Kế hoạch hóa việc tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh

Một phần của tài liệu skkn tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường thpt văn giang hưng yên (Trang 35 - 36)

12 2,5 5 Do gia đình còn ỷ lại vào nhà trường 36 7,

3.1.1. Kế hoạch hóa việc tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh

thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh

Theo mục tiêu, nhiệm vụ và mục đắch phấn đấu của đầu năm học, cùng với việc xây dựng kế hoạch tổng thể lâu dài nhằm định hướng cho cả một giai đoạn, nhà trường cần thực hiện nhiệm vụ năm học, từng kỳ, từng đợt phát động phong trào về học tập và công tác giáo dục cho học sinh. Ban Giám hiệu nhà trường cần đặt ra việc xây dựng kế hoạch thực hiện phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để đạt được mục đắch của mình.

Việc kế hoạch hóa cho từng lực lượng giáo dục và việc phối hợp kế hoạch hóa giữa các lực lượng theo từng kỳ, từng đợt thi đua đóng một vai trò quan trọng quyết định đến sự thành cộng của công tác quản lý. Kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Nội dung kế hoạch hóa được chi tiết hóa và được gửi đến các tổ chức trong nhà trường như Đoàn Thanh niên, Đội TNTP Hồ Chắ Minh, tổ bộ môn để nghiên cứu, góp ý kiến bổ sung hoàn chỉnh. Sau đó thông qua cuộc họp Hội phụ huynh học sinh đầu năm để đại diện cha mẹ học sinh góp ý kiến vào kế hoạch, đặc biệt là những điều kiện mà gia đình học sinh có thể phối hợp tốt với nhà trường.

Trong quá trình kế hoạch hóa việc quản lý hoạt động phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung, biện pháp hoạt động giáo dục cần phải tạo ra sự thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục bằng các hình thức như:

- Tổ chức các hội nghị liên tịch để quán triệt và bàn bạc việc chỉ đạo, việc giáo dục cho học sinh. Nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo trình bày kế hoạch tổng thể về mục tiêu của cấp học các khối lớp.

- Tổ chức các hội nghị chuyên đề để trao đổi và bàn phương pháp tổ chức thiết thực, thực hiện việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT.

- Phát huy vai trò giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trong việc quan tâm tổ chức giáo dục cho học sinh (ngoài dạy chữ là dạy người).

- Tổ chức kiểm tra đánh giá, khen thưởng, biểu dương, chấn chỉnh tạo ra sự thống nhất trong việc tổ chức phối hợp nhà trường gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT.

Một phần của tài liệu skkn tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường thpt văn giang hưng yên (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w