thái độ
rõ ràng đối với các hiện tượng đạo đức chính trị trong xã hội
Về kỹ năng và hành vi: Tích cực học tập và rèn luyện trong lao động,hoạt động tập thể, hoạt động xã hội Có thói quen thường xuyên rèn luyện hành
vi đạo đức, trong ứng xử, trong hoạt động Tự giác thực hiện những chuẩn mựcđạo đức, luật pháp, văn hoá, có thói quen chấp hành pháp luật Biết sống lànhmạnh, trong sáng, thể hiện được tư cách của người học sinh Tích cực đấutranh với những biểu hiện của lối sống sa đoạ, đồi truỵ, chỉ biết hưởng thụ,chạy theo đồng tiền, theo chủ nghĩa thực dụng, thờ ơ với các vấn đề của cuộcsống, không nghĩ đến sự hy sinh, mất mát của thế hệ cha anh Thường xuyêntích cực rèn luyện trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, hoạtđộng xã hội để chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp
GDĐĐ trong nhà trường là một bộ phận vô cùng quan trọng của quátrình sư phạm GDĐĐ nhìn chung bao gồm những nội dung sau:
Trang bị cho đối tượng giáo dục những hiểu biết về niềm tin, về cácchuẩn mực và quy tắc đạo đức
Giáo dục ý thức về mục đích cuộc sống bản thân, giáo dục ý thức về lốisống cá nhân, giáo dục ý thức về các mối quan hệ trong gia đình, trong tập thể
và ngoài xã hội, giáo dục ý thức về cuộc sống lao động sáng tạo, về nghĩa vụlao động và bảo vệ Tổ quốc
Những nội dung cơ bản trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
Nội dung GDĐĐ là xây dựng hành vi và thói quen đạo đức phù hợp vớicác chuẩn mực xã hội, tạo lập cho học sinh ý chí đạo đức vững vàng
Theo GS-TS Phạm Minh Hạc thì chuẩn mực đạo đức của con người ViệtNam thời kỳ CNH- HĐH có thể xác định một cách tương đối thành 5 nhómphản ánh các mối quan hệ chính mà con người phải giải quyết:
Trang 12- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị như:
Có lý tưởng XHCN, yêu quê hương, đất nước,tự cường, tự hào dân tộc, tintưởng vào Đảng và nhà nước
- Nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự hoàn thiện bản thân như: tựtrọng, tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, hướng thiện,biết kiềm chế, biết hối hận
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người và dân tộckhác: Nhân nghĩa, hiếu thảo, khoan dung, vị tha, hợp tác, bình đẳng, lễ độ, tôntrọng mọi người, thuỷ chung, giữ chữ tín
- Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống như: Xâydựng hạnh phúc gia đình giữ gìn bảo vệ tài nguyên môi trường tự nhiên, xâydựng xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng Mặt khác có ý thức chống lạinhững hành vi gây tác hại đến con người, môi trường sống, bảo vệ hoà bình,bảovệ phát huy truyền thống di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại
1.4 Lý luận về tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
1.4.1 Vai trò của nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Tổ chức mối quan hệ giữa nhà trường và các LLXH mà nhờ đó tạo nênmột môi trường giáo dục đúng đắn, rộng khắp trong toàn xã hội, đồng thời tạo
ra quá trình giáo dục thống nhất và liên tục trong không gian và theo thời gian,
có tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, vừa tạonhững điều kiện vật chất và tinh thần thuận lợi cho việc giáo dục của nhàtrường và của gia đình
Phối hợp giữa gia đình và các LLXH sao cho gia đình phát huy đượctác dụng định hướng, tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội vì xãhội là môi trường giáo dục rất tốt cho trẻ Bên cạnh đó gia đình còn giúp trẻ cónhận thức đúng và không bị các tệ nạn xã hội lôi cuốn Mặt khác, LLXH vô
Trang 13cùng đông đảo tạo ra một môi trường rộng lớn có ảnh hưởng tự phát hoặc tựgiác rất mạnh mẽ đối với cuộc sống hàng ngày của trẻ.
1.4.2 Ý nghĩa của việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh
* Việc tổ chức phối hợp nhà trường gia đình và xã hội tạo nên tác động
tổ hợp phát huy được những tiềm năng phong phú của toàn xã hội tham giavào quá trình giáo dục hình thành và phát triển nhân cách học sinh
Hiện nay dưới tác động của đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tếnước ta phát triển với tốc độ nhanh chóng Tiềm năng kinh tế của nhà nướcđược củng cố Các thành phần kinh tế cũng không ngừng lớn mạnh, chiếm tỉtrọng đáng kể trong cơ cấu sản xuất như kinh tế tư nhân, doanh nghiệp liêndoanh với nước ngoài Lực lượng lao động ngày nay về trình độ đã được nângcao Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất, hoạt động quản lýđang dần được chuẩn hoá và trình độ ngày càng cao, những điều kiện về vậtchất trang thiết bị và tiềm năng trí tuệ của xã hội cần được huy động vàoQTGD của nhà trường
* Việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội là nguyêntắc quan trọng tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện cácchuẩn mực đạo đức của học sinh
Thực tiễn hiện nay cho thấy việc phối hợp nhà trường gia đình và xã hộithường nhằm mục đích huy động nguồn lực tổng hợp để khắc phục những khókhăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị (trường, lớp, mua sắm thêm đồ dùng dạyhọc, sửa chữa bàn ghế ) hoặc hỗ trợ một số hoạt động của giáo viên, họcsinh
Trong quá trình thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục, khi gặp nhữngtrường hợp học sinh chưa ngoan, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xãhội cũng được đặt ra song cần thường xuyên, liên tục và xuất phát từ mục tiêu,nội dung giáo dục toàn diện
Trang 14Để thực hiện mục tiêu GDĐĐ học sinh, việc phối hợp giữa nhà trường,gia đình và xã hội có một ý nghĩa đặc biệt Vì đó là những môi trường trực tiếpảnh hưởng đến sự hình thành, rèn luyện nhân cách của học sinh phổ thông nóichung và học sinh THPT nói riêng Trong việc kết hợp sự tác động của cácmôi trường ấy vai trò của nhà giáo dục là rất quan trọng.Vì vậy: “Nhà giáo dụcphải có tầm nhìn, phải có kế hoạch, có chiến lược, phải hiểu đối tượng dự địnhtiếp cận và huy động thì mới có thể đạt dược những điều mong muốn”
* Tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh, hạn chế được những tác độngtiêu cực trực tiếp tới quá tŕnh h́nh thành nhân cách học sinh
Trong điều kiện hiện nay, cùng với những yếu tố tích cực, mặt trái, mặttiêu cực của cơ chế thị trường đã và đang ảnh hưởng đến QTGD của nhàtrường Nhiều phần tử xấu vì lợi nhuận, vì đồng tiền đã bất chấp pháp luật, tràđạp lên truyền thống đạo lí làm hư hỏng tâm hồn thế hệ trẻ Thậm chí chúnglôi kéo các em vào vòng tội lỗi bằng mọi thủ đoạn
1.4.3 Nhà trường tổ chức phối hợp với gia đình trong giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông
Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh, nắm bắt kịp thờidiễn biến tư tưởng, tinh thần thái độ học tập của học sinh ở nhà để có biệnpháp phối hợp giáo dục, phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, trao đổithông tin, hỗ trợ cha mẹ học sinh về kiến thức, phương pháp giáo dục con em.Định kỳ họp với cha mẹ học sinh thông tin đầy đủ quá trình học tập, rèn luyệncủa học sinh, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phù hợp trong phối hợp giáo dụchọc sinh
1.4.4 Nhà trường tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông
Tổ chức tốt việc phối hợp với xã hội sẽ góp phần tạo ra môi trường xãhội lành mạnh, hạn chế những tác động tiêu cực trực tiếp tới quá trình hìnhthành nhân cách học sinh, đó là:
- Bảo vệ trật tự an ninh của địa phương
- Tổ chức việc học tập vui chơi, rèn luyện nhằm GDĐĐ học sinh
Trang 15- Quản lý học sinh trong cộng đồng.
- Xây dựng CSVC cho nhà trường
- Thông báo tình hình tu dưỡng đạo đức của HS ở địa phương cho nhà trường
- Thống nhất những yêu cầu xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh:thông qua phong trào gia đình văn hoá, nếp sống văn minh cộng đồng
- Các đơn vị tổ chức trong xã hội đỡ đầu dưới hình thức: Học bổng hỗtrợ, phần thưởng thi đua
- Các tổ chức xã hội tham gia tổ chức các hoạt động GDĐĐ học sinh ( tổchức lễ hội, tham quan, giáo dục truyền thống…)
- Thành lập hội đồng giáo dục của trường để tham mưu với BGH tổchức các hội nghị, xây dựng quy chế, quy định, nội quy của sự phối hợp trên
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của việc tổ chức phối hợp giũa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho hoc sinh
1.5.1 Nhận thức về vai trò của nhà trường gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh
Trong sự phát triển của nguồn nhân lực cho đất nước Việt Nam đang đổimới hiện nay, yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng nhân lực, đào tạo và bồidưỡng nhân tài, nhằm tạo ra những mẫu nhân cách phù hợp với xã hội mới Đó
là nguồn lao động có học vấn kiến thức đa ngành, vừa có kiến thức chuyên sâu
và có năng lực sáng tạo, có sức khoẻ, đồng thời phải có những phẩm chất đạođức cần thiết như lòng nhân ái, sự đồng cảm với con người, sự quan tâm đếnlợi ích của cộng đồng, dân tộc hài hoà với lợi ích của cá nhân, gia đình Để xâydựng được những con người có phẩm chất cơ bản đó cần có sự hợp tác, sự kếthợp nhịp nhàng, đồng bộ, hỗ trợ cho nhau giữa ba môi trường giáo dục nhàtrường, gia đình, xã hội Sự phối hợp ấy phải trở thành một quá trình thốngnhất liên tục, tác động mạnh mẽ vào việc phát triển nhân cách toàn diện củatrẻ.Tuy nhiên, để thực hiện được sự phối hợp trên, trình độ nhận thức của thầy,
cô giáo, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội khác đóng vai trò quan trọng.Khi nào học có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và đạt tới một mức độ cho phép thì
sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội mới đạt được hiệu quả cao
Trang 16trong giáo dục nói chung và trong GDĐĐ nói riêng Các chủ thể của quá trìnhphối hợp cần nhận thức những vấn đề sau:
1.5.2 Vai trò chủ động của nhà trường
Điều 45, Điều lệ trường phổ thông có ghi: “Nhà trường phải chủ động phối
hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục” [8,tr.24].
Một điều phải khẳng định: Nhà trường là môi trường giáo dục tốt nhất, có
đủ điều kiện nhất trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục Nhà trường là nơi
để lại dấu ấn đậm nét nhất trong mỗi cuộc đời của chúng ta Ai cũng trải quanhững năm tháng cắp sách tới trường, kỉ niệm về trường lớp, bạn bè, thầy côchắc chắn là những kỉ niệm đẹp nhất theo suốt cả cuộc đời họ Xuất phát từ đó,
mà trong thời gian qua, chúng tôi đã hết sức chú ý đến việc xây dựng tập thể sưphạm của trường thành tập thể sư phạm kiểu mẫu, mỗi thầy cô giáo thực sự làtấm gương sáng, là niềm tin và là chuẩn mực về đạo đức cho học sinh Mọihành vi cử chỉ của thầy cô giáo phải có tác dụng giáo dục và sức thuyết phụcđối với các em Mọi thành viên trong nhà trường phải thường xuyên có ý thứcgiáo dục đạo đức cho học sinh bằng chính tấm gương của bản thân mình
+ Đối với cán bộ quản lý (đặc biệt là Hiệu trưởng) Hơn ai hết: Hiệu trưởngnhà trường ngoài những tiêu chuẩn cần thiết như có uy tín,có năng lực vềchuyên môn, năng lực quản lí thì điều cơ bản phải chuẩn mực về đạo đức
1.5.3 Điều kiện kinh tế xã hội văn hoá của địa phương
- Điều kiên kinh tế của địa phương và gia đình có ảnh hưởng sâu sắc vàtrực tiếp tới việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong việcgiáo dục đạo đức học sinh, cụ thể:
+ Điều kiện kinh tế của địa phương cung cấp nguồn lực tài chính, cơ sởvật chất cho các học sinh của nhà trường
Trang 17+ Nền tảng kinh tế của địa phương và của gia đình góp phần xây dựngcảnh quan sư phạm không chỉ phạm vi trong gia đình, nhà trường mà cả ngoài
xã hội góp phần quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp nhàtrường, gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho học sinh
- Điều kiện kinh tế địa phương tạo cơ sở xây dựng chắnh sách địaphương cho người tham gia công tác giáo dục.Thực tế khi tham gia phối hợpgiữa nhà trường, gia đình và xã hội, những tổ chức xã hội ắt phát huy được tácdụng, mang tắnh hình thức Các cán bộ quản lắ phụ trách các tổ chức cho rằng
xã hội cần có những chế độ ưu đãi về vật chất cũng như suy tôn về tinh thần đểnhững cán bộ cộng đồng tham gia công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình
và xã hội nhằm GDĐĐ có điều kiện hoạt động, tránh quan điểm chỉ biết khaithác mà không biết đầu tư tái sản xuất
- Nếu ở địa phương có quan hệ sản xuất lành mạnh, lực lượng sản xuấtgiàu tiềm năng, nghề phụ phát triển tốt là môi trường định hướng nghề nghiệpcho trẻ trong lúc học tập và tiếp nhận cái khi ra trường không học tiếp nữatránh hiện tượng các em không có việc làm, dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu,
tệ nạn xã hội
1.6 Những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT
1.6.1 Đặc điểm chung về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT
Học sinh THPT ở tuổi vị thành niên (16-18 tuổi) các em đang trong giaiđoạn phát triển mạnh về thể lực, tâm lý, sinh lý đang là thời kì chuyển tiếp từtrẻ con sang tuổi người lớn Đây là thời kỳ trẻ gia nhập tắch cực vào cuộc sống
xã hội, qua đó hình thành phẩm chất của người công dân
Đặc điểm của sự phát triển nhân cách của học sinh THPT là tự ý thứcgắn liền với nhu cầu nhận thức và đánh giá các phẩm chất tâm lý, đạo đứctrong nhân cách của mình cả trên bình diện các mục đắch và nguyện vọng cụthể trong cuộc sống Họ đánh giá mình không phải theo cái hiện tại mà hướng
Trang 18tới tương lai Nét đặc trưng của sự phát triển các phẩm chất đạo đức là sự tăngcường vai trò của các niềm tin đạo đức, ý thức đạo đức trong hành vi Cuộcsống học tập, lao động xã hội trong các tập thể lành mạnh có yêu cầu cao và cótác dụng tích cực đến các thành viên, thường cải tạo được ý thức và hành vicủa những học sinh đó Cũng ở lứa tuổi này, học sinh THPT có nhu cầu mạnh
mẽ về tình bạn, tình yêu Bên cạnh đó, họ cũng đang tự xây cho mình nhữngquan điểm riêng và đang quyết định viễn cảnh, kế hoạch cho cuộc sống củabản thân
1.6.2 Đặc điểm về đạo đức học sinh THPT hiện nay
Trong thời kì khoa học công nghệ và thông tin phát triển mạnh mẽ, thế
hệ thanh niên học sinh cũng biến đổi sâu sắc và mạnh mẽ Có nhiều nét chungtrong các giá trị đạo đức truyền thống của xã hội, song cũng có những nét mới
in dấu ấn của thời đại Có thể thấy được một số đặc điểm nổi bật sau đây:
+ Đây là lứa tuổi giàu ước mơ, hoài bão nhưng đa số lại lưu tâm đếnnhững nhu cầu thiết thực và phân hoá theo nhiều định hướng khác nhau Cụ thể:
Số đông học sinh có ý chí tiếp tục học tập, chiếm lĩnh tri thức khoa học để tiếnthân, lập nghiệp Một bộ phận học sinh mong muốn sớm có công việc Một bộphận khác đi vào những lĩnh vực phát triển thiên hướng năng khiếu riêng biệtmuốn hoà nhập cộng đồng để lập thân, lập nghiệp Đây cũng chính là ước mơ,mong muốn chính đáng thức thời, hợp qui luật phát triển của xã hội
Nhìn chung đặc điểm lứa tuổi thời kì này các em dồi dào về thể lực,phong phú về tinh thần và phức tạp về tính cách, hành vi Còn là thời kì mànhận thức và hiểu biết các phẩm chất đạo đức của nhân cách sâu sắc hơn trước
Trang 19CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VĂN GIANG - TỈNH HƯNG YÊN 2.1 Khái quát tình hình đặc điểm, tình hình trường THPT Văn Giang
2.1.1 Đặc điểm về tình hình của Nhà trường
Trường THPT Văn Giang là một trường lớn của tỉnh Hưng Yên có bề dàytruyền thống gần 50 năm hình thành và phát triển
Trường có tổng số học sinh là 1541 học sinh hệ công lập chia làm 36 lớp.+ Khối 12 có 12 lớp với 509 học sinh
+ Khối 11 có 12 lớp với 503 học sinh
+ Khối 10 có 12 lớp với 529 học sinh
Tổng số CB- GV Nhà trường là 97 trong đó 87 giáo viên, BGH có 4 người cònlại là tổ Hành chính
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%; trên chuẩn là 19%
2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của Nhà trường trong những năm qua
2.1.2.1 Thuận lợi
Trường THPT Văn Giang đóng trên địa bàn trung tâm huyện gồm 7 xã
và 1 thị trấn có nền kinh tế phát triển nhất tỉnh, trình độ dân trí cao
Trường tiếp giáp với nhiều trường Đại học – Cao đẳng như Đại họcQuản trị kinh doanh, Cao đẳng ASEAN, Cao đẳng Bách Khoa, tạo cơ hội chohọc sinh được giao lưu và phát triển trí tuệ
Trường có đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, đạt chuẩn và trênchuẩn cao là lực lượng nòng cốt quyết định tới công tác GDĐĐ cho học sinh
Trường luôn nhận được sự quan tâm lớn của tỉnh, của huyện và các xãtrong khu vực tuyển sinh
Trang 202.1.2.2 Khó khăn
Môi trường bên ngoài rất phức tạp ảnh hưởng lớn đến GDĐĐ cho họcsinh
Một số xã thuộc khu vực tuyển sinh của Nhà trường nằm trong vùng dự
án ECOPAK đang là điểm nóng của giải phóng mặt bằng nên tác động khôngnhỏ tới học sinh
2.2 Thực trạng việc tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
2.2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng
Nhiệm vụ khảo sát thực trạng:
- Đánh giá thực trạng đạo đức học sinh và nguyên nhân dẫn đến nhữnghiện tượng đó
- Tìm hiểu các biểu hiện của về ảnh hưởng của nhà trường, gia đình và
xã hội đến đạo đức học sinh và nhận thức về vai trò của vịêc tổ chức phối hợpgiữa nhà trường gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức học sinh
-Thăm dò những hình thức, phương pháp phối hợp giữa nhà trường, giađình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả
Nội dung khảo sát:
Để thực hiện mục tiêu đánh giá thực trạng, khi thực hiện đề tài, tôi đãtiến hành điều tra bằng phiếu hỏi 636 người gồm CMHS, giáo viên THPT, Cán
bộ QLGD và với các thành phần có ảnh hưởng trực tiếp cụ thể:
Bảng 2.1 Đối tượng khảo sát thực trạng
Trang 21thực trạng đạo đức của học sinh THPT và thực trạng việc tổ chức phối hợp nhàtrường, gia đình và xã hội trong thời gian qua.
2.2.2 Thực trạng về đạo đức của học sinh THPT huyện Văn Giang
Đạo đức của con người thể hiện trên các phương tiện nhận thức, thái độhành vi Vì vậy, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức là việc rất khó khăn đòi hỏirất nhiều thời gian và công sức Ở đây chúng tôi chỉ khảo sát tình hình đạo đứchọc sinh thông qua sự đánh giá của cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp
và kết quả đạo đức của nhà trường
Khi tìm hiểu học sinh yếu kém về đạo đức chúng tôi thấy kết quả như sau:
- Học sinh yếu kém về đạo đức tuy chỉ chiếm một bộ phận nhỏ nhưngbiểu hiện rất đa dạng và vô cùng phức tạp như: Sử dụng rượu bia, gây gổ,truyền tay nhau xem truyện, phim video có nội dung không lành mạnh, cờ bạc,
số đề, cá cược, trấn lột, vô lễ với thầy cô giáo và người lớn, quay cóp khi thi
cử, kiểm tra, bỏ học, trốn tiết, trộm cắp
Nhìn từ góc độ hoàn cảnh gia đình và nghề nghiệp của cha mẹ thì:
46% học sinh yếu kém là con em các gia đình làm nghề buôn bán không
có nhiều thời gian quản lý và giáo dục trẻ, 32% là con em gia đình có kinh tếđầy đủ, nuông chiều con cái và sẵn sàng cho tiền tiêu sài không đúng mục đíchdẫn tới con em họ có ảnh hưởng tai hại về mặt nhân cách
Nguyên nhân tình trạng yếu kém về đạo đức ở học sinh THPT:
+ Giáo dục gia đình chưa đúng mức, trong giai đoạn hiện nay nhiều giađình đứng vững và thành đạt nhưng cũng không ít gia đình gặp khó khăn, bếtắc thậm chí đổ vỡ trong việc giáo dục con cái Vì thế mới cắt nghĩa được hiệntượng: cùng sống trong một phường, một tổ dân phố, cùng học một trường,một lớp mà học sinh này thì hư hỏng, học sinh kia thì chăm ngoan, hiện tượng
đó có nguyên nhân quan trọng từ giáo dục gia đình Vì mọi tính cách của concái phải được bắt nguồn từ cái nôi, từ trong vòng tay cha mẹ, dưới mái ấm giađình Những học sinh ngoan có lẽ do nề nếp vững chắc của gia đình, sự quantâm, dạy dỗ của gia đình đối với con cái tốt hơn
Trang 22+ Giáo dục nhà trường chưa đúng lúc, chưa kịp thời chưa có phươngpháp giáo dục phù hợp Đặc biệt trong công tác quản lý học sinh, nhà trườngchỉ quản lý học sinh trong thời gian ở trường còn ngoài giờ học thì nhà trườngkhông quản lý được, nên dễ hiểu vì sao số học sinh yếu kém về đạo đức lại cónhiều biểu hiện vi phạm đạo đức ngoài thời gian ở trường, ở lớp.
+ Bị ảnh hưởng của tiêu cực xã hội, môi trường xã hội gần gũi nhất luônluôn để lại ấn tượng, hình ảnh sâu đậm nhất với các em, nếu môi trường đó cónhững tệ nạn xã hội thì các em bị tiêm nhiễm, bị ảnh hưởng
+ Một nguyên nhân bao trùm lên tất cả là mối quan hệ giữa nhà trường,gia đình và xã hội thiếu sự phối hợp đồng bộ Sự kết hợp giữa nhà trường vàchính quyền địa phương chưa được quan tâm đúng mức Thực tế cho thấynhiều thầy, cô giáo chưa trao đổi với cha mẹ học sinh về khuyết điểm của họctrò và ngược lại cha mẹ học sinh phó mặc con cái cho thầy cô, vẫn còn quan
điểm “Trăm sự nhờ Thầy” Từ đó dần dần thiếu thông tin hai chiều để kịp thời
giáo dục đạo đức học sinh
Một số nhận định ban đầu về đạo đức học sinh:
Nhìn tổng thể học sinh có đạo đức tốt nhiều hơn học sinh có đạo đứcyếu kém về đạo đức, những hiện tượng tích cực trong học đường vẫn là chủyếu
Những biểu hiện tốt đang chiếm ưu thế, đang được sự quan tâm của nhàtrường, gia đình và toàn xã hội Những biểu hiện không lành mạnh trong họcđường cũng đang có chiều hướng gia tăng do những tác động tiêu cực của kinh
tế thị trường, của sự bùng nổ thông tin và mở rộng giao lưu quốc tế còn thiếu
sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng, thiếu sự giám sát và phối hợpđồng bộ của toàn xã hội
Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 2) Số liệuđược thống kê trong bảng 2.3
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục đến
Trang 23giáo dục đạo đức học sinh
( tính theo tỷ lệ % số người được khảo sát)
STT Các lực lượng
giáo dục
Không
có ảnh hưởng
Có ảnh hưởng Ít
Ảnh hưởng lớn nhất
Ảnh hưởng thường xuyên
là có ảnh hưởng lớn nhất đến GDĐĐ học sinh Sau đó đến bạn bè thân rồi giáoviên bộ môn và tập thể lớp
- Xét ở mức độ ảnh hưởng, điều quan tâm là ảnh hưởng thường xuyênđến đạo đức của học sinh lại là bạn bè thân (40.56%) Sau đó mới đến giáoviên chủ nhiệm (35.84%), giáo viên bộ môn (34,90%), tập thể lớp (33,96%)gia đình (29.24%)
Điều đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến học sinh là bạn bè thân, đâychính là lực lượng có ảnh hưởng thường xuyên nhất đối với trẻ Do vậy, trongcác biện pháp GDĐĐ học sinh cần chú ý tới việc xây dựng tập thể học sinhthành lực lượng tác động có hiệu quả Mặt khác cần trang bị cho các bậc cha
Trang 24mẹ, thầy cô giáo phương pháp tiếp cận trẻ em để có ảnh hưởng giáo dục tốthơn đến học sinh, để “lành mạnh hoá” các quan hệ bạn bè của học sinh.
Nguyên nhân ảnh hưởng tới hành vi không lành mạnh ở học sinh THPT:
Một trong những băn khoăn của xã hội là những biểu hiện không lànhmạnh trong lối sống, hành vi đạo đức ở học sinh nói riêng, thế hệ trẻ nói chung
và xu hướng gia tăng của những hiện tượng không lành mạnh Vì vậy, chúngtôi đặc biệt quan tâm đến những nguyên nhân của những hiện tượng khônglành mạnh theo cách đánh giá của các đối tượng khảo sát hay nói cách khácđây là những biểu hiện tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội tới đạo đứchọc sinh
Bảng 2.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi
không lành mạnh ở học sinh THPT
(Tính theo tỷ lệ phần trăm so với đối tượng điều tra 304 người)
ý kiến
2 Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường 36.05
3 Chưa có giải pháp phối hợp toàn xã hội 29.79
4 Gia đình và xã hội buông lỏng GDĐĐ 27.04
6 Nhiều đoàn thể xã hội chưa quan tâm đến GDĐĐ 24.95
8 Những biến đổi về tâm sinh lý của trẻ em 21.89
9 Chưa có giải pháp giáo dục phù hợp 20.54
10 Quản lý giáo dục nhà trường chưa chặt chẽ 20.31
11 Tác động của bùng nổ thông tin, phương tiện truyền thống 19.75
13 Một bộ phận thầy cô giáo chưa quan tâm tới GDĐĐ 17.56
14 Nội dung giáo dục chưa thiết thực 14.96
Kết quả điều tra ở bảng 2.4 cho thấy có rất nhiều nguyên nhân, trong đónguyên nhân quan trọng đầu tiên là: Người lớn chưa thực sự gương mẫu Nhìnkhái quát có thể chia làm 3 loại nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Trang 25+ Loại 1: Nguyên nhân chủ quan: Đó là những biến đổi tâm sinh lý trẻ em
Trong loại nguyên nhân vì quản lý, chúng ta thấy: Chưa có giải phápphối hợp toàn xã hội là nguyên nhân phổ biến quan trọng nhất (29.79%) rồimới đến nguyên nhân bộ phận, cục bộ như: Gia đình và xã hội buông lỏng giáodục đạo đức, điều hành pháp luật chưa nghiêm, nhiều đoàn thể xã hội chưaquan tâm tới giáo dục đạo đức, chưa có giải pháp giáo dục phù hợp: Điều đángmừng là nếu trước đây, khi điều tra cho rằng do đời sống khó khăn là nguyênnhân trực tiếp quan trọng ảnh hưởng đến giáo dục nói chung và chất lượnggiáo dục đạo đức nói riêng, thì hiện nay chỉ có một số người (14.38%) coi đây
là nguyên nhân phổ biến dẫn đến xuống cấp của đạo đức ở xã hội, ở nhàtrường
Bảng 2.4 Nhận thức của các đối tượng khảo sát về ý nghĩa sự phối
hợp và tổ chức phối hợp.
(Điều tra đánh giá của 486 cán bộ QLGD và CMHS)
STT Mức độ nhận thức ý nghĩa của sự phối hợp ý kiến đánh giá
Trang 26Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết
Biểu đồ 2.1 Nhận thức của đối tượng khảo sát
về ý nghĩa sự phối hợp và quản lí giáo dục
Qua kết quả điều tra ở bảng 2.5 cho thấy:
Đại đa số thấy ý kiến của sự phối hợp (84,3%) là rất cần thiết: 10,2%cho rằng cần và 1,2% cho rằng sự phối hợp này là không cần thiết Điều nàycũng có thể lý giải được rằng một bộ phận rất nhỏ những cha mẹ học sinh cótrình độ văn hoá thấp không nhận thấy được vai trò của sự kết hợp
Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng trong điều kiện xã hội phát triển như hiệnnay ở huyện Văn Giang và từ thực tiễn giáo dục, những chủ thể giáo dục (Cha
mẹ học sinh, các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý xã hội)
dễ ràng nhận ra ý nghĩa của sự tổ chức phối hợp
Bảng 2.5 Nhận thức của đối tượng khảo sát về vai trò trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục cho học sinh
Trang 27Giáo dục cho học sinh
là công việc của
Nhà trường Gia đình Xã hội Cả nhà trường, gia đình và xã hội
Biểu đồ 2.2 Nhận thức về trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội
Qua kết quả điều tra ở bảng 2.2 cho thấy:
Việc giáo dục đạo đức học sinh không chỉ nhà trường mà của toàn xãhội Song một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng ở chỗ trong sự phối hợpnhà trường, gia đình và xã hội cũng như trong từng mối quan hệ của sự phốihợp đó vai trò của các chủ thể được thể hiện như thế nào? Với những côngviệc cụ thể gì? Điều đó nhắc nhở chúng ta vẫn phải tiếp tục tuyên truyền, giáodục để mọi người nắm được ý nghĩa thiết thực của sự phối hợp, nắm được nộidung cụ thể trong sự phối hợp, tích cực chủ động trong quá trình liên kết tuỳtheo vị trí của mình
Phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong công tác GDĐĐ họcsinh nhằm phát huy những mặt mạnh, ưu thế, giảm thiểu những hạn chế nhằm