Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh THPT huyện Văn Giang Hưng Yên

Một phần của tài liệu skkn tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường thpt văn giang hưng yên (Trang 37 - 39)

12 2,5 5 Do gia đình còn ỷ lại vào nhà trường 36 7,

3.2.4. Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh THPT huyện Văn Giang Hưng Yên

trong GDĐĐ cho học sinh THPT huyện Văn Giang - Hưng Yên

Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình được thực hiện bởi một số biện pháp chủ yếu sau đây:

- Thăm gia đình học sinh: là một hình thức phổ biến được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả tới từng học sinh. Trong khi thăm hỏi gia đình, giáo viên chủ nhiệm có thể tìm hiểu được cụ thể hoàn cảnh sống, lao động, học tập và tu dưỡng của học sinh, hiểu được sự giáo dục của gia đình, cùng gia đình kịp thời

cha mẹ học sinh giáo viện hiểu được tắnh cách, hứng thú và khuynh hướng của các em đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng đem lại cho gia đình những lời khuyên về mặt sư phạm trong việc tổ chức công việc ở nhà, những hình thức và phương pháp rèn luyện đạo đức, lao động cho các em... qua đó tạo ra và củng cố sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên. Nhờ vậy hiệu quả giáo dục học sinh sẽ được nâng cao.

Sau khi thăm hỏi các gia đình theo kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm sẽ thu thập được những thông tin có gắa trị về học sinh. Đó là những tư liệu rất cần thiết cho công tác giáo dục học sinh. Những thông tin đó phải được sử lý một cách cẩn thận và có hệ thống cùng với các thông tin khác về học sinh trong quá trình giáo dục, tuyệt đối không được hời hợt, chủ quan định kiến .

- Mời cha mẹ học sinh đến trường: Thường được hiệu trưởng hay giáo viên chủ nhiệm sử dụng trong trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật học tập, vi phạm đạo đức ở mức độ trầm trọng. Nhà trường có thể mời cha mẹ học sinh tới để thông báo tình hình, cùng cha mẹ học sinh tìm tòi những biện pháp thắch hợp để giáo dục học sinh có hiệu quả. Việc mời cha mẹ học sinh tới trường về những thiếu sót của học sinh chỉ tiến hành trong những trường hợp thật cần thiết và nghiêm trọng. Cần quan niệm rằng việc mời cha mẹ học sinh tới trường còn để giúp họ hiểu rõ công việc giảng daỵ và giáo dục của nhà trường và rèn luyện con cái họ. Nhà trường phải biết huy động sự giúp đỡ của họ dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với họ... Những cuộc gặp gỡ với cha mẹ học sinh cho phép xây dựng mới quan hệ giữa gia đình với nhà trừơng ngày một thân thiết hơn, đồng thời ngăn ngừa được những thiếu sót trong học tập và đạo đức của học sinh. Tuy nhiên, không nên lợi dụng việc mời cha mẹ học sinh đến trường vì những mục đắch riêng tư, đồng thời phải có thái độ đúng mực trong quá trình tiếp xúc.

- Cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp: Cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp là biện pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh và được sử dụng một cách phổ biến. Đó là những cuộc họp

được tổ chức theo lịch định kỳ tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường. Cuộc họp cha mẹ học sinh được tổ chức nhiều lần trong một năm học tuỳ theo vị trắ, tắnh chất của cuộc họp mà nôị dung của chúng hướng vào những công việc chủ yếu khác nhau.

Một phần của tài liệu skkn tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường thpt văn giang hưng yên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w